Cây cảnh hải đăng

  • Thread starter hoahongvang
  • Ngày gửi
MỘT SỐ CÂY THUỐC CHỮA UNG THƯ ĐẠI TRÀNG:



ung thư đại tràng là những tổn thương ác tính phát triển thành khối u ở đại tràng, bao gồm cả đoạn síchma và trực tràng. ung thư đại tràng có thể tiên phát hoặc thứ phát, tiến triển liên tục, ít khi ổn định tự nhiên nếu không can thiệp, người bệnh chắc chắn sẽ chết. Hiện nay có khả năng chữa khỏi ung thư đại tràng nếu được phát hiện sớm.
Dưới đây là 2 cây thuốc có tác dụng chữa bệnh ung thư này:
1. Bán chi liên: Hay còn gọi là Hoàng Cầm râu
Thường sinh sống ở những nơi ẩm thấp như bờ ruộng, bờ suốt ở các tình miền Bắc
- Dùng toàn cây, thu hái vào mùa cuối xuân, đầu hạ.
- Có tính mát, vị đắng.
- Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và trị ung thư.
- Được dùng để hỗ trợ, điều trị và cải thiện các chứng trạng: ung thư, Viêm gan, xơ gan, viêm ruột…
- Liều dùng: 20 – 160g – sắc nước uống
2. Bạch hoa xà thiệt thảo:

Trong Đông y, cỏ lưỡi rắn trắng có tên là bạch hoa xà thiệt thảo, còn có tên là bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo. Tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê. Đây là loại cỏ mọc bò, sống hàng năm, có thể cao tới 30-40 cm. Lá mọc đối, hơi thuôn dài, không có cuống lá, có khía răng ở đỉnh. Hoa mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, có màu trắng. Quả nang khô dẹt ở đầu, có nhiều hạt màu nâu nhạt. Cây thường mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Ngay tại Hà Nội cũng thấy cây này. Nó được dùng toàn cây làm thuốc.
- Tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm
- Làm tăng sức để kháng của cơ thể, tăng khả năng thực bào, tăng khả năng miễn dịch không đặc hiệu
- Tác dụng chống khối u, Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế tế bào trong bệnh bạch cầu viêm cấp, bạch cầu hạt tăng cấp
- Tác dụng kháng ung thư: Ức chế sự phân chia tế bào ung thư, Làm cho tế bào ung thư hoại tử và tách biệt chúng
- Tăng cường chức năng của vỏ thượng thận tăng khả năng chống viêm
Chú ý: Thuốc làm giảm sự sinh sản tinh dịch
Liều dùng: Thuốc khô: 20 – 40g. Có thể dùng tới 200g thuốc tươi trong điều trị ung thư
2 vị này kết hợp với nhau để điều trị ung thư đại tràng. Đây là bài thuốc theo kinh nghiệm của Trung Quốc
Bạch hoa xà thiệt thảo + bán chi liên mỗi vị 40g sắc thuốc uống. Kết hợp với các vị thuốc khác tùy theo thể trạng bệnh nhân
 


Công dụng và cách trồng cây xạ đen
Cây xạ đen còn được gọi là cây dây gối,quả nâu,người dân tộc gọi là cây ung thư ,tên khoa học Celatstrushindsu thân cây dạng dây dài 3-10m.Lúc non có màu xám nhạt,sau chuyển sang màu nâu,có long,về sau có màu xanh.

Theo đông y thì cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thư, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt trong chữa trị ung thư. Trong tài liệu nghiên cứu mới nhất của Viện quân y 103 đã công nhận tác dụng chữa trị bệnh của cây xạ đen là làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể người bệnh Công dụng: Phòng chống ung thư, lở ngứa, mụn nhọt, điều trị ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, tiêu hạch, tiêu độc, thanh nhiệt, mát gan, điều hòa hoạt huyết, giảm đau, an thần, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Công dụng: Phòng chống ung thư, lở ngứa, mụn nhọt, điều trị ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, tiêu hạch, tiêu độc, thanh nhiệt, mát gan, điều hòa hoạt huyết, giảm đau, an thần, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
 
CÂY THÙ LÙ



Cây thù lù cạnh còn gọi cây tầm bóp, lồng đèn có tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà Solanaseae.

Cây thân thảo hằng năm, cao 50 - 90 cm, phân cành nhiều. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay nguyên, dài 30 - 35 mm, rộng 20 - 40 mm, có cuống dài chừng 20 cm. Hoa đơn độc ở nách lá, có cuống dài chừng 1 cm. Đài hoa hình chuông, có lông, chẻ ra từ giữa thành 5 thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hay trắng nhạt, có loài có điểm những chấm màu tím ở gốc hoa. Đài đồng trưởng bao lấy trái nên có tên trái lồng đèn.
Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp. Trái mọng, tròn hay hình trứng, màu xanh khi còn non, đổi sang màu vàng khi chín. Trái chứa nhiều hột nhỏ hình thận, khi chín ăn có vị chua, ngọt. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây có tên dược là Herba physalis Angulatae được thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Theo Đông y, thù lù cạnh được gọi là cẩm đăng lông, có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, tiêu đờm, làm êm dịu cổ họng.
Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu (trái rạ), bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Liều dùng 15 - 30 g cành mang hoa lá khô (tươi 50 - 100 g) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.
Cây tươi giã đắp trị chàm (eczema). Trị cảm cúm, sốt do siêu vi (sốt xuất huyết, sởi, ban hồng, trái rạ, tay chân miệng…): 50 -100 g cành mang hoa, lá, trái tươi, rửa sạch, giã nát chế nước sôi vào hãm 20 phút để uống ngày 2 - 3 lần, trong 3 ngày liền.

--------

Tặng mọi người chậu hoa nhân ngày 14 - 2:

Agriviet.Com-2013-02-14_15.05.13-1.jpg
 
Last edited by a moderator:
Dứt mẩn ngứa, dị ứng da với bài thuốc từ củ tỏi đỏ
.
Chứng kiến cảnh nhiều bà con hàng xóm bị mẩn ngứa, dị ứng nhưng không có tiền thuốc thang, lương y Lê Hữu Mạch (75 tuổi, ngụ đường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế), hiện là chủ tịch Hội đông y thành phố Huế đã tự mày mò tìm ra bài thuốc điều trị hiệu quả chứng bệnh trên từ cây tỏi đỏ.


Củ tỏi đỏ có tác dụng chữa trị chứng mẩn ngứa, dị ứng ngoài da
Củ tỏi đỏ thần kỳ
Cây tỏi đỏ trong dân gian còn hay gọi bằng nhiều tên khác là cây tỏi Lào, kiệu đỏ, sâm đại hành. Tỏi đỏ thuộc họ lay ơn, thân mềm, cao chỉ khoảng từ 30 - 40 cm. Đặc điểm khác biệt là thân và củ tỏi đỏ có màu đỏ tía đặc trưng.
“Đây là giống cây rất dễ trồng, dễ kiếm ở nước ta. Từ xa xưa trong nấu nướng cơm nước hàng ngày, dân gian cũng từng sử dụng củ tỏi đỏ như một thứ gia vị vừa giúp món ăn thêm ngon vừa có tác dụng phòng ngừa bệnh tật”, lương y Mạch giới thiệu.
Sau nhiều năm tìm tòi, thử nghiệm vị lương y này cho biết thêm đã bào chế thành công bài thuốc chuyên trị chứng mẩn ngứa, dị ứng ngoài da và đã ứng dụng thực tế suốt 35 năm nay.
Theo lời lương y Lê Hữu Mạch trình bày thì chứng mẩn ngứa, dị ứng thuộc căn bệnh khá phổ biến ở nước ta. Thời tiết nóng nực, ăn uống phải thức ăn “khắc tính” với cơ địa cơ thể đều dễ dàng dẫn tới mắc bệnh.
Triệu chứng bị mẩn ngứa, dị ứng rất dễ nhận thấy bằng mắt thường: Trước tiên da bị ngứa kéo dài và chuyển sang màu đỏ tấy, sau đó sẽ xuất hiện thêm những nốt mẩn đỏ li ti. Người bị dị ứng nếu không chữa trị dứt điểm có thể dẫn đến hư da, tức ngực khó thở.
Về cách thức sử dụng cây tỏi đỏ để chữa trị chứng dị ứng ngoài da, lương y Mạch hướng dẫn chi tiết: “Dùng củ tỏi đỏ thái mỏng phơi khô, mỗi ngày dùng khoảng 50g, sắc lấy nước, chia uống hai lần sau mỗi bữa ăn. Mỗi thang thuốc chỉ lấy hai chén nước thì bỏ đi để nấu thang mới. Muốn tăng hiệu quả, nên kết hợp thêm một số vị thuốc nam khác như Bồ công anh, nhân trình, cam thảo, cây lục bình, mỗi thứ chừng 10g”.
Thời gian trị liệu theo kinh nghiệm của lương y Mạch có thể chỉ vài ngày bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt, ngoài ra còn tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân. “Thông thường chỉ cần uống thuốc trong vòng một tuần sẽ cho kết quả ngay. Tuy nhiên để trị dứt điểm chứng bệnh dị ứng, mẩn ngứa ngoài da, cần kiên trì uống thuốc ít nhất thêm bốn tuần sau đó nữa. Trường hợp nào nặng quá cũng chỉ điều trị chưa đến hai tháng là khỏi”, lương y Lê Hữu Mạch cho biết.
Ông không quên căn dặn thêm, bệnh nhân trong quá trình trị liệu bằng bài thuốc từ củ tỏi đỏ cần tuyệt đối kiêng tránh ăn rau muống, đỗ xanh nếu không sẽ làm giảm lực thuốc. Ngoài ra một số thực phẩm khác như thịt gà, thịt bò, cá ngừ cũng nên giảm ăn “ít chừng nào càng tốt chừng đó”.
 
TÁC DỤNG CỎ NGỌT:

Đặc điểm: là một loại cỏ sống lâu năm, 6 tháng sau khi trồng; gốc bắt đầu hoá gỗ, mỗi gốc có nhiều cành (nếu để mọc tự nhiên cây có thể cao đến 100cm). Cành non và lá đều phủ lông trắng mịn, lá mọc đối, hình mũi mác, dài 30-60mm, rộng 15-30mm, có 3 gân chính xuất phát từ cuống lá. Mép lá có răng cưa ở nửa phần trên. Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa dài 10-12mm. Có hai vòi nhuỵ dài thò ra ngoài. Hoacó mùi thơm nhẹ (hình dáng giống hoa cỏ Lào, nhưng nhỏ hơn nhiều). Mùa hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau (theo dương lịch).

Cây cỏ ngọt
Toàn thân có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng cuống rất dai nên không rụng (vẫn còn vị ngọt).

Cỏ ngọt sinh sản hữu tính (gieo hạt) và vô tính (giâm cành) là cây ưa ẩm, ưa sáng nhưng sợ úng và chết khi ngập nước.

Bộ phận dùng: cành mang lá phơi hoặc sấy khô (Khi đoạn cành dài khoảng 20-25cm là thời điểm cắt cành. Trung bình mỗi tháng một lần thu hoạch)

Hoạt chất chính: Steviosid (là một glucosid) có vị ngọt gấp 250-300 lần đường kính (saccharoza), nhưng stevioside không sinh năng lượng. Trong Cỏ ngọt khô (cả cành lá) chứa khoảng 1,5% chất ngọt steviosid (trong lá chứa khoảng 6-7% steviosid). Như vậy 100g Cỏ ngọt khô có lượng chất ngọt tương đương 400-450g đường kính.
Trên thị trường có đường Cỏ ngọt dập viên, mỗi viên có 60mg steviosid tương đương 18g đường kính. Đường cỏ ngọt dùng để pha nước uống như nước chanh, cà phê...

Tác dụng chữa bệnh: Cỏ ngọt và đường Cỏ ngọt không có tác dụng chữa bệnh mà là chất tạo vị ngọt (không năng lượng) dùng cho:
- Người bệnh phải kiêng đường kính (saccharoza) là chất sinh năng lượng trong các bệnh như tiểu đường, cắt dạ dày, béo phì cần giảm cân…
- Các trường hợp phải kiêng dùng Cam thảo Bắc: người mang thai, người có bệnh tim mạch, cao huyết áp. Người đang dùng thuốc có Digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid (ví dụ uống trà nhân trần phải bỏ Cam thảo Bắc, thay bằng Cỏ ngọt...)

Cách dùng: Nếu ngửi thấy có mùi ngái, cần khử mùi ngái; phơi sấy khô, cắt nhỏ Cỏ ngọt để phối hợp với loại thuốc cần tạo vị ngọt.
Ví dụ: Hoa hoè, Nhân trần, Actisô... khi pha trà hoặc sắc thuốc.

Liều lượng: Tuỳ khẩu vị từng người mà điều chỉnh lượng Cỏ ngọt cho vừa miệng.

Cách khử mùi ngái: Cỏ ngọt mới làm khô sau thu hoạch thường có mùi ngái, gây khó chịu cho một số người. Cách làm như sau: Phun nước vào Cỏ ngọt khô để làm ẩm đều. Cho vào túi kín, ủ trong 2-3 ngày rồi đem phơi hoặc sấy khô sẽ hết mùi ngái mà không giảm độ ngọt.

Bảo quản: Phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản trong đồ đựng sạch, khô, kín. Chú ý phòng ẩm, mốc.
 
CHẬU HOA TRANG TRÍ BÀN LÀM VIỆC:

Agriviet.Com-2013-02-17_11.01.29.jpg

Agriviet.Com-2013-02-17_09.39.30.jpg


--------

Cây giống thiên lý:
Agriviet.Com-2013-02-17_19.04.11-1.jpg
 

Last edited by a moderator:
KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA THIÊN LÝ
Thiên lý là cây ưa ẩm, ưa sáng, sinh sản vô tính và hữu tính. Nhiệt độ tối thiểu là 20 – 35oC; chịu rét kém, nhiệt độ không khí dưới 10oC cây sẽ không phát triển. Thiên lý là cây thích vươn lên cao theo chiều thẳng đứng, thích nơi nhiều nắng, gió.

Thời vụ trồng:

Có thể ươm trồng quanh năm nhưng tốt nhất là ươm cây vào tiết Đông chí (đúng lúc cắt tỉa dây nhỏ, diệt khuẩn cho cây được 2 năm trở lên).

Giống và cách ươm cây:

Chọn dây Thiên lý già, (da màu xám có vân nhăn nheo) không có bệnh, đường kính tối thiểu 6 – 7mm, nếu được 10mm là tốt nhất. Có thể cắt đoạn ngắn (hom) dài khoảng 30cm để ươm bầu hoặc cắt đoạn dài 80 – 100cm để khoanh tròn ươm trong chậu hoặc trồng ngay lên hố đã chuẩn bị sẵn. Sau khi cắt cần chấm tro (hoặc tàn hương) để chống chảy nhựa, mất nước và sát khuẩn rồi mới ươm trồng; để đầu thò lên mặt đất 10cm. Tưới đủ ẩm, chống rét cho cây qua 2 tiết: Tiểu hàn và Đại hàn. Che đậy để tránh người và súc vật va chạm vào. Cắm que cho cây leo, chỉ để 2 mầm thành dây leo lên giàn.

Trồng ngoài đồng, bãi

Chọn đất pha cát, nơi dễ tưới, tiêu nước. Xung quanh không có cây to, núi cao che khuất. Lên luống cao 40cm, mặt rộng 40cm. Cách 3 mét bổ 1 hốc 20 x 30cm; cho phân chuồng hoai mục lót dưới. Khi cây ươm đã leo cao khoảng 50 - 60cm đem ra trồng. Mỗi gốc Thiên lý cần có diện tích giàn khoảng 10 - 12m2 (giàn hơi nghiêng kiểu nhà 2 mái, trục nóc Bắc Nam).

Trồng trong gia đình

- Nơi hiếm đất, nhà ở đô thị, tối thiểu phải xây bồn cao 30cm, trong lòng rộng 30cm, dài 100cm. Đào sâu xuống đất 50cm, bốc đất lên, xếp xuống đáy 1 lớp vỏ Dừa (đã lấy nước uống), cứ 1 lớp xơ Dừa lấp 1 lớp đất 10cm (để dễ thoát nước và tạo phân bón cây sau này) rồi trồng bầu Thiên lý đã phát triển thành cây (dây Thiên lý dài 50cm), lấp đất kín bầu (vừa bằng mặt đất, cách thành bồn 30cm).

- Trường hợp làm giàn dưới thấp: Chọn nơi không có cây to hoặc không sát nhà cao tường che nắng. Tối thiểu cũng phải có ánh nắng chiếu trực tiếp được 4 - 6 giờ mỗi ngày. Làm giàn hơi nghiêng vào góc có nắng chiếu.

- Trường hợp làm giàn trên nóc nhà cao tầng: Nên làm giàn hơi nghiêng kiểu nhà 2 mái độ dốc khoảng 8 - 100 vừa tránh gió lớn vừa hứng được ánh nắng cả ngày; buộc dây cho Thiên lý leo lên (khi cây chưa lên đến giàn, mỗi tuần phải thả chùng dây 1 lần để kiểm tra rệp), khi cây leo lên giàn đã tỏa nhánh thì không cần dây dẫn nữa.

Chăm sóc: Đảm bảo đủ ẩm, úng phải tiêu nước ngay. Khi dây leo cao được 2m, bộ rễ đã phát triển mới bón thúc bằng nước giải pha loãng 1/20, tưới cách gốc 60cm. Khi cây nằm trên giàn 50cm mới cho phát triển nhánh, chủ động dẫn nhánh tỏa kín giàn. Tránh để các nhánh quấn quýt vào nhau. Thường xuyên tỉa lá già, ủ rồi bón lại cho cây. Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm cắt hết dây nhỏ và lá vào tiết Đông chí để diệt mầm bệnh và chống rét.

Sâu bệnh hại và cách diệt trừ:

Rệp là nguy hiểm nhất. Nếu không tiêu diệt kịp thời, không bao giờ được ăn hoa Thiên lý. Phải kiểm tra hàng ngày từ lúc bắt đầu có lá, giết ngay bằng tay, nếu nhiều phải dùng chổi lông (chổi cạo râu hoặc chổi quét sơn tốt) quét rệp vào tờ bìa cứng rồi đốt cháy rệp. Khi có nụ phải kiểm tra xem rệp có chui vào kẽ chùm nụ hay không, nếu có thì dùng tăm nhọn đẩy rệp ra giết.

Nấm đen (họ bạch phấn) như muội nồi nên thường gọi là muội, phát triển trên lá và dây; chỗ có nhiều lớp lá thường có nấm đen. Nó làm cho cây chảy nhựa và suy yếu (thường phát triển vào mùa hoa, từ tháng 7 trở đi), diệt bằng cách không để lá dày nhiều lớp, hái bớt lá non để ăn, lá già để làm phân. Nếu thấy muội đen, hái toàn bộ lá có muội rắc vôi bột vào đem chôn. Pha nước vôi quét vào dây có muội.

--------

Cung cấp số lượng lớn cây cúc mốc

Agriviet.Com-2013-02-18_10.57.06.jpg


Cung cấp số lượng lớn cây cúc mốc
 
Last edited by a moderator:
BÀI THUỐC TỪ MƯỚP HƯƠNG:
Ngày hè nóng bức, bạn nấu một bát canh mướp hương với rau đay và cua, hến có tác dụng giải nhiệt, ăn cơm ngon miệng, hay món ăn dân dã nhất là luộc mướp chấm tương.
Lá mướp non đậy lên nồi cơm đã cạn, bạn sẽ được một nồi cơm thơm ngon.
Đông y gọi mướp hương là ty qua, xơ mướp là ty qua lai, rễ mướp là ty qua căn. Mướp có vị ngọt, tính bình, không độc. Bộ phận dùng làm thuốc cả cây, quả, đặc biệt chữa một số bệnh sau:
Chữa phụ nữ sinh đẻ ít sữa, sữa không lưu lợi: Dùng quả mướp bánh tẻ nấu nhừ lên làm nước uống thay nước hằng ngày. Dùng khoảng 2 - 3 ngày sẽ có hiệu quả.
Bệnh nấc kéo dài: Người bị nấc tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại rất khó chịu và bực mình, nấc là do cơ hoành hoạt động, co bóp mạnh. Bạn có thể dùng 200g thân cây mướp hương giã nát, cho ít nước rồi lấy khăn lọc lấy nước uống sẽ có hiệu nghiệm ngay.

Mướp chữa bệnh trĩ, lòi dom, đi ngoài ra máu
Chữa bệnh trĩ, lòi dom, đi ngoài ra máu: Đây là căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh nở. Bạn dùng xơ mướp (khi quả mướp già, bỏ hạt lấy xơ mướp) đốt cháy 2 - 3g, cùng với 20g lá khổ sâm, sắc lấy nước uống, ngày 3 lần.
Chữa bệnh zonal: Dùng lá non vò nát, chấm nhẹ vào vùng mẩn nốt, nếu bị bên trong cơ thể thì dùng 10 - 15g xơ mướp sắc uống hằng ngày.
Chữa bệnh thấp khớp: Xơ mướp 50g, rễ mướp 50g, mộc thông 10g, tỳ giải 8g, sắc lấy nước uống, ngày 3 lần.
Lương y Phạm Hữu Vệ

--------

302ff6a374ea725e79ce83b903fe4da6_53376832.201302190633522.jpg
[/url][/IMG]
74499d6006de53d3cd85ff6cf6fd5de1_53376997.20130219063046.jpg
[/url][/IMG]
 
Last edited by a moderator:
Cây hibiscus



Cây hibiscus (có nơi gọi là bụt giấm) có nguồn gốc ở Tây Phi. Có tên khoa học là Hibiscus subdariffla L., họ Bông (Malvaceae).
Ở nước ta, từ lâu cây bụp giấm được trồng làm cảnh khá phổ biến và lấy lá, đài hoa dùng làm rau chua. Cây này trồng nhiều ở miền Trung, có đặc tính không kén đất, ưa đất đồi núi, khí hậu nóng ẩm ở Đông Nam bộ. Ở miền Bắc, cây này được trồng thí điểm ở vùng Hà Tây và Thái Nguyên.
Từ đầu thập niên 90 đến nay, bụp giấm (giống lấy từ Đức) được Công ty Dược liệu TW 2 trồng nhiều ở Bà Rịa, Đồng Nai, Sông Bé, Bình Thuận (với diện tích khoảng 400 ha) để xuất khẩu. Năng suất khoảng 400 – 800kg đài khô/ha. Đài hoa phơi khô bảo quản được lâu, sau khi ngâm nước lại trở về trạng thái tươi.
Là loại cây sống một năm, cao 1,5 – 2m, phân nhánh gần gốc, mầu tím nhạt. Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài mầu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10.
Bộ phận dùng làm thuốc là đài quả, lá. Được thu hái vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm, không nhăn héo và có màu đỏ sẫm. Và cũng chỉ thu hái trong vòng 15 – 20 ngày sau khi hoa nở vì để lâu, dược liệu sẽ kém phẩm chất. Kết quả nghiên cứu về dược lý cho thấy, đài hoa bụp giấm có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụt giấm để trị viêm họng, ho.
Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa bụp giấm đem tiêm vào mèo thí nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp.
Công dụng của cây bụp giấm rất phong phú cụ thể như lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt. Có nơi dùng chế xiro. Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut. Toàn cây có thể chế rượu vang: Rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, dáng dấp của vang Bordeaux.
Lá, đài của hoa bụp giấm chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15 – 20 ngày sau khi hoa nở lúc chúng còn mềm, không nhăn héo và có mầu đỏ sẫm. Lá đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc làm đồ uống giải khát. Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp tiêu hóa và trị các bệnh về mắt. Nó cũng dùng để trị bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch.
Gần đây, Rovesti và Griebel công bố tác dụng chữa xơ vữa động mạch và tính kháng khuẩn đường ruột cao của bụp giấm. Các nhà nghiên cứu Malaixia cho biết, nước ép từ lá đài tươi của bụp giấm có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa bệnh ung thư. Ở Thái Lan, lá đài bụp giấm phơi khô sắc uống là thuốc lợi tiểu mạnh chữa sỏi thận. Lá và cành chữa ho, hạt bổ dạ dầy. Tại Myanma, hạt bụp giấm chữa suy nhược cơ thể, còn ở Đài Loan, hạt được dùng để nhuận tràng nhẹ, bổ và lợi tiểu. Hay Philippin, rễ bụp giấm là thuốc bổ và kích thích tiêu hóa.
Cây bụp giấm dễ trồng bằng hạt, thích hợp với điều kiện khí hậu nước ta, có thể trồng trong các vườn gia đình để lấy đài hoa làm nước uống và làm thuốc. Các nhà khoa học cho biết, loại hoa này được gọi là Hibiscus (họ bông), trong nước gọi là hoa bụt giấm, bụt chua - cây dược liệu quý có tính sinh dược học cao, các hàm lượng vitamin A, B1, C, D, E, F cao và nhiều axít hữu cơ khác.
Các chất đó có tác dụng chống viêm, nhiễm, kháng nấm, kháng khuẩn, tăng cường chức năng tiêu hóa. Hạn chế sự tạo sỏi ở đường tiết niệu, nâng đỡ chức năng gan, mật. Giảm cholesterol và Triglyceril trong máu, hạn chế sự béo phì do tích mỡ trong máu, bảo vệ thành mạch.
Đông y cho rằng, cây bụp giấm có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, liễm phế, chỉ khái nên được sử dụng để trị liệu một số bệnh như:
* Chữa bệnh gan mật, cao huyết áp: Lấy đài hoa bụp giấm 9 – 15g, sắc hoặc hãm nước uống.
* Chữa cao huyết áp: Dùng cao của đài hoa bụp giấm trộn cùng hydroxyd nhôm làm viên hoàn tương đương khoảng 0,64g dược liệu. Mỗi lần uống 3 – 5 viên, ngày 2 – 3 lần.
* Hỗ trợ trị xơ cứng động mạch: Dùng đài hoa 9 – 15g hãm lấy nước uống hằng ngay thay nước trà.
 
CÂY RÂU MÈO LỢI TIỂU:
Cây râu mèo còn có tên gọi là cây bông bạc, thuộc họ hoa môi. Là loại cây thảo lâu năm, cao khoảng 0,5-1m. Thân vuông, thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là chùm xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Nhị và nhuỵ mọc thò ra ngoài, nhìn giống như râu mèo, hoa 5 cánh không đều. Bao phấn và đầu nhuỵ màu tím.



Hoa râu mèo
Cây mọc hoang, bộ phận dùng làm thuốc cắt cả cây, thu hái vào tháng 3 - 4 trước khi cây chưa có hoa, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Cây chứa một glycosid đắng là orthosiphonin, tinh dầu, chất béo, tanin, đường và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ, trong đó chủ yếu là muối kali.
Theo Đông y, cây râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; viêm bàng quang; sỏi tiết niệu; ….
Một số bài thuốc có râu mèo:
- Chữa sỏi tiết niệu loại sỏi nhỏ: Râu mèo5 - 6g khô, rửa sạch hãm với nửa lít nước sôi như hãm trà. Chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15 - 30 phút. Uống nóng, uống liên tục 10 ngày, nghỉ 4 ngày, lại uống tiếp đợt khác.
Hoặc cỏ râu mèo, chó đẻ răng cưa, thài lài, mỗi vị 30g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước, sắc còn 250ml, uống trong ngày, trước khi ăn, lúc còn nóng. Dùng 5 -10 ngày một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
- Râu mèo tươi 50g, khổ qua (dây, lá, quả non, tươi) 50g, cây mắc cỡ (sao vàng) 6g. Tất cả rửa sạch cho 800ml nước sắc còn 250ml, uống trong ngày, dùng liên tục 1 tháng, sau đó đi kiểm tra máu.
- Chữa tiểu tiện không thông (tiểu buốt, rắt): Râu mèo 40g, thài lài trắng 30g, rửa sạch cho 750ml nước, đun nhỏ lửa thêm 6g hoạt thạch, uống trong ngày. Uống liền 5 ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì dừng đơn thuốc.
Lưu ý: Không dùng đơn thuốc có râu mèo cho phụ nữ có thai- nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Để bài thuốc có kết quả tốt cần đến lương y có uy tín, cơ sở y tế bắt mạch và tư vấn.
Lương y Trần Bá (SK&ĐS)
 
wIVNvw0zqg0/USoR7OW3gxI/AAAAAAAB2gk/kosJDhSq_rE/Agriviet.Com-2013-02-24_17.38.17.jpg[/IMG]
Agriviet.Com-2013-02-24_17.30.47-1.jpg

Agriviet.Com-2013-02-24_17.35.14-1.jpg
 
Dạ yến thảo, cẩm chướng, hoa chuông đua nhau khoe sắc:
2f3cf9300bc72e27b0dfd5dd88de3de2_53579680.20130227071713.jpg
[/url] [/IMG]
 


Back
Top