Cây cảnh hải đăng

  • Thread starter hoahongvang
  • Ngày gửi
CÔNG DỤNG CÂY LẠC TIÊN:


Cây lạc tiên.
Lạc tiên có tên gọi khác là chùm bao, dây nhãn lồng, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, mỏ pỉ, quánh mon (Tày), co hồng tiên (Thái) tây phiên liên. Lạc tiên là loại dây leo, thân mềm, rỗng, có nhiều lông thưa. Lá mọc so le, 3 thùy, mép và hai mặt có lông mịn, tua cuốn cuộn tròn. Hoa màu trắng ở giữa tím nhạt, phần phụ hình sợi. Quả mọng màu vàng, ăn được.
Cây mọc tự nhiên ở ven rừng, đồi núi. Nhiều loài khác cũng được dùng như lạc tiên Nam Bộ, lạc tiên tây, lạc tiên trứng.
Lạc tiên được dùng làm thuốc an thần chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Nhân dân vẫn hay lấy ngọn non luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Dạng dùng thông thường là cao lỏng có đường, được pha chế như sau:
Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, liên tâm 2,2g, đường 90g, nước vừa đủ 100ml, axít benzonic để bảo quản và cồn vừa đủ để hòa tan axít benzonic. Ngày dùng 2 - 4 thìa to, trẻ em 1 - 2 thìa cà phê. Uống trước khi đi ngủ làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa hồi hộp, bồn chồn.
Chữa thần kinh suy nhược: Dùng dây, lá lạc tiên 8 - 10g, sắc uống trước khi đi ngủ.
Chữa viêm da, ghẻ ngứa: Dùng lá lạc tiên nấu nước tắm rửa.
Ngoài ra quả lạc tiên được dùng làm nước giải khát có tác dụng mát và bổ. Cách làm như sau: Quả chín (càng chín càng thơm 0,5kg), bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả. Đường trắng 250g hòa với một lít nước đun sôi để nguội. Đổ dịch quả vào nước đường, trộn đều. Nước quả lạc tiên trứng có mùi thơm đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin B2.
Bác sĩ Thúy An
 


HOA TRANG LÀM THUỐC:


Hoa trang thường được các gia đình trồng tô điểm ở sân nhà, nhưng ít người biết về bài thuốc từ hoa.

Hoa trang miền Nam thường gọi là bông trang, còn miền Bắc hay gọi là hoa mẫu đơn; có các màu đỏ, trắng, vàng. Hoa thường được người dân trong nước trồng trước nhà, dưới chân các bàn thiên (nơi thắp hương) ngoài sân. Hoa thường mọc tự nhiên ở những vùng đồi núi. Ở một số nước Đông Nam Á, như Thái Lan, hoa trang màu đỏ dạng thấp thường được trồng hai bên bờ rào.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, về y học cổ truyền, hoa trang có tính bình, vị đắng, đi vào hai kinh của cơ thể là tâm và can. Hoa có công dụng điều kinh hoạt huyết, khư ứ hành trệ, thường được dùng chữa cho phụ nữ bị tình trạng trục trặc về kinh nguyệt, và cả dùng chữa trật đả (trật tay chân) tổn thương, đau ở vùng lưng và eo. Vỏ của thân cây hoa trang, y học cổ truyền dùng làm vị thuốc có tên gọi là đan bì.

Một số bài thuốc

Trường hợp phụ nữ bị thống kinh (đau bụng khi hành kinh), đau đầu, thì có thể dùng 10 gr hoa trang đem sắc (nấu) lấy nước uống (có thể cho vào một ít đường cát trắng).

Chị em có tình trạng trước mỗi kỳ kinh hay bị đau bụng, đau vùng bụng dưới, có thể dùng bài thuốc: lấy 10 gr hoa trang, 10 gr hoa biển đậu đem nấu lấy nước uống thay cho trà trong ngày.

Chị em đến kỳ kinh mà không có kinh, tay chân lạnh, kèm đau vùng eo và bụng; hoặc bị chứng xích bạch đới (khí hư ở phụ nữ) có thể dùng 10 gr hoa trang, 10 gr hoa quế đem nấu lấy nước uống thay cho trà để cải thiện bệnh. Có thể cho vào ít đường để dễ uống.

Sản phụ sau sinh bị tình trạng chảy máu cam, có thể dùng vỏ của thân cây hoa trang (đông y gọi là vị thuốc mẫu đơn bì hay đan bì) cùng các vị thuốc khác: bồ hoàng, trắc bách diệp, hoàng cầm, bạch linh (mỗi loại bằng nhau, 8 gr) đem nấu lấy nước uống thay trà.

Để giúp điều kinh hoạt huyết, cải thiện kỳ kinh của phụ nữ không thuận, có thể dùng bài thuốc sau: một ít hoa trang, cùng 8 gr vị thuốc đương quy, 12 gr thục địa, 6 gr bạch thược, 20 gr xuyên khung. Hoa trang rửa sạch rồi cùng các vị thuốc, nửa lít nước cho vào nồi, nấu đến sôi, hạ lửa nhỏ nấu thêm mươi phút nữa, gạn lấy nước, bỏ bã thuốc. Dùng nước này đem nấu với cá, nêm nếm gia vị vừa dùng.

Nam giới bị tình trạng hạ bộ nổi mụn nhọt, có thể dùng bột nghiền từ vỏ thân cây hoa trang, bằng cách: một ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4 gr uống với nước.
 
Rau dền gai - Thuốc quý trong vườn nhà

Ngoài công dụng làm rau ăn, dền gai còn được xem như là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh.

Dền gai là loại rau quen thuộc dùng trong nhân dân. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, hầu như vườn nhà nào cũng có. Dền gai là cây thân thảo, phân cành nhiều, không lông. Lá mọc so le, hình thuôn dài, cuống dài có cánh, ở gốc có 2 gai, mặt trên phiến lá màu xanh nhạt. Hoa mọc thành sim và sắp xếp sít nhau ở nách lá thành những bông dài, các lá bắc như gai. Quả là một túi hình trứng nhọn một đầu. Hạt đen óng ánh.
Ngoài công dụng làm rau ăn, dền gai còn được xem như là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Toàn cây được dùng làm thuốc. Có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Có thể đốt thành tro, dùng dần.
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc chữa bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt dùng để đắp, băng bó chấn thương...
Các bài thuốc thường dùng
Trật đả, ứ huyết: Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 - 15g uống thay nước trà.
Mụn nhọt chưa vỡ: Rễ rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt, có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.
Bỏng nhẹ: Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.
Ho có đờm: Thân, lá cây rau dền gai 50 - 100g, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần. Dùng 5 - 7 ngày.
Viêm họng, đau họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 - 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 - 2 lần đến khi đỡ đau họng.
Chữa sỏi thận: Rễ rau dền gai (sao vàng), kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g; vỏ quả bí đao 20g, sắc uống. Uống trong 10 ngày.
Chữa da nổi mẩn ngứa do tiếp xúc với rơm rạ: Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Chữa kinh nguyệt không đều: Rau dền gai 15g, bạc thau 20g, sắc uống.
Chữa bạch đới, khí hư: Rễ rau dền gai 20g, lá bạc hà 16g, phơi khô, thái nhỏ,
 
Hoa dừa rủ nhiều màu:
Agriviet.Com-2013-03-28_19.28.30.jpg
 
Địa liền ( tên khoa học: Rhizoma Kaempferiae) có tác dụng: Ấm trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, trừ uế khí…


Bộ phận dùng: Dược liệu là thân rễ đã thái lát, làm khô của cây Địa liền (Kaempferia galanga L.)
Nguồn gốc: Dược liệu là thân rễ đã thái lát, làm khô của cây Địa liền (Kaempferia galanga L.), họ Gừng (Zingiberaceae).Cây mọc hoang và được trồng ở một số địa phương của nước ta.
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở một số địa phương nước ta.
Thu hái: Thu hái thân rễ vào mùa khô, Đào củ về rửa sạch, thái phiến mỏng, xông lưu huỳnh rồi phơi khô, sao cho dược liệu không bị đen và kém thơm. Do có tinh dầu nên Địa liền để bảo quản, ít bị mốc mọt.
Công năng: Ấm trung tiêu, tán hàn, trừ thấp, trừ uế khí.
Công dụng:
Ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng.
Dùng ngoài làm thuốc xoa bóp, chữa tê thấp.
Cách dùng, liều lượng:
Uống mỗi ngày 4-8g dạng sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Ngâm cồn xoa bóp cùng các vị thuốc khác.
Còn dùng trong kỹ nghệ cất tinh dầu chế nước hoa.
Bài thuốc:
Trị ăn uống không tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh Địa liền 2g, Quế chi 1g. Hai vị tán nhỏ, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi lần 0,5 hay 1g bột. (Diệp Quyết Tuyền).
Chữa đau bụng, tức ngực do lạnh: Địa liền 6g, Đinh hương 3g, Đương quy 3g, Cam thảo 3g. Tán bột, làm thành thuốc viên, uống với một ít rượu.
Kiêng kỵ: Âm hư, thiếu máu hoặc vị có hoả uất không dùng.
 

Cây thuốc Tu lình – Cây thuốc nhiều tên, chữa được nhiều bệnh
Có lẽ chưa có một cây thuốc nào mang đến 10 loại tên như cây cây Tu lình. Cây Tu lình còn có tên là cây Con khỉ, cây Hoàn ngọc, cây Nhật Nguyệt, cây Mặt trăng Mặt trời, cây Trạc Mã, cây Thận tượng linh, cây Mật quỷ, gần đây có tên là cây Lan Điền…
Tu lình vốn là cây mọc hoang trong rừng Cao Lạng, thân có bấc, mọc nhanh, một năm có thể mọc cao 30cm. Lá mềm, không xơ, hình lá thon dài, không cân đối, đuôi lá thường vẹo, mặt phải xanh sẫm hơi ráp, mặt trái xanh nhạt; lá mọc đối xứng tạo thành mắt, lá vàng dễ rụng.

Về mùa xuân, cây ra hoa thành từng chùm ở cuối cành, cuống hoa ngắn, ống hoa dài, tán hoa có 4 cánh nhỏ màu trắng tím nhạt, không thấy quả. Thân cây già màu xám nâu, rễ mọc chùm không có rễ cái.
Đặc tính:

Lá già vị đắng ngọt như có bột; lá non nhớt, không có mùi vị; vỏ và rễ có mùi vị như lá già. Dùng lá cây tươi chưa phát hiện có độc tố gì, có tác dụng kích thích thần kinh. Dùng nhiều có cảm giác như say nhẹ một thời gian ngắn. Ăn chín không gây phản ứng.
Công dụng:
Chữa các bệnh về đường tiêu hoá: Đi lỏng lỵ, rối loạn tiêu hoá, táo bón, đau bụng không rõ nguyên nhân.
Ăn từ 7 – 9 lá, khoảng 2 – 3 lần/ngày cho đến khi khỏi, có thể nấu canh nhạt để ăn.
Bệnh kèm theo chảy máu: Chảy máu dạ dày, đường ruột, đái ra máu, phân ra máu kể cả đái buốt và đái rắt…
Ăn lá khi đói hoặc sắc nước lá đặc để uống, có thể nấu canh độ 1 bát nhỏ. Ăn 1 – 5 lần máu sẽ cầm, nên ăn ngày 2 lần.
Các bệnh ung thư thời kỳ phát bệnh
Ăn lá xong cơn đau giảm dần, người tỉnh táo, ăn ngủ tốt, có cảm giác như khỏi bệnh. Qua một số bệnh ung thư dạ dày, gan, phổi… đều thấy có diễn biến tốt. Lượng lá dùng thường xuyên theo mức độ đau; thông thường ngày 2 lần mỗi lần 3 – 7 lá, tuỳ theo hiệu quả giảm đau.
Chữa các bệnh u ở phổi, tiền liệt tuyến
Liều lượng dùng như trên, sau 1 tuần các triệu chứng giảm hẳn, bệnh nhân ăn ngủ tốt. Riêng u xơ tiền liệt tuyến ăn vào cuối tháng, khoảng 3 tháng liên tục.
Các bệnh về gan: Xơ gan cổ trướng, viêm gan…
Ăn lá tươi như trên ngày 2 lần khi đói. Bột lá khô cùng với bột Tam thất theo tỷ lệ 1/1 là thuốc trị xơ gan cổ trướng đặc hiệu
Bệnh về thận: Viêm thận cấp hoặc mãn, suy thận, các hiện tượng đái đục, đái ra máu.
Điều trị như trên sau 1 tuần. Ăn 1 lần/ngày, nước giải chỉ trong được nửa ngày thì cần tăng lên 2 lần/ngày. Trong thời gian 1/2 tháng các triệu chứng bệnh giảm rõ rệt.
Chữa viêm loét: Loét dạ dày, hoành tá tràng, đại tràng, trĩ nội ngoại, trực tràng…
Ăn lá tươi khi đói (tốt nhất vào buổi sáng). Với các vết thương thuộc phạm vi dạ dày, chỉ cần ăn trong 1 tuần, tránh uống rượu mạnh. Khi chữa vết loét thuộc phần ruột, liều lượng cần nhiều hơn tuỳ theo nặng nhẹ.
Điều chỉnh huyết áp, ổn định thần kinh
Khi biến đổi huyết áp (cao hay thấp) theo liều lượng trên, ăn xong chợp mắt nghỉ trong thời gian ngắn, huyết áp sẽ trở lại bình thường; khi lên cơn rối loạn thần kinh thực vật, tuỳ theo mức độ để định liều lượng, có thể ăn vào buổi sáng giúp cơ thể ổn định trong ngày và đề phòng khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Chữa về chấn thương:
Các loại chấn thương, đặc biệt chấn thương sọ não, va đập, gãy dập xương hay bắp thịt.
Lá thuốc có tác dụng cầm máu, khôi phục các mô cơ bị dập, chống viêm nhiễm, lá làm cả thuốc đắp và thuốc uống. Khi vết thương kín có thể nhai để đắp, vết thương hở nên giã để đắp.
Chữa cảm cúm
Nếu kéo theo rối loạn tiêu hoá, đau đầu, mệt mỏi nhiệt độ cao. Nên ăn lá cách 2 giờ, cơn sốt nhanh chóng hạ đồng thời rối loạn tiêu hoá cũng khỏi. Sau cơn sốt nên ăn cháo có lá thuốc trộn vào làm cho người bệnh mau chóng trở lại bình thường.
Khôi phục sức khoẻ:
Khi mệt mỏi toàn thân hoặc cần nâng cao sức chịu đựng cường độ cao, nên ăn như liều định 5 – 7 lá trước nửa giờ. Trẻ con đi lỏng nên lấy từ 1 – 2 lá giã lấy nước cho uống.
Trong thực tế có những bệnh phải dùng liều ở độ ngưỡng (gây phản ứng nhẹ) mới có tác dụng chữa bệnh tốt như bệnh viêm thần kinh co thắt.
Số lần dùng trong ngày có tác động đến làm chuyển biến bệnh tật. Những bệnh đau cấp cần duy trì một nồng độ cao hơn trong một thời gian nhất định để chế ngự bệnh tật. Thông thường nên ăn lá vào buổi sáng hoặc khi đói. Sau khi ăn lá nên chợp mắt 15 phút. Đây là giai đoạn thần kinh tự điều chỉnh, sau đấy trạng thái cơ thể trở nên sảng khoái, bệnh tật chuyển biến nhanh, nếu không có giai đoạn nghỉ ngơi này, kết quả sẽ kém hẳn.
 
Hoa thiên lý: Không chỉ là loại rau ngon mà còn là vị thuốc bổ
LTS: Trong thư gửi về chuyên trang Khoẻ & Vui, bạn đọc Phan Thị Cúc Tần, 53 tuổi, ngụ ở An Giang hỏi công dụng của hoa thiên lý. Bà Tần cho biết ở quê bà hoa thiên lý dùng nấu canh, xào với thịt ăn rất ngon. Mới đây ra Hà Nội du lịch, bà được giới thiệu hoa dạ lý hương cũng giống y như thiên lý. “Có phải dạ lý hương cũng là thiên lý? Có tài liệu nói trong thiên lý có chứa chất alkaloid, ăn nhiều có thể chết người, đúng không?” Chúng tôi giới thiệu ý kiến trao đổi của TS.DS Lê Thị Hồng Anh, thầy thuốc ưu tú, Trung ương hội Đông y Việt Nam.

Lý này khác lý kia
Thiên lý là loại cây được trồng và ra hoa vào mùa hè, không những toả hương thơm làm mát dịu cả không gian quanh nhà, mà còn là loại thực phẩm bổ dưỡng.
Thiên lý có tên khoa học Telosma cordata (Burm. F) Merr, là dây leo quấn, thường trồng leo lên giàn, cành non có lông mịn, mủ trắng, lá có phiến hình tim, hoa ăn được, thuộc họ thiên lý (Asclepiadaceae). Trong khi đó cây dạ lý hương, có tên khoa học Cestrum nocturnum L., là cây bụi, thân nhỏ (tiểu mộc), hoá gỗ, thuộc họ cà (Solanaceae), hoa thơm nồng lúc chiều tối, không ăn được. Sự nhầm lẫn trong tên gọi hai loại hoa này có lẽ do tên địa phương, vì miền Bắc có nơi gọi thiên lý là dạ lý hương, dạ lài hương…
Độc ít bổ nhiều

Theo bảng “Thành phần hoá học thức ăn Việt Nam” của bộ Y tế, trong 100g hoa thiên lý chứa 2,9g chất đạm; 2,8g bột đường; 3g chất xơ; 52mg canxi; 53mg phốtpho; 1,2mg sắt; 1,17mg caroten (tiền sinh tố A); 0,19mg vitamin B1; 0,13mg B; 1,1mg PP và 45mg vitamin C. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn ghi nhận hoa thiên lý chứa rất nhiều vitamin E, đặc biệt là kẽm và một số khoáng vi lượng khác, là chất thiết yếu cho hoạt động của cơ quan sinh dục của cây cũng như của con người. Riêng về chất alkaloid, chỉ ghi nhận có một ít trong thân dây, lá già (ngắt cuống lá sẽ thấy có một chất keo trong, lấy ngón tay bôi vào, thấy chất nhựa hơi dính tay), chưa đủ để gây ngộ độc trên động vật thí nghiệm, và hầu như hiện diện không đáng kể trong hoa. Cũng cần nói thêm, khi nhắc đến alkaloid, chúng ta thường nghĩ ngay đến hợp chất gây độc. Nhưng không hoàn toàn như thế, alkaloid là những hợp chất hữu cơ thường gặp trong nhiều loài thực vật (khoai tây, tắc, cà chua, vông nem, dừa cạn…) Alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh. Với một lượng nhỏ alkaloid có thể là chất độc gây chết người, nhưng có khi với một liều lượng hợp lý nó là dược phẩm trị bệnh đặc hiệu (như dùng bào chế morphine có tác dụng giảm đau rất tốt hay thuốc codein giảm ho).
Thương chồng nấu canh hoa lý
Vì giàu dưỡng chất, hoa thiên lý ngoài tác dụng làm rau ăn, còn được dùng chữa một số bệnh cho kết quả khá tốt, có tác dụng giải nhiệt, bổ dưỡng, giúp trẻ chóng lớn, giúp người già giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt, tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng. Đặc biệt, sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, hỗ trợ tích cực trong cải thiện tình trạng vô sinh ở nam giới bị nhiễm chì. Ông bà xưa có câu: “Thương chồng nấu cháo le le/ Nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen”; cho thấy kinh nghiệm dân gian dùng hoa thiên lý làm thuốc trợ dương cho nam giới là có cơ sở khoa học.
Trong đông y, hoa thiên lý ghi nhận có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon giấc, khắc phục tình trạng lao lực, tư bổ tâm, thận, bớt đi tiểu đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, chống viêm, chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, trị giun kim… Liều dùng hoa thiên lý trong các bài thuốc phổ biến từ 30g – 50g. Khi chế biến các món ăn với hoa thiên lý, lưu ý không xào nấu hoa quá chín, sẽ làm giảm đi các dưỡng chất và nát cánh hoa, mất ngon.
 
Rau càng cua chữa thiếu máu

Rau càng cua có tên khoa học Peperomia peliucida, ưa mọc nơi đất ẩm, nhất là nơi như chân vách tường, trong các chậu kiểng. Thân cây cao khoảng 20 - 30cm, với thân rất giòn, mọng nước. Càng cua thường được chế biến thành các món ăn ngon như bóp giấm, xào tái với thịt bò, heo, gà ăn rất nhiều dinh dưỡng.

Rau càng cua chứa nhiều chất vitamin C, carotenoid, là chất có vai trò tăng khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, bệnh về mắt, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cơ thể. Càng cua là loại rau ít năng lượng, rất có lợi cho người thừa cân, béo phì.

Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt sinh táo bón, chứng thận âm hư, bàng quang nhiệt tiểu buốt gắt, chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt.



Rau còn chứa nhiều kali là chất rất cần cho sự hoạt động bình thường của cơ tim, sử dụng rất tốt cho bệnh tim mạch và huyết áp. Rau càng cua có nhiều chất phosphor, canxi giúp trẻ em phát triển bộ xương, ngăn ngừa còi xương ở trẻ và chữa loãng xương người lớn. Rau chứa nhiều chất sắt, ăn rất tốt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, càng cua giàu chất magiê cũng là chất có vai trò chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp…

Sau đây là một số tác dụng của rau càng cua:

- Chữa nhiễm trùng đầu ngón tay (chín mé): Rau càng cua 100 - 150g sắc uống trong, bã đắp ngoài.

- Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: Rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài.

- Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): Rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g.

- Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường) có kèm chứng miệng khô khát, táo bón: Rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh, thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài lần.

- Chữa thiếu máu: Rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn vài lần.

- Chữa phế nhiệt, viêm họng khô cổ khan tiếng: Rau càng cua rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống ngày 50 - 100g.

- Chữa tiểu gắt, tiểu khó: Rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 - 200g.

Chú ý, rau càng cua có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Tuy nhiên, do rau càng cua có tính hàn nên người có tỳ vị hư hàn hoặc đang tiêu chảy không nên dùng.
 
Cây lược vàng (basket plant) – cây thuốc quý hơn cả vàng
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Cây lược vàng có tên tiếng Anh là “basket plant” (cây giỏ – vì thường được trồng trong những giỏ nhỏ để trong nhà) tên Latinh là Callisia fragrans, thuộc họ thài lài Commelinaceae. Chính nhờ thành phần các chất sinh học hiện diện trong cây có tác dụng hiệu quả trên cơ thể người, mà cây lược vàng đang được nhiều nước quan tâm nghiên cứu.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Canada, dịch ép từ cây lược vàng rất giàu các chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Những chất này còn có khả năng chữa lành các bệnh mắt, viêm loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, và nhiều bệnh khác nữa. Nó làm tăng quá trình biến dưỡng, làm tăng khả năng bảo vệ cơ thể và đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh (đổi mới) các tế bào trong cơ thể.
Toàn cây chứa các chất có hoạt tính sinh học gồm flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ. Chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C. Những hoạt chất này còn có tác dụng giảm đau, an thần, kháng viêm, hoạt huyết, được dùng để chữa lành vết thương, vết bỏng, vết bầm tím. Dân gian dùng làm phương thuốc chữa bệnh loét dạ dày tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể. Hai chất flavonoid được xác định là quercetin và kaempferol. Quercetin là một chất chống oxy hoá tế bào mạnh, có khả năng kháng ung thư và tăng sức bền thành mạch, còn hữu ích trong trường hợp dị ứng, chảy máu thành mạch, viêm thận, thấp khớp, bệnh tim mạch, bệnh mắt và các bệnh nhiễm trùng. Kaempferol giúp củng cố mao mạch, nâng đỡ thể trạng, tăng sự đào thải nước tiểu và khả năng kháng viêm, được dùng chữa viêm nhiễm, dị ứng và bệnh đường tiết niệu. Hai chất này hợp đồng cộng lực, nhờ đó mà hiệu quả điều trị được gia tăng.
Chất steroid trong cây chính là phytosterol. Chất này có hoạt tính estrogen, tác dụng sát khuẩn, chống xơ cứng và kháng ung thư. Cây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp.
Coi chừng tác dụng phụ
Gần như loại thảo dược nào cũng có khả năng gây tác dụng phụ và cây lược vàng không là ngoại lệ. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của việc sử dụng thảo dược này là tổn thương các dây thanh quản, gây dị ứng phát ban và sưng phù, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu và dễ dị ứng. Do đó, chỉ được chấp nhận sau khi có ý kiến của bác sĩ.
Tóm lại, cho dù đã được nghiên cứu nhưng đôi khi các kết quả vẫn chưa đủ để tạo chứng cứ khoa học cho một loại thuốc mới, nên vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách sử dụng, liều lượng, dạng thích hợp, không nên tự ý sử dụng và luôn nhớ một loại thuốc không thể chữa được nhiều bệnh cùng lúc.
MỘT SỐ CÁCH DÙNG CÂY LƯỢC VÀNG
Đặt cạnh bệnh nhân: cây lược vàng có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp. Nên đặt những chậu cây lược vàng bên cạnh chỗ nằm của bệnh nhân viêm phổi hoặc ung thư phổi.
Dạng dầu:
Cách 1: lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng ba tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thuỷ tinh màu, cất nơi mát.
Cách 2: cắt cây lược vàng thành những mảnh nhỏ rồi cho hết vào một nồi chịu nhiệt, rót dầu thực vật vào nồi rồi đem bỏ vào lò hầm ở 40oC trong tám giờ. Sau đó lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thuỷ tinh màu, cất ở nơi mát. Loại dầu này được dùng trị bệnh ngoài da hoặc để xoa chữa các chứng viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau toàn thân.
Dạng thuốc mỡ:
Cắt nhỏ toàn cây và nghiền nát trong cối. Sau đó trộn với vaselin hoặc bột kem nhão để tạo thành một hỗn hợp theo tỷ lệ 2 : 3. Cho khối thuốc mỡ vào lọ thuỷ tinh màu, để nơi tránh ánh sáng. Cách bào chế khác là ép lấy dịch chiết của cây và trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1 : 3, sau đó cũng cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi mát. Thuốc mỡ này được dùng để bôi lên các vùng da bị tê cóng, bầm tím, viêm loét da, và còn được áp dụng để chữa các trường hợp viêm khớp, cứng khớp và đau nhức.
Chú ý: nên chọn những cây có ít nhất 9 – 10 đốt trở lên (không ngắn dưới 20cm), và có màu tím sậm vì lúc đó hàm lượng chất kích thích sinh học trong cây đạt mức tối đa.
Chất steroid trong cây chính là phytosterol. Chất này có hoạt tính estrogen, tác dụng sát khuẩn, chống xơ cứng và kháng ung thư. Cây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm
 


Back
Top