Bán cây giống phật thủ tại Thanh Hóa

  • Thread starter anphunong
  • Ngày gửi
A

anphunong

Guest
Cách trồng cây phật thủ loại cây quý cho phúc lộc đầy nhà

1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học cây Phật thủ
Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật. Phật thủ là giống cây bản địa của Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt. Loại quả này thưng có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt.
Agriviet.Com-pt2.jpg



Cây phật thủ thuộc loại thân gỗ, dạng bán bụi; cây cao khoảng 1-2m, phân cành nhiều, cành mềm, mọc ngang là trên mặt đất, từ gốc đến ngọn; trên thân có nhiều gai ngắn, nhọn. Lá phật thủ hình trứng hay hình O-van to trung bình, mép lá có nhiều răng cưa nhỏ, không có eo lá; Lá non có màu tím hồng ( màu của sắc tố antoxian); mặt phiến lá có nhiều túi tinh dầu nhỏ, có mùi thơm đặc trưng. Hoa phật thủ mọc thành từng chùm, màu trắng, cuống hoa, bầu nhụy, chỉ nhị, cánh hoa có nhiều túi dầu tinh nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hoa phật thủ thường bất dục hoặc không có phấn hoa, hoặc không có noãn, có giống bị bất dục đực cả 2, nuốm nhụy thường không có Necta để giúp cho hạt phấn nảy mầm. Vì vậy hoa phật thủ rất nhiều, nhưng khả năng đậu quả rất thấp. Một cây phật thủ có thể có hàng vài chục nghìn hoa, nhưng chỉ đậu được 6-8 quả. Quả phật thủ có hình tay phật, có thể có từ 11- 22 “ngón”, là những tâm bì, hay còn gọi là tử phòng – là những múi quả ở các loài cam quýt khác. Có giống “các ngón” bố trí giống hình tay phật xòe ra, có giống có hình bàn tay phật nắm lại. Quả phật thủ có thể to như quả bưởi, nhưng cũng có giống nhiều quả thì quả nhỏ giống như hình bàn tay vàng của tượng phật. Ruột quả phật thủ không có múi, và thịt quả chỉ chứa đầy một chất trắng xốp gọi là Albedor, thành phần gồm nước, đường, vitamin và các chất khoáng . Vỏ quả khi chín có màu vàng tươi, vỏ dày có chứa nhiều túi dầu tinh thơm và dễ bảo quản. Trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta quả phật thủ có thể trưng bày qua tháng 5 dương lịch mà vấn tươi mới và thơm ngát cả gian phòng thơ cúng tâm linh .
Cây, lá, quả phật thủ đều có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: cất tinh dầu để dùng trong công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm. Quả , rễ cây được dùng trong các bài thuốc dân gian từ thời rất xa xưa cho đến ngày nay ở cả phương Tây và phương Đông , nhất là các nước châu Á: Trung quốc , Nhật Bản và Việt Nam.
Đa số các nước vùng châu Á coi cây phật thủ là loài cây cảnh tâm linh, bắt đầu bằng những truyền thuyết linh thiêng có từ đời nhà Đường bên Trung Quốc, vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên, truyền đến Nhật bản, và Việt Nam. Người ta truyền lại rằng khi vị Đường Tăng đi Tây trúc lấy kinh, về qua Tây tạng, ven dãy Hymalaya chập chùng, âm khí nặng nề khắp mọi nơi đầy những hang động của đủ các lòai yêu ma quỷ dữ. Một hôm trời đang sáng bỗn nhiên tối sầm; khắp nơi chỉ một màu đen như mực. Xa xa trong các hang động của quỷ hiện lên những ngọn đèn màu đỏ quạch như màu máu chết khi tỏ khi mờ, khi như mời gọi những ai sa cơ lỡ bước. Nhưng kìa, lạ thay Thày trò Đường Tăng đang bối rối buồn rầu, bỗng Tề thiên đại thánh nhìn thấy rất nhiều cây mọc ven đường nhô lên những bàn tay sáng rực rỡ như ánh mặt trời vẫy gọi và tiêng nói của Phật vang lên trầm ấm “Hãy đi theo ta , chớ có vào những hang động ở xa kia” . Và thế là loài cây ấy với hương thơm dìu dịu làm cho thày trò Đường tăng hết mệt mỏi choáng váng, ánh sáng rực rỡ đã xua tan mọi bóng tối của tà ma. Có một vài con quỷ định đến gần cây phật thủ bên đường để nhổ bỏ, nhưng những chiêc gai sắc đã làm cho chúng không thể nào đụng vào được thân cây. Ra khỏi chân núi Hymalaya thày tró Đường tăng không quên mang theo một nhành cây với những bàn tay ấm áp của Phật. Lạ kỳ thay, khi về tới nhà thì nhành cây cũng mọc rễ và xanh tốt bời bời. Về sau này laòi cây ấy đã phát tán đi mọi nơi từ Đông sang Tây, với sức sống kỳ diệu. Ở đâu có cây phất thủ mọc là nơi đó có cuộc sống yên lành. Đất và người sẽ chiến thắng mọi gian khó; sinh sôi và phát triển .
Hiện công ty cổ phần giống vật tư công nghệ cao việt Nam đã cùng với các chuyên gia ở trong và ngoài nước đã chọn lọc và nhân được giống cây phật thủ có khả năng đậu quả rất cao , cây nhỏ có thể trồng trong chậu , trên ban công và trưng bày nơi phòng thờ cúng tâm linh ; quả nhỏ vừa bằng bàn tay với những ngón thon dài như bàn tay của phật . Giống phất thủ của công ty có thể ra hoa và đậu quả 2 lần trong năm – vụ xuân và vụ hè . Quả khi chín có màu vàng tươi , đặc trưng của loài . Nhưng nếu cho ra hoa quá muộn , vỏ quả có thể vẫn còn màu xanh khi tết đến xuân về . Vỏ quả cũng có thể xẫm màu hơn nếu ra hoa kết quả vào vụ xuận sớm . Tùy theo từng vùng miền mà có thể điều khiển cho ra hoa và đậu quả vào một thời điểm thích hợp trong năm .
Hy vọng rằng trong thời gian không xa loài cây cảnh tâm linh mộc mạc và quý phái này sẽ được phát triển rộng rãi khắp mọc miền của đất nước , mang lại phồn vinh cho nghề trồng hoa , cây cảnh ở nước ta .
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Phật thủ
Cây phật thủ sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Phật thủ có bộ rễ chùm, rễ chỉ ăn sâu từ 40-50cm, vì vậy khi chọn đất trồng anh Tâm đã rất chú ý chọn loại đất cát pha giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt. Phật thủ không chịu được úng nhưng lại là cây ưa ẩm, nên có một hệ thống vòi phun nước đủ để cung cấp nước tưới cây, khi thời tiết nắng nóng kéo dài. Điều kiện để trồng được phật thủ phụ thuộc vào đất thổ nhưỡng, tốt nhất là đất cát pha, thứ hai là đất không ngập nước Phật thủ thuộc giống họ cam thân mềm, cành cây thường bò lan trên mặt đất. Do đó, ngay từ lúc cây đạt chiều cao từ 1,7-1,8m, nên làm giàn tre để đỡ cho cây.
Nhờ cách làm này, gốc cây luôn thoáng mát, nhiều ánh sang do đó giảm được sâu bệnh hại cây và quả phật thủ to đều hơn. Khoảng cách cây cách cây, hàng cách hàng là 4m, tương ứng làm giàn cho mỗi gốc phật thủ có kích thước chiều dài 4m, rộng 4m và cao 1,7-1,8m.
Phật thủ là loại cây cho thu hoạch quanh năm. Tùy vào mức độ chăm sóc mà thời gian cây cho quả tính từ khi bắt đầu đặt cây trồng là khác nhau. Nếu chăm sóc tốt thì chỉ sau một năm trồng mới cây đã cho quả, và tiếp tục đậu quả trong 5 năm tiếp theo.
Agriviet.Com-pt3.jpg


3. Một số mô hình trồng Phật thủ đạt hiệu quả cao



Về Đắc Sở những ngày cuối năm, ai cũng bị hút hồn, ngây ngất với bạt ngàn màu xanh và vị thơm mát dịu nhẹ đến tinh khiết của Phật thủ. Xuống bãi, vườn nhà nào cũng trĩu chịt quả. May mắn, chúng tôi được gặp anh Nguyễn Đình Lê, người đầu tiên có công mang cây Phật thủ về địa phương, khi anh đang chăm chú tỉa bớt gai cho quả không bị xước.
Anh cho biết, năm 2001, khi đi bộ đội tại vùng Tây Bắc, thấy cây Phật thủ mọc bên suối nên đã mang về quê trồng thử. Không ngờ, cây lại rất hợp với vùng đất bãi của Đắc Sở và sau thành công của anh Lê, nhiều người trong xã đã trồng theo.
Ông Nguyễn Văn Bằng - Chủ tịch UBND xã Đắc Sở - phấn khởi cho biết, đến nay toàn xã đã có hơn 500 hộ trồng Phật thủ trên diện tích hơn 70 ha. Hộ trồng ít nhất cũng 1 sào, hộ nhiều nhất tới 5 mẫu.
Phật thủ được trồng chủ yếu ngoài bãi, thu hoạch quanh năm nhưng người dân tập trung làm quả vụ Tết để phục vụ nhu cầu thờ cúng của các gia đình. Đời sống tâm linh của người dân ngày phát triển nên thị trường tiêu thụ của Phật thủ cũng mở rộng ra trong cả nước. Ngày rằm, mùng một, Phật thủ được bán với giá từ 50.000 đồng/quả.
Vào dịp Tết giá bán dao động từ 100 – 500.000 đồng/quả, quả đẹp thì trên 1 triệu đồng. Tết năm 2011, quả Phật thủ đặc biệt nhất được khách hàng mua tới 6,7 triệu đồng ngay tại vườn. Còn những quả xấu, thải loại thì được người dân thái lát, sấy khô bán cho phố Thuốc Bắc và để xuất khẩu với giá khoảng 300.000 đồng/kg. Quả tươi hay quả sấy khô đều được các thương lái về tận xã cất buôn, và chính vì vậy, quả Phật thủ chưa bao giờ ế.
Theo ông Bằng, xã đã đưa Phật thủ trở thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, bởi thu nhập hàng năm do Phật thủ đem lại đã đạt 500 triệu đồng/1ha, cao gấp hàng trăm lần cấy lúa. Cả xã hiện có hàng chục hộ gia đình thu nhập 300- 400 triệu từ Phật thủ, hơn 10 hộ có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm. Riêng năm 2011, xã này có 8 hộ gia đình đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố.
Lão nông Tạ Văn Tuấn ở thôn Đông Hạ chính là người trồng Phật thủ nhiều nhất xã với 5 mẫu đất. Hồi trẻ, ông làm đủ nghề, đi khắp thiên hạ nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo. Năm 2005, ông Tuấn vay mọi người được 10 triệu để mua cây giống và làm giàn trồng Phật thủ và năm 2007, ông thu được 12 triệu đồng trong vụ đầu tay. Phấn chấn với thành công, những năm sau đó ông Tuấn liên tục mở rộng diện tích, khi đất bãi hết ông đi thuê thêm.
Từ năm 2009 đến nay, năm nào gia đình ông cũng thu được gần 1 tỷ đồng từ Phật thủ. Vụ Tết này, ông Tuấn dự tính cũng sẽ thu được bạc tỷ. Ông đã cưới được vợ, xây nhà khang trang cho 2 con trai đầu, con trai út của ông dự kiến cưới nốt trong đầu năm tới. “Chính nhờ cây Phật thủ mà nhà tôi từ nghèo khó đã trở nên giàu có, có 3 con trai nhưng không còn là “tam nam bất phú nữa”- ông Tuấn hoan hỷ.
Khi được hỏi thế nào là một quả Phật thủ đẹp, ông Tuấn cho biết quả đẹp cần to và cân đối. Quả phải có nhiều ngón, ngón dài và tạo thành các vòng tròn tương xứng; các ngón của vòng ngoài cùng trùng với các số đẹp thì thường rất được khách hàng ưa chuộng, bán được giá cao. Theo ông, giá Phật thủ nghe qua có vẻ thấy đắt nhưng thật ra không đắt vì quả thờ được tới 2-3 tháng, không bao giờ bị hỏng và khi khô quắt lại làm vị thuốc được.



Ông Nguyễn Quang Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức - cho biết, huyện sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây Phật thủ sang các xã lân cận có vùng đất bãi phù hợp, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân. Huyện Hoài Đức coi Phật thủ là một loại cây đặc biệt, bởi ngoài giá trị kinh tế, còn mang ý nghĩa tâm linh, mang lại an lành, phúc lộc cho mọi nhà.
Quả và hoa Phật thủ đều có thể dùng làm thuốc. Quả Phật thủ không những có thể dùng làm thuốc, làm mứt mà còn là thứ quả đẹp dùng trong trang trí, trưng bày. Quả, hoa và lá Phật thủ đều chứa tinh dầu, có thể chưng cất thành hương liệu cho thuốc lá cao cấp, hương liệu chè và nước hoa.
Theo Đông y, Phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa...
Trong lâm sàng, Đông y thường dùng Phật thủ phối hợp với thanh bì, xuyến luyện tử để chữa can khí uất kết dẫn đến đau vùng dạ dày; phối hợp với trúc như, hoàng cầm trị nôn mửa khi thai nghén; phối hợp với giáng hương, trầm hương, kê nội kim chữa chứng nôn ợ, làm dễ tiêu, điều hòa chức năng dạ dày...
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã cho thấy, Phật thủ chứa nhiều vi-ta-min C, đường, a-xit hữu cơ, dầu chanh, glu-cô-xít, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tì vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu... Ngoài ra, hoa Phật thủ cũng là vị thuốc Đông y rất tốt, tính ấm, vị hơi đắng, có tác dụng lợi tì vị, trị nôn và các chứng bệnh như quả Phật thủ.
• Trên diện tích hơn 3.000 m2 đất, mô hình trồng cây phật thủ của anh Đỗ Mạnh Hùng (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, TP Hà Nội) đang cho hiệu quả kinh tế cao. Đây là một trong những mô hình phát triển kinh tế trang trại phát huy lợi thế về đất đai, mang lại thu nhập ổn định cho người sản xuất.

Anh Đỗ Mạnh Hùng (sinh năm 1979 tại thôn Bài xã Yên Bài) là một thanh niên với bản tính năng động, sáng tạo nên sau khi xuất ngũ về địa phương anh luôn trăn trở tìm hướng đi để phát triển kinh tế gia đình. Năm 2009, sau lần đi tham quan mô hình trồng cây phật thủ ở thôn Yên Sở (Đắc Sở, Hoài Đức), nhận thấy giống cây này cũng có thể trồng được trên đồng đất xã Yên Bài, anh đã mạnh dạn quyết định bán 1 con bò và vay thêm tiền của bạn bè được hơn 10 triệu đồng để mua cây giống.
Thật bất ngờ, chỉ sau gần 2 năm nhân giống với 8 sào đất canh tác, vườn phật thủ nhà anh đã cho thu lãi 80 triệu đồng. Có thêm vốn, anh lại tiếp tục mở rộng diện tích trồng, mạnh dạn đốn bỏ hơn 1 mẫu chè để trồng cây phật thủ với tổng diện tích 2 mẫu. Cây phát triển ổn định, cuối năm 2011 vườn phật thủ nhà anh đã cho thu nhập 310 triệu đồng, diện tích cây mới trồng đang phát triển tốt.
Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc họ cam, có thân gỗ nhỏ cao từ 2- 2,5m, cho thu hoạch quanh năm. Cây phật thủ sinh trưởng và phát triển nhanh, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, cây có bộ rễ chùm, chỉ ăn sâu từ 40-50cm, vì vậy khi chọn đất trồng anh Hùng đã rất chú ý chọn loại đất giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt, dùng phân chuồng hoai mục làm phân bón chủ yếu, trong quá trình chăm cây cần chú ý nhất giai đoạn cây chuẩn bị cho thu hoạch.
Giá bán 1 quả phật thủ hiện nay từ 50 - 70 nghìn đồng, những quả phật thủ đẹp có thể bán lẻ với giá 150 nghìn đồng. Phật thủ để được lâu từ 4-6 tháng, nên những quả to, đẹp anh Hùng sẽ để dành làm hàng bán vào dịp tết, với giá bán cao hơn ngày thường gấp 2-3 lần. Trong vườn nhà anh có những quả đẹp được trả tới 2- 5 triệu đồng.
Phật thủ thường dùng để thờ cúng, song cũng được dùng ăn tươi, làm mứt, làm thuốc. Giống quả này có vị cay, đắng, chua, tính ấm, chứa nhiều vitamin C, đường, axit hữu cơ dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Đối với những quả kém mã, những quả được tỉa khi còn nhỏ hay bị rụng, anh Hùng tận dụng thái từng lát mỏng, phơi khô, bán 300 nghìn đồng/ kg.
Hiện nay, anh Hùng đang hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc phật thủ cho 20 hộ mới phát triển diện tích phật thủ trong xã Yên Bài. Trong thời gian tới anh mong muốn có thể mở rộng thêm diện tích phật thủ và nhân rộng trong toàn xã.
4. Tham khảo mẹo trồng Phật thủ đậu nhiều quả
Ghê cho các loài cây sao mà đến tháng này thấy hoa rét trở về cũng như cảm thấy thèm thuồng ôm ấp, để cho đỡ lạnh lùng. Ấy là cây phật thủ. Ba mươi tám năm trước ở miền này (miền Nam), tôi chưa được thấy loại cây "tiến" ấy, nhưng bây giờ lạc bước đi vào vườn của mấy ông bạn chịu chơi, một vài gốc phật thủ đã thấy hiện ra, nhưng hầu hết chỉ tốt lá đẹp hoa mà bói thế nào cũng không chịu ra lấy một hai quả để bầy cho thơm nhà.

Ở Bắc, cứ vào cữ tháng Chín này, sao các cây phật thủ sai quả thế? Mà tại sao ở đây lại cứ đực ra? Hay là tại thổ ngơi? Hay là tại hơi bom đạn của Mỹ đã làm thui chột các quả đó ngay khi còn trứng nước?

Hóa ra nghĩ như thế là lầm. Có tìm được những người đã trồng phật thủ ở Bắc Việt vào đây mới biết là giống cây này tuy là mang cái tên rất đạo mạo trang nghiêm nhưng đến tháng Tám bước sang tháng Chín là lúc bói quả thì lại không chịu được sự lẻ loi, cô quạnh. Muốn cho sang đến tháng Chín phật thủ có trái thì từ tháng Bảy, tháng Tám nhà trồng tỉa đã phải ủ cho cây "một chất đàn bà" để cho ấm lòng.

"Nói bậy. Cây gì mà lại có cây khéo léo đa tình đến thế?"

"Ấy thế mà thực đấy, mới phiền. Không có chất đàn bà, cây nhất định cứ ì ra nằm vạ."

"Thế cái chất đàn bà ấy là chất gì?"

"Nói thì tục tĩu, nhưng thực, sợ gì mà không dám nói? Chất ấy có thể là một cái yếm, một cái quần, một cái khăn... nhưng điều cần là khăn ấy, quần ấy, yếm ấy phải do người đàn bà đã dùng rồi, nghĩa là phải có hơi hướng của người đàn bà mới được. Đem ra bón ở gốc cây, cũng như hoàng lan bón phân ngựa, mai vàng bón gạch non, sứ Thái Lan bón khô dầu, rồi lấy nước giặt quần dơ của đàn bà ra tưới, ấy thế là phật thủ đỏ màu hay hạt, sang đến tháng Chín thì quả cứ lúc lỉu ở trên cây. Lại lấy cái quần, cái yếm cũ của đàn bà ra bọc lấy trái cho đến khi da nó bóng lên, các cái móng dài cuốn lại đẹp như móng tay Phật, anh hái đem về để lên trên mâm ngũ quả, đến đêm hương dậy lên khắp cả nhà. So với thanh yên, và bưởi, hay hồng hạc, cam sành, trái phật thủ bổ ra ăn chơi một miếng, chửa chắc đã ngon bằng, nhưng từ xưa nó vẫn được tiếng là quí, thành ra lúc ăn, ai cũng làm trịnh trọng - nhiều khi cứ để đấy mà trông, thỉnh thoảng cầm lên mà nắn cho nó teo đi, để dành phòng khi đau bụng mang ra dùng chớ không dám ăn sợ phí. Những người ăn thuốc "sưa" rồi lại bày ra cái trò kỳ cục không chỗ nói: Tiêm thuốc phiện vào trong phật thủ rồi để đấy cho nhuyễn vào vỏ và thịt của trái cây. Này, cứ thỉnh thoảng tiêm một chút như thế rồi để đấy, hàng năm không thúi; khi nào cần, lấy ra dùng một miếng, sợ còn hay hơn cả thuốc tiên, cụ ạ. Gớm cho cái giống Âu tây họ khôn chảy máu mắt ra: lấy vỏ phật thủ chế ra cái rượu cointreau ngon đáo để, ngọt cứ lừ, ấy thế mà say đảo đồng đảo địa lúc nào không biết."


Liên hệ 0973.815.519 để được cung cấp giống cây phật thủ tại Thanh Hóa
Agriviet.Com-pt1.jpg
 


Mua may bán đắt nào

Tình hình đợt này thời tiết đang đẹp,mời bà con có nhu cầu trồng cây nuôi gà liên hệ với mình nhé
 
GIỐNG CÂY PHẬT THỦ

Cây phật thủ có chiều cao không quá 1,8mét; cành lá sum suê, có gai nhọn trên thân, lá dày tròn đầu, hình bầu dục và có khía nhỏ ở vành lá. Lá non màu phơn phớt tím, sau đó đổi thành màu xanh mướt như lá chanh, bưởi, cam. Hoa phật thủ chùm như hoa cam, hoa bưởi nhưng có màu tím, những trái non khi chưa hình thành múi (hay còn gọi là ngón tay) cũng có màu tím; khi lớn chúng đổi thành màu xanh rồi từ từ ửng vàng hoặc vàng cam khi chín.
Phật thủ ngoài công dụng làm thuốc (hoa, trái non, trái chín đều được sử dụng trong nhiều thang thuốc bắc), làm mứt, bánh kẹo, nước uống... quả phật thủ còn có ý nghĩa tâm linh khi người dân Á Đông xem cây phật thủ như một loại cây may mắn và mang lại tuổi thọ. Vào dịp lễ tết, phật thủ thường có mặt trong mâm ngũ quả và được mang lên chùa để cúng cầu tài, lộc. Có lẽ vì vậy mà quả phật thủ càng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường, giá thành cũng tương đối cao, hiện nay một quả phật thủ đẹp có giá khoảng 100.000 đồng, trung bình từ 30-50 nghìn đồng. Chị Nguyễn Thị Nga, thôn Đầm cho biết: "Quả phật thủ đẹp phải là quả to có tay xòe rộng, mập, nhiều ngón nhiều tầng, dịp tết quả đẹp như vậy có giá lên tới cả triệu đồng".

Trao đổi về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phật thủ, anh Lê cho biết: Phật thủ phải ươm giống một năm, khi cây cao khoảng 0,8 - 1m thì đánh ra luống trồng thành hàng, khoảng cách giữa các cây 3m; giữa các hàng 4m, phải đánh thành luống có rãnh, bón phân gà và phân chuồng cho cây là chủ yếu, tuyệt đối không bón đạm. Khi trồng mặt luống phải bằng phẳng, tránh lồi lõm để khỏi đọng nước, làm giàn cho cây để khi gió to không bị đổ cành. Cây phật thủ cho thu hoạch quanh năm, hết lớp này đến lớp khác quả và hoa nối tiếp nhau. Phật thủ có giá nhất là vào dịp Tết nguyên đán, do vậy người trồng luôn chú ý tới kỹ thuật chăm sóc làm sao cho cây ra quả sai và đẹp nhất vào dịp này, anh Lê chia sẻ kinh nghiệm: "Muốn có nhiều quả vào dịp Tết, tầm tháng 7 âm lịch cần khoanh gốc cho cây, chú ý phun thuốc trị bệnh gỉ sắt và sương mai".
 
Anh cho em địa chỉ ở thanh hoá với em muốn mua ít cây này. Em ở nho quan ninh bình
 
Anh cho em địa chỉ ở thanh hoá với em muốn mua ít cây này. Em ở nho quan ninh bình

Bạn ở Ninh Bình liên hệ với mình để mình gửi xe ra cho nhé? Mình ở phường TRường Thi. Thành phố Thanh Hóa. Bạn type số đt cho mình vào tin nhắn riêng nhé. Thanks bạn đã quan tâm sản phẩm của mình <3
 
Cho e hỏi 1 cây giống có giá bao nhiêu tiền ạ
 



Back
Top