Cây Nọc Tiêu - Vấn Đề Cần Quan Tâm

Hiện nay, Hồ tiêu là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân, chiếm tỉ trọng xuất khẩu rất lớn trong nông nghiệp. Vì vậy diện hồ tiêu ngày càng được mở rộng.
Một vấn đề mà người trồng Tiêu luôn quan tâm là: làm thế nào chọn cây làm nọc tiêu để cây tiêu phát triển nhanh, ít bệnh, tuổi thọ cao. Dưới đây tôi xin nêu những ưu nhược điểm của 1 số loại nọc tiêu:
1- Nọc Tiêu bằng tháp gạch: + Thời gian sử dụng lâu, diện tích lớn, đẹp.
+ Chi phí cao, thời gian đầu tiêu khó bám do nóng, tuổi thọtiêu giảm.
2- Nọc Tiêu bằng cọc bê tông: + chắc chắn.
+ Chi phí cao, thời gian đầu tiêu khó bám do nóng, tuổi thọtiêu giảm.
3- Nọc Tiêu bằng các loại cây thân gỗ:
+ Cây Keo Dậu: loài cây này có khả năng có định đam nên rất tốt. Nhược điểm: thân cây nhỏ nên diện tích cho tiêu tiếp xúc ít, dễ gãy đổ.
+ Cây Xà cừ, Nhạc ngựa: là cây gỗ lớn, diện tích tiếp xúc nhiều, cây dẻo dai khó gãy đổ, sử dụng lâu năm. Nhược điểm: Thường xuyên cắt tỉa ngọn.
+ Cây Muồng Đen, Cây Bình Linh: là hai loại cây thích hợp nhất cho việc trồng tiêu. cây có khả năng cố định đạm, tiêu phát triển tốt ít nấm bệnh, tuổi thọ dài. Ngoài ra, giá trị gỗ của hai loại cây này cũng rất lớn.
+ Cây Núc Nác: cây lớn nhanh, thân xốp tiêu dễ bám. Nhược điểm: cây nhiều nấm bệnh, thường xuyên phải cắt tỉa cành nhánh.
Hiện nay Cây Muồng Đen, Cây Bình Linh, Cây Nhạc Ngựa và Cây Xà Cừ là những loài cây được bà con chọn làm nọc tiêu nhiều nhất và cho hiệu quả cao.
Chúc bà con Thành công!
 


Vừa rồi mới đi tham quan các vườn tiêu tại huyện chư sê, gia lai 1 tuần, nhìn chung đa phần các vườn tiêu ở khu vực này đều trồng bằng trụ xi măng nên các vườn tiêu mặc dù đang trong mùa mưa nhưng lá cũng không được xanh lắm mà có màu hơi vàng. Do bộ rễ của tiêu phần nằm dưới đất rất yếu, tiêu là 1 loại cây sống ký sinh nên những rễ phụ bám trên nọc làm bằng xi măng coi như là mất tác dụng, phần rễ dưới đất không đủ cho cây tiêu phát triển hay sao mà thấy cây tiêu không sung như trồng trên trụ sống.

Ở vùng Đá Bạc, Châu Đức vài năm trước hàng loạt vườn tiêu bị xóa sổ do trụ tiêu dùng cây dông chết hàng loạt, sau này dần dần chuyển sang trụ làm bằng cây gòn. Đặc điểm của cây gòn là độ che phủ thấp, dễ rong cành lá phù hợp với cây tiêu hơn những loại cây có tán to. Khi bón phân thì bón cho cây tiêu và cây trụ gòn cùng hút lượng phân đó(nên tăng lượng phân bón đủ con cây trụ gòn và tiêu), lượng phân cây trụ gòn hút để phát triển và rễ phụ của tiêu bám vào trụ gòn hút dưỡng chất của cây gòn, qua đó cây tiêu phát triển mạnh hơn. Vì vậy nên nhìn trụ tiêu bằng cây gòn thì lá tiêu có màu xanh đậm hơn cây tiêu trồng trên trụ xi măng + với thấy vườn tiêu bám trụ gòn phát triển mạnh hơn.

Đôi dòng trao đổi góc nhìn sau khi thực tế tại địa phương tôi sinh sống và du lịch lên gia lai 10 ngày mong góp thêm 1 góc nhìn cho bà con nông dân trồng tiêu thêm dữ liệu để tham khảo. ^^
 
Thế nọc chết thì dùng loại cây gì Là tốt nhất ạ?
Không có cái gì là tốt nhất hết, chỉ có tốt và tốt hơn thôi. Cây tiêu cần độ che phủ tầm 30-40% nên cần kiếm loại cây nào có độ che phủ thấp để đỡ công rong cành lá và dễ sống ví dụ như cây gòn. Khi dùng gòn làm trụ tiêu thì do gòn có độ che phủ thấp nên phù hợp với dây tiêu, khi trụ chết thì có thể chặt cây gòn khác trồng vào lại nó vẫn sống khỏe, sau đó bắt dây tiêu qua cây trụ mới chứ đừng cắt bỏ uổng phí. Cần chú ý đến phòng trừ dịch bệnh hại bộ rễ của cây tiêu chứ không thì dễ tiêu... tùng ^^
 
Một số nơi ở Tây nguyên trồng cây Trôm làm nọc tiêu:


IMGP0193.JPG
 
Tôi nghĩ, ta hoàn toàn có thể làm Nọc Tiêu nhân tạo.
Có 2 việc chúng ta đang bàn ở đây là: độ bám cho Tiêu
leo lên và độ che phủ nắng cho Tiêu.
*
Về độ bám cho thân leo và rễ bám, thì có thể làm cọc
bê tông đúc có khía rồi trát bùn trộn theo công thức
đã thử nghiệm để Tiêu khòi bị nóng, có rễ hút phân bón
và nước tưới. Tốt nhất là đúc rỗng. Tôi đã tửng là thợ
mộc cho xưởng đúc bê tông 2 năm, tin rằng đúc nọc tiêu
kiểu này rất dễ. Chỉ cần thử nghiệm mấy mẫu khía, coi
mẫu nào tốt nhất, rồi làm hàng loạt.
*
Về độ che phủ, có thể làm lưới nilon. Lưới này có thể
giăng ra và thu vào theo thời tiết, và có thể bỏ đi
khi Tiêu đã lớn, che phủ lẵn nhau, cần nhiều nắng hơn.
*
 
Em thấy bên campuchia người ta trồng tiêu bằng nọc chết 100% vì cây nọc rất rẻ, chỉ 35-40k/ cây. Họ thường dùng cây cà chất vì rất lâu mục

Phí trên họ toàn dùng lá dừa để che mát cho tiêu mới trồng chứ ko dùng lưới lan như bên mình
 

Cây trôm - làm nọc tiêu 2 trong 1

Nọc tiêu là một trong những vấn đề khá quan trọng mà bà con trồng tiêu quan tâm. Dùng những cây gỗ chết là truyền thống nhưng khi xưa bà con thường dùng những gỗ chết loại tốt thì nọc tiêu mới bền mà bây giờ thì lấy đâu ra đó là chưa tính đến giá thành, vườn tiêu nào còn cây nọc như vậy thì lo giữ nọc hơn lo giữ tiêu, thực tế chứng minh cây gỗ chết cũng không tốt cho cây tiêu. Sau nữa thì dùng nọc bêtông, nọc gạch. Xét về mặt kinh tế và mức độ ảnh hưởng đến tiêu thì cũng không khả quan chút nào. Gần đây người dân thấy hiệu quả hơn là dùng nọc sống với những cây gỗ như muồng, vông....Nhưng một mô hình cho hiệu quả hơn cả và cũng đã được thực tế chứng minh đó là dùng cây trôm hôi làm nọc tiêu. Bà con có thể tìm hiểu riêng về cây trôm và hiệu quả kinh tế của nó, rồi kết hợp cả hiệu quả từ cây tiêu và cây trôm. Tôi muốn dẫn chứng bằng hình ảnh thực tế mà tôi mới ghi lại được. Bà con quan tâm có thể tìm hiểu thêm (ĐT :0915038086)
Dưới đây là một số hình ảnh cây trôm hôi làm nọc tiêu(máy tính của tôi bi iỗi nên không chỉnh kích cỡ hình ảnh được, bà con coi tạm)


IMGP0192.JPG

IMGP0194.JPG

IMGP0197.JPG

IMGP0347.JPG
 
Cây trôm này sức tăng trưởng phải nói là rất mạnh, ít phải lo đến vấn đề chết trụ. Thằng bạn trên gialai nó đang ương hạt giống mà mấy ngày ở chơi em thấy nó lớn từng ngày, nghe nó nói nó mua hạt giống 30k/1kg, loại này dễ trồng, dễ sống, mạnh, độ che phủ chỉ hơn cây gòn 1 chút ít rất phù hợp để làm nọc tiêu. Em còn nghe nói mủ của cây trôm này phơi khô để dành dầm với nước sôi pha đường ngâm 5p rồi bỏ đá vào uống dùng để giải nhiệt cho cơ thể những lúc lao động mệt, mát đến nỗi "tối ngủ khỏi cần đội nón" luôn ^^
 
em cũng xin mạo muội góp thêm ý. Cây nọc tiêu tùy theo từng vùng mà ta luwac chọn cây nọc chết hoặc sống, nhà em khoảng 6000 nọc tiêu ,trong đó cây sống (gòn gai ,cóc rừng ,cà na,)khoảng 1000 nọc ,còn lại là nọc chết chủ yếu là cà chít vs căm xe .vài năm gần đây di không còn nọc chết nên trên chỗ em chuyển qua đuacs trụ bê tông.
Chi phí thì rẻ nhất là nọc sống khỏng 70_80k. nọc bê tông thì 130-150k, cong nọc chết thi tuwqf 230-250k
1- Nọc Tiêu bằng tháp gạch: + Thời gian sử dụng lâu, diện tích lớn, đẹp.
+ Chi phí cao, thời gian đầu tiêu khó bám do nóng, tuổi thọtiêu giảm.
2- Nọc Tiêu bằng cọc bê tông: + chắc chắn.
+ Chi phí cao, thời gian đầu tiêu khó bám do nóng, tuổi thọtiêu giảm.
3- Nọc Tiêu bằng các loại cây thân gỗ:
+ Cây Keo Dậu: loài cây này có khả năng có định đam nên rất tốt. Nhược điểm: thân cây nhỏ nên diện tích cho tiêu tiếp xúc ít, dễ gãy đổ.
+ Cây Xà cừ, Nhạc ngựa: là cây gỗ lớn, diện tích tiếp xúc nhiều, cây dẻo dai khó gãy đổ, sử dụng lâu năm. Nhược điểm: Thường xuyên cắt tỉa ngọn.
+ Cây Muồng Đen, Cây Bình Linh: là hai loại cây thích hợp nhất cho việc trồng tiêu. cây có khả năng cố định đạm, tiêu phát triển tốt ít nấm bệnh, tuổi thọ dài. Ngoài ra, giá trị gỗ của hai loại cây này cũng rất lớn.
+ Cây Núc Nác: cây lớn nhanh, thân xốp tiêu dễ bám. Nhược điểm: cây nhiều nấm bệnh, thường xuyên phải cắt tỉa cành nhánh.
Hiện nay Cây Muồng Đen, Cây Bình Linh, Cây Nhạc Ngựa và Cây Xà Cừ là những loài cây được bà con chọn làm nọc tiêu nhiều nhất và cho hiệu quả cao.
Chúc bà con Thành công!
nọc tiêu mà bác nói các loai = thân gô này rất nhanh mục được vài năm là ngã ngay,không hiệu quả lắm.bữa nào nắng e, vào rấy chụp vài tấm cho các bác xem,do hôm nay mưa quá không đi được.
 
Sử dụng cây gòn xanh là tốt nhất "ý kiến chủ quan"

Hiện nay có rất nhiều bà con ở các tỉnh tây nguyên đang chuyển dần trồng tiêu bằng cây trụ sống. Đây là phương pháp làm hiệu quả và mang tính bền vững, khắc phục toàn bộ những nhuợc điểm của cây trụ chết .
Có rất nhiều loại cây trụ sống để bà con có thể lựa chọn mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng.
Cây keo dậu: Là cây thuộc họ đậu, cây phát triển nhanh, mất công cắt tỉa nhiều lần. cây keo là sự lựa chọn tốt nhất cho những ai không ngại bỏ công cắt tỉa (1 năm cắt tỉa 3 đến 4 lần trong mùa mưa).
Cây Lồng mứt: Cây này có đặc điểm lên thẳng ít đẻ nhánh như cây keo, nhưng tốc độ lớn rất châm, phải trồng từ 3 đến 4 năm mới trồng được tiêu. Nếu không may chặt phải rễ của cây chỗ đó sẽ mọc thành cây, rất khó chịu. Nếu không ngại đợi lâu cây lồng mứt cũng là sự lựa chọn hay.
Cây hông: Qua nhiều năm tìm hiểu về loại cây sống tôi khuyên bà con không nên dùng loại cây này (…)
Cây xoan: Loại cây này phát triển nhanh, có một đặc điểm cực kỳ giống cây lồng mứt đó là nếu cắt phải rễ nó sẽ đẻ nhánh rất cây bất tiện. cây mọc không giới hạn độ to.. một hai năm đầu nhìn rất thíc nhưng về lâu dài thì không ổn (thân mọc to không giới hạn.. trồng thử sẽ biết..)
Cây trôm: Cây này tôi nắm khá rõ những thông tin và đặc điểm. Cây này lớn khá nhanh 1 đến 2 năm là làm trụ cho tiêu bám thỏa mái, Tôi đã có dịp tham quan vùng trồng chuyên canh cây này để trồng tiêu và một thời gian bán loại cây này cho bà con có một số lời khuyên là: nếu bà con ở vùng như đắc nông, đaklac (tôi đã tham quan qua) thì nên trồng loại cây này. Nếu bà con ở Gia lai tuyệt đối không nên trồng (Tôi đã thử nghiệm 5000 cây kết quả không như mong muốn do khí hậu…).
Ngoài những loại cây trên còn có một loại khác mà hiện nay tôi đang cho canh tác tại gia đình đó là cây Gòn Xanh.
Cây Gòn Xanh : Cây mau lớn, trồng 1 năm có thể mang trồng tiêu. cây này đảm bảo độ che phủ 30% (độ che phủ phù hợp nhất cho cây tiêu), ít phải cắt tỉa nhiều. Có hai cách để trồng cây này, hoặc cắt cành trồng trực tiếp (ưu điểm : có trụ cho tiêu leo ngay, nhược: mọc rễ ngang nhiều cạnh tranh dinh dưỡng) hoặc trồng bằng hạt(ưu điểm: rễ cọc mọc sâu ít cạnh tranh dinh dưỡng, nhược: phải trồng trước 1 năm).

Một số nguyên nhân vì sao tôi khuyên bà con nên dùng cây này:
Qua thực nghiệm và tìm hiểu rất nhiều loại cây(đã thất bại trong nhiều loại cây) tôi thấy gòn là loại cây phù hợp nhất với những kỳ vọng của tôi. Trồng 1 năm là cho tiêu leo, cây phù hợp với vùng đất trên Gia Lai (nhà tôi ở gia lai), Ít phải cắt tỉa…
Một thực tế thuyết phục khác là trong một lần đi tham quan tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi biết được chính Vua hồ tiêu chư sê “Anh QUéo” Hiện tại cũng đang trồng loại cây này cho vườn nhà anh(khoảng 17 ngàn nọc được trồng bằng cây gòn xanh). Đến Vua hồ tiêu còn dùng tại sao tôi lại không tin dùng?.
Môt số kinh nghiệm về lựa chọn cây trụ sống chia sẻ cùng bà con..
Chú ý: Năm 2008 ở tỉnh đồng nai có nhiều vườn tiêu trồng cây gòn bị xóa sổ do cây gòn bị bệnh tự chết đó là cây gòn gai (cây gòn có gai) không phải gòn xanh bà con nhé. Nên bà con hãy yên tâm nhé..
 
cám ơn bạn vệ ý kiến nhưng thường thì cây gòn xanh hay còn gọi là gòn trơn khá nhiều sâu bệnh, thứ 2 là nếu trồng hoàn toàn thì độ che phủ quá cao. trồng bằng cành thì sau vaìu năm do gốc ko chắc chắn nên gặp gió bão mạnh sẽ dễ bị gãy đổ.
trồng tôi đồng ý với bạn là ông Quéo cũng đang dùng loại cây này. cũng là người quen với mình nhưng cây này chỉ có 1 tác dụng duy nhất là che bớt ánh sáng cho tiêu. vì sao? họ trồng hoàn toàn bằng trụ betong trồng 1 cây gòn ở góc bồn để che nắng chứ ko cho tiêu leo lên trụ. thứ 2 là cây gòn đc trồng cách 1 trụ chứ ko phải tất cả. thứ 3 vùng đó đất có sỏi nên mình ngĩ đất vào mùa khô nên nóng cần che phủ cao. đó là thực tế tại vùng tiêu hồ Iaring. mà khu này cunbgx chỉ có duy nhất ông này đi tiên phong chứ ngta trồng cả chục năm tại đây rồi có ai làm thế đâu mà tiêu vẫn xanh mướt, họ trồng 100% trụ chết. có chăng là vài cây chắn gió xung quanh vườn.
có 1 điều tôi cũng như bạn khẳng định rằng tiêu trồng bằng trụ sống có sức đề kháng bệnh cao, tuổi thọ bền vững và sản lượng ổn định hơn trụ betong
vài dòng chia sẻ cúc các bạn vui và thành công
 
em đang dự tính dùng cây Núc nác làm trụ tiêu, nhưng hiện nay ở chỗ em có nhiều loại núc nác lắm em đang phân vân, có bác nào có hình cây núc nác chia sẻ em tham khảo thử loại nào trồng tiêu là tốt hơn
 
Tôi đang thử nghiệm cho tiêu leo trên thân cây cao su đã 4 năm tuổi xem thế nào. Vì cao su rẻ quá bỏ thì thương vương thì tội. Đương nhiên là phải róc cành để lại ngọn để duy trì sự sống cho cây.
Tôi mới triển khai trồng 300 trụ đợi 1 năm xem phát triển thế nào sẽ triển khai thêm.
 
Ai mua nọc tiêu vĩnh viễn thì liên lạc với mình qua số điện thoại 0987251655
 


Back
Top