Cây phân tán ???

  • Thread starter cocghe
  • Ngày gửi
Chỉ thị số 334/CT-TTg , ngày 10 tháng 03 năm 2009 của Thủ tướng Chính Phủ VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN TRỒNG MỚI 5 TRIỆU HA RỪNG có đoạn viết:

". Về trồng cây phân tán: tiếp tục duy trì và phát động rộng rãi phòng trào trồng cây phân tán trong cả nước, huy động mọi tầng lớp nhân dân, tận dụng các tuyến đường giao thông, kênh, rạch, các khu đô thị và khu dân cư, tận dụng quỹ đất của các cơ quan, đơn vị, các hộ gia đình và mọi quỹ đất có thể để trồng cây phân tán, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cả về kinh tế và cảnh quan môi trường. Phấn đấu hàng năm trồng mới và trồng lại trên 300 triệu cây trồng phân tán.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng quy hoạch và kế hoạch trồng cây phân tán chi tiết đến từng đơn vị cơ sở, tổ chức chỉ đạo cụ thể, theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện của địa phương mình; xây dựng các cơ chế quản lý cụ thể, tạo thuận lợi cho người trồng chăm sóc, bảo vệ và khai thác sử dụng cây trồng; giao việc quản lý cây trồng để các thôn, bản tự quản hoặc các tổ chức, đoàn thể quần chúng tổ chức trồng trên các khu đất công. Ở các thôn, bản cần xây dựng quy ước nội bộ để bảo đảm trồng cây nào sống tốt cây ấy.
Các đơn vị, địa phương chủ động bố trí, lồng ghép trong các chương trình dự án của Trung ương và địa phương trên địa bàn, bảo đảm kinh phí cho trồng cây phân tán.
Hàng năm các đơn vị, các địa phương phải báo cáo tình hình trồng, bảo vệ và kết quả khai thác sử dụng cây phân tán về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ."

Các bác làm ơn cho mình biết giá trị của cây phân tán đối với môi trường sống và nước ngầm. Mổi 1 cây phân tán đóng góp bao nhiêu mét vuông rừng cho tổng diện tích rừng quốc gia?

Tiêu chí chọn giống cây cho đường phố, đường nông thôn, ven vườn, bờ ao, bờ ruộng...

Cám ơn trước nhé!
 


Góp ý bác Cóc Ghẻ phát.
Theo tôi, với môi trường sống cây cối hút Carbon, nhả Oxy, giảm tiếng ồn, tạo bóng mát, tạo cảnh quan, một số loài kết hợp cho gỗ, hoa quả... Còn nước ngầm chắc ko ảnh hưởng gì. Tính mét vuông cây thì căn cứ vào đường kính tán lá (bán kính x bán kính x Pi).
Tiêu chí chọn cây trồng phân tán, chắc là ngoài các yêu cầu phù hợp điều kiện khí hậu, đất đai, cây trồng cần phải có kích thước lớn để nhanh chóng cho bóng mát.
 
Xin cám ơn 2 bác về các thông tin nói trên!

Sau khi đọc xong, cocghe tôi vẫn chưa rõ là cây phân tán có bù đắp hay làm hao tổn thêm mực nước ngầm?

Cây cà phê hoặc cao su có thể xem tương đương như rừng sản xuất hay cây phân tán?
 
theo mình nghĩ đối với mạch nước ngầm thì cây trồng có ảnh hưởng rất lớn đến chu kì nước cụ thể là:
- cây sẻ giúp giữ nước trên cây khi trời mưa, giảm xói mòn và lũ lụt.
- cây làm giảm tốc độ chảy của nước giúp nước thấm vào đất được nhiều hơn >> gia tăng mực nước ngầm >> điều này rất quan trọng
ví dụ như ở sông Hồng có hiện tượng lũ vào mùa mưa nhưng lại rất khô hạn trong mùa khô ở dạo gần đây. Theo mình giải thích thì là do đất đai xung quanh đó đã được xây dựng công trình và bê tông hóa nên khi trời mưa nước sẻ ko thấm dc xuống đất >> đất không dự trữ đc nước cho mùa khô >> làm hạ mực nước ngầm >> người dân lại càng đào giếng sâu hơn để lấy nước >> mực nước ngầm lại càng hạ >> gây thiếu hụt nguồn nước. Trong khi đó khi trồng cây thì như trên cây sẻ giúp nước thấm vào đất >> dự trữ nước trong đất >> khôi phục lại mực nước ngầm ....
- cây còn giúp trao đổi nước trong không khí và đất dựa vào việc hấp thu nước ở rể cây và làm thoát hơn nước ở khí khổng của lá >> làm mát môi trường xung quang > giảm nhiệt độ không khí nên bạn thấy mát khi ở dưới bóng cây hơn là ở dưới mái tôn mặc dù cùng là bóng râm.

>> đó là một số vấn đề liên quan đến nước ngầm.
---------------
hihi cho nên sân nhà bạn chổ nào trống trãi ít đi lại nên trồng cỏ hơn là lát đan hay bê tông hóa >> vừa dc mỹ quan vừa tích cực cho môi trường , không khí cũng dể chịu hơn
 
Last edited by a moderator:
Ở đây cần hiểu rõ khái niệm cây phân tán. Cây phân tán ko chỉ là cây trồng đường phố, đô thị mà có thể hiểu là cây trồng không tập trung thành rừng. Như vậy, tùy theo từng điều kiện cụ thể mà có tiêu chí chọn giống khác nhau.

Đối với Cà phê và Cao su nếu trồng tập trung thành rừng thì không thể gọi là cây phân tán. Cà phê cũng không được coi là cây rừng, còn rừng Cao su thì mới có văn bản của Bộ NN&PTNT coi là rừng, cũng như FAO cũng coi rừng Cao su là rừng.
 
Bác cacghe này cũng hay. Bác hỏi 1 cây phân tán đóng góp bao nhiêu mét vuông rừng cho tổng diện tích rừng quốc gia?
Câu hỏi này cũng hay, nhưng bác có nghĩ đến 300 triệu cây phân tán sẽ đóng góp bao nhiêu ha chưa?
Giả sử mật độ trồng rừng tập trung là 1.000 đến 2.000 cây/ha (tuỳ loài, đấy là chưa kẻ có loài có thể chỉ trồng vài trăm cây/ha), vậy 300 triệu cây phân tán được trồng mỗi năm trên cả nước chẳng phải ta sẽ có 150.000 - 300.000 ha rừng sao?. Diện tích này sẽ bằng từ 1/4-1/2 diện tích rừng hiện tại của cả tỉnh Lâm Đồng.
Còn về đóng góp cho môi trường thì chắc chúng ta cũng không cần bàn đến. Theo một số khảo sát sơ bộ về giảm phát thải carbon do rừng và suy thoái rừng (chương trình về REDD, do nhóm tư vấn của thầy Bảo Huy - đại học Tây Nguyên), 1 ha rừng Việt Nam chứa trung bình 80 - 200 tấn carbon (số liệu này tính phần thân cây trên mặt đất, chưa tính carbon trong đất). Với khoảng 150.000 ha rừng cây phân tán khi trưởng thành, chẳng phải cây phân tán sẽ cố định đượcc 12.000.000 - 30.000.000 tấn Carbon (tương đương 44.040.000 - 110.100.000 tấn khí carbonic).
Tính ra, đó sẽ là một con số không phải là không được chú ý.
Đấy là chưa kể những giá trị khác! Bạn thấy cây phân tán có giá trị không?
 

Em thấy ở bên Sin người ta trồng một loại cây rất là hay (em chả biết tên nó như thế nào).Cây cao độ 4-5m là cành um tùm (phía trên ngọn thôi), rất là mát, ban ngày thì lá nó xòa ra che nắng, ban đêm thì lá nó cụp lại để ánh đèn điện có thể chiếu sáng đường đi, rất chi là tiện lợi
 
So sánh một mảnh đất trống và một mảnh đất có một cây gỗ lớn trồng trên đó,
thì cây này hút nước dưới đất lên, và nước đó bay hơi qua hàng nghìn vạn lá
trên cây đó, còn mảnh đất trống thì nước bay hơi trực tiếp qua mặt đất hở .
Nếu đất này là một tảng đất vì trước kia là bùn, thì nước bay hơi mạnh lắm,
nhưng nếu đất này đã có sâu bọ thì mặt đất đó xốp, nước dưới sâu được che chở
bởi lớp đất khô trên cùng. Nếu đất ấy có cỏ mọc, thì nước dưới sâu cũng đưỢc
che chở như vậy, nhưng bền vững hơn, chứ không dễ bị thay đổi lớp đất mặt.
Nói chung, sự mất nước của đất có cây to, có cỏ, và đất trọc không khác nhau
là mấy, và thực sự ở ViệtNam rất ít đất trọc, mà luôn luôn có cỏ, cỏ mọc tốt,
và cỏ mọc cằn cỗi.
*
Cây gỗ lớn nếu mọc trong thành thị, thì làm tươi mát hoàn cảnh, nhưng cũng
nguy hiểm khi gió lớn, cành và cây đổ làm sập nhà, sập dây điện, cản trở đi
lại, chết người. Cây gỗ lớn mọc ở đầu bờ ruộng, là nơi bà con nghỉ giữa những
lúc cày cấy mệt nhọc, nhưng nhiều cây, thì ảnh hưởng năng suất lúa ở gần những
cây đó . Có thể nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường, lúa quanh các cây lớn mọc
rất xấu, ít bông, và bông ít hạt, nhiều hạt lép.
*
Bàn thì bàn cho hết lẽ, chứ chỉ thấy mặt hay, mà không thấy mặt dở, là một cách
nhìn phiến diện, báo cáo thành tích mà che dấu chỗ thua thiệt.
*
 
Có một thực tế thế này. Để rừng tự nhiên, kể cả rừng toàn cây bụi, cây cỏ thì khả năng dự nước rất tốt. Nó cản trở dòng chảy khi mưa. Nước ngấm nhiều hơn vào đất, rồi từ từ chảy ra tạo nên những con suối. Khi con người trồng rừng thì phát sạch cỏ, cây bụi, khi có mưa thì nước chảy rất nhanh xuống dưới gây lũ. Và vì thế nên cũng nhanh khô hơn. Nói tóm lại chúng ta càng trồng nhiều rừng để khai thác thì nguy cơ lũ càng lớn.
 
Em thấy ở bên Sin người ta trồng một loại cây rất là hay (em chả biết tên nó như thế nào).Cây cao độ 4-5m là cành um tùm (phía trên ngọn thôi), rất là mát, ban ngày thì lá nó xòa ra che nắng, ban đêm thì lá nó cụp lại để ánh đèn điện có thể chiếu sáng đường đi, rất chi là tiện lợi
cây bạn nói là cây Còng
Tôi thấy đất của người dân hiện nay manh mún toàn để trống cỏ mọc um tùm, đa phần mua đất để bán kiếm lời, nếu trồng cây ăn trái trên đó thì cũng không có ăn mà trồng cây lấy gỗ tốt một chút cũng không đến lượt họ xài bởi dân Việt mình rất phá, còn gỗ tạp thì trồng làm gì bởi vậy không thể trách họ được.
Nếu nhà nước ra chủ trương bắt buộc người dân nhận thức trồng cây là để cải tạo cảnh quan môi trường thì theo tôi phải ra qui định rõ ràng, những ai có đất nếu không xây nhà thì phải trồng cây phân tán, nếu không trồng giáp hết đất sẽ bị phạt tiền trên mỗi mét vuông bỏ trống.
 
Em thấy ở bên Sin người ta trồng một loại cây rất là hay (em chả biết tên nó như thế nào).Cây cao độ 4-5m là cành um tùm (phía trên ngọn thôi), rất là mát, ban ngày thì lá nó xòa ra che nắng, ban đêm thì lá nó cụp lại để ánh đèn điện có thể chiếu sáng đường đi, rất chi là tiện lợi
Đấy là cây me Tây (tên gọi khác là cây Mưa, Muồng Tím ...) ở VN trồng cũng nhiều rồi nhưng do ko bố trí ko gian cho cây nên cứ vài năm là lại cắt hết cành ngọn nên ko phát triển ra to được như bên Sing
 


Back
Top