cây rau mướp

  • Thread starter vi ngay mai
  • Ngày gửi
các bác nào ờ miền tây xin cho em hỏi về cây rau mướp,em có nghe mọi người đồn đãi về cây này rất nhiều nhưng chưa biết thực hư thế nào?? , em chỉ biết laọi này sống ở vùng sông nước đọt non của nó dùng làm rau , hay làm chua rất ngon !!
 


các bác nào ờ miền tây xin cho em hỏi về cây rau mướp,em có nghe mọi người đồn đãi về cây này rất nhiều nhưng chưa biết thực hư thế nào?? , em chỉ biết laọi này sống ở vùng sông nước đọt non của nó dùng làm rau , hay làm chua rất ngon !!

Đính chính ... rau mốp chứ hong phải rau mướp ...
Hình em nó đây.
Rau%20mop.jpg



Rau%20mop.a.jpg


CÂY RAU MỐP – MÓN ĂN CHÍNH KHÔNG THỂ THIẾU CỦA DÂN QUÂN DU KÍCH CỦ CHI THỜI KHÁNG CHIẾN



Hò ơi! Thân có gai bụi dai lá dậm, ngăn bước quân thù tô đậm chiến công, một vùng sông nước mênh mông, Củ Chi có cây rau mốp. Hò ơi! Củ Chi có cây rau mốp, chạnh lòng người đi”.
Lời thơ của ai đó nghe sao chứa chan tình cảm và rất đổi tự hào. Nói đến Củ Chi, không chỉ có củ mì là cây lượng thực đặc trưng, mà cây rau mốp cũng là một món ăn ngon quen thuộc mà ít nơi đâu có được. Thật vậy! Có dịp đến với địa đạo Củ Chi, cảm giác thời chiến được thể hiện rỏ nét hơn, bên dĩa củ mì luộc, chén muối đậu được đưa ra mời khách, kèm theo đó là dĩa rau mốp chua, giòn và ngon đến lạ, được chấm với chén mắm nêm hay chén nước mắm chanh dầm cá nướng trui.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><FONT face=
Rau mốp là một loại cây ưa nước, mọc theo triền sông, thân mềm, có gai, sống thành bụi, cây chỉ sử dụng được khi còn non, lá còn búp, chứ khi cây đã xòe lá xanh thẳm là đã già, không ăn được. Cả lá và củ của cây rau mốp đều có ích cho con người. Ở Củ Chi, rau mốp mọc nhiều dọc theo sông Sài Gòn nhất là ở miệt Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng; người lớn và trẻ nhỏ ai ai cũng đều biết đến.<o:p></o:p>

Ông Lê Văn Voi, năm nay đã 80 tuổi nhà ở ấp Phú Lợi – xã Phú Hòa Đông, người đã tham gia qua 2 thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Với ông kỷ niệm về cây rau mốp khó mà phai nhạt: “Cây rau mốp không chỉ là nơi che giấu, ẩn náo của dân quân du kích mà còn là món ăn chính hàng ngày của chúng tôi lúc bấy giờ. Hồi đó, mình đâu có nghĩ là lại nhờ rau mốp dữ vậy. Vậy mà những khi khó khăn, địch càn quét căng thẳng, thiếu ăn, nó lại trở thành món ăn chính. Mọi người thay nhau đi bẻ rau mốp và tự chế ra đủ thứ món ăn. Có điều kiện thì nấu canh nêm mắm ruốc, còn không thì luộc chấm với nước mắm trong dầm ớt, nhưng phần nhiều thì chấm với nước muối pha loãng, chứ ít khi được chấm với nước mắm lắm”. Ông còn cho biết, có lần một người đồng chí của ông bị bệnh bại, với bài thuốc là củ cây rau mốp, cùng cây mắc cỡ và cỏ mần chầu, ba thứ phơi khô, sao rồi sắc uống… vậy mà hết bịnh. Ngoài ra, lá non của rau mốp ăn sống cũng rất ngon và đôi khi nó là lại hàng “độc nhất vô nhị” của những người ghiền thuốc rê khi thiếu thuốc. Lúc đó, tụi tui ghiền thuốc lá lắm, nhưng ít khi có được những bánh thuốc rê ngon, do đó những lúc thiếu thuốc, tụi này bẻ lá của nó và lá cây muồng trâu đem phơi khô, sau đó lấy lá muồng trâu quấn với lá rau mốp và hút phì phà đâu thua gì thuốc lá”.<o:p></o:p>
Trong kháng chiến, rau mốp là người bạn đường không thể thiếu của dân quân du kích như thế, còn trong đời sống của bà con ta, nhất là bà con vùng Nam bộ, không biết tự bao giờ rau mốp lại trở nên thân quen và là món ăn khoái khẩu của không ít người. Nào là rau mốp luộc bốp đậu phộïng rang và chút rau râm chấm với một chén nước mắm ngon rất tuyệt, nhiều bà con ví von đó là món thịt gà xé phai bóp rau râm. Không thì rau mốp nấu canh chua với cá đồng, làm gỏi, ăn với lẩu hoặc làm dưa chua ăn với mắm nêm thì còn gì bằng. Củ mốp bàu đem phơi khô, có thể sao hoặc không sao cũng được, xong nấu nước uống như uống trà, có tác dụng lợi tiểu, mát gan…<o:p></o:p>
Bà Đặng Thị Lập – ấp Bến Cỏ, một bạn hàng ở chợ xã Phú Hòa Đông chuyên bán các loại rau, nhưng chỉ có bà là có bán rau mốp. Ngày nào cũng vậy, bà bán vài chục ký vừa rau mốp tươi, rau mốp đã muối chua do bà tự làm và cả củ rau mốp đã phơi khô. Giá rau mốp tươi 10 đến 12 ngàn đồng/ký, rau mốp muối 14 – 16 ngàn đồng/ký, giá củ mốp đã phơi khô 30 ngàn đồng/ký, tuỳ theo bữa chợ. Nhiều người muốn mua rau mốp tươi để biếu bà con, hoặc để làm các món ăn khác thì phải đặt hàng trước cho bà, nếu không thì không có rau. Nói về cách muối chua rau mốp bà cho biết “Rau mốp mua về bẻ bỏ bớt phần già ở dưới gốc, rồi chẻ ra, bắt nước thật sôi, cho rau mốp vào trụng vừa thôi, tránh để chín quá rau sẽ bị đen, không đẹp và rau mềm quá cũng không ngon. Sau đó vớt ra rửa sơ qua 2, 3 nước lã, rồi nhận vô lu, bỏ nước vo gạo và muối hột vào, để như vậy khoảng 4 ngày là ăn được. Cần lưu ý là nếu rau chưa chua ăn sẽ bị đắng”.<o:p></o:p>
Ai đã từng thưởng thức rồi thì khó có thể quên được hương vị của món rau mốp vừa chua vừa giòn và ngon đến lạ kỳ. Ngày trước nó là lương thực chính của quân dân du kích trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ, còn bây giờ là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình và của cả những nhà hàng sang trọng. Có dịp đi các chợ lớn nhỏ của Củ Chi, không chợ nào là không bán rau mốp. Khách đến với Củ Chi, hay những con em của quê hương, đi xa trở về không thể không thể bỏ qua được món rau mốp. Muốn thưởng thức món ăn dân giả nhưng đậm đà hương vị của một miền quê, xin hãy đến với quê tôi - “Củ Chi đất thép Thành đồng”.

nguồn : http://www.cuchi.hochiminhcity.gov.vn/DetailNews.asp?ID=1480
 
Nhớ lắm rau móp ơi!

Cây rau móp

Rau móp (còn gọi là cây móp, móp gai) là loại cây hoang dã thường mọc nơi vườn rậm, bờ bãi ven sông, chỗ đất ẩm thấp, nhiều nhất ở miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Rau móp tương tự cây môn nhưng thân cứng cáp hơn, phiến lá có nhiều rãnh sâu (giống như lá ráng). Cọng lá già có nhiều gai nhọn, sắc nằm giữa thân, phải cẩn thận để tránh trầy xước khi chạm phải. Cọng lá non suôn dài màu xanh nhạt với những gai nhỏ nham nhám, và phần trên cùng, lá có màu nâu. Theo đông y, củ cây móp có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, sát trùng, tiêu viêm, giải độc. Còn theo các bà nội trợ, đọt móp non chế biến nhiều món ăn rất hấp dẫn như: xào tép, xào thịt (heo, bò…), làm dưa …; nhưng món để lại ấn tượng sâu đậm nhất - đối với tuổi thơ tôi - phải kể là dưa móp trộn tôm, thịt do ngoại chế biến.
Ngày xưa sau nhà ngoại tôi có cái mương cạn, cỏ dại mọc um tùm và trong đó có một đám rau móp mọc xanh tốt. Mỗi khi túng ngặt, khó kiếm thức ăn, ngoại thường mang rổ ra sau vườn hái rau móp về xào mỡ chấm nước cá (hoặc nước mắm chanh tỏi ớt) ăn với cơm. Phần rau móp còn thừa, ngoại làm dưa để ăn dần… Đọt móp hái về, ngoại rửa sạch, cắt khúc dài cỡ gang tay cho vào keo, nấu giấm đường, muối (vừa khẩu vị), để nguội cho vào ngập xâm xấp với đọt móp. Để rau móp được ngấm đều trong giấm, ngoại dùng que tre gài xuống, đến ngày hôm sau là có thể dùng được. Tôm sú và thịt ba rọi, ngoại luộc chín với nước dừa tươi cho có vị ngọt, thơm đặc trưng. Khi các thứ đã chín hẳn, vớt ra. Tôm lột vỏ từng con, nếu con lớn, ngoại dùng dao chẻ làm đôi; còn thịt ba rọi, củ cải đỏ xắt thành miếng mỏng. Kế đến là trộn đều những nguyên liệu trên với rau răm, dưa móp (nếu dưa móp ít chua, ngoại thêm một chút nước cốt chanh + đường + nước mắm). Để món ăn có được vị béo, thơm hấp dẫn, trước khi múc ra dĩa, phải thêm vào đậu phộng rang giã giập và làm một chén nước mắm chanh, tỏi ớt, thế là xong!... Gắp một miếng gỏi dưa móp trộn tôm thịt chấm vào chén nước mắm chua ngọt đưa lên miệng nhai chậm rãi, cả nhà ai nấy đều trầm trồ khen ngợi sự khéo tay của ngoại vì đã chế biến món ăn ngon dân dã, độc đáo này...
Ngoại tôi giờ đã khuất, tôi có gia đình riêng và sống nơi thành phố. Trong dịp tình cờ vào siêu thị mua hàng, tôi vui mừng khi bắt gặp món dưa móp đóng gói trên kệ và vội vàng mua về chế biến ngay món ăn của thời thơ ấu. Nhìn dĩa dưa móp trộn tôm thịt để trên bàn, chợt nao lòng nhớ về hình dáng gầy gò của ngoại lủi thủi đi vào nhà, và cặp bên hông là rổ rau móp mới hái về để chế biến món ăn...



 
Theo em còn biết cây này còn có một cônd dụng khác nữa la phẩn Rễ củ của nó chữa được bệnh Gan nữa đó.
 
nhờ các bác up hình lên em mới biết em đã tùng thấy laọi cây này rồi nhưng không biết là cây gì , cành là đầy gai em đoán cây này có tác dụng chữa bệnh gì đó thật đúng nhự em nghĩ, vậy là cây này sống được cả trên cạn ,cành non củng có gai vậy là khi chế biến món ăn mình phải gọt bỏ lớp ngoài hở các bác !!
 
Sống trên cạn thì chưa thấy bao giờ, chỉ thấy nó sống gần bờ ruộng và nhửng vũng lầy nhỏ. Cây này em thấy nhiều ở khu vực Bình Dương và củ chi.

Chợ Thủ Dầu Một bình dương có bán rễ của cây này về Nấu nước uống phòng và chữa trị bệnh Gan.

30-50.000/ kg rễ khô tùy theo mùa.
 
cây này thuộc laọi rau rừng , mà hiện giờ người ta ưa chụông rau rừng vì là rau sạch , nếu chúng ta trồng nó như một laọi rau thông dụng thì sao ????
 

đúng vậy nhưng nó sẽ được tiêu thụ mạnh vì tâm lý người tiêu dùng là thích loại sản phẩm an toàn ..
 
đúng vậy nhưng nó sẽ được tiêu thụ mạnh vì tâm lý người tiêu dùng là thích loại sản phẩm an toàn ..
Chưa chắc đâu bạn ơi, SP an toàn chưa hẳn tiêu thụ cao hơn so với SP giá rẻ... ít nhất là ở vào thời điểm này???!!!
 
Chưa chắc đâu bạn ơi, SP an toàn chưa hẳn tiêu thụ cao hơn so với SP giá rẻ... ít nhất là ở vào thời điểm này???!!!
Có một cách khiến SP an toàn được tiêu thụ mạnh, đó là: phải ..... thiệt ..... là .................RẺ!!!!!!!!
:D:2cat::2cat::2cat:
 
cái gì củng có cái giá của nó hết bác à , muốn an toàn mà còn đòi rẻ nữa ...
 


Back
Top