Cây thảo quả - vùng chân núi Tam Đảo trồng được không các bác ?

  • Thread starter Laononglamvuon
  • Ngày gửi
Xin hỏi kinh nghiệm các bác là có thể trồng thảo quả ở vùng chân núi Tam Đảo được không các bác? Độ cao khoảng từ 70 - 150 mét trên mực nước biển các bác ạ.
 


Thảo quả chỉ sống nở những nơi có rừng mát mẻ nhiệt độ thấp và ít ánh sáng .nó sống duới tán của những cây gỗ. Nếu chỗ bạn có rừng ẩm ,khí hậu mát mẻ thì trồng được . Mình chưa đến tam đảo nhưng nghe nói trên đó khí hậu cũng mát mẻ lắm .
 
Bạn đọc tư liệu này xem mình thấy nếu theo lời bác nuoide nói thì vùng này có thể trồng thảo quả được
" Tam Đảo được xem là “của trời cho” của Vĩnh Phúc – đây là lời khẳng định của ông Nguyễn Ngọc Phi - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài các ưu thế về thiên nhiên, khí hậu, Tam Đảo còn là nơi hội tụ của hơn 490 loài thực vật, trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm như Sam bông, Pơ mu, Thông tre, Kim giao, Lèn xanh, Sa nhân, Đỗ quyên cùng các loại phong lan, địa lan nổi tiếng. Về Động vật, VQG Tam Đảo có đến 281 loài như hổ báo, khỉ, voọc đen má trắng, hươu, nai, gà lôi, chồn hương... Đặc biệt quý hiếm ở Tam Đảo là loài Sa Dông (cá Cóc), gà so cổ đỏ cùng hàng trăm loài côn trùng độc đáo... Độc đáo hơn cả, có lẽ là vùng đất ướt, bắt đầu từ độ cao 1.100m cho đến độ cao 1.403m, nằm trên sống của dãy Tam Đảo được gọi là Rừng Lùn. Rừng lùn nằm trong Khu Tam Đảo II (kéo dài khoảng 50 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam). Rừng lùn trên đỉnh núi Tam Đảo được coi là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới với thực vật chủ yếu gồm các loại cây thuộc họ Đỗ Quyên, họ Re, họ Hồi."
 
Tks các bác. Em cũng vừa tìm đọc được 1 tài liệu nói thảo quả chỉ sống ở độ cao từ 1000 mét trở lên và khí hậu phải mát mẻ, ẩm ướt, càng nhiều sương mù càng tốt. Trong khi đó độ cao khu vực nhà em mới chỉ khoảng 70 - 150 mét thôi, mới chỉ là vùng chân Tam Đảo nên vẫn chưa có được khí hậu mát mẻ. Chán thật !
 
Thảo quả mọc khắp nơi miền núi Việt Bắc và Tây Bắc nước ta.
Bạn cứ yên tâm trồng đi. Nhất định sống tốt và năng suất cao.
Nó mọc dưới bóng cây gỗ lớn trong rừng, và dưới nắng cũng sống.
Vậy bạn cần có rừng và phải kiểm lâm để khỏi bị lâm tặc.
*
123.jpg

*
153.jpg

*
Còn nhiều tấm hình nữa, cũng ở trong trang này:
Mùa thảo quả chín rực ở Lào Cai - Dân Trí, Thứ Ba, 27/10/2009.
*
http://dantri.com.vn/c21/s20-358403/mua-thao-qua-chin-ruc-o-lao-cai.htm
*
 
Cám ơn bác anhmytran,
Bác có nhận thấy bà con trong hình, ai cũng có nụ cười, và khuôn mặt hồn-nhiên, đôn-hậu...
 

Cám ơn bác anhmytran,
Bác có nhận thấy bà con trong hình, ai cũng có nụ cười, và khuôn mặt hồn-nhiên, đôn-hậu...
Vừa được mùa vừa được chụp hình làm gì mà không cười tươi hả bác?
 
Vừa được mùa vừa được chụp hình làm gì mà không cười tươi hả bác?
Hì hì, chào bạn thichtrangtrai,
Còn thêm cái nầy nữa :
- Ngoài thì sương mù, nhưng trên đống trái cũng có... khói(?). Bạn biết thì nóì dùm. Có phải bà con xông khói cho mau khô không?

*
(Nói thêm ngoài lề : Tui định đi 1 chuyến xe lửa ra Bắc, để được trải qua "thật sát" từng miền, nhưng thời-gian eo hẹp quá. Vậy tui sẽ lấy vé máy bay, trước hoặc sau ngày Họp Mặt Hậu-giang (11/3). Tui sẽ điện-thoại bạn).
Thân.
 
Tôi đã ở trên Việt Bắc khá nhiều tháng, nhưng Tây Bắc thì
mới đi qua 1 vòng thôi. Đi từ Yên Bái, Trạm Tấu, qua Mù Cang Chải,
sang Lai Châu, xuống Điện Biên, Sơn La, về Hoà Bình rồi Hà Nội.
*
Bà con miền núi thật hồn nhiên và chất phác như trẻ thơ.
Có người ma mãnh lắm, nhưng cũng khôn lanh kiểu trẻ thơ.
Lúc ấy không có trùm ma tuý và ma cô như bây giờ.
Các cô gái thì khỏi phải nói, đẹp như tiên, và đôi khi tắm
ven suối nếu nấp nhìn trộm thì thấy cả người.
Mình cũng lây tính ngây thơ của bà con, từ từ quay nhìn sang
chỗ khác. Da dẻ cũng bị lây, nên khi về Hà Nội còn bị các
cô gái đẹp ghen làn da mịn màng trắng hồng.
*
Không rõ vì sao đống Thảo Quả lại có khói mù mịt,
nhưng khi phơi Nhãn làm Long thì cũng có khói như vậy.
Đó là vì Nhãn đã phải chần trong nước sôi rồi mới đổ
ra phơi. Có thế trái mới chết, chóng khô, không bị thối.
Không chần thì trái còn sống, cố chống lại khô đi, nên
kéo dài thời gian khô, và trong lúc đó, vi khuẩn dễ đi
vào trong từ cuống trái, và thối từ cuống trái trở vào.
*
 
*
Không rõ vì sao đống Thảo Quả lại có khói mù mịt,
nhưng khi phơi Nhãn làm Long thì cũng có khói như vậy.
Đó là vì Nhãn đã phải chần trong nước sôi rồi mới đổ
ra phơi. Có thế trái mới chết, chóng khô, không bị thối.
Không chần thì trái còn sống, cố chống lại khô đi, nên
kéo dài thời gian khô, và trong lúc đó, vi khuẩn dễ đi
vào trong từ cuống trái, và thối từ cuống trái trở vào.
anhmytran
*
Chà, chi-tiết bác cho trên thật bất ngờ, thú-vị!
Cám ơn bác, xưa nay tui chưa bao giờ nghĩ tới biện-pháp chần nước sôi để diệt mầm sống trước khi phơi. Chết hẵn thì khô nhanh hơn, tốt hơn. Bởi không sống gượng, kéo dài để chờ vi-khuẩn.

Điều nầy do bác học được, hay bác nhìn các công-đoạn bà con phơi khô, có khâu chần nước sôi, mà suy ra vậy?
Thân.
 
Tôi sống ở Hưng Yên từ năm 1954 (chia đôi VN ra 2 miền)
cho đến năm 1986. Không những thấy bà con chần nhãn trái,
mà tôi còn khiêng nhãn sau khi chần đổ ra nong phơi ngoài
sân nữa kia. Khói um sùm. Mà không nên ăn nhiều nhãn quá,
sẽ bị nổi rôm và mọc mụn. Sách thuốc nói Nhãn nóng lắm.
*
Thuở ấy, cha mẹ tôi hơi khá giả một chút, nhưng tôi thì nghèo
mạt rệp, chỉ đi làm thuê. Có lúc không có việc làm, phải đi
bóc nhãn thuê, mỗi ký 5 hào, một ngày bóc được 4 ký. Ai mới
vào nghề bóc nhãn, một ngày chỉ bóc được 2 ký thôi. Ai bóc
nhãn mà không dướn thẳng lưng, chỉ vài giờ là đau lưng rã rời.
*
 
cho cháu hỏi bác nào biết địa chỉ bán cây kế sữa (hay gọi là cây cúc gai) không ạ.

Chào các bác!
Xin làm phiến các bác . Cho cháu hỏi bác nào biết địa chỉ nơi nào trồng hay bán cây kế sữa (hay còn gọi là Cúc gai) vui lòng giúp cháu với. Nghe nói ở Tam đảo có trồng cây này , Cháu ở xa nên mong bác nào biết thì giúp cháu.
Hình ảnh của cây này vui lòng xem vào trang:
Agriviet.Com-1272964195-714798Cay-ke-sua-1.jpg
 
Last edited by a moderator:


Back
Top