chai nước lấy sáng - có bền không?

  • Thread starter Cuốc lủi
  • Ngày gửi
Em định làm một chai như thế này để lắp vào nhà kho cho bớt muỗi, nhưng em nghi cái chai nhựa dùng 1 lần ấy liệu có thể chịu mưa chịu nắng hàng năm trời không?
Các bác nghĩ thế nào? em muốn làm nhưng lại ngại khoét nóc nhà quá. lỡ như mới dùng được vài tháng mà chai mục thì toi tấm tôn mất.






0.jpg

"Chai mặt trời" (A liter of light) là một dự án cộng đồng có mục tiêu đưa giải pháp về ánh sáng cho cộng đồng thu nhập thấp, được xây dựng từ mô hình "Ánh sáng từ chai nước" được phát kiến lần đầu tiên năm 2008 và đang được áp dụng rất rộng rãi tại các một số quốc gia như Philippines, Brazil và nay đang được áp dụng ở một số tỉnh thành tại Việt Nam.
"Chai Mặt trời" có khả năng phát sáng với độ quang phổ tương đương một bóng đèn 55-60W, đây là một giải pháp kinh tế và bảo về môi trường cực kì cao và hiệu quả.
Những "Chai mặt trời" này không chỉ cung cấp ánh sáng từ nguồn sáng hoàn toàn miễn phí, giúp mỗi hộ gia đình giảm được khoảng 40% chi phí tiền điện hằng tháng, mà còn giúp giảm nguy cơ cháy nổ, giảm rác thải. Giảm lượng khí thải CO2 hằng năm lên tới 7%, và giảm áp lực lên hệ thống điện lưới của địa phương. Với chi phí đầu tư rất thấp này lại có tuổi thọ khá cao, và với cách lắp đặt rất đơn giản, các hộ dân đều có thể tự thực hiện và tiếp tục nhân rộng chai ánh sáng với những gia đình quen biết.
Một phần "chai mặt trời" tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, phần còn lại tiếp xúc với không gian sống, từ đó phát sáng đủ để căn phòng của bạn lúc nào cũng lung linh.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn cách làm "Chai mặt trời" ảo diệu này.
1. Chuẩn bị Vật liệu: Chai nhựa 1,5 lít chứa gần đầy nước lọc, một ít thuốc tẩy javel.
Nơi lắp đặt: Mái nhà bằng tôn hoặc thép mỏng.
2. Lắp ráp
Bước 1: Cắt một mảnh tôn nhỏ có diện tích 30cmx30cm (loại tôn thẳng hay lượn sóng tùy thuộc mái nhà nơi lắp đặt).
Bước 2: Cắt trên tấm tôn một vòng tròn nhỏ có đường kính nhỏ hơn khoảng 2cm so với đường kính lớn nhất của chai nhựa. Để cắt chuẩn, bạn nên chuẩn bị một miếng cắt mẫu hình tròn.
Bước 3: Cắt nhiều đường rãnh dài khoảng 2mm ở phía trong vòng tròn này rồi bẻ các mảnh (tạo từ các đường cắt) vuông góc hướng lên trên.
Bước 4:
Lồng tấm tôn vào chai nhựa từ trên xuống dưới sao cho 1/3 thân chai ở phía trên. Gắn nhựa dẻo hoặc keo chống thấm vào phần các mảnh tôn nhỏ ôm lấy thân chai.

Bước 5:
Đổ nước lọc gần đầy vào chai rồi sau đó cho khoảng 10ml thuốc tẩy javel vào. Vặn chặt nắp chai.

Bước 6: Trét keo phủ kín nắp chai để hạn chế nước bốc hơi và bảo quản nắp chai.

3. Gắn lên mái nhà
Bước 1:
Cắt một hình vuông nhỏ trên mái tôn sao cho có thể đặt chai nhựa vào. Hình vuông này có diện tích nhỏ hơn diện tích mảnh tôn rời có gắn chai nhựa.

Bước 2
: Đặt mảnh tôn có gắn chai nhựa lên mái nhà, dùng keo dán kín để mái nhà không bị rỉ nước khi trời mưa.

Bước 3:
Dùng sáu đinh tán ghim mảnh tôn có gắn chai nhựa dính chặt vào mái nhà giúp chai vững chắc.


Link nguồn: http://www.cdsonla.edu.vn/tbcn/inde...g-lai&catid=50:khoa-hoc-thuong-thuc&Itemid=98
 


Last edited by a moderator:
@CL : mình có thể tăng cường quang hợp bằng giấy bạc
[video=youtube;eiloe8ZeWK4]http://www.youtube.com/watch?v=eiloe8ZeWK4&feature=relmfu[/video]
 


@ binh_dan: đúng rồi, nếu thiếu sáng mình có thể dùng giấy bạc hoặc những vật màu trắng, bác Thủy Canh có đưa lên hình của 1 cách dùng, ngoài ra mình có thể dùng để trải sàn hoặc đậy gốc bằng nilon trắng.
 
Thiệt tình mà nói, trồng Cà Chua ở miền Nam Việt Nam
trong nhà kính, mà có lời, tôi vẫn không thể tin,
đừng nói là chuyện lạ. Nếu có lời, thì bây giờ mấy
cái nhà kính đó có còn tồn tại không, và đang ở đâu?
Cứ nghe báo và tin đồn, mà bỏ vốn, thì thật liều mạng.
*
Về lý thuyết, nhà kính hơn hẳn trồng ngoài trời, ai
mà chẳng biết? Hoàn toàn điều kiện trong phòng thí
nghiệm, tôi đã kể rồi, có máy sưởi, có máy mát. Có
điều là người ta lờ đi chuyện tốn tiền thôi. Tôi đã
nói, người Mỹ chỉ ươm để bán cây giống với giá cắt
cổ thôi. Khi cây lớn, họ đem ra ngoài trời ma trồng
chứ không trồng trong nhà kính nữa.
*
Còn bác Thuỷ Canh nói nước Úc về phía Nam thì thời
gian chiếu sáng ngắn hơn bắc bán cầu thì cũng không
đúng. Nơi tôi ở, gần Canada, thì thời gian chiếu
sáng cũng ngắn vậy. Thời gian chiếu sáng ngắn hay
dài tuỳ theo độ vĩ, tức là có gần xích đạo hay không.
Nói chung, châu Âu, Trung Quốc, Mỹ và Canada đều là
nước ôn đới cả. Mùa hè, thì thời gian chiếu sáng
của nước ôn đới cũng chỉ bằng mùa Thu, Đông, Xuân
của ta, còn mùa đông, thì là băng giá, dù có mặt
trời, chỉ để sưởi ấm khỏi lạnh cho mùa xuân năm sau
thôi, chẳng có cây gì mọc cả. Động vật hoang phải
bới tuyết mà ăn cỏ héo được bảo quản tốt khỏi thối
ở đó. Ở Úc, lễ Nô en thì là mùa hè, cây cối xanh tốt
chứ không lạnh giá rụng lá như ở Mỹ.
*
Bắc Kịnh 40 độ bắc. Hartford nơi tôi ở 41 độ bắc.
Nam Úc- Sydney 34 độ nam bằng Atlanta, rất ít tuyết.
Bắc Úc - Darwin 12 độ rưới, bằng Hà Giang Việt nam.
Vậy thì ở Úc, thời gian chiếu sáng cũng khá dài.
*
Đây là Dấp Cá trong vườn nhà tôi, năm nay bỏ mặc,
không bón và tưới gì, cũng không kịp ăn đến, mọc lấn
vào Hẹ, phải nhổ bỏ đi:
*
IMG_0548.jpg

*
Đây là Dấp Cá trong nhà kính:
*
Picture217.jpg

*
 
Last edited:
CL trực tiếp làm nông nghiệp nên biết cái nhà kính nó lợi và hại thế nào. Suy đi , xét lại cộng với đọc tất cả các bài của bác anhmytran CL vẫn muốn làm nhà kính.
Nhà kính dùng để trồng rau nghịch mùa bán giá gấp đôi. Quá ngon.
Nhưng cũng đồng ý với bác là giá thành cao, bởi vậy nên CL mới chưa làm và mong muốn hạ giá thành nó xuống. Tuy nhiên nếu có nhiều tiền thì cũng làm luôn khỏi lăn tăn. nhà kính bền, kịp lấy vốn và có lời.
Còn chuyện bên Mỹ cl chỉ nghe nói chứ không trực tiếp biết nên cũng không dám bàn. Nếu có bàn chỉ là Đoán Bừa. Nhưng hoàn cảnh mỗi nơi mỗi khác, nơi này làm lời, nơi khác lỗ cũng không có gì lạ.
 
Nhà kiếng theo lão phu hiểu là 1 khái niệm để hiểu về nhà có lợp 1 loại vật liệu nào đó để ánh sáng xuyên qua được..và cách biệt với môi trường bên ngoài để người ta có thể điều khiển được khí hậu trong đó.

Viết như Lão anhmytran thì nhà kiếng chỉ để dùng trong mùa đông Âu Châu.. dùng để ươm cây con cho kịp đủ có cây giống trồng vào mùa xuân...hoặc trồng rau củ để có thực phẩm trong mùa đông thôi

ở VN thì rau muống và rau cải là trồng nhiều nhất
Trong các loại rau thì rau cải sợ mưa nhất do lá rộng và các giọt nước mưa mạnh sẽ làm rách đi...do đó mùa mưa rau cải rất mắc tiền đôi khi không có

by cuốc lủi:.....Nhà kính dùng để trồng rau nghịch mùa bán giá gấp đôi. Quá ngon.

Giải quyết cho rau cải mùa mưa đâu cần đến nhà kiếng..mà chỉ cần nhà có mái tôn làm bằng nhựa trong ( khoảng 90 ngàn đồng 1 tấm 2 mét vuông)
Tole nhựa cho ánh sáng đi qua tuy có giảm đi khoảng 10% cường độ...rất hợp với các loại rau
Không cần làm vách...để không khí thông thoáng..sẽ không bị nóng
Trồng rau không tốt hơn sao ? mà đầu tư không mắc lắm có thể làm từ nhỏ đến lớn phát triển từ từ

Thoạt đầu 1 giàn “phẹc” nhỏ lợp tole .... tháng sau nối giàn “phẹc” rộng ra rồi lại thêm tole phát triển từ từ...không bao lâu có thể rộng đến cả hecta ...mà tự làm lấy được không cần đến thợ sắt

nhà kiểu này không những tiện lợi trong mùa mưa mà dùng được cả trong mùa nắng.do tole nhựa sẽ làm giảm bức xạ mặt trời gay gắt mùa hè sẽ rất tốt cho cây cối
 
Last edited by a moderator:
Thiệt tình mà nói, trồng Cà Chua ở miền Nam Việt Nam
trong nhà kính, mà có lời, tôi vẫn không thể tin,
đừng nói là chuyện lạ. Nếu có lời, thì bây giờ mấy
cái nhà kính đó có còn tồn tại không, và đang ở đâu?
Cứ nghe báo và tin đồn, mà bỏ vốn, thì thật liều mạng.
*
Về lý thuyết, nhà kính hơn hẳn trồng ngoài trời, ai
mà chẳng biết? Hoàn toàn điều kiện trong phòng thí
nghiệm, tôi đã kể rồi, có máy sưởi, có máy mát. Có
điều là người ta lờ đi chuyện tốn tiền thôi. Tôi đã
nói, người Mỹ chỉ ươm để bán cây giống với giá cắt
cổ thôi. Khi cây lớn, họ đem ra ngoài trời ma trồng
chứ không trồng trong nhà kính nữa.
*
Còn bác Thuỷ Canh nói nước Úc về phía Nam thì thời
gian chiếu sáng ngắn hơn bắc bán cầu thì cũng không
đúng. Nơi tôi ở, gần Canada, thì thời gian chiếu
sáng cũng ngắn vậy. Thời gian chiếu sáng ngắn hay
dài tuỳ theo độ vĩ, tức là có gần xích đạo hay không.
Nói chung, châu Âu, Trung Quốc, Mỹ và Canada đều là
nước ôn đới cả. Mùa hè, thì thời gian chiếu sáng
của nước ôn đới cũng chỉ bằng mùa Thu, Đông, Xuân
của ta, còn mùa đông, thì là băng giá, dù có mặt
trời, chỉ để sưởi ấm khỏi lạnh cho mùa xuân năm sau
thôi, chẳng có cây gì mọc cả. Động vật hoang phải
bới tuyết mà ăn cỏ héo được bảo quản tốt khỏi thối
ở đó. Ở Úc, lễ Nô en thì là mùa hè, cây cối xanh tốt
chứ không lạnh giá rụng lá như ở Mỹ.
*
Bắc Kịnh 40 độ bắc. Hartford nơi tôi ở 41 độ bắc.
Nam Úc- Sydney 34 độ nam bằng Atlanta, rất ít tuyết.
Bắc Úc - Darwin 12 độ rưới, bằng Hà Giang Việt nam.
Vậy thì ở Úc, thời gian chiếu sáng cũng khá dài.
*
Đây là Dấp Cá trong vườn nhà tôi, năm nay bỏ mặc,
không bón và tưới gì, cũng không kịp ăn đến, mọc lấn
vào Hẹ, phải nhổ bỏ đi:
*
IMG_0548.jpg

*
Đây là Dấp Cá trong nhà kính:
*
Picture217.jpg

*

Bác anhmytran,
Thực ra, tui là người chuộng lối nuôi trồng hợp với thiên-nhiên. Chăn nuôi, hay trồng trọt tui quan-niệm: "Cứ cho vật nuôi, cho cây trồng đúng cái chúng được thiên-nhiên cung-cấp, thì vật nuôi sẽ lớn mạnh, thì cây trồng sẽ tốt tươi".
Đó là lý-do tại sao tui trồng thổ-canh và thủy-canh luôn theo chiều hướng đó. Đó cũng là lý-do tui nuôi trùng để trồng thổ-canh. Đó là lý-do tại sao tui tạo môi-trường thanh-lọc như trong thiên-nhiên khi nuôi thủy-sản.

Thưa bác anhmytran,
Bác có nhiều ý rất lạ, nhìn từ một góc độ riêng biệt. Tui, trong lúc quảng-bá phương-pháp trồng thủy-canh gặp rất nhiều ý phản-bác, mà bác là một. Mà hiếm khi tui có dịp trình-bày khúc-chiết rõ-ràng điều tui đã làm, và muốn bà con làm.
Nhân đây, tui mời bác, nêu nhưng mặt trái của việc trồng thủy-canh, để tui có dịp giải-thích. Cái nào không biết, tui sẽ nói ngay tui không biết, như vậy chắc-chắn sẽ có nhiều bạn tiếp tay. Nếu vẫn chưa giải đáp được, tui sẽ xin hẹn bác, để sau khi tìm học, hiểu ra được, tui sẽ quay lại đưa ra câu trả lời cho bác.
Như bác thấy, tui sẽ là người nhận những chỉ-trích, công-kích về thủy-canh, về nhà kính, nhà plastic mà tui không ngại, thì bác không có lý-do gì phải ngại. Chẳng những vậy, tui còn cám ơn bác, vì chính nhờ vậy, bà con có dịp đọc thêm một chủ-đề mới sâu hơn. Chúng ta sẽ thảo-thuận trong sự quý trọng nhau. Tui chờ đợi để được "lấy" cái hiểu biết của bác làm của tui. Đổi lại, tui mong, một vài hiểu biết nhỏ nhoi của tui cũng sẽ được bác để ý. Đây chẳng phải là ý-nghiã của chữ "trao đổi" sao?
Lời ngắn, nhưng ý nhiều, mong bác nhận lòng thành của tui.

Để cho xôm tụ, tui xin góp ý ngay về bức ảnh trồng Dấp Cá của bác.
Bác trồng tốt quá! Tui cũng trồng Dấp Cá thổ-canh. Tui cũng đã từng trồng Hẹ cung-cấp cho chợ,, nên xin có nhận-xét về 2 cây nầy:
- Hẹ: Chịu nắng. Thích rễ thoáng. Bành-trướng bằng cách nhảy tép con cạnh tép già, nên bành-trướng chậm. Thu-hoạch cắt sát, để lứa sau lá vẫn to.
- Dấp Cá: Chịu mát. Mọc trong nước được. Thân rễ chui dưới đất lên để nới rộng lãnh-thổ như Tre, Trúc. Thu-hoạch nên gặt, để đợt sau tốt hơn.
Bác trồng Dấp Cá như vậy, thì kể từ lần cắt trước, đến lúc bác chụp tấm ảnh trên là bao lâu? Nhìn hình, nếu bác không nói, tui cũng biết ngay là liếp Hẹ của bác không bao lâu sẽ bị Dấp Cá "xâm-thực". Bác trồng Hẹ gần Rau Răm thì được, nhưng nếu trồng gần Húng Cây, Húng Lũi thì cũng sẽ bị như trồng gần Dấp Cá.

Còn điểm nầy, Hà-Giang là một tỉnh cực Bắc của VN, không thể có khoảng cách với xích-đạo tương-đương Darwin được (bỏ qua hai địa-điểm nằm trên dưới xích-đạo, tui muốn nói khoảng cách từ xích-đạo)! Xin bác xem lại.
Bác nói đúng ở chỗ thời-gian chiếu sáng ở Úc khá dài. Nhưng vì Úc là 1 nước quá rộng, nhỏ hơn nước Mỹ thật, nhưng không nhỏ nhiều lắm. Bắc Úc thì thời-gian nắng trong ngày dài hơn VN đó bác! Ngược lại Nam Úc thì ngắn hơn nhiều. Mùa nầy, mặt trời đến thăm, ăn dầm Miệt Dưới, nên Hè cũng cháy da, ngày cũng dài. Sáu giờ sáng dậy đã thấy mặt trời, tối 9 giờ còn sáng. Nhưng đến khi VN mà vào Hè, thì ở đây phải đổi giờ, bởi sáng dậy đi làm thì còn... khuya quá! Chính-phủ phải cho dân thêm 1 giờ để... ngủ nướng! Chín giờ sáng chưa thấy mặt trời, 5 giờ sáng mặt trời đã bị chị Hằng tới đuổi chạy mất tăm! Vào mùa nầy chúng tôi đi làm không thấy mặt trời. Sáng đi khỏi nhà trời còn tối, chiều ra khỏi hãng, mặt trời mất tiêu!

Mời bác xem 1 cái hình tui vừa chụp sau khi đọc bài của bác. Dấp Cá tui trồng cách-ly với mấy rau khác, để tránh nó lấn đất mấy anh rau láng giềng. Chậu nầy tui trồng sát cạnh nhà tui, dưới tàn cây khế.
Vạt trước mặt, tui cắt chưa được 2 tuần, đã sắp cắt được. Tui trồng bao nhiêu đó mà cho cả xóm 3 nhà. Bác cố nhìn ở giữa chậu. Tui đặt dứng đứng ở đó 1 khúc ống thoát nước (Drainage Pipe), để, lâu lâu 1 lần, tui tưới ngập, rồi dùng ống si-phon cạn, coi như là xả sạch các thứ tồn đọng. Chậu Dấp Cá nầy tui trồng 6 năm rồi, chưa thay đất lần nào. Chậu kín hoàn-toàn, tức là không có bất cứ 1 lổ nào ở đáy hay bên hông. Tui bón bằng phân thủy-canh.
Kính bác.
Picture312.jpg
 
Last edited:
Bác Thuỷ Canh nói Darwin không thể ngang với Hà Giang
thì đúng quá rồi, nhưng tôi không có ý nói ngang nhau
trên bản đồ. Tôi có ý nói thời gian chiếu sáng ngang
nhau thôi. Coi độ vỹ của Úc, thì từ Darwin đến Sydney,
thì thời gian chiếu sáng cũng như từ Quảng Tây đến
Bắc Kinh, hay Florida đến Atlanta, dài hơn nhiều so với
nơi tôi ở là vùng New York và Boston.
*
Ngày xưa khi tôi học lớp 10 là lớp cuối cùng của trường
phổ thông, thì tôi không được học về DNA (gien di truyền)
như trẻ con ngày nay, mà tôi học mấy thứ vớ vẩn, bây giờ
tìm không ra trên Internet. Một trong thứ đó là Thuyết Phát
Triển Theo Giai Đoạn của Lư Xen Cô người Nga. Thuyết này
nói rằng cây cối phát triển theo giai đoạn, và không thể
lùi lại được. Đối chiếu với cây Chiết Ghép, như ghép ngọn
Trám có trái, len gốc Trám mới ươm, thì sẽ ra sao? Dựa
theo thuyết đó, còn có thuyết cho rằng cây cối có loại
nhạy cảm với thời gian chiếu sáng, có loại ít nhạy cảm.
Ví dụ: lúa Chiêm gieo cây sớm thì gặt sớm, lúa Mùa gieo
sớm gieo muộn đều gặt rộ một lúc. Thuyết này tôi cũng
không rõ lắm, nhưng với Cải, Su Hào thì rất rõ ràng. Gieo
vào mùa thu, thì Cải và Su Hào rất to, vẫn chưa trổ bông,
nhưng gieo mùa Xuân, Hè, thì mới mọc vài lá nhỏ đã trổ
bông. Nói chung, cây trổ bông rất nhạy cảm với thời gian
chiếu sáng của mặt trời. Thế nhưng cây ở Mỹ mùa đông rụng
lá, thì nó nhìn thấy mặt trời ở đâu: thân cây hay cành cây?
Thực ra, câu hỏi tôi nghĩ trong bụng, chưa hỏi ai, vì có
lẽ họ cũng chẳng đủ sức mà trả lời cho tôi hết lẽ.
*
Còn về Thuỷ Canh của bác Thuỷ Canh, tôi là một trong những
người phản bác. Lý lẽ thì không nhiều, nhưng chủ yếu ở chỗ
lời hay lỗ, lời ít hay lời nhiều. Đó cũng là vấn đề mà tôi
phản đối làm nhà kính ở Việt Nam, và trồng đại trà. Ví dụ
tất cả ruộng lúa chúng ta đều trong nhà kính, thì giá thóc
gạo ai mà mua nổi. Ví dụ tất cả lúa đều trồng thuỷ canh,
thì giá thóc gạo sẽ gấp mấy? Thuỷ canh không đỡ tốn được
diện tích, vì cây vẫn phải phơi ra nắng. Nó chỉ đỡ đất trồng
thôi. Điều đó có thê làm Thuỷ Canh áp dụng được trên Trường
Sa, Hoàng Sa, là nơi không có đất, chỉ có đá và cát.
*

--------

Quên chưa trả lời về Dấp Cá cho bác Thuỷ Canh:
Trong hình đó, có ngày là cuối thăng Sáu. Thời
tiết nơi tôi ở, sương muối cuối cùng là 15 tháng
Năm. Dấp Cá chịu được sương muối - điều rất lạ
với người Việt Nam. Nó mọc từ cuối tháng Tư kia.
Khi có tuyết - như ngày hôm nay là tuyết đầu mùa,
nhưng mấy tuần trước đã có sương muối rồi - thì
nó chết phần trên, giốc hết chất bổ xuống rễ.
Cuối tháng Tư ở đây (ở Atlanta thì mọc quanh năm)
nó trổ mầm dưới đất (trên 10 centimet đến 1 gang)
lên, nhưng mọc rất chậm, vì thỉnh thoảng có sương
muối. Mầm này bị sương muối thì không chết như
cây bác thấy trong ảnh chụp. Càng ấm lên thì nó
mọc càng nhanh, và từ giữa tháng Năm, nó mới mọc
như được chăm bón. Lúc đó ăn thì ngon nhất, vì là
các búp măng, bự như đũa ăn cơm, lá dày và đậm màu.
Sau khi cắt đi, thì Dấp Cá mọc lại, và như trong
ảnh, có nghĩa gần 2 tháng rồi. Tôi không cắt ăn,
nên mới để mọc bông như vậy. Nếu cứ ló lên một ngón
tay, thì cắt ngay, dù ăn hay không cũng cắt, thì
Dấp Cá rất ngon, không thể trổ bông được. Để được
như thế, phải bón phân, tưới nước, thì chỉ 2-3 tuần
lễ là thu hoạch. Không cắt luôn, thì tôi cũng không
tưới bón, vì nếu cắt luôn mà không tưới bón, thì nó
làm sao sống được?
*
 

Last edited:
Đúng đó bác anhmytran, Hà-Giang ở xa xích-đạo hơn Darwin nhiều lắm! Trái viớ Hà-Giang ở Bắc xích-đạo, tui ở Sydney, cũng xa xích-đạo nhưng v ềhưoơng Nam, mà trái đất thì cong, nên vào những mùa mà mặt trời (hay trái đấy xoay lệch) tà-tà lên quá xích-đạo về bên trên (hướng Bắc), thì ngày của chúng tôi dưới nầy ngắn lắm! Mà cái nầy, bác nói ảnh-hưởng đến cây thật hết sức chính-xác. Coi mấy chương-trình tài-liệu về cây cối thì thấy khâm-phục tạo-hóa, khâm-phục cho cái sức sống mãnh-liệt tuyệt-vời của thực vật.

Bác mới vừa nói cây ở xứ lạnh, thì ngược lại, cây ở sa-mạc cũng không chịu thua. Sau những tháng ngày dài cháy da, khô khốc, vậy mà chỉ 3 tháng mưa, là mầm cây đã nẫy, lớn lên, ra hoa, kết trái, rụng hạt, rồi chết héo... Chúng lớn cứ nhanh như chớp!
Cây xứ lạnh nói thì ngược lại, nhưng cũng y-chang vào mấy tháng ngắn ngủi thấy được mặt trời. Nên tui thấy mấy điều bác nói trên về giống cây, giống lúa hoàn-toàn chính-xác.
Cây ở xứ lạnh, có nhiều cái làm mình ngạc-nhiên, ngỡ-ngàng phải không bác? Nội cái, trời chỉ có chút sương giá trên mặt cỏ, mà rau của tui đã bị "luộc" chín! (Hì hì, đông-thương, (frost bite) phải không bác)?
Nhưng mà cái gì đã giúp cho rừng cây xứ tuyết không bị hủy-diệt? Thưa, chúng biết chống lại cái "bị luộc" của cây nhiệt-đới. Tui với bác thử nhìn mấy con cá ở Nam và Bắc-cực, nhìn mấy con gấu và mấy con hải-cẩu, nhìn (xem TV) mấy người xứ lạnh, khoan 1 lổ tuyết, dây câu móc mồi thả xuống là có cá cắn. Cá không bị cóng, máu cá không bị đặc là bởi chúng có chất kháng-đông. Trời sinh thế!

Ở miệt dưới nầy, mùa Đông, lạnh, quang-kỳ ngắn mà broccoli, Snowpea... thì lại sống hiên-ngang cho đến khi ngày dài ra, trời ấm hơn thì cây nhiệt-đới của xứ mình tung-hoành. Cũng tại trời sinh ra thế! Tui với bác sinh ra và lớn lên ở VN, có cái may sống ở xứ người, nên có dịp nhìn thấy cái khác. Và tui nhận thấy, chúng ta không nên, và cũng không thể chống lại thiên-nhiên. Chúng ta xuôi theo thiên-nhiên để được sống êm-ái, hạnh-phúc. Súc vật, cây cỏ cũng vậy.

Vậy, cây nhiệt-đới cần gì? Có phải là nhiệt-độ của bầu trời, ấm hơn; và thời-gian mặt trời chiếu sáng trong ngày, dài hơn? Nếu được vậy, thì bác với tui không cần trồng bằng phương-pháp thủy-canh, cứ trồng thổ-canh, vẫn tốt. Trước, tui vẫn trồng thổ-canh trong nhà kính (plastic) đấy chứ! Nhưng sau khi tui áp-dụng thêm thủy-canh, thì... thưa bác, cuộc sống anh em chúng tôi thêm khỏe-khoắn, hạnh-phúc.

Thân.
 
Last edited:
Bác anhmytran,
Tui với bác đều sinh ra trong thời đất nước chiến-tranh, tui học bữa đực, bữa cái! Mà có học được bao nhiêu lớp đâu! Chính vi vậy nên tui khao-khát chuyện bổ-khuyết kiến-thức. Vậy rồi tui kêu con gái tui lại, tui dặn cháu lúc cháu đang học Trung-học: "Con đừng chờ Ba để lại cho con tiền bạc tài-sản gì. Không có gì hết đâu! Nhưng Ba có cái nầy để cho con, đó là sự hiếu-học. Bởi những cái nằm sau cái trán của con, sẽ không bao giờ mất đi, mà ngày càng phong-phú thêm".
Bác anhmytran. Tui, trong chiến-tranh, trong tù tội, đang xứ người, đau yếu hay khỏe mạnh... tức là luôn suốt cuộc đời, không bao giờ tui quên học được chút nào hay chút đó, chữ nào hay chữ đó. Hì hì, tui với bác cùng một xuồng!

Trở lại.
Bác phản-bác về vấn-đề lời/lỗ của thủy-canh. Bác đúng 100%. Nhiều người trồng thủy-canh đã bỏ chạy. Vì lỗ!

Và bác chỉ rõ những cái mà thủy-canh không thể làm được, như làm nhà kính trồng lúa. Lúa tốt ngoài trời sẵn rồi, đưa vào nhà kính làm gì bác nhỉ? Không cần-thiết phải hao tốn như vậy. Bác không lấy 1 xe tải để chở 1 tạ bông gòn chứ? Đúng không nào?

Nhưng thắc-mắc của bác lại chính-xác ở chỗ: - Tại sao lại tiêu-tốn hàng trăm triệu, để chỉ trồng một nhúm rau?

Có đáng hay không, chúng ta sẽ bàn sau. Bây giờ thì nói cái vụ Dấp Cá. Bác làm tui ngạc-nhiên ở chỗ là bác trồng Dấp Cá. Bạn tui thì hầu-hết mấy bạn "Bắc-kỳ" thích Rau Muống, Cần Nước, Bạc-hà... nhưng Dấp Cá thì lắc đầu!

Dấp Cá, tui cũng nhận thấy như bác: Nó chịu lạnh giỏi. Còn thêm cái nữa là, nó chịu bóng râm. Bác có thử chưa?
Thân.

--------

Chúng ta đi hơi xa đề 1 chút rồi, nhưng nghĩ chắc không sao. Có gì chủ thớt lên tiếng.
Báo tin bác anhmytran:
Chúng tôi vừa qua 1 trận mưa đá, nhỏ thôi! Viên đá chỉ lớn hơn hạt đậu phộng tí chút, đủ làm lá rau rách như sâu đục!
Tối qua, không xa kế bên bị mưa giông, "cát bay đá chạy"... kéo theo trụ điện với cây cối! Chúng tôi từng bị nhiều cơn giông, nhưng có cái may là nhà kính bị ảnh-hưởng sau nhà ở. Tui nghĩ mà không sợ sai, đó là nhờ kỹ-thuật chế plastic quá hay, sản-phẩm quá tốt.
Thân.
 
Last edited:
Ý kiến làm nhà kính cũng hay, nhưng không cần phải làm.
Nhà kính để trồng cây thì không thể có người ở, vì chả
lẽ đi giữa các cây trồng sao? Làm sao coi TV, tiếp khách?
Chỉ cần làm nhà mái bằng, rồi đổ đất lên mà trồng cây.
*

*

Bác anhmytran cảm-nhận rất sâu-sắc. Không ai có thể nghĩ là trồng trong nhà như vậy, rồi đi đứng làm sao?
Nhưng xin thưa là tui có dự-định đúng như vậy. Còn chuyện thực-hiện được hay không thì lại tùy thuộc vào yếu-tố khác hết sức quan-trọng cho cuộc sống của tui. Đó là, xin thưa:
- Tui có một căn nhà ở Bình-Tân SG, diện-tích 195m2. Nhà đang ngăn chia cho thuê. Nhà cũ, nhưng tui chưa có quyết-định sẽ là gì, sửa thì sửa như thế nào. Mới đây không lâu, em tui điện qua, nói có người hỏi mua. Tui nói không, bởi tui có ý-định (có thể) về đó sống. Và như vậy, tui sẽ dùng nguyên tầng trệt để làm: Phòng khách và nhà bếp, phần lớn còn lại sẽ là nơi tui giải-trí. Đó là khu Aquaponics.
Bác nghĩ tui dưỡng già như vậy có lý hôn?
Thân.
 
Em định làm một chai như thế này để lắp vào nhà kho cho bớt muỗi, nhưng em nghi cái chai nhựa dùng 1 lần ấy liệu có thể chịu mưa chịu nắng hàng năm trời không?
Các bác nghĩ thế nào? em muốn làm nhưng lại ngại khoét nóc nhà quá. lỡ như mới dùng được vài tháng mà chai mục thì toi tấm tôn mất.
dễ ẹt, muốn biết tuổi thọ chính xác là bao nhiêu thì bác cứ lấy 1 cái chai đổ đầy nước rồi bỏ giữa trời đất xem vài năm sau nó thế nào thôi chứ có gì khó?! hihi.
 
Nhà kính cũng là nhà kiếng. Chính-xác là lợp bằng kiếng trong. Loại nóc lợp kiếng nầy vừa quá tốn kém, vừa không chịu được mưa đá. Sau nầy, người ta chế được plastic vừa nhẹ, vừa dai nên phí-tổn giảm đáng kể, không quá tầm tay nông-dân.
Nhà kính tạo một tiểu càn-khôn mà người trồng có-thể kiểm-soát được, nên vừa tránh được thời-tiết xấu, vừa tạo được môi-trường tối-ưu cho cây khiến sản-phẩm tạo ra vừa tăng lượng lẫn phẫm.
Nhưng nóc lợp, nếu không bằng kiếng thì cũng bằng plastic trong hay đục để ánh mặt trời xuyên qua, tạo hiện-tượng tổng-hợp trên lá (quang-tổng-hợp).
Người ta cũng dùng đèn cho cây quang-tổng-hợp.
Nhưng "đèn chai" của Cuốc Lũi cũng làm được chuyện đó mà không phải tốn điện.
Ở Úc, người ta cũng lấy ánh-sáng mặt trời như vậy. Nhưng tui thấy cách của Cuốc Lũi có nhiều ưu-điểm hơn.
Mời bạn xem "đèn" ở Úc:

Picture284.jpg


Khung chữ-nhật trên nóc không phải là
Solar Panel, mà khung kiếng lấy ánh mặt trời.
Picture286.jpg

Mấy "vòm" thủy-tinh (hay mi-ca) lấy ánh-sáng tốt hơn. Có ống phản-chiếu "dẫn" ánh-sángg đi.
 


Back
Top