Chăm sóc cây mai trong chậu

Không có 1 công thức và 1 qui trình nào đúng cho tất cả các cây trồng nói chung và cây mai trong chậu nói riêng.
Tùy theo chất trồng, tùy theo sức khỏe cây, tùy theo mùa vụ, .. sẽ có những việc làm khác nhau:
- Nếu chất trồng trong chậu của bạn là 1 hổn hợp các chất tơi xốp, khả năng giử phân kém thì bạn phải bón thường xuyên hơn các cây có chất trồng chứa nhiều thành phần giử phân như đất thịt, chất hữu cơ hoai mục.
- Với cây mạnh thì bạn phải bón phân nhiều hơn cây yếu, thậm chí với cây quá yếu thì không nên bón phân.
- Vào mùa sinh trưởng và lúc cây chuẩn bị ra cơi đọt mới bạn phải bón phân đón đọt còn vào thời điểm cây đã làm nụ hoàn chỉnh và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ thì bạn không nên "vác phân đi ngang qua sân để mai"

Bạn tham khảo thêm:
cách thức bón phân và loại phân nào dùng bón cho mai

vincent đã viết:
con chào bác dovando, nhờ bác giúp con chút ạ, cây mai mà trồng trong chậu thì khoảng bao lâu mới bón phân 1 lần vậy bác? và bón những loại phân gì? và bón như thế nào gần lúc têt để mai có nhiều nụ được vậy bác? mong chờ tin hồi âm của bác, thanks bác nhiều
 


File đính kèm

  • Mai Vàng.docx.pdf
    1.4 MB · Lượt xem: 972
Diễn đàn chăm sóc cây mai , đã có bác Mục = người thầy đầy nhiệt huyết .

Bây giờ lại có thêm Toại Nguyện = chuyên gia về mai Bình Định , còn gì tuyệt vời hơn nữa .

Cám ơn các bác , đã tham gia và hướng dẫn cho những anh em mới tập tễnh bước chân vào thế giới đầy mê hoặc của mai vàng .

Cám ơn và cám ơn ...................​
 


Thậm chí đến bây giờ, tôi đang tìm cách chăm sóc thế nào để đỡ tốn công sức nhất, đỡ xịt thuốc và tưới phân nhất, thậm chí không cần tạo dáng ........... mà cây vẫn giữ được phong cách như xưa. làm được thế mới hay chứ nhỉ?

Nguyễn Toại Nguyện

Thì ra la bác Toại Nguyện.....
Nguyện đây có cây mai đoạt giải tết vừa rồi, Kính tặng Bác để xem như thay mặt anh em cảm ơn những công sức, tình cảm của Bác.

Rất mong Bác nhận cho.

Nguyễn Toại Nguyện

Tấm lòng của bác toainguyen và ace trên dd thật là......ấm áp.....ôi hạnh phúc quá. Con nghĩ bác Mục sẽ nhận món quà này....vì nó thể hiện tình cảm đặc biệt của bác toainguyen dành riêng cho bác.
Kính.
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục không được từ chối nữa nha,hồi đó a Nguyện đã buồn một lần rồi đó bác
 
Bác Mục Tử đừng nói thế mà tội cho Maivangbinhdinh quá.

Kính trọng bác vô cùng từ kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết cho đến tấm lòng của Bác thật là ngưỡng mộ. Bản thân mình còn đang trong quá trình học hỏi, vẫn học hỏi là chính, những điều mình chia sẽ chi là phần nhỏ so với cái mà Bác Mục Tử đã , đang và sẽ còn đem đến cho anh em chúng ta học hỏi. Thậm chí Tôi gọi Bác bằng sư phụ cũng không quá. Mong bác thông cảm cho maivangbinhdinh cũng như anh em quá lời nhé.

Cách đây rất lâu, khi mới tham gia diễn đàn, thấy tấm lòng của bác, lúc ấy, mình có cây mai cúc quý tính tặng bác làm kỷ niệm, nhưng bác từ chối. Đến nay, không biết lấy gì để đền đáp. Nay tham gia lại diễn đàn này, Nguyện đây có cây mai đoạt giải tết vừa rồi, Kính tặng Bác để xem như thay mặt anh em cảm ơn những công sức, tình cảm của Bác.

Rất mong Bác nhận cho.

Nguyễn Toại Nguyện

Cám ơn..bác, thật hào phóng
4 năm trước, tình cờ được thấy bác Toại Nguyện giới thiệu về các cây bông Cúc Lai BĐ

Tuyệt đẹp…với ưu điểm bông to, nở chùm..và được bác cho biết thêm chúng có cây có đặc điểm không rụng nụ…có cây đã giảm bớt tính rụng nụ 1 khuyết điểm trầm trọng của loài mai cúc

Tôi giới thiệu lại với các anh em diễn đàn..và tôi âm thầm truy lùng các loại cúc Lai đặc biệt này, dù lúc đó là giữa năm

Lúc đó Bác Toại Nguyện có nhã ý sẽ tặng tôi 1 cây cúc lai

Năm sau bác thi hành đúng lời hứa… tôi thực sự thích lắm nhưng không dám nhận..

Không công làm sao dám hưởng lộc ? chỉ dám ghi nhận lòng hào phóng của bác thôi

Vả lại người bạn đi ngang BĐ có ghé vào làng mai Háo Đức mang về dùm tôi 2 cây cúc lai bông to

Và cuối năm đó trong chợ mai tết ở SaiGon tôi tìm thêm được 4 cây nữa

Chúng kết nụ và nở bông thật oanh liệt…tôi quý các cây này lắm

Mỗi khi đến chợ mai tết cuối năm..đều tìm thêm vì chúng không có nhiều mỗi điểm bán mai B Đ chỉ có 1 hoặc 2 cây…có điểm không có cây nào

Cây mai Đoạt giải Đặc Biệt trong hội hoa xuân thành phố HCM năm nay..của Bác Toại Nguyện là cây Bon Sai B Đ

Các cây đoạt giải là những kì công về chăm sóc , tạo hình, tạo dưỡng
Nó là những tác phẩm mà ngệ nhân đã bỏ vào đó biết bao ưu tư và công sức
Giải thưởng là 1 chứng nhận về công sức và sự sáng tạo trong ngệ thuật nữa

Lão mỗ Lại càng không dám nhận…nữa…xin cám ơn tấm lòng hào phóng của bác…tuổi trẻ tài cao


Cây giải đặc biệt này có người cho rằng bác Toại Nguyện mô phỏng theo 1 cách cắm hoa ngệ thuật…

giaidacbiet2014toainguyen_zps8dda235e.jpg



nhưng tôi lại thấy dường như nó mô phỏng theo 1 thế Võ Bình Định :



6.jpg


chi của các cây mai thế :


là diễn tả bàn tay trong hổ quyền :
Con gái Bình Định múa roi đi quyền

hoquyen.jpg
 
Last edited by a moderator:
Gửi Toại Nguyện cây mai Bình định của mình bị chết 1 chi, bây giờ mình tạo lại chi ngay vị trí đó dc ko? xin cám ơn !!!
 
Gửi Toại Nguyện cây mai Bình định của mình bị chết 1 chi, bây giờ mình tạo lại chi ngay vị trí đó dc ko? xin cám ơn !!!
Việc mai Bình Định bị chết một chi là chuyện rất hay diễn ra nhé. Tuy nhiên, tạo lại chi đó, ngay vị trí đó là việc làm rất vất vả, nhưng không phải không được đâu nhé. Để sáng mai dậy mình chụp hình chỉ cách làm cho nhé.

Mà thôi, mình chỉ luôn, lý thuyết thôi, còn hình ảnh thì bổ sung sau nhe.

Đầu tiên, phải phải thừa nhận điều này, thì mới tiến hành làm được: cái chi bị mất, dù có cố tạo lại, nó vẫn phát triển sau những chi khác, điều đó muốn nói lên rằng, tỷ lệ cốt chi sẽ không (rất khó) theo nguyên tắt bon sai nữa nhé.

Đầu tiên, bạn lấy cái cưa ra, cưa sát ngay phía dưới chi bị gãy, bị hư một đường sâu vào phần gỗ chừng 1 đến 2 ly thôi nhé, khoanh khoảng 1/4 thân như vậy, rồi vào nhà, lấy keo liền sẹo của Nhật bôi vào vị trí bạn vừa cưa, sau đó chờ 20 ngày sau ra quan sát. Nếu phía dưới mọc ra một cái nhánh (thật ra mới có sưng sưng lên thôi, nếu có vậy thì chúc mừng bạn rất may mắn, chỉ việc chờ cho vị trí đó ra tược rồi uống éo nhé), còn không có thì bạn quan sát thấy vị trí bạn cưa hôm trước bây giờ nó bắt đầu kéo nhựa, làm liền vết cưa. Tại vị trí đó, bạn tiến hành ghép cắm đọt vào, khoảng 20 ngày sau chúng bắt đầu bung đọt tược đã ghép, vậy là bạn tiến hành tạo chi mới thôi.

Đây là cách ghép không cần phải cắt bỏ hay lãy lá cây mẹ (kìm hảm sự phát triển cây, chi mẹ), vì chúng ta đã tạo một điểm tụ chất dinh dưỡng cho chính bản thân bo ghép hưởng. nếu không có vết cưa cách đó 20 ngày, bạn gần như không thể ghép mà bo ghép phát triển mạnh được.

Nhưng mình nói cái này nữa nhé, thông thường, tại nhà vườn, trừ khi nó là cây thật đặt biệt, họ mới tiến hành tạo chi lại, bình thường họ mượn chi kế bên, kéo qua cho lấp tàn là ok rồi.
Cám ơn..bác, thật hào phóng
4 năm trước, tình cờ được thấy bác Toại Nguyện giới thiệu về các cây bông Cúc Lai BĐ

Tuyệt đẹp…với ưu điểm bông to, nở chùm..và được bác cho biết thêm chúng có cây có đặc điểm không rụng nụ…có cây đã giảm bớt tính rụng nụ 1 khuyết điểm trầm trọng của loài mai cúc

Tôi giới thiệu lại với các anh em diễn đàn..và tôi âm thầm truy lùng các loại cúc Lai đặc biệt này, dù lúc đó là giữa năm

Lúc đó Bác Toại Nguyện có nhã ý sẽ tặng tôi 1 cây cúc lai

Năm sau bác thi hành đúng lời hứa… tôi thực sự thích lắm nhưng không dám nhận..

Không công làm sao dám hưởng lộc ? chỉ dám ghi nhận lòng hào phóng của bác thôi

Vả lại người bạn đi ngang BĐ có ghé vào làng mai Háo Đức mang về dùm tôi 2 cây cúc lai bông to

Và cuối năm đó trong chợ mai tết ở SaiGon tôi tìm thêm được 4 cây nữa

Chúng kết nụ và nở bông thật oanh liệt…tôi quý các cây này lắm

Mỗi khi đến chợ mai tết cuối năm..đều tìm thêm vì chúng không có nhiều mỗi điểm bán mai B Đ chỉ có 1 hoặc 2 cây…có điểm không có cây nào

Cây mai Đoạt giải Đặc Biệt trong hội hoa xuân thành phố HCM năm nay..của Bác Toại Nguyện là cây Bon Sai B Đ

Các cây đoạt giải là những kì công về chăm sóc , tạo hình, tạo dưỡng
Nó là những tác phẩm mà ngệ nhân đã bỏ vào đó biết bao ưu tư và công sức
Giải thưởng là 1 chứng nhận về công sức và sự sáng tạo trong ngệ thuật nữa

Lão mỗ Lại càng không dám nhận…nữa…xin cám ơn tấm lòng hào phóng của bác…tuổi trẻ tài cao


Cây giải đặc biệt này có người cho rằng bác Toại Nguyện mô phỏng theo 1 cách cắm hoa ngệ thuật…

giaidacbiet2014toainguyen_zps8dda235e.jpg



nhưng tôi lại thấy dường như nó mô phỏng theo 1 thế Võ Bình Định :



6.jpg


chi của các cây mai thế :


là diễn tả bàn tay trong hổ quyền :
Con gái Bình Định múa roi đi quyền

hoquyen.jpg
Có lẽ vật chất dùng để tặng bác Mục Tử thật là khó khăn.

Chắc dùng kỹ thuật trồng mai thì Ok bác nhỉ? mà ngẫm đến ngẫm lui, cái gì Bác cũng rành, không biết dùng gì để mà xứng đáng. Thôi thì gửi bác kỷ thuật ươm hạt, tạo rễ mai Bình Định vậy. và cũng gửi tặng anh em bí quyết ươm hạt của làng mai Bình Định.

Người Bình Định có thể chỉ bạn cách tạo dáng, cách uống, cách chăm sóc. Tuy nhiên, để có bộ rể đẹp là cả một bí quyết đối với họ, mà chỉ có một số nhà vườn kỳ cụ mới làm được. Chính vì thế, ngoài ấy, có một số nhà vườn chuyên làm nhiệm vụ gieo hạt, ươm cây và bán cây giống. (thậm chí cho đến giờ, để giảm chi phí mua giống, một số nhà vườn bắt đầu tự lấy hạt, tự ươm, nhưng sau đó, đa phần bộ rễ không được đẹp, cây con khi ra chậu thì èo uộc do làm không đúng kỷ thuật thôi).

Đầu tiên là việc lấy giống. Những cây mai mà tuổi trung bình từ 13 đến 14 tuổi trở lên đa phần hoa không chuẩn lắm, nhưng từ đó về sau này, cách lấy hạt, chọn giống chuẩn nên càng về sau, cây mai ra hoa càng đẹp dù là hoa nguyên thủy. Đầu tiên, họ chọn ra trong vườn những cây mai đẹp, hoa đẹp (chủ yếu là cúc lai và giảo), họ tiến hành lặt lá trước 5 đến 7 ngày so với ngày dự định lặt lá đồng loạt để lấy giống. mục tiêu nhằm tránh việc thụ phấn lung tung với những cây hoa không chuẩn.

sau đó, hạt chín, họ chọ những hạt to, khỏe, mập, không méo mó, dị tật họ gom vào một lon (chú ý nhé, trong quá trình thu hạt, họ bóp nhẹ hạt, nếu nghe tiếng sì hoặc mềm mềm, họ bỏ hạt đó đi).

Đến chiều, gom hạt xong, họ tiến hành lựa hạt một lần nữa, những hạt nào không tốt họ bỏ đi, họ bỏ những hạt đã lựa vào nước có pha thuốc kích thích nẩy mầm trong một đêm. trong quá trình này, họ lại bỏ phần lớn hạt nổi nếu thấy chúng bị bọng.

Đến sáng hôm sau, họ tiến hành gieo hạt.

Chọn cái chậu bình thường, họ lót gạch vụn bên dưới lổ, cho ít vôi, cho cát biển lên, rồi đổ đất hạt to vào, khi còn cách mặt chậu 50 đến 70cm thì dừng lại, họ dùng bao xi măng bằng nhựa cắt khoanh tròn cho vừa chậu, dùng que nhọn sỉa vài lổ cho thoát nước, sau đó họ tiến hành ray chất trồng nhằm loại bỏ hoàn toàn chất trồng vón cục, trộn ít bột dừa (sơ dừa mịn loại bột), sau đó đổ chất trồng đó lên cao 2 đến 3cm, tiến hành gieo hạt đã ngâm , hạt cách hạt 4 đến 5 cm, sau khi gieo cả chậu, họ tiến hành phủ nhẹ một lớp chất trồng đã ray lên trên nữa, dộ dày khoảng 2 đến 2.5cm. sau đó, tưới nhẹ bằng nước, tiếp tục pha ít thuốc kích thích nẩy mầm tưới lại lần nữa.

Đem ra nắng, họ lấy thêm cái chậu khác, úp ngược lại, hàng ngày, từ 2 đến 3 lần, họ ra phung sương nhẹ.

sau đó khoảng 15 ngày, khi những cây con nảy mầm lú nhú khoảng 60%, họ tiến hành bỏ chậu úp ngược ra, hàng ngày thường xuyên phun giữ ẩm.

khi cây ra 3 đến 4 lá, họ tiến hành nhổ cây ra khỏi chậu vào lúc chiều mát. (chiều mát nhé, thậm chí nếu trời nắng là phải bắt đầu ươm cây khi gần tắt nắng). sáng đó, họ tưới thật đẩm chậu, nhằm việc bứng cây con khỏi hư rễ, cách bứng cây con ra khỏi bầu mẹ như sau: dùng que nhọn, xỉa xuống phía dưới cây nào cần bứng, rồi cạy lên. chú ý, lúc này cây con vẫn còn có cái hạt bám theo, cây nào nhổ lên mà mất hạt, vui lòng bỏ đi, đừng tiếc.

Vào chậu: ngoài đó, cây con dù rất nhỏ, chỉ có mấy lá, họ đã vào cái chậu to đùng (cái này nhiều người cho là sai nhưng nó là kỷ thuật của họ nhé, mà thật ra chẳng sai tý gì, miền nam, cây con không vào chậu to là vì đa phần chất trồng miền nam còn đang phân hủy và giải phóng nhiệt, và chất không có lợi, còn họ, dù chậu to, nhưng chất trồng ban đầu chỉ có đất phù xa ít bột dừa, ne6ng chẳng có phản ứng nào xảy ra, mà khi trồng, họ chẳng trồng thấm, họ đấp mô chất trồng lên, hai ngón tay khoét một cái lổ, ấn mạnh hai ngón xuống dáy nhằm làm cho rể không ăn xuống, sau đó cho cây con mới bứng vào, rồi lấy sơ dừa tủ lên trên, tưới nhẹ lần nữa. à mà trước đó, họ tưới nước thật đẩm lên chậu chuẩn bị trồng mai nhé)

hàng ngày, thường xuyên phung sương giữ ẩm

khoảng 10 ngày sau, mua thuốc kích rể về tưới, chú ý, phải tưới thấp hơn liều hướng dẫn nhiều lần.

Vậy là xong cả một quy trình dài.
hình ảnh:

sec57a.jpg

2lb136v.jpg

2u93bxf.jpg

107p6w5.jpg


Nguyễn Toại Nguyện
 
Last edited by a moderator:
kinh ngiệm cho thấy :
chi mà bị gãy do sơ xuất lúc chăm sóc hay vận chuyển...mầm khác sẽ mọc ra nhanh
chi bị chết,,rất khó hoặc không thể mọc ra được mầm khác,
giai quyết bằng cách giống như bác T Nguyện :
nuôi 1 tược ở chi trên cho phóng dài ra rồi kéo về chỗ thiếu chi bên dưới



hoặc tôi đã bị trường hợp trường hợp tệ nhất thì...cắt ngắn tạo chi tàn khác làm Bon Sai :

 
Last edited by a moderator:
Việc mai Bình Định bị chết một chi là chuyện rất hay diễn ra nhé. Tuy nhiên, tạo lại chi đó, ngay vị trí đó là việc làm rất vất vả, nhưng không phải không được đâu nhé. Để sáng mai dậy mình chụp hình chỉ cách làm cho nhé.

Mà thôi, mình chỉ luôn, lý thuyết thôi, còn hình ảnh thì bổ sung sau nhe.

Đầu tiên, phải phải thừa nhận điều này, thì mới tiến hành làm được: cái chi bị mất, dù có cố tạo lại, nó vẫn phát triển sau những chi khác, điều đó muốn nói lên rằng, tỷ lệ cốt chi sẽ không (rất khó) theo nguyên tắt bon sai nữa nhé.

Đầu tiên, bạn lấy cái cưa ra, cưa sát ngay phía dưới chi bị gãy, bị hư một đường sâu vào phần gỗ chừng 1 đến 2 ly thôi nhé, khoanh khoảng 1/4 thân như vậy, rồi vào nhà, lấy keo liền sẹo của Nhật bôi vào vị trí bạn vừa cưa, sau đó chờ 20 ngày sau ra quan sát. Nếu phía dưới mọc ra một cái nhánh (thật ra mới có sưng sưng lên thôi, nếu có vậy thì chúc mừng bạn rất may mắn, chỉ việc chờ cho vị trí đó ra tược rồi uống éo nhé), còn không có thì bạn quan sát thấy vị trí bạn cưa hôm trước bây giờ nó bắt đầu kéo nhựa, làm liền vết cưa. Tại vị trí đó, bạn tiến hành ghép cắm đọt vào, khoảng 20 ngày sau chúng bắt đầu bung đọt tược đã ghép, vậy là bạn tiến hành tạo chi mới thôi.

Đây là cách ghép không cần phải cắt bỏ hay lãy lá cây mẹ (kìm hảm sự phát triển cây, chi mẹ), vì chúng ta đã tạo một điểm tụ chất dinh dưỡng cho chính bản thân bo ghép hưởng. nếu không có vết cưa cách đó 20 ngày, bạn gần như không thể ghép mà bo ghép phát triển mạnh được.

Nhưng mình nói cái này nữa nhé, thông thường, tại nhà vườn, trừ khi nó là cây thật đặt biệt, họ mới tiến hành tạo chi lại, bình thường họ mượn chi kế bên, kéo qua cho lấp tàn là ok rồi.
Có lẽ vật chất dùng để tặng bác Mục Tử thật là khó khăn.

Chắc dùng kỹ thuật trồng mai thì Ok bác nhỉ? mà ngẫm đến ngẫm lui, cái gì Bác cũng rành, không biết dùng gì để mà xứng đáng. Thôi thì gửi bác kỷ thuật ươm hạt, tạo rễ mai Bình Định vậy. và cũng gửi tặng anh em bí quyết ươm hạt của làng mai Bình Định.

Người Bình Định có thể chỉ bạn cách tạo dáng, cách uống, cách chăm sóc. Tuy nhiên, để có bộ rể đẹp là cả một bí quyết đối với họ, mà chỉ có một số nhà vườn kỳ cụ mới làm được. Chính vì thế, ngoài ấy, có một số nhà vườn chuyên làm nhiệm vụ gieo hạt, ươm cây và bán cây giống. (thậm chí cho đến giờ, để giảm chi phí mua giống, một số nhà vườn bắt đầu tự lấy hạt, tự ươm, nhưng sau đó, đa phần bộ rễ không được đẹp, cây con khi ra chậu thì èo uộc do làm không đúng kỷ thuật thôi).

Đầu tiên là việc lấy giống. Những cây mai mà tuổi trung bình từ 13 đến 14 tuổi trở lên đa phần hoa không chuẩn lắm, nhưng từ đó về sau này, cách lấy hạt, chọn giống chuẩn nên càng về sau, cây mai ra hoa càng đẹp dù là hoa nguyên thủy. Đầu tiên, họ chọn ra trong vườn những cây mai đẹp, hoa đẹp (chủ yếu là cúc lai và giảo), họ tiến hành lặt lá trước 5 đến 7 ngày so với ngày dự định lặt lá đồng loạt để lấy giống. mục tiêu nhằm tránh việc thụ phấn lung tung với những cây hoa không chuẩn.

sau đó, hạt chín, họ chọ những hạt to, khỏe, mập, không méo mó, dị tật họ gom vào một lon (chú ý nhé, trong quá trình thu hạt, họ bóp nhẹ hạt, nếu nghe tiếng sì hoặc mềm mềm, họ bỏ hạt đó đi).

Đến chiều, gom hạt xong, họ tiến hành lựa hạt một lần nữa, những hạt nào không tốt họ bỏ đi, họ bỏ những hạt đã lựa vào nước có pha thuốc kích thích nẩy mầm trong một đêm. trong quá trình này, họ lại bỏ phần lớn hạt nổi nếu thấy chúng bị bọng.

Đến sáng hôm sau, họ tiến hành gieo hạt.

Chọn cái chậu bình thường, họ lót gạch vụn bên dưới lổ, cho ít vôi, cho cát biển lên, rồi đổ đất hạt to vào, khi còn cách mặt chậu 50 đến 70cm thì dừng lại, họ dùng bao xi măng bằng nhựa cắt khoanh tròn cho vừa chậu, dùng que nhọn sỉa vài lổ cho thoát nước, sau đó họ tiến hành ray chất trồng nhằm loại bỏ hoàn toàn chất trồng vón cục, trộn ít bột dừa (sơ dừa mịn loại bột), sau đó đổ chất trồng đó lên cao 2 đến 3cm, tiến hành gieo hạt đã ngâm , hạt cách hạt 4 đến 5 cm, sau khi gieo cả chậu, họ tiến hành phủ nhẹ một lớp chất trồng đã ray lên trên nữa, dộ dày khoảng 2 đến 2.5cm. sau đó, tưới nhẹ bằng nước, tiếp tục pha ít thuốc kích thích nẩy mầm tưới lại lần nữa.

Đem ra nắng, họ lấy thêm cái chậu khác, úp ngược lại, hàng ngày, từ 2 đến 3 lần, họ ra phung sương nhẹ.

sau đó khoảng 15 ngày, khi những cây con nảy mầm lú nhú khoảng 60%, họ tiến hành bỏ chậu úp ngược ra, hàng ngày thường xuyên phun giữ ẩm.

khi cây ra 3 đến 4 lá, họ tiến hành nhổ cây ra khỏi chậu vào lúc chiều mát. (chiều mát nhé, thậm chí nếu trời nắng là phải bắt đầu ươm cây khi gần tắt nắng). sáng đó, họ tưới thật đẩm chậu, nhằm việc bứng cây con khỏi hư rễ, cách bứng cây con ra khỏi bầu mẹ như sau: dùng que nhọn, xỉa xuống phía dưới cây nào cần bứng, rồi cạy lên. chú ý, lúc này cây con vẫn còn có cái hạt bám theo, cây nào nhổ lên mà mất hạt, vui lòng bỏ đi, đừng tiếc.

Vào chậu: ngoài đó, cây con dù rất nhỏ, chỉ có mấy lá, họ đã vào cái chậu to đùng (cái này nhiều người cho là sai nhưng nó là kỷ thuật của họ nhé, mà thật ra chẳng sai tý gì, miền nam, cây con không vào chậu to là vì đa phần chất trồng miền nam còn đang phân hủy và giải phóng nhiệt, và chất không có lợi, còn họ, dù chậu to, nhưng chất trồng ban đầu chỉ có đất phù xa ít bột dừa, ne6ng chẳng có phản ứng nào xảy ra, mà khi trồng, họ chẳng trồng thấm, họ đấp mô chất trồng lên, hai ngón tay khoét một cái lổ, ấn mạnh hai ngón xuống dáy nhằm làm cho rể không ăn xuống, sau đó cho cây con mới bứng vào, rồi lấy sơ dừa tủ lên trên, tưới nhẹ lần nữa. à mà trước đó, họ tưới nước thật đẩm lên chậu chuẩn bị trồng mai nhé)

hàng ngày, thường xuyên phung sương giữ ẩm

khoảng 10 ngày sau, mua thuốc kích rể về tưới, chú ý, phải tưới thấp hơn liều hướng dẫn nhiều lần.

Vậy là xong cả một quy trình dài.
hình ảnh:

sec57a.jpg

2lb136v.jpg

2u93bxf.jpg

107p6w5.jpg


Nguyễn Toại Nguyện
Cảm ơn Bác nhiều lắm, hy vọng nhiều người sẽ học hỏi được điều này
 
kinh ngiệm cho thấy :
chi mà bị gãy do sơ xuất lúc chăm sóc hay vận chuyển...mầm khác sẽ mọc ra nhanh
chi bị chết,,rất khó hoặc không thể mọc ra được mầm khác,
giai quyết bằng cách giống như bác T Nguyện :
nuôi 1 tược ở chi trên cho phóng dài ra rồi kéo về chỗ thiếu chi bên dưới



hoặc tôi đã bị trường hợp trường hợp tệ nhất thì...cắt ngắn tạo chi tàn khác làm Bon Sai :

Cám ơn Bác !!phương pháp này mình có thể tạo chi theo ý muốn nhằm mục đích có các tác phẩm đẹp ,phải ko Bác!!!! Con thấy Bác nhìn cây mai Toại nguyện ..giông như thế Võ Bình Định ..!! bây giờ con mới hiểu ..."Ngệ sĩ cây cảnh mới nhập môn…nhìn cây bằng mắt
Cao hơn 1 bậc nhìn bằng khuynh hướng của ý thức
"Thấm" hơn nữa nhìn bằng tâm
Và Cao hơn hết nhìn cây bằng... đạo..!!Bác có thể chỉ dẫn cho ae vài kinh nghiệm tạo hình cây Mai !!!cám ơn Bác !!
 
..........Bác có thể chỉ dẫn cho ae vài kinh nghiệm tạo hình cây Mai !!!cám ơn Bác !!

Chủ đề mở ra chỉ chuyên về chăm sóc cây mai đem về từ nhà vườn sao cho khỏe mạnh và nhiều bông

Tạo hình cây mai là 1 lãnh vực khác, nhất là mai ngệ thuật . đòi hỏi nhiều kĩ năng về tạo dưỡng ( vì nhiều khi tạo xong mà không nuôi chi đó nổi đấy) do đó mới có từ "tạo dưỡng" = tạo ra được và dưỡng nó được
Phối hợp đồng bộ các hiểu biết về sinh lí của cây+ với con mắt nhìn ra…ngệ thuật của sự khúc chiết (có tư duy sâu sáng tạo mới phong phú. Có giỏi về “tạo dưỡng” đường nét mới hiểm trở )

Cuối cùng là sự kiên nhẫn cực kì + thời gian

Thí dụ : để chuyển hướng cho 1 chi hay cành dễ nhất và rất nhanh là,, uốn
Nhưng với cây đỉnh của ngệ thuật người ta dùng cách… cắtđể lại mầm về hướng mà cành cần phải phát triển…cách này vừa chuyển hướng vừa “chuyển nhịp” cho chi hoặc cành

Mai là cây kiểng bông. Do đó miền nam hay chọn tàng tròn..đặc điểm của kiểu tàng này là kín mít…do có nhiều chi cành và kết quả là đầy ngẹt bông

Mai B Định là mai thế.. (là 1 cây mai ngệ thuật được tách riêng ra để sản xuất hàng loạt) mỗi khúc thân chuyển nhịp là 1 chi mọc ra và mỗi chi là 1 tàng

Chăm sóc nó được khỏe mạnh , nhiều bông mà không bị chết chi hay móp tàng cũng là 1 công phu + sự hiểu biết rộng đấy
 
Chủ đề mở ra chỉ chuyên về chăm sóc cây mai đem về từ nhà vườn sao cho khỏe mạnh và nhiều bông

Tạo hình cây mai là 1 lãnh vực khác, nhất là mai ngệ thuật . đòi hỏi nhiều kĩ năng về tạo dưỡng ( vì nhiều khi tạo xong mà không nuôi chi đó nổi đấy) do đó mới có từ "tạo dưỡng" = tạo ra được và dưỡng nó được
Phối hợp đồng bộ các hiểu biết về sinh lí của cây+ với con mắt nhìn ra…ngệ thuật của sự khúc chiết (có tư duy sâu sáng tạo mới phong phú. Có giỏi về “tạo dưỡng” đường nét mới hiểm trở )

Cuối cùng là sự kiên nhẫn cực kì + thời gian

Thí dụ : để chuyển hướng cho 1 chi hay cành dễ nhất và rất nhanh là,, uốn
Nhưng với cây đỉnh của ngệ thuật người ta dùng cách… cắtđể lại mầm về hướng mà cành cần phải phát triển…cách này vừa chuyển hướng vừa “chuyển nhịp” cho chi hoặc cành

Mai là cây kiểng bông. Do đó miền nam hay chọn tàng tròn..đặc điểm của kiểu tàng này là kín mít…do có nhiều chi cành và kết quả là đầy ngẹt bông

Mai B Định là mai thế.. (là 1 cây mai ngệ thuật được tách riêng ra để sản xuất hàng loạt) mỗi khúc thân chuyển nhịp là 1 chi mọc ra và mỗi chi là 1 tàng

Chăm sóc nó được khỏe mạnh , nhiều bông mà không bị chết chi hay móp tàng cũng là 1 công phu + sự hiểu biết rộng đấy
Cám ơn Bac!!!!! Gần cạnh nhà có Bác hàng xóm tạo cay Mai rất đẹp ,mỗi chi mọc quanh thân như hình chiếc bánh xe đều đẹp ngay ngắn ..hình như Bác ấy tạo hơn 10 năm mới dc ..đúng như câu nói Bac mục " sự kiên nhẫn cực kì + thời gian"
 
Lang thang trên mạng tình cờ gặp trang hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc Mai.
Nhưng tại sao Mai nở dễ dàng ở xứ nóng lại khó nở ở xứ lạnh? và thờng nở vào ban đêm?

Điều này là kiến thức phổ thông mà diễn đàn lại không nói đến, đó là thiếu sót lớn. Các bạn tìm hiểu kiến thức này qua " hoa của miền nhiệt đới". Từ khóa tiếng Pháp là : La fleur au tropical.
 
Lang thang trên mạng tình cờ gặp trang hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc Mai.
Nhưng tại sao Mai nở dễ dàng ở xứ nóng lại khó nở ở xứ lạnh? và thờng nở vào ban đêm?

Điều này là kiến thức phổ thông mà diễn đàn lại không nói đến, đó là thiếu sót lớn. Các bạn tìm hiểu kiến thức này qua " hoa của miền nhiệt đới". Từ khóa tiếng Pháp là : La fleur au tropical.
Mình để ý thấy mai nở hoa vào lúc 8-9h sáng.
 
Trong vườn tôi thì chỉ có Dạ lý hương và hoa Quỳnh mới nở vào buổi tối thôi..
Mai Giảo Thủ Đức Và Bến Tre chớm nở ( hàm tiếu) lúc 5 hoặc 6 giờ sáng , lúc 7 hoặc 8 giờ khi mặt trời bắt đầu lên là mai nở “tét bét” luôn

Trong giai đoạn hàm tiếu khoảng 2 tiếng đồng hồ đó, mai tỏa hương thơm nhẹ nhẹ. Nhưng khi mặt trời lên mai nở hoàn toàn mùi thơm biến mất

Mai Bình Định có cây hàm tiếu rồi nở hoa giống như Giảo

Nhưng cũng có cây lúc 6 giờ chiều hôm trước đã “lè lưỡi” rồi …
và nguyên đêm đó không thấy nhúc nhích…nhưng khoảng 7 giờ sáng hôm sau cũng nở “tét bét” luôn

Và cũng có cây hàm tiếu ..lè lưỡi… tới 3 ngày mới chịu nở thí dụ như cây mai dưới đây của Bác Lạc vien :

99EAFECF-E87B-4252-B0AA-6D2AE133E19D_zpsqwso5ejv.jpg

Cây mai mua 28 tháng chạp nụ nhỏ đã có màu vàng
--- @ 28/4/14 ---
540D3402-2E23-4003-89F5-17C9EDCC896E_zpsg3dozhbo.jpg

30 tháng chạp
A7ADE920-2BDC-49B8-9D05-5742052696ED_zpssr1wa3gl.jpg

Mồng 1

http://agriviet.com/threads/cham-soc-cay-mai-trong-chau.85481/page-108
 
Khi đã hiểu điều kiện để nụ hoa miền nhiệt đới nở ( trong đó có cây Mai) thì nở lúc 3,4,5,6,7,8 giờ hoặc lè lưỡi đến 3 ngày mới chịu nở hay tại sao trời lạnh nụ hoa khó nở thì sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Chỉ có tôi ngạc nhiên khi nói điều khoa học cơ bản này dường như gặp sự phản kháng? Chán.
 
Khi đã hiểu điều kiện để nụ hoa miền nhiệt đới nở ( trong đó có cây Mai) thì nở lúc 3,4,5,6,7,8 giờ hoặc lè lưỡi đến 3 ngày mới chịu nở hay tại sao trời lạnh nụ hoa khó nở thì sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
Chỉ có tôi ngạc nhiên khi nói điều khoa học cơ bản này dường như gặp sự phản kháng? Chán.
Đã gọi là khoa học thì cần chính xác và ở đây mọi người chỉ bàn về mai, bàn khi thấy thực tế và bàn có phương pháp khoa học chứ không phản kháng cá nhân nào
 
Đã gọi là khoa học thì cần chính xác và ở đây mọi người chỉ bàn về mai, bàn khi thấy thực tế và bàn có phương pháp khoa học chứ không phản kháng cá nhân nào
1-Đã gọi là khoa học thì cần chính xác và ở đây mọi người chỉ bàn về mai: Tính chính xác ư? trên diễn đàn nhan nhãn lời khuyên nếu hư rễ thì dùng root2 tưới. Người có Mai hư rễ đi mua thuốc sẽ không có lọai thuốc root2 ,chỉ có lọai super root và roots2 mà thôi, nhưng 2 lọai thuốc này có thành phần dược phẩm khác nhau,một lọai chứa chất kích thích NAA, một lọai chứa acid Humic nên công dụng của nó cũng khác nhau. Nếu đòi hỏi tính chinh xác như bạn nói thì trên diễn đàn hướng dẫn kiểu tay phải chăm sóc tốt, tay trái phá họai ư?

2- bàn khi thấy thực tế:Mỗi con người có nhận xét vấn đề khác nhau, tùy vào kiến thức, học vấn .Khi thấy thực tế rồi bàn sẽ giống như 3 ông thầy bói mù xem voi, rồi cuối cùng cãi nhau gây mất đòan kết.

3-bàn có phương pháp khoa học chứ không phản kháng cá nhân nào: Lý thuyết điều kiện hoa miền nhiệt đới ( trong đó có cây Mai) nở là giáo trình khoa học của nước ngòai chứ không phải của tôi, vì lòng tốt thấy mọi người chăm sóc Mai lo sợ Mai nở sớm, muộn cũng như không nở mà không hiểu nguyên nhân nên tôi mới cho từ khóa để tự tìm hiểu. Thế mà cũng bắt bẽ thời gian Mai nở.Buồn.
 


Back
Top