Chăn nuôi bò lấy thịt theo mô hình công nghiệp tập trung

  • Thread starter ong_trum83
  • Ngày gửi
Chào cả nhà!
E đang tính mở trang trại chăn nuôi bò lấy thịt theo mô hình công nghiệp tập trung. Tức là mình làm chuồng trại nuôi nhốt như bò chăn nuôi bò sữa ạ. Không phải chăn thả ngoài đồng cỏ. Vì nuôi số lượng lớn mình không thể chăn thả được, với lại chỗ e k có nhiều đồng cỏ và quỹ đất cũng hạn hẹp.
Tuy nhiên có mấy vấn đề e còn chưa rõ. Pro nào biết xin tư vấn cho e với
1. Bò thịt mình nuôi nhốt mà không chăn thả ngoài đồng cỏ có được không?
2. Bác nào có kinh nghiệm hay tài liệu nói về vấn đề chăn nuôi tập chung bò lấy thịt share cho e với ạ.
Chúc cả nhà làm ăn gặp nhiều may mắn!

--------

Chào cả nhà!
E đang tính mở trang trại chăn nuôi bò lấy thịt theo mô hình công nghiệp tập trung. Tức là mình làm chuồng trại nuôi nhốt như bò chăn nuôi bò sữa ạ. Không phải chăn thả ngoài đồng cỏ. Vì nuôi số lượng lớn mình không thể chăn thả được, với lại chỗ e k có nhiều đồng cỏ và quỹ đất cũng hạn hẹp.
Tuy nhiên có mấy vấn đề e còn chưa rõ. Pro nào biết xin tư vấn cho e với
1. Bò thịt mình nuôi nhốt mà không chăn thả ngoài đồng cỏ có được không?
2. Bác nào có kinh nghiệm hay tài liệu nói về vấn đề chăn nuôi tập chung bò lấy thịt share cho e với ạ.
Chúc cả nhà làm ăn gặp nhiều may mắn!

E xin bổ xung thêm thông tin là giống bò e chọn nuôi là giống bò vàng của VN mình
 


Last edited by a moderator:
"Còn chuyện thức ăn cho bò bao nhiêu phẩn trăm cỏ, thì có thể nói
zero phần trăm. Có thể cho bò ăn rơm và chất bột và rau tươi, hoàn
toàn không cần cỏ."

Bạn này góp ý k có tính xây dựng rồi. Thứ nhất tôi k biết bạn cho bò ăn rau gì?nhưng chắc chắn rau sẽ đắt hơn cỏ.
Thứ 2 trồng cỏ cho bò ăn sẽ tốt hơn cho bò ăn rau vì cỏ có năng suất hơn rau rất nhiều
Thứ 3 khi chăn nuôi thì phải làm sao giảm được chi phí thức ăn mà vẫn đảm bảo tăng trọng nên tớ nghĩ nuôi bò thịt k cần cho ăn chất bột như cám làm tăng chi phí.
"Vì vậy, bạn cứ có bò mà nuôi đi, rồi lo sau."
*
Trước khi nuôi con gì bạn phải soạn một kế hoạch củ thể , chi tiết về nguồn vốn, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, hoạch toán kinh tế, đầu ra sản phẩm...
nói như ban anhmytran giống với kiểu nói của ông cha ta ngày xưa : " mất bò mới lo làm chuồng "
Link: http://agriviet.com/home/threads/96...inh-cong-nghiep-tap-trung/page2#ixzz1zX1xvRcL

--------

Khối lượng cỏ cho bò ăn / ngày đêm = 10% trong lượng cơ thể bò. 10 con bò mỗi con 200kg sẽ cần 10*200*10% = 200kg cỏ / ngày đêm
1 năm cần 200*360= 72 tấn cỏ
cỏ voi năng suốt khoảng 300tấn / ha/năm thì cần 72/300=0.24ha = 2400m2 đất trông cỏ.
Thân
 


Last edited by a moderator:
Bạn nói cũng đúng, mà cũng không đúng.
*
Tôi trả lời theo lý thuyết, hoàn toàn đúng.
Tôi không trả lời theo thực tế kinh doanh.
Câu trả lời của tôi đề giúp người hỏi, người đọc suy nghĩ.
Tôi không phải người đã từng nuôi bò không cho ăn cỏ để
có câu trả lời thực tế. Mà ở đây ai có câu trả lời thực tế?
*
Thực tế chăn nuôi bò ở các nước tiên tiến thì có cho bò ăn
các chất bột và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với không
cho ăn chất bột. Rất dễ hiểu là thịt bò đắt hơn chất bột.
Lấy chất bột làm ra thịt bò, đương nhiên có lãi.
*
Ví như chăn nuôi Lợn ngày xưa, cho ăn thân cây chuối thái
ra, chỉ cho rất ít cám giã gạo, hay ngô xay, hay củ sắn,
tiếng miền nam là nuôi Heo bằng cám gạo, bắp, và khoai mì.
So với ngày nay, nuôi Heo bẳng thức ăn công nghiệp giá đắt
hơn nhiều, nhưng lại lời hơn ngày xưa.
*
Vì thế bạn nói câu trả lời của tôi không có tính xây dựng
nếu không phải là sai, thì cũng không đúng vấn đề.
*
 
Con bò và con heo hoàn toàn khác nhau. Hệ tiêu hóa của bò có khả năng biến chất xơ và xenluzo có trong cỏ, rơm dạ thành năng lượng thông qua quá trình lên men ở dạ cỏ. Con lợn k có khả năng này. Vì vậy mà nguồn thức ăn chính của bò là cỏ, rơm dạ. còn các chất tinh như tinh bột, cám thì chỉ chiếm một phần nhỏ trong khẩu phần ăn của bò. Nếu cho bò ăn nhiều chất tinh bò sẽ bị bệnh đầy hơi. Ở các nước có ngành chăn nuôi phát triển họ cho bò ăn hỗn hợp chất xơ ( rơm dạ ), chất tinh ( cám công nghiệp ) theo một tỷ lệ nhất định tùy theo quá trình sinh trưởng của bò. Tôi đảm bảo chẳng nơi nào cho bò ăn toàn chất tinh như kiểu chăn nuôi lợn đâu.
 
Cũng chẳng ai nói nuôi bò bằng toàn chất tinh bột.
*
Ngày xưa tôi thầm nghĩ cho người và vật nuôi ăn thức
ăn tinh chế là tốt nhất. Sau đó tôi mới biết người
mà ăn tinh không có chất xơ sẽ bị táo bón. Ngựa đua
không đủ cỏ ăn cũng bị bệnh đường ruột, mặc dàu ngựa
đua ăn nhiều thức ăn tinh, còn ngựa hoang thì chỉ ăn
cỏ. Tôi chắc rằng Heo Lợn mà không ăn chất xơ đủ liều
lượng thì cũng không khoẻ và lớn nhanh được.
*
Câu trả lời của tôi là "có thể nuôi bò hoàn toàn không
cần cỏ." Còn nuôi bằng gì, thì người chủ có thể tìm
tòi cho ra để phù hợp với mình, không bắt buộc phải
nhập khẩu thức ăn nuôi bò của Nhật, Mỹ, hay Úc.
*
Dạo này diễn đàn có hỏng hóc gì, mà chữ "v ườn" và chữ
"s inh" đều bị đổi ra các ngôi sao ****, ****.
*
 
Con bò và con heo hoàn toàn khác nhau. Hệ tiêu hóa của bò có khả năng biến chất xơ và xenluzo có trong cỏ, rơm dạ thàwnh năng lượng thông qua quá trình lên men ở dạ cỏ. Con lợn k có khả năng này. Vì vậy mà nguồn thức ăn chính của bò là cỏ, rơm dạ. còn các chất tinh như tinh bột, cám thì chỉ chiếm một phần nhỏ trong khẩu phần ăn của bò. Nếu cho bò ăn nhiều chất tinh bò sẽ bị bệnh đầy hơi. Ở các nước có ngành chăn nuôi phát triển họ cho bò ăn hỗn hợp chất xơ ( rơm dạ ), chất tinh ( cám công nghiệp ) theo một tỷ lệ nhất định tùy theo quá trình **** trưởng của bò.
Em đồng ý với bác về điều này. Nuôi bò thì không thể thiếu chất xơ. Vì bò là độbg vật nhai lại. Trong thức ăn HH dùng nuôi bò ngta đã pha chế tỷ lệ nhất định chất xơ trong đó rồi, chứ ko phải hoàn toàn la tinh bột. Để giảm giá thành thức ăn xuống thì tôi nghĩ bạn nên trồng cỏ, lấy rơm khô ủ chua để cho bò ăn. Sau đó kết hợp cho ăn thêm cám ngô khoai sắn... Cỏ tôi thấy hiệu quả là VA06. Năng suất cao.
 
cảm ơn các bác đả tư vấn giúp ah . nhà em cũng nuôi bò nhưng chủ yếu là cho ăn cỏ . vì định nuôi thêm nhưng lượng cỏ thì ko đủ vì vậy mong các bác góp ý thêm . thank
 
Muốn chăn nuôi bò thịt đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, cần quan tâm đến những vấn đề cơ bản như : Giống, tuổi, giới tính, khối lượng lúc giết mổ, dinh dưỡng và phương thức vỗ béo.

1. Giống :

Giống là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng, phát triển, tích lũy thịt, mỡ khác nhau: Con lai của bò Charolaise có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn con lai của bò Hereford và ngược lại, tổ chức mỡ của thịt bò Charolaise thấp hơn thịt bò Hereford. Bò vàng Việt Nam có tỷ lệ thịt xẻ là 42%, tỷ lệ thịt tinh là 31%, trong khi đó bò thịt Charolaise có tỷ lệ thịt xẻ 60%, tỷ lệ thịt tinh là 45%.

Hiện nay trên thế giới nhiều giống bò có tỷ lệ thịt xẻ tới 70%, tỷ lệ thịt tinh trên 50%, giá trị dinh dưỡng thịt rất cao và rất thơm, ngon. Ngoài các giống bò chuyên thịt, ở các cơ sở chăn nuôi bò sữa, người ta cũng chọn lọc những bê đực khỏe mạnh đưa vào nuôi dưỡng với một chế độ thích hợp để vỗ béo và giết mổ. Đây cũng là những nguồn cung cấp sản phẩm thịt bò chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng thịt bò.

2. Tuổi :

Trong quy trình vỗ béo và giết mổ, hiện nay người ta thường nuôi bò từ 16 – 24 tháng tuổi với quy trình công nghệ cao để giết mổ.

Tuổi giết mổ khác nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau: Bê và bò tơ cho thịt màu nhạt, ít mỡ, thịt mềm và thơm ngon hơn. Bò lớn tuổi cho thịt màu đỏ, đậm, nhiều mỡ, thịt dai hơn và tất nhiên là không thơm ngon bằng thịt bê tơ. Tỷ lệ các cơ quan nội tạng sẽ giảm theo tuổi và ngược lại độ béo sẽ tăng dần lên.

3. Giới tính :

Thường thì bò cái thớ thịt nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít hơn, thịt vị đậm hơn, vỗ béo nhanh hơn. Ngược lại bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi vì bò cái có cơ quan sinh dục phát triển hơn bò đực. Trong quy trình vỗ béo người ta có thể thiến bò đực lúc 7 – 12 tháng tuổi để vỗ béo, nếu bò thiến sớm để vỗ béo thì thịt bò sẽ mềm hơn và béo nhanh hơn.

4. Khối lượng lúc giết mổ :

Khối lượng bò đưa vào giết mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Giống, khả năng tăng trọng, thời điểm tích lũy nạc lớn nhất, chế độ nuôi dưỡng, hệ số tiêu tốn thức ăn, thị trường và giá cả...

5. Dinh dưỡng và phương thức vỗ béo :

Kỹ thuật chăn nuôi thâm canh bò thịt hiện nay là chọn lọc những bê khỏe mạnh của các giống cao sản chuyên thịt, đưa vào nuôi dưỡng với chế độ thâm canh cao để đạt được khối lượng giết mổ cao nhất ở giai đoạn bê sinh trưởng với cường độ cao nhất ( dưới 24 tháng tuổi ). Các khẩu phần ăn khác nhau sẽ cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh khác nhau khi giết mổ.

Dù vỗ béo theo phương thức nào, vỗ béo sớm hay vỗ béo muộn, đối với bò thịt trước khi giết mổ bắt buộc phải có công đoạn vỗ béo. Vỗ béo là dùng biện pháp dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng làm cho khối lượng con vật tăng nhanh và phẩm chất thịt được cải thiện. Thời gian vỗ béo tùy thuộc vào phương thức vỗ béo, thức ăn, giống, độ béo của bò. Thời gian vỗ béo quá ngắn thì thịt sẽ nhiều nước, thời gian vỗ béo thích hợp thì chất lượng thịt sẽ cao hơn.

Khẩu phần thức ăn vỗ béo cho bò giàu đạm và nhiều sắt thì thịt bò sẽ đỏ đậm, khẩu phần thức ăn có nhiều bột bắp thì mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm ngon và khẩu phần thức ăn có tỷ lệ các phụ phẩm công nghiệp thì thịt bò có thớ lớn và nhiều mỡ giắt ( mỡ giữa các lớp thịt ).

Điều cần chú ý khi nuôi bò thịt

Trong và năm gần đây, ngành chăn nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã có những chuyển biến tích cực, trong đó đáng chú ý là việc khôi phục và phát triển đàn bò địa phương. Ngoài ưu thế về chi phí thức ăn thấp, sử dụng thúc ăn không cạnh tranh với người, giải quyết công lao động nông nhàn. Nghề nuôi bò còn có một ưu thế quan trọng là sản phẩm cuối cùng là bê và thịt có thị trường tiêu thụ ổn định, giá cả bảo đảm cho người chăn nuôi có lãi. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả đạt được cao nhất, người chăn nuôi cần biết những yếu tố cơ bản sau:

Đặc điểm sinh lý :

- Với bò đực : Tuổi bắt đầu phối giống từ 24 - 26 tháng tuổi và thời gian sử dụng phối giống tất nhất là từ 2 - 6 năm tuổi.

- Đối với bò cái : Tuổi thành thục sinh dục 18 - 24 tháng tuổi, chu kỳ động dục trung bình là 21 ngày, thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày và thời gian động dục trở lại sau khi sinh con 60 - 70 ngày.

Chọn giống

Chọn những con tốt, thân hình vạm vỡ, mình tròn, phía mông và vai phát triển như nhau giống hình trụ. Nên biết rõ nguồn góc và tính năng SX của đòi bố mẹ.

Một số giống bò được nuôi phổ biến tại Việt Nam :

- Giống bò nội : Bò vàng Việt Nam ( Bosindicus ) .

- Giống bò lai ngoại : Con lai Zêbu ( nhóm bò Zêbu gồm các giống: Redsindhi, Sahiwal, Brah-man đỏ, Brahman trắng, Ongole ).

Chuồng trại

- Xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát và có màng lưới bao xung quanh chuồng để chống ruồi, muỗi và các côn trùng khác xâm nhập ( trong chăn nuôi hộ gia đình ).

- Nền cứng, không trơn trượt và có độ dốc để dễ thoát nước.

- Diện tích tối thiểu : 2,5 - 3m2/con bò thịt.

- Máng ăn và máng uống nên làm bằng xi măng đặt theo chiều dài hành lang phân phối thúc ăn.

- Cần có biện pháp xử lý phân để hạn chế ô nhiễm môi trường chung quanh và lây lan cỏ dại.

Thức ăn :

- Nguồn thức ăn chủ yếu của bò gồm các loại cỏ tươi, rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh thô và củ, quả...

- Ngoài ra nên sử dụng thức ăn ủ chua hoặc rơm được kiềm hóa và thức ăn tinh chế chủ động trong việc tìm thức ăn cho bò.

- Trong chăn nuôi bò thịt, mỗi gia đình cần dành 500 - 1.000m2 đất để trống các loại cỏ như cỏ voi, cỏ sả, cỏ lông tây, cây bình linh... để lấy thức ăn cho bò.

Chăm sóc, nuôi dưỡng, vỗ béo

- Bò cái chửa : Cần cho ăn uống đầy đủ, tránh cày kéo nặng, đặc biệt là ở những tháng chửa cuối cùng. Nhu cầu ăn mỗi ngày là: 25 - 30kg cỏ tươi, 2kg rơm, 1 kg thức ăn tinh và 20 - 30g muối.

- Bò cái nuôi con. Ngoài khẩu phần trên, cần cho thêm các thức ăn củ quả tươi và thức ăn tinh để bò cái tăng khả năng tiết sữa nuôi con.

- Bê con : Tập cho bê con ăn cỏ khô từ tháng thứ 2, cỏ tươi và củ quả từ tháng thứ 4 và cai sữa từ tháng thứ 6. Khi trời nắng ấm nên cho bê con vận động tự do. Nhu cầu ăn mỗi ngày 5 - 10kg cỏ tươi, 0,2 - 0,3kg thức ăn tinh.

- Bê từ 6 - 24 tháng: Trường hợp nuôi chuồng phải thường xuyên cho bò, bê ra sân vận động từ 2-4 giờ/ngày. Nhu cầu ăn một ngày: 10 - 15kg cỏ tươi và cho ăn thêm các thức ăn tận dụng khác như ngọn mía, dây khoai, rơm rạ, cỏ khô, cỏ ủ chua và củ quả thay thế.

- Để có bò thịt đạt khối lượng cuối cùng khi giết thịt từ 250-300kg lúc 24 tháng tuổi cần nuôi vỗ béo bò trong khoảng 80-90 ngày trước khi bán bằng thức ăn tinh 1 kg/con/ ngày.

Chú ý :

Muốn nuôi bò thịt có hiệu quả kinh doanh cao, người chăn nuôi phải biết tận dụng khả năng tiêu hóa thức ăn xanh thô của chúng. Cho bò ăn no, đủ cỏ tươi và các loại củ quả. Trường hợp thiếu cỏ tươi có thể thay thế :

1kg cỏ khô = 4 - 5kg cỏ tươi .

1kg cỏ ủ chua, 1kg rơm ủ urê, 1 kg củ quả = 2kg cỏ tươi...

Nuôi bò thịt chất lượng cao

Thời gian qua, Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Hà Tĩnh đã triển khai mô hình nuôi bò lai Zê bu chất lượng cao tại huyện Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh và mô hình chăn nuôi bò 3/4 máu ngoại tại huyện Đức Thọ. Đến nay toàn tỉnh đã có hàng trăm con bê lai ra đời, được người chăn nuôi đồng tình cao. Thành công của mô hình góp phần cải tạo chất lượng giống và từng bước thay đổi tư duy, tập quán chăn nuôi bò truyền thống sang phương thức chăn nuôi bò lai Zê bu theo hướng thâm canh cho các hộ nông dân, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thịt bò cho tiêu dùng trong tỉnh và xuất bán tiêu thụ ở địa bàn các tỉnh thành khác.

Qua đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn tại các điểm triển khai mô hình chăn nuôi, chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật chính trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao để bà con nông dân tham khảo và áp dụng.

1. Chọn giống :

Để tạo bò lai hướng thịt chất lượng cao cần phải chọn những con bò cái có 1/2, 1/3 hoặc 3/4 máu các giống bò lai trong nhóm Zê bu như sind, Sahiwal, Brahman. Nên chọn những con có trọng lượng từ 220 kg trở lên, khoẻ mạnh, không bệnh tật, có khả năng sinh sản tốt (chọn ngoại hình) cho phối giống với bò trong nhóm Zê bu hoặc các giống bò chuyên thịt như: Smemtal, Charolais, Limouse, Droumaster...

2. Chăm sóc nuôi dưỡng bò mẹ và bê con :

a) Nuôi dưỡng bò mẹ :

Cần phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bò mẹ nuôi thai và nuôi con ( tiết sữa cho con ).

Khẩu phần dinh dưỡng cho 1 con mẹ sinh sản có trọng lượng cơ thể từ 220-250 kg tính như sau: Nếu bò được chăn thả 7-8 giờ/ngày, lượng thức ăn thô xanh bổ sung tại chuồng từ 12-15 kg/con/ngày và rơm ủ với u rê 4% từ 2-3 kg /con/ngày. Đối với bò có chửa, ngoài những thức ăn trên cần bổ sung 30-40gam bột xương, mỗi ngày bổ sung cám gạo hoặc bột ngô từ 1,2-1,5 kg. Không bắt bò làm việc nặng như cày bừa, kéo xe… Tránh xô đẩy, xua đuổi bò mạnh trong các tháng mang thai thứ ba, thứ bảy, thứ tám và thứ chín.

b) Nuôi bê con :

Giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi : nên nuôi bê ở cạnh nhà. Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chỗ bê nằm phải khô, sạch. Cho bê bú trực tiếp sữa mẹ, chăn thả theo mẹ. Nên thả bê ở bãi chăn gần chuồng. Khi bê được 1 tháng tuổi nên tập cho bê ăn cỏ non, ăn thức ăn tinh.

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi - 24 tháng tuổi : nuôi vỗ béo cho bê. Thời gian vỗ béo cho bê là 75-90 ngày. Lượng thức ăn như sau: Nếu chăn thả 7-8 giờ/ngày, lượng bổ sung gồm 8-10 kg cỏ tươi tại chuồng, 1-2 kg thức ăn hỗn hợp, cho bò liếm tảng liếm tự do. Cung cấp đầy đủ nước nhưng phải đảm bảo sạch, không có hoá chất độc hại.

Chú ý : Cần phải tẩy giun sán trước khi vỗ béo bê. Cần phải tập cho bê ăn thức ăn hỗn hợp và tảng liếm mỗi bữa 1 ít để bêò làm quen với thức ăn.

3. Về thức ăn :

Trong chăn nuôi bò lượng thức ăn thô xanh chiếm từ 85-90% khẩu phần ăn hàng ngày, do đó các hộ cần phải dành diện tích đất để trồng một số giống cỏ có năng suất chất lượng cao như: Cỏ voi, Ghi nê, Ru zi, Sty lô, cỏ VA06… Cần có kế hoạch dự trữ các loại rơm rạ, cỏ khô để làm thức ăn cho bò trong vụ đông xuân.

4. Phòng trừ một số bệnh :

Thực hiện tốt lịch tiêm phòng các loại bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng,… theo quy định của ngành thú y đề ra. Định kỳ tẩy giun, sán ( sán lá gan, sán dạ cỏ, … ) cho bò bằng các loại thuốc đặc hiệu như dùng thuốc tẩy giun Lêvamisol với liều lượng 1ml/8-10 kg trọng lượng bò hơi; thuốc tẩy sán DextilB với liều 1 viên thuốc dùng cho 75 kg trọng lượng bò hơi, phòng trị các loại bệnh ký sinh trùng đường máu cho bò.

5. Chuồng trại :

Chuồng trại chăn nuôi bò thịt phải đảm bảo các yếu tố như sau :

- Đông ấm, hè mát, nền chuồng không trơn trượt, diện tích từ 4-5 m2/con; thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng. Chuồng có thể xây 1 dãy hoặc 2 dãy. Có thể tận dụng các vật liệu sẵn có như tranh, tre, lá cọ… để làm chuồng nhằm hạ giá thành. Cần phải xây dựng hầm biogas để bảo đảm vệ sinh môi trường, đồng thời có khí để đun nấu và thắp sáng, mỗi gia đình nuôi 2-3 con bò xây 1 bể từ 5-7 m3 thì có thể sử dụng cho gia đình 5-6 khẩu.

Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao nói riêng nếu các hộ thực đúng, đủ các biện pháp kỹ thuật tổng hợp sẽ phát triển chăn nuôi bền vững và mang lại hiệu quả cao.

--------

Hiện mình đã mua 30 con bò cái 8 tháng tuổi về nuôi. 30 con bò cái đủ cung cấp phân để nuôi 100m2 giu quế. Con giun quế khoảng 1.5 tháng là thu hoạch được 1 lần. Mình đang tìm mua gà thả vườn về nuôi để tận dụng số giun quế thu được. Với 100m2 giun quế chắc nuôi được khoảng 5000 con gà thả vườn.
 

Last edited by a moderator:
Tôi cũng đang gặp phải vấn đề như bạn, định nuôi bò sinh sản và bò thịt mà lại khó khăn về đất đai, vốn,....
rất mong các bạn chia sẻ thêm
 
Tôi cũng đang gặp phải vấn đề như bạn, định nuôi bò sinh sản và bò thịt mà lại khó khăn về đất đai, vốn,....
rất mong các bạn chia sẻ thêm
vốn có nhiều dùng nhiều có ít dùng ít bác ah,đợi cho có đủ vài trăm triệu để nuôi bò thì đến bao giờ mới lập trại được.
lúc trc nhà còn làm ruộng,sau khi thu hoạch mùa màng k bao giờ trong nhà có dư được 20tr trở lên, nhưng bố em vẫn tích lũy được đàn bò khoảng 40 con.hồi đó sau khi thu hoạch,trang trải hết các chi phí,còn thừa chút tiền,thậm chí là vay thêm để mua bò,rồi gửi bà con nuôi theo hình thức nuôi rẽ.cứ thế chỉ vài năm đàn bò đã tăng lên vài chục con.cách nhà em 500m có bác phúc là người có đàn bò lớn nhất việt nam,bác cũng khởi đầu từ vài con bò và nuôi theo hình thức chủ yếu là nuôi rẽ
 
đợi cho có đủ vài trăm triệu để nuôi bò thì đến bao giờ mới lập trại được.

Hay lắm.
Nếu cứ phải có vốn lớn mới làm, thì cha truyền con nối cứ nghèo suốt.
*
 
Nuôi Bò đòi hỏi lòng kiên nhẫn thì mới có bò bầy và thoát nghèo....
 
Chào cả nhà!
E đang tính mở trang trại chăn nuôi bò lấy thịt theo mô hình công nghiệp tập trung. Tức là mình làm chuồng trại nuôi nhốt như bò chăn nuôi bò sữa ạ. Không phải chăn thả ngoài đồng cỏ. Vì nuôi số lượng lớn mình không thể chăn thả được, với lại chỗ e k có nhiều đồng cỏ và quỹ đất cũng hạn hẹp.
Tuy nhiên có mấy vấn đề e còn chưa rõ. Pro nào biết xin tư vấn cho e với
1. Bò thịt mình nuôi nhốt mà không chăn thả ngoài đồng cỏ có được không?
2. Bác nào có kinh nghiệm hay tài liệu nói về vấn đề chăn nuôi tập chung bò lấy thịt share cho e với ạ.
Chúc cả nhà làm ăn gặp nhiều may mắn!

--------



E xin bổ xung thêm thông tin là giống bò e chọn nuôi là giống bò vàng của VN mình

Bác làm ở đâu PT vậy? Bác đã làm chưa? hôm nào em qua xem đc không?
 
Tôi tham khảo theo cách tính của anh Nguyễn Ngọc Chí trong diễn đàn. cứ 250m2 cỏ thì đủ cho 1 con bò,vậy anh có 5000m2 thì chăn nuôi được 20 con, cũng có thể do trọng lượng cơ thể bò khác nhau mà lượng cỏ tiêu tốn cũng khác. ngoài cỏ ra anh cũng nên cho ăn thêm các loại thức ăn khô khác để giảm bớt cỏ trồng.
 
hjhj... gia đình em ở quê chuyên nuôi bò với hình thức ko cho bò ra ngoài, mỗi con bò có 1 chổ riêng, không thả đồng, như vậy quanh năm đến khi xuất.. kết quả mang lại rất cao đối với bò vỗ béo...nhưng điều quan ngại nhất là cỏ, cám sai, sát mì..... đó là những thứ để nuôi ủ bò như heo... các bạn muốn biết thêm chi tiết và có nhu cầu con giống cũng như tham khảo mô hình chăn nuôi hãy alo 0987693187 ÚT LỚN sẽ tư vấn quý vị chi tiết
 
Bạn đọc hết những bài của tôi nói về cách làm chuồng và kỉ thuật trồng cỏ để nuôi bò thì bạn rõ, có khi giúp được gì cho bạn đó.
Chúc bạn thành công.
 
Chào cả nhà.......
mình có 1 thắc mắc xin các bác tư vấn giúp là .có cách nào để phân biệt bò có chũa hay ko chũa chính xác 1tý ko? ngoài kinh nghiêm nhìn bên ngoài? vì mình mới tập nuôi nên chưa có kinh nghiệm. mình có nuôi 2con bò cái nhưng phối giống 1con đã đẽ còn 1con đợi cả năm mà không đẻ mà cũng không thấy nó lên giống lại nũa? cách đây 2tháng mới thấy nó lên giống lại và đã phối giống nhưng ko biết là nó có chữa hay ko nữa.
nên bác nào có cách xác địng tương đối chính xác và dễ thực hiện chỉ em với em cảm ơn nhiều.
 
Nuôi bò gì ở miền Nam

Chào Anh/Chị !

Anh Chị cho em hỏi mình nên nuôi giốn bò gì ở miền Nam?
Cảm ơn Anh Chị.
 
chan nuoi bo

ban con nuoi bo nua ko?hay chia se kinh nghiem cho toi voi.

--------

chau muon hoi bac la bo nai da sinh san dc 3 be con vay ma tu nhien lai ko sinh dc nua la bi sao ah? cach chua tri nhu the nao a?chau xin cam on.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top