CHĂN NUÔI Ì ẠCH, TẠI SAO?

  • Thread starter Gia Mẫn
  • Ngày gửi
Chăn nuôi ì ạch, tại sao?
Sau gần 50 năm chủ trương đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính với nhiều đối tượng vật nuôi, giờ chỉ còn hy vọng vào con vịt và gà thả vườn.

a7-bobatri.jpg



Hơn 1 tháng nay, tin đồn về việc nhà nước có thể buông chăn nuôi để đổi lấy những lợi thế cho rau quả và thủy sản trong đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) làm cho những người làm chăn nuôi buồn bã, nhưng họ cũng ý thức được đấy là một tất yếu.

Sau gần 50 năm chủ trương đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính với nhiều đối tượng vật nuôi, giờ chỉ còn hy vọng vào con vịt và sau đó là con gà thả vườn.

"Cái chết" được biết trước

Đã hơn chục năm nay, dân quê tôi (Nam Đàn, Nghệ An) có nghề vỗ béo bò. Bò nuôi ở mạn ngược Thanh Chương, Đô Lương chăn thả đàn nên gầy nhỏ vì thiếu ăn được dân quê tôi tậu về vỗ béo 3-4 tháng rồi bán thịt, mỗi con cũng kiếm được 1,5- 2 triệu đồng. Nhưng từ nửa năm ngoái đến nay không còn thấy ai làm nữa và câu giải thích đều giống hệt nhau – Hết thời rồi, mỗi con chỉ kiếm được vài ba trăm ngàn, không bõ.

Tân, một lái bò chuyên nghiệp ở chợ Sa Nam (Nam Đàn) kể: "Thấy bò khó, em nhảy lên biên giới mua trâu Lào lùa về Nghĩa Đàn bán cho lái Hà Nội, Hải Phòng, nhưng chỉ được chưa đầy một năm thì trâu Lào cũng khó bán dần, mấy anh ngoài đó nói gu ăn uống ngoài đó đang chuyển sang ăn thịt bò Úc".

Gà thả vườn cũng là một ưu thế vì khẩu vị người Việt không thích gà công nghiệp, thế nhưng xã hội càng phát triển thì tỷ trọng dùng gà công nghiệp tăng lên tỷ lệ thuận với mức tăng dân số khu vực thành thị và lao động công nghiệp, trong lúc dân số khu vực nông thôn giảm dần. Những lợi thế kiểu này chúng ta đã từng nghe nói đâu đó về trâu, bò từ hơn 30 năm trước, bởi vậy không có gì khác hơn, cần phải xây dựng lại ngành chăn nuôi một cách cơ bản nhất.
Năm 2003, khi quay bộ phim “Mùa len trâu”, tuy khó nhưng đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh vẫn có thể gom được ở Đồng Tháp, Long An vài trăm con trâu để quay, còn giờ dù có chồng tiền cao nghều nghệu cũng chẳng thể có trâu. Đàn trâu các tỉnh có mùa nước nổi như Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau từng mang đến nét riêng cho “Đất rừng phương Nam” cứ thưa dần rồi mất bặt lúc nào không hay.

Không chỉ có trâu bò mà gà và lợn ngoại cũng đang rải đầy các siêu thị. Co.opmart là siêu thị tỏ ra có lòng yêu nước nhiệt thành khi năm 2012 đưa ra các điều kiện hết sức chặt chẽ cho thịt ngoại sau đó giảm xuống 50% cho thịt nội và 50% cho thịt ngoại nhưng hiện nay thì gần như không còn áp dụng quy chế này nữa vì “thịt bò Úc hiện được nhập khẩu và giết mổ tại Việt Nam”.

Huy, một nhà thầu suất ăn công nghiệp ở tỉnh Bình Dương mỗi ngày cung cấp 15.000 suất cho biết, 100% thịt gà mà anh sử dụng đều là đùi, cánh gà công nghiệp nhập khẩu được cung cấp bởi một công ty nhập khẩu trực tiếp nên giá rất rẻ – Nếu không có nguồn cung ổn định và giá rẻ đó thì khó mà giữ được khi chỉ với 15.000 đ/suất với bao nhiêu chi phí khác nằm trong đó.

Dự hội nghị tổng kết ngành chăn nuôi 2013 có đại biểu đủ thành phần từ cơ quan quản lý nhà nước đến thú y, các hiệp hội, doanh nghiệp… Điều thống nhất cao trong hội nghị là… ngành chăn nuôi sẽ phá sản, Hiệp định TPP được ký kết càng nhanh thì sự phá sản xảy ra càng sớm.

Không có số liệu chính xác nhưng theo thống kê, đàn trâu bò trong nước đã giảm từ 6,7 triệu con năm 2010 xuống chỉ còn 5,1 triệu con năm 2013. Theo ước tính của một số người, ngành chăn nuôi gà hiện đang chịu lỗ 8.000 – 10.000 tỷ/năm. Mấy tháng nay, giá heo đã vượt lên 45.000-46.000 đ/kg, nhưng giá này liệu trụ được bao lâu khi năm ngoái giá heo chỉ quanh quẩn 40.000-42.000 đ/kg, trong lúc giá thành lên tới 44.000 đ/kg.

Nguyên nhân

Không khó để tìm nguyên nhân gián tiếp và trực tiếp dẫn tới sự yếu kém của ngành chăn nuôi. Về đại gia súc thì chúng ta thiếu đồng cỏ, thiếu không gian. Theo các chuyên gia, nếu muốn đạt năng suất như Úc 1 con bò thịt tối thiểu cần 1 ha, nhưng hiện nay tính hết “đầu thừa đuôi thẹo” cũng chỉ có khoảng 2.000 m2/con.

Về heo gà do chúng ta phải nhập khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc với giá cao hơn bình quân của thế giới từ 10-12%, trong lúc tỷ trọng của thức ăn trong cơ cấu giá thành chiếm tới 65-70%.

Khẩu vị cũng là nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi vốn đã yếu ớt thêm èo uột. Ở các nước khác, thịt đùi, cánh, nội tạng… được coi là phụ phế phẩm, bán rất rẻ trong lúc với người Việt thì “nhất phao câu nhì đầu cánh”.

Như gia đình nhà tôi, khi luộc một con gà bao giờ vợ tôi cũng xí 2 cái đùi, con gái tôi chỉ chọn 2 cánh, còn tôi gắp cái gan, miếng tiết và nếu có lon bia thì chọn thêm đầu, cổ. Khi chủ đã chọn hết thì cô osin chỉ còn biết ăn cái ức. Khẩu vị như thế nên nhiều doanh nghiệp lãi lớn nhờ nhập đùi gà từ Mỹ về chỉ với giá 20.000 đ/kg, rẻ hơn rất nhiều so với giá gà nội.

Nhập khẩu bò sống từ Úc về giết mổ tại Việt Nam đang được các doanh nghiệp lựa chọn để đáp ứng nhu cầu ăn thịt tươi của người Việt và thuế suất chỉ 5%, thay vì 14% như thịt không xương đông lạnh. Giá bò sống Úc về đến VN chỉ 57.000 đ/kg bò hơi, thấp hơn 3.000-5.000 đ so với bò nội, đấy là chưa kể tỷ lệ thịt của bò nội chỉ đạt 50%, trong lúc bò Úc là từ 55-60%, ngoài ra còn thêm nội tạng rất dễ bán.

Với heo, các doanh nghiệp bao giờ cũng đối chiếu với giá heo Thái Lan. Từ nhiều năm nay, giá heo Thái ổn định ở mức 46.000-48.000 đ/kg hơi, rẻ hơn VN khoảng 10%. Lý do được một chuyên gia của tập đoàn CP giải thích, kỹ thuật nuôi heo của CP Việt Nam tương đương CP Thái Lan nhưng giá thành cao hơn chủ yếu do giá thức ăn tại VN cao hơn 10%. Nên nhớ CP tự sản xuất lấy thức ăn, còn các trang trại của Việt Nam hầu hết đều phải mua.

Dịch bệnh liên miên cũng góp phần không nhỏ làm cho ngành chăn nuôi thêm khó khăn. Trên gia cầm thì cúm, trên trâu bò thì lở mồm long móng, trên heo thì tai xanh. Có thể nói chưa lúc nào ngành chăn nuôi im ắng dịch bệnh hại. Ước tính dịch bệnh làm cho chăn nuôi bị thiệt hại thêm 5%, đấy là chưa kể một nguồn nhân lực, tài lực rất lớn được nhà nước huy động cho phòng chống dịch.

Cần rút ra những bài học

Năm 2013, ngành chăn nuôi cung ứng khoảng 2,7 triệu tấn thịt, 7,5 tỷ quả trứng. So với năm 2012, vẫn có tăng trưởng hơn 2,3%. Mức tiêu thụ thịt, trứng của người Việt vẫn còn rất thấp so với các nước tiên tiến nhưng so với 25 năm về trước đã cao hơn 2 lần. Thành tựu của chăn nuôi thời gian qua không hề nhỏ nhưng như một người chạy Marathon nghiệp dư, những giây phút đầu bứt phá tốt nhưng sau đó hụt hơi, xuống sức mà đích đến hãy còn xa lắm.

Tính nghiệp dư biểu hiện rõ nhất ở “chất xám” chuyên ngành. Khác với ngành trồng trọt, chăn nuôi cho đến tận hôm nay vẫn thiếu vắng bóng dáng các “cây đa, cây đề”, những người có đầy đủ tri thức và uy tín góp tiếng nói quan trọng cho việc hoạch định chính sách của nhà nước, có tầm nhìn chiến lược 20, 30 năm cho ngành.

Các đề tài nghiên cứu khoa học của ngành chăn nuôi thời gian qua chủ yếu tập trung cho công tác giống. Các TBKT về giống vật nuôi thời gian qua đã giúp chúng ta phát triển được trong điều kiện trình độ chăn nuôi còn ở mức rất thấp và VN chưa hòa nhập sâu rộng với thế giới nhưng hiện nay những giá trị đấy đã mai một và mau chóng hết vai trò.

Ví dụ đề tài cấp nhà nước chọn lọc giống heo Thuộc Nhiêu được triển khai từ 1980-1990 nhưng thực tế hiện nay ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, thì giống heo 100% máu ngoại tỏ ra ưu thế nhất. Trong lúc đó hệ thống quản lý giống, điều kiện cần thiết đảm bảo cho giống phát huy cao tiềm năng, đảm bảo sự xích lại gần nhau về năng suất giữa hộ chăn nuôi giỏi với hộ chăn nuôi dở lại chưa được hình thành.

Trong lúc có hàng trăm đề tài nghiên cứu về giống nhưng lại không có nghiên cứu nào về thức ăn. Hiện nay mỗi năm chúng ta phải nhập 25% ngô, gần 100% đậu nành, bột cá và 100% thức ăn bổ sung. Trách nhiệm để thiếu bắp, đậu thuộc ngành trồng trọt, bột cá thuộc ngành thủy sản, còn thức ăn bổ sung thì không biết phân bổ ngành nào.

Vẫn còn an ủi rằng, chúng ta còn hơn 80 triệu con vịt được nhìn nhận có tính cạnh tranh cao nhất bởi 50% thức ăn của chúng là lúa và khả năng tự kiếm ăn rất cao của chúng. Tuy nhiên nếu vì việc quản lý bệnh cúm buộc phải nuôi nhốt thì giá vịt của ta chưa hẳn rẻ hơn giá vịt Trung Quốc.

Nguồn: Báo Nông Nghiệp
 


Tất cả những gì nêu trong bài viết này là phản ảnh từng bước tất yếu của 1 nền sản xuất nông nghiệp có tỷ trọng cư dân làm nông nghiệp quá đông, sản xuất manh mún, công nghệ ít và lạc hậu...
Tình trạng này sẽ bộc lộ ngày càng gay gắt, đến lúc...làm nông không sống nỗi, thanh niên bỏ làng làm công nhân, người già ở lại cho thuê rồi bán ruộng để sống. Lúc đó, các đại gia có tiền, có tri thức, có công nghệ sẽ mua gom đất hình thành những trang trại đủ lớn nhưng tỷ trọng cư dân làm nông nghiệp nhỏ, khi đó nền NNVN mới khá lên được,
 
Nói trắng ra nhà nước ta không hỗ trợ về vốn khoa học kỹ thuật....! Nước ngoài làm nông nghiệp - thuỷ hải sản được trợ giá. Người nông dân được bảo hộ nhập và xuất khẩu rất thuận lợi. Trong khi đó việt nam tự bơi rồi bao nhiêu là rào cản xuất khẩu..!
Khó khăn là như vậy nhưng các bạn nên nhớ một đất nước chỉ không thể làm ra sản phẩm mới nhập khẩu hoàn toàn, chứ với nước chúng ta sẻ không thể chết nông nghiệp đuợc. Dama cược một ván lớn với nông nghiệp việt nam. Thương vụ TPP là bước đi đều có lợi có hại. Biết nhược điểm khắc phục. Biết cái yếu để cố gắng. Cái mạnh để phát huy và nông nghiệp vẫn là miếng cơm ngon ngọt do chính chúng ta tạo ra.
 
Ở vai trò nhà nước và người sử dụng sản phẩm theo bạn tại sao phải tro giá, phải bảo hộ nông sản?
 
Ở vai trò nhà nước và người sử dụng sản phẩm theo bạn tại sao phải tro giá, phải bảo hộ nông sản?
nông dân việt nam không cần nhà nước trợ giá và bảo hộ nông sản.vì không cách nào bảo trợ nổi.cái cần của nông dân hiện nay là điều phối xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp thật hiệu quả .không thể nhập khi đang thừa.và không xuất khi đang thiếu.vấn đề này là trách nhiệm của nhà nước.nhưng hậu quả là của nông dân.một thị trường giá cả hên xui chính là nguyên nhân từ sự điều phối này.
vấn đề trợ giá chỉ ở thời bao cấp.ngày nay nông dân cần nguồn vốn từ ủy tính dụng nông nghiệp .nhưng nguồn vốn này củng không hiệu quả ? vì khi đến tay nông dân nó qua rất nhiều ải .tổn thất rất nhiều thời gian công sức và cả số % phải chi ra để có số tiền trên.mà số vốn trên vốn dỉ là phãi ưu tiên cho họ .rót thật nhanh thật chính xác cho họ.vì đó là nhiên liệu cho kinh tế nông nghiệp.rất nhiều nông dân khi nhận được tiền thì thời vụ đã trôi qua vô tình họ bị sử dụng vốn sai mục đích.
trước thềm ptt nông dân việt nam đang chờ 1 trận đánh không cân sức và rất đơn độc.nhưng phãi đánh để biết cách đánh.nông nghiệp việt nam sẽ có thay đổi nhưng khó khăn vẩn không thể hết.một sự đào thảy theo quy luật sẽ diển ra .dẩu sau nông dân củng phãi chờ với hy vọng sau cơn mưa trời lại sáng.
 
Cái sống còn của nông dân khi làm ra sản phẩm là giá.
Vậy khi làm ra sản phẩm mà không có giá thì nông dân ta không thể sống mãi với nông nghiệp được.
Vậy làm sao để sản phẩm làm ra có giá? cái này nó có rất nhiều nguyên nhân,nhưng có 3 nguyên nhân chính đó là:

Thứ 1 :Với cây trồng thì GIÁ cây giống,phân bón,thuốc BVTV quá cao (đó là chưa nói đến đã cao còn bị làm giả)

Thứ 2: Với vật nuôi thì cũng giống như cây trồng,giá đầu vào như con giống,thức ăn chăn nuôi,thuốc phòng trừ bệnh cao ngất ngưỡng (và chắc chắn,hàng giả chưa nói tới nữa)

Thứ 3: Diện tích canh tác,cách canh tác và sự liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp thu mua hầu như không có,tóm lại nhà nông chúng ta đa số là không làm theo một quy trình nào cả,chỉ tự phát,mà tự phát ở đây là tự trồng,tự tăng diện tích,tự chuyển đổi cây trồng ( cái này không thể trách dân,vì họ phải làm để thoát nghèo)

Có lẽ cũng chỉ vậy thôi đã thấy một nền nông nghiệp bấp bênh rồi.Còn hiệp định TPP nếu như được thông qua cũng còn phải chờ nhiều cái từ chính sách nhà nước lắm.
 

Sao mình không thử đứng ở quan điểm nhà nước hoặc người tiêu dùng, mà luôn đứng vị trí nhà nông. Nếu là người tiêu dùng luôn mong muốn giá rẻ, chất lượng tốt... nếu cấm nhập khẩu thì người dùng luôn phải chịu sản phẩm giá cao. Chúng ta làm thế là vô tình phủ nhận vai trò của ngành thương mại và xuất nhập khẩu.
 
Năm kia đọc 1 bài báo đại ý như sau :
Bên singapore người ta bán đi 1 kí lúa sẽ mua được 2kg ure
ở bên mình phải bán đi 2 kg lúa mới mua được 1 kg ure


Tuần trước đọc báo thấy :Săng VN mắc gấp đôi săng singapore

Không trợ giá sẽ như thế đấy...người dân và nông dân phải tự bươn chải...vì ”bụng đói đầu gói phải... bò”

Ngay đến trồng lan chỉ là 1 ngành sản xuất thuộc trang trí xã hội thôi...mà ở bên Đài Loan người nào muốn sản xuất lan. chính phủ sẽ giúp bằng cách cho không 15 triệu đô la ( nguyên văn) không biết là đô la gì..nhưng con số đó theo người viết báo là toàn bộ chi phì đầu tư ban đầu rồi

Tôi có đứa con trai ở bên Úc...Vợ nó tốt ngiệp ngành “quản lí khách sạn”...nhưng khi ra trường rồi, lại quay sang học thêm môn “bảo mẫu”... sau đó mở nhà trẻ..

Làm đơn với bản thiết kế đầy đủ....chính phủ OK...rồi phán : về xây dựng đi...nhưng mua cái gì..hợp đồng nào...nhớ phải có đủ chứng từ hóa đơn...

Làm xong nó lên báo cáo để xin kí giấy phép..họ đến xem xét rồi phán...thêm chỗ này..sửa lại chỗ kia .... nhớ phải có hóa đơn

Hoàn tất họ đến gật gù sau đó kí giấy phép...rồi bảo đưa tất cả chi phí có hóa đơn ra đây...

Hóa đơn đưa ra...họ cộng tiền sau đó trả lại hết số tiền đó lại cho

Đó trợ giá...trợ giúp là thế đấy..

Xã hội phát triển mạnh là nhờ thế đấy

Nông dân mình..phải tự bươn chải từ A tới Z..phân bón thuốc trừ sâu thuốc bảo vệ thực vật rất mắc phải tự mà lo liệu lấy hết tất cả...

Nông dân không muốn làm ruộng nữa...mà vẫn miễn cưỡng làm là do “bụng đói đầu gối phải bò thôi”
 
Last edited by a moderator:
Mục đích của trợ giá trong nông nghiệp là chính sách bảo hộ nền nông nghiệp trong nước, khi Việt Nam gia nhập WTO thì về nguyên tắc tất cả chính sách trợ giá trực tiếp đều phải hủy bỏ, tuy nhiên nhằm thiết lập hàng rào bảo vệ cho sản phẩm nông nghiệp trong nước, nhà nước thực hiện những chính sách hỗ trợ gián tiếp, bao gồm: miễn giảm thuế, không thu tiền sử dụng đất, hỗ trợ chi phí thủy lợi, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay...

Thông qua chính sách này, nhà nước gián tiếp bảo hộ cho nông nghiệp, cũng là hỗ trợ cho người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm nông nghiệp giá rẻ, người nông dân hạ được giá thành sản phẩm làm ra, tăng tính cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ nước ngoài vào.

Ở một góc nhìn xa hơn, chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp được xem như chính sách bảo trợ về công ăn việc làm cho một bộ phận đông đảo người dân sống bằng nghề nông.

Ở TQ họ còn khuyến khích người nông dân ra nước ngoài thuê đất để làm nông nghiệp, nhà nước hỗ trợ tối đa về vốn và về các chính sách ngoại giao...sản phẩm làm ra được ưu tiên nhập trở về TQ, mục đích là để giảm bớt gánh nặng về công ăn việc làm trong nước, tận dụng tối đa nguồn nhân lực nội địa để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường to lớn trong nước. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với sản phẩm nông nghiệp từ nước ngoài vào TQ, trong đó có sp của Việt Nam.
 
Tất cả các sản phẩm được trao đổi trên thị trường qua một cái làm trung gian là đồng tiền thì đều được gọi là hàng hóa.
Hàng hoá có hai đặc tính đó là giả trị và giá và giá trị sử dụng.
Giá trị là thời gian kết tinh để tạo nên sp đó.
Giá trị sử dụng là nhu cầu tiêu dùng của con người đối với sp đó.
Nếu căn cứ vào định nghĩa trên thì một sản phẩm, một mặt hàng có giá bán cao thì phải hội đủ hai điều kiện trên.Ví dụ như con gà thả vườn, nó bán được giá cao vì nuôi lâu và thịt ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Trong thực tế sx hiện nay thì định nghĩa trên có lẽ là không còn chính xác nữa.
Khi xã hội phát triển con người áp dụng KHKT vào sx thì sản phẩm sẽ được tạo ra rất nhiều ,nhiều có thể dẫn đến tình trạng bị khủng hoảng thừa mà trong khi người tiêu dùng thì lại ngày càng khó khăn về đông tiền cho nên phải có sự lựa chọn. Họ chọn cho mình cái rẻ, ngon,bền... Và cũng từ đó người sản xuất cũng phải nhìn lại: Mình phải làm sao để đáp ứng được nhu cầu cầu của người tiếu dùng mà phải có lãi cho cá nhân của mình... Đó là bài toán làm kinh tế.
Rõ ràng trong chúng ta ai cũng biết: Nếu giá sp bản ra thấp thì chúng ta phải làm thế nào để hạ giá thành của sp và tăng năng suất lao động thì chúng ta mới có lãi.
Nếu chúng ta làm được hai yếu tố này thì chúng ta sẽ thành công trong công việc của mình.
Đối với chúng ta ngày nay, là những nông dân nghèo thì để giải quyết được hai yêu tổ này thì quả là không đơn giản chút nào!
Hạ giá thành sp !?
Chúng ta hạ giá thành sp bằng cách nào đây?
Nếu là người trồng trọt thì anh hãy tự tạo phân bón cho mình đi,hãy tự tạo thuốc bvtv cho mình đi,hãy dùng sức mình mà làm đừng thuê công lao động hoặc máy nông nghiệp làm gì cho tốn kém... Liệu ta sẽ làm được bao lâu!?
Nếu là người chăn nuôi thì anh hãy tạo thức ăn và thuốc thú y đi! Liệu ta có làm được không khi đất đai chúng ta không có nhiều . Như vậy xem ra tự chúng ta khó có thể hạ giá thành sp được rồi. Không những thế mà chúng ta còn phải mua với giá rất cao trong khi nguyên liệu chúng ta ở trong nước lại có thừa... Tất cả là do nhà nước!
Tăng năng suất lao động:
Có nghĩa là chúng ta phải làm thật nhiều: một người phải làm thật nhiều ruộng rẩy nếu anh là người trồng trọt hoặc anh phải nuôi hàng ngàn vật nuôi nếu là người chăn nuôi và phải làm cho hiệu quả. Liệu chúng ta có làm được không khi chúng ta là người không có vốn nhiều mà đất đai cũng chẳng có. Lại liên quan đến nhà nước nữa rồi!
Chúng ta là người Việt nam, vốn là người thông minh và cần cù lao động, luôn phần đầu để vươn lên và làm giàu nhưng tại sao hàng nước ngoài nhập vào còn rẻ hơn hàng trong nước: có phải chăng họ đã hạ được giá thành sp và tăng được năng suất lao động!?
Tất cả đều do cơ chế quản lí của nhà nước, nếu người quản lí không đúng sẽ kìm hãm sản xuất.
Cách mạng cộng với ngu dốt sinh ra phá hoại!!!
 
Em thấy Nhà Nước cũng đang hổ trợ từng bước cho nông nghiệp nè:

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP:
http://vanban.chinhphu.vn/portal/pa...ban?class_id=1&mode=detail&document_id=171355
Kế hoạch triển khai cụ thể :
http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/ChiTietVanBan.aspx?vID=32916

- Chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ số 50/2014/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 01-01-2015, vào đây xem:
http://www.chinhphu.vn/portal/page/...ban?class_id=1&mode=detail&document_id=175849

Những ai muốn khởi nghiệp, các hộ gia đình nhỏ lẻ có thể tìm hiểu và tìm hướng đi cho mình sắp tới.
Mong rằng thủ tục nhanh chóng và minh bạch khi đến với bà con nông dân.

--------------------------
Em định đăng vào mục "Tin Nông Nghiệp" ...., À mà em thấy diển đàn có nên thêm mục phổ biến các chính sách hỗ trợ nông dân từ Nhà Nước( từ hội nông dân các tỉnh thành...), hoặc bằng cách tự giúp đở tương trợ lẩn nhau bằng các hiệp, hôi đoàn như thế này rất hay:

http://agriviet.com/threads/chieu-hien-dai-si-trong-linh-vuc-nong-nghiep.203139/#post-662861

để vào chổ dể thấy, cho bà con vào đọc, đồng thời (rất cần) phổ biến cho phần lớn bà con chưa có điều kiện tiếp cận internet.
 
Trước khi có '' con tàu lớn'' đến ứng cứu thì tốt nhất ta nên phải học cách bơi đã,nếu không tự tập bơi thì ta sẽ chết và không thấy được ngày mai của mình ra sao.
 
Em thấy Nhà Nước cũng đang hổ trợ từng bước cho nông nghiệp nè:

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP:
http://vanban.chinhphu.vn/portal/pa...ban?class_id=1&mode=detail&document_id=171355
Kế hoạch triển khai cụ thể :
http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/ChiTietVanBan.aspx?vID=32916

- Chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ số 50/2014/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 01-01-2015, vào đây xem:
http://www.chinhphu.vn/portal/page/...ban?class_id=1&mode=detail&document_id=175849

Những ai muốn khởi nghiệp, các hộ gia đình nhỏ lẻ có thể tìm hiểu và tìm hướng đi cho mình sắp tới.
Mong rằng thủ tục nhanh chóng và minh bạch khi đến với bà con nông dân.

--------------------------
Em định đăng vào mục "Tin Nông Nghiệp" ...., À mà em thấy diển đàn có nên thêm mục phổ biến các chính sách hỗ trợ nông dân từ Nhà Nước( từ hội nông dân các tỉnh thành...), hoặc bằng cách tự giúp đở tương trợ lẩn nhau bằng các hiệp, hôi đoàn như thế này rất hay:

http://agriviet.com/threads/chieu-hien-dai-si-trong-linh-vuc-nong-nghiep.203139/#post-662861

để vào chổ dể thấy, cho bà con vào đọc, đồng thời (rất cần) phổ biến cho phần lớn bà con chưa có điều kiện tiếp cận internest.
đọc thấy Chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ số 50/2014/QĐ-TTg khá hấp dẫn mà k0 biết ở quê làm thủ tục có gặp nhiều khó khoăn,và rườm rà nữa.ko đây?
 
đọc thấy Chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ số 50/2014/QĐ-TTg khá hấp dẫn mà k0 biết ở quê làm thủ tục có gặp nhiều khó khoăn,và rườm rà nữa.ko đây?
Chính sách này chủ yếu cho người nông dân ở quê mà bạn.
Bạn có thể liên hệ hội khuyến nông nơi bạn ở. Chú ý là
50/2014/QĐ-TTg
01-01-2015 mới có hiệu lực.
 
có 1 thực tế đang tồn tại dai dẵng đó là nông dân luôn phải tự lo từ A- Z , từ con giống chuồng trại thức ăn đến đầu ra , trong khi nông dân bị thượng lái ép giá xuống đất thì người tiêu dùng phải mua sản phẩm với giá trên trời . khâu trung gian là một trong nhửng nguyên nhân làm nghành chăn nuôi chẳng thể phát triển nổi ,nếu như nhà nước có một cơ quan nào đó lo phần trung gian giủa các sản phẩm nông nghiệp thì nông dân mới bớt khổ được
nghành hải sản trước đây , khi Việt Nam còn thời bao cấp , sản phẩm tiêu thụ trong nước là chính nên nhiều khi cá mực khai thác được rất nhiều nhưng củng đành đem đổ xuống sông xuống biển vì nhu cầu lúc đó ko cao , sau này khi hải sàn đc xuất sang các nước khác thì ngư dân khai thác bao nhiêu củng có chổ bán mà không lo cảnh được mùa rớt giá như nông dân hiện thời .
 


Back
Top