Chế biến thức ăn cho cá

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
Thời điểm hiện nay thuận lợi về nguồn nước nên các loại thức ăn cho cá ao rất dồi dào, người nuôi trồng thủy sản có thể tận dụng để chế biến thức ăn cho cá.
Việc làm này bảo đảm cho cá đủ dinh dưỡng và phát triển tốt, đồng thời cũng giảm được một khoản chi phí không cần thiết do phải mua thức ăn cho cá. Người nuôi trồng thủy sản nên dùng những nguồn động, thực vật có sẵn để chế biến thức ăn, giảm chi phí chăn nuôi, không gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

 Dưới đây là một số cách làm thức ăn cho cá. Thức ăn tươi, có thể sử dụng loại thức ăn, như các loại rau xanh, cỏ, cá tạp, tôm, ốc... Các loại thức ăn này khi chế biến chỉ cần rửa sạch, băm hoặc nghiền vừa cỡ với miệng cá, rồi cho cá ăn ngay khi còn tươi. Loại thức ăn này thích hợp với các loại cá, như trê, trắm cỏ, chim trắng, rô phi... Những loại thức ăn dạng bột, lựa chọn mắt sàng của máy nghiền cỏ kích thước phù hợp với yêu cầu rồi đưa các nguyên liệu khô vào máy nghiền nhỏ. Đối với các loại thức ăn đơn, sau khi nghiền có thể đóng gói vào bao để dùng dần. Đối với các loại thức ăn hỗn hợp sau khi nghiền, phối trộn các loại nguyên liệu theo công thức rồi đóng bao. Khi dùng, có thể tung cho cá ăn dạng bột, trộn nước vừa đủ để nắm lại thành nắm rồi thả xuống ao cho cá. Vì thức ăn dạng bột cho cá ăn ngay thì hiệu quả sử dụng thức ăn rất thấp, chỉ đạt 20-25% nên có thể dùng để tiếp tục chế biến. Ở dạng viên, các nguyên liệu khô được phối trộn theo công thức, sau đó được trộn với nước đến đủ ẩm rồi đưa vào máy ép viên. Sau khi tạo viên xong, thức ăn được phơi nắng hoặc sấy khô rồi đóng bao cho cá ăn dần. Hiện nay, một số đơn vị đã sản xuất được các máy ép thức ăn dạng viên, các hộ nuôi trồng thủy sản có thể mua vì các máy này có ưu điểm là rẻ tiền, gọn, dễ sử dụng và công suất phù hợp với quy mô sản xuất trong gia đình. Với những thức ăn chín, từ các loại thức ăn dạng bột, thức ăn tươi người nuôi có thể nấu chín để cho cá ăn.
Các loại bột mịn nấu chín thành dạng chất loãng dùng cho cá bột. Trộn các nguyên liệu dạng bột với các loại nguyên liệu tươi nấu chín thành dạng đặc để cho các loại cá ăn. Chế biến thức ăn lên men, các loại nguyên liệu được nấu chín hoặc trộn đủ ẩm, cấy giống nấm men, ủ kín 3-5 ngày. Các loại thức ăn ủ men có đặc điểm là có mùi vị thơm, giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa và kích thích tính thèm ăn của cá. Loại thức ăn này không thể bảo quản lâu nên mỗi lần ủ cho cá ăn trong khoảng 2-3 ngày.
Theo Báo Bình Phước 
 


Last edited:
Theo kinh nghiệm của em: nếu các bác tận dụng được nguồn thức ăn từ cá dạt, cá biển loại thải về làm thức ăn cho cá là tuyệt vời nhất, em nói là tất cả các loại cá luôn, ủ men cho vào thùng chứa, có thể để cả năm trời, khi đem chế biến nó có mùi như các loại mắm thông thường, trộn chung với các loại cám và phụ phẩm, xay nhuyễn, nén viên phơi khô để ăn dần.

Lợi thế của cách làm này là: thu mua được cá thải loại xấu nhất với giá thành rẻ nhất, khi đem về ủ men thì chất lượng đạm không hề thay đổi, thậm chí loại bỏ được một số độc tố có trong cá.
 
Một cá ba muối là công thức làm mắm từ
Móng Cái cho đến Hà Tiên. Lượng muối nhiều
thế thì các vi khuẩn thối rữa không thể mọc
ra mà ăn cá được. Chỉ có men tiêu hóa trong
bộ lòng cá mới tiên rữa thịt xương vây vẩy
cá mà ra nước mắm ngon ngọt.

Nói là lên men cá, thì chưa có ai làm được
như chượp, để được cả vài năm. Vì thế trong
bài báo mới nói làm được vài ngày thôi. Quá
ngày đó mà cho gia súc hay tôm cá ăn, thì liệu
mà sập tiệm.

Riêng tôi, chưa tận tay làm lên men và đưa cho
tôm cá cua lươn mình nuôi, nên nghe vậy biết
vậy. Nếu ai bán men cho tôi, tôi phải dè chừng.
Tốt nhất là cứ cho ăn tươi cho nó lành.
 
Một cá ba muối là công thức làm mắm từ
Móng Cái cho đến Hà Tiên. Lượng muối nhiều
thế thì các vi khuẩn thối rữa không thể mọc
ra mà ăn cá được. Chỉ có men tiêu hóa trong
bộ lòng cá mới tiên rữa thịt xương vây vẩy
cá mà ra nước mắm ngon ngọt.

Nói là lên men cá, thì chưa có ai làm được
như chượp, để được cả vài năm. Vì thế trong
bài báo mới nói làm được vài ngày thôi. Quá
ngày đó mà cho gia súc hay tôm cá ăn, thì liệu
mà sập tiệm.

Riêng tôi, chưa tận tay làm lên men và đưa cho
tôm cá cua lươn mình nuôi, nên nghe vậy biết
vậy. Nếu ai bán men cho tôi, tôi phải dè chừng.
Tốt nhất là cứ cho ăn tươi cho nó lành.
" Một cá ba muối" Có mặn lắm không anh. Công thức này làm mắm chắc khó ăn lắm vì nhiều muối quá
 
Đó là công thức truyền đời của nghề mắm
khắp bờ biển chữ S của người Việt. Ai
mà không theo, thì không thể làm ra được
nước mắm. Bạn mua nước mắm ở chợ, ăn có
thấy mặn không?
 
Đó là công thức truyền đời của nghề mắm
khắp bờ biển chữ S của người Việt. Ai
mà không theo, thì không thể làm ra được
nước mắm. Bạn mua nước mắm ở chợ, ăn có
thấy mặn không?
Một cá ba muối là công thức làm mắm từ
Móng Cái cho đến Hà Tiên. Lượng muối nhiều
thế thì các vi khuẩn thối rữa không thể mọc
ra mà ăn cá được. Chỉ có men tiêu hóa trong
bộ lòng cá mới tiên rữa thịt xương vây vẩy
cá mà ra nước mắm ngon ngọt.

Nói là lên men cá, thì chưa có ai làm được
như chượp, để được cả vài năm. Vì thế trong
bài báo mới nói làm được vài ngày thôi. Quá
ngày đó mà cho gia súc hay tôm cá ăn, thì liệu
mà sập tiệm.

Riêng tôi, chưa tận tay làm lên men và đưa cho
tôm cá cua lươn mình nuôi, nên nghe vậy biết
vậy. Nếu ai bán men cho tôi, tôi phải dè chừng.
Tốt nhất là cứ cho ăn tươi cho nó lành.
Bạn có vẻ không tin nhỉ? có vẻ bạn cũng chưa làm bao giờ luôn thì phải? bạn có biết chỗ chúng tôi làm bằng men gì ko? bạn có biết chúng tôi dự trữ kiểu này nguyên 1 năm ko?

@anhmytran: bạn có thể tới Hợp Tác Xã Quang Húc chúng tôi tham quan cách làm này, chúng tôi sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm cho bạn.
 
Bây giờ thì tạm thời chưa tin.

Khi nào tôi về Việt Nam làm ăn, sẽ tới thăm
bạn và học nghề.

Riêng về chuyện men, tôi mới có làm rượu và
làm nước mắm, mắm tôm, mắm cáy thôi, nhưng
cũng học lý thuyết trong môn Hóa từ khi tôi
còn ở Việt Nam, và bây giờ ở Mỹ. Môn này có
từ khóa là "thạch nghiêng." Bà con có thể lấy
từ khóa này để tìm hiểu về men.

Kỹ thuật nghề làm men là nuôi cấy một vài loại
men mình cần, và tiêu diệt tất cả các loại men
khác. Không làm tốt việc tiêu diệt tất cả các
loại men khác, thì men của mình hỏng. Đó là điều
mà tôi chưa tin bạn có thể làm được.
 

Bây giờ thì tạm thời chưa tin.

Khi nào tôi về Việt Nam làm ăn, sẽ tới thăm
bạn và học nghề.

Riêng về chuyện men, tôi mới có làm rượu và
làm nước mắm, mắm tôm, mắm cáy thôi, nhưng
cũng học lý thuyết trong môn Hóa từ khi tôi
còn ở Việt Nam, và bây giờ ở Mỹ. Môn này có
từ khóa là "thạch nghiêng." Bà con có thể lấy
từ khóa này để tìm hiểu về men.

Kỹ thuật nghề làm men là nuôi cấy một vài loại
men mình cần, và tiêu diệt tất cả các loại men
khác. Không làm tốt việc tiêu diệt tất cả các
loại men khác, thì men của mình hỏng. Đó là điều
mà tôi chưa tin bạn có thể làm được.
OK, nhất định bạn sẽ tin tôi. Hẹn gặp bạn ở quê nhà. :)
 
Hiện tại trên thị trường có máy ép viên nổi dành cho cá. Mọi người có thể xem chi tiết máy tại: http://maychannuoi.com/may-lam-cam-vien-noi-5064811.html
máy này giống máy em từng tới xem, nó nén viên, còn muốn nổi phải pha tỉ lệ thức ăn đúng ko bác? chứ loại cám viên nổi thì nó phải có nồi hơi, hạt cám rỗng ruột bên trong mà?
 
máy này giống máy em từng tới xem, nó nén viên, còn muốn nổi phải pha tỉ lệ thức ăn đúng ko bác? chứ loại cám viên nổi thì nó phải có nồi hơi, hạt cám rỗng ruột bên trong mà?
Chắc là anh xem máy ép viên loại khác rồi. loại này nó làm chín thức ăn mà. máy nó dựa trên nguyên lý của máy nổ bỏng ấy.
 
Chắc là anh xem máy ép viên loại khác rồi. loại này nó làm chín thức ăn mà. máy nó dựa trên nguyên lý của máy nổ bỏng ấy.
Ý bác là loại máy này làm ra viên nổi, mà hạt cám viên có rỗng ruột bên trong luôn hả?
 
Thức ăn viên cho Thỏ, Gà của Mỹ cũng nổi.
Chẳng rỗng chi cả. Chỉ xốp thôi. Nó chỉ
nổi một lúc, rồi nước ngấm vào thì dần dần
chìm, hay rữa ra rồi chìm, nhưng cũng chìm
từ từ, vì thức ăn chứ có phải sắt hay đá
đâu mà chìm nhanh? Mà nó chỉ nổi lập lờ sát
mặt nước, chứ có nổi phồng hẳn lên trên mặt
nước như bong bóng đâu? Cũng có loại thức ăn
rất nổi cao, mà cũng có loại chìm, nhưng tôi
không bàn để khỏi lạc đề. Có lẽ người ta không
chủ ý làm nổi, vì đó là thức ăn nuôi các con
ở trên cạn.
 
Thức ăn viên cho Thỏ, Gà của Mỹ cũng nổi.
Chẳng rỗng chi cả. Chỉ xốp thôi. Nó chỉ
nổi một lúc, rồi nước ngấm vào thì dần dần
chìm, hay rữa ra rồi chìm, nhưng cũng chìm
từ từ, vì thức ăn chứ có phải sắt hay đá
đâu mà chìm nhanh? Mà nó chỉ nổi lập lờ sát
mặt nước, chứ có nổi phồng hẳn lên trên mặt
nước như bong bóng đâu? Cũng có loại thức ăn
rất nổi cao, mà cũng có loại chìm, nhưng tôi
không bàn để khỏi lạc đề. Có lẽ người ta không
chủ ý làm nổi, vì đó là thức ăn nuôi các con
ở trên cạn.
thì em đang hỏi bác @congphan là máy này tạo viên nổi kiểu gì? vì hồi em tới Nam Định coi máy loại này thì có các loại:
1. Máy xay và đùn cám như cám chim thông thường đem sấy hoặc phơi khô bảo quản, nó cũng nổi như bác nói.
2. Máy tạo viên nổi rỗng ruột như cám viên thường bán, loại này phức tạp và có nồi hơi.
3. Máy tạo viên nổi như bác @congphan nói ở trên, nhưng phải pha tỉ lệ cám gạo, bắp, bột cá, bột lúa phù hợp nó mới xốp và nổi lên được ạ.
 
Theo kinh nghiệm của em: nếu các bác tận dụng được nguồn thức ăn từ cá dạt, cá biển loại thải về làm thức ăn cho cá là tuyệt vời nhất, em nói là tất cả các loại cá luôn, ủ men cho vào thùng chứa, có thể để cả năm trời, khi đem chế biến nó có mùi như các loại mắm thông thường, trộn chung với các loại cám và phụ phẩm, xay nhuyễn, nén viên phơi khô để ăn dần.

Lợi thế của cách làm này là: thu mua được cá thải loại xấu nhất với giá thành rẻ nhất, khi đem về ủ men thì chất lượng đạm không hề thay đổi, thậm chí loại bỏ được một số độc tố có trong cá.

Bác có thể chỉ giúp anh em cách ủ men như đã nói ở trên không?
 
Tôi thích cái máy bé mà chạy nhanh hơn,
rẻ tiền hơn, mát máy hơn, không hỏn Vitamin.
Cháu cũng thích cái như bác, nhưng cháu đang phân vân vì cháu đang muốn kết hợp cả nuôi cá nữa nên sợ thức ăn khi dùng máy này nó nhanh chìm thì không hiệu quả.
 
Muốn thức ăn nổi lâu, phải tìm ra công thức trộn
và sấy khô. Nguyên tắc là:

1- Có chất dầu - chống thấm tốt, thì nổi lâu.

2- Tỷ lệ nước cao - sau khi sấy khô thì ngót,
làm thành bọt khí nhỏ, nổi tốt.

3- Có chất bột - làm ra bọt khí kín và lâu bở.

Nguyên tắc này áp dụng vào làm hạt, thì vướng khó
khăn là vấn đề sấy khô. Máy thứ nhất chạy chậm,
và nóng, thì viên được khô, tốt hơn máy nhỏ. Nếu
làm máy nhỏ, thì viên chưa kịp khô, có thể đè lên
nhau, dính tảng lớn. Vì vậy, bạn phải đặt sàng để
hứng hạt, khi được từng lớp mỏng, thì mang đi sấy
hay phơi. Mỗi lần hay mỗi ngày thì làm mẻ nhỏ làm
thức ăn cho cá, để còn sức mà sấy hay phơi chứ.

Đây là một máy của Ấn độ. Coi có vẻ không nóng,
nhưng viên cũng nổi. Chẳng biết nó làm thế nào.

[media]
 


Back
Top