chỉ giúp em cứu cây mai

  • Thread starter nguyenlucbl
  • Ngày gửi
hồi đầu tháng 4 em có thay đất cho các chậu mai, nhưng năm nay lại không được như ý, các chậu nhỏ em thay và cây đã đạt kết quả tốt, hiện tãi cây xanh tươi và phát triển bình thường. tuy nhiên có 1 cây lớn em không hiểu sao khoảng 1 tháng nay cây rụng lá nhìn xơ xác lắm. cây này là mai bình định, đất em thay là đất thịt + vỏ trấu đốt để oai + 1 ít phân chuồng. khi thay xong cây vẫn bình thường nhưng qua tháng 7 bắt đầu rụng lá, cành thì em chưa thấy khô nhưng lá non không xanh mượt như mọi khi, đã phun thuốc trừ rệp, phun phân bón lá nhưng không có kết quả. hiện tại cây lại xuất hiện rêu xanh và các mảng màu trắng ở gốc và cành. do mấy tháng vừa rồi em bận việc quá nên không chăm được. bây giờ nhìn cây tội nghiệp quá. em mới chơi nhiều nên chưa có kinh nghiệm xử lý, trước đây chỉ trồng cho vui. các bác giúp em làm cách nào để phục hồi cây cho em với. cây này em chăm được gần 7 năm rồi. giờ em nên làm gì và có thể cứu cây được không, cho em hỏi thêm là cây mai đó mấy nẳm truớc hoa cánh to, nhưng 2 năm nay hoa lai bé tí tẹo. các bác có cách nào cho hoa bự lên không.
cảm ơn các bác đã đọc bài. và mong các bác cho em ít kinh nghiệm.
 


Bạn cố gắn đưa lên vài tấm hình ae xem mới có thể giúp bạn đc , Theo như bạn mô tả cây của bạn có thể bị sốc phan khi bạn thay chất trồng
 
Nên xem lại hệ thống thoát nước như thế nào, nước bị ứ đọng làm hệ thống rễ hoạt động kém, ảnh hưởng đến sinh tưoởng của cây, có thể dẫn đến chết cây. Vấn đề cây mai cho hoa nhỏ tý tẹo so với mọi năm là do cây hấp thụ dinh dưỡng kém (thiếu dưỡng chất)
 
Bạn ơi,chỉ giúp bạn mà k có hình làm sao biết như thế nào mà giúp??
nếu cần gì,bạn cứ gọi đt hỏi,tôi biết gì sẽ chỉ nấy,kiến thức nông cạn,mong bạn đừng chê.
chào bạn.0907.100.135
 
Cây cho bông nhỏ..ngĩa là suy dinh dưỡng do bộ rễ đã có vấn đề...không hấp thụ được phân bón..
Sau khi thay đất lộc non không ra được ngĩa là....Cây đã cạn năng lượng...rễ mới lại không mọc thêm ra..

Bạn phải tìm cho ra nguyên nhân để chữa tuyệt căn ( tuyến trùng ? nấm hại rễ? chất trồng ? .v..v)
sau đó kích rễ đều đặn( bằng thuốc kích rễ)..giảm mưa..giảm tưới chỉ giữ cho đất ẩm thôi...vì mưa nhiều đất sũng nước...thì dù kích rễ cỡ nào...cũng không có kết quả
Đồng thời cũng nên giảm nắng cho cây..nếu thấy nắng quá gắt..
Không bàn thêm được điều gì, vì không được... “trực quan”

Nhiều người than phiền là mai Bình Định khó chăm sóc..
Tôi thấy không phải vậy..Những cây mai Bình Định của tôi năm nay là năm thứ 5 chưa hề thay đất, vẫn sung mãn và tốt . với bộ lá rậm rạp thấy mà...sợ luôn ( sợ rắn nằm bên trong)

Mai Bình Định trồng bằng hột, với đất lấy từ đáy sông ( đất pha cát).và trồng trong chậu..khi mai lớn dần lên họ thay bằng chậu to hơn
Bây giờ bạn đột ngột thay đất...trong khi cây đang yếu...do đất đặc chắc nên sẽ làm hư nhiều rễ...cây sẽ suy xụp luôn

Mai Thủ Đức và Mai Bến Tre...trồng bằng tro trấu và sơ dừa...xốp và chậu rất nhẹ
Vì chất trồng rất xốp nên Khi thay đất...không rễ nào bị hư hay đứt cả...do đó cây vẫn “ bốc” lên mạnh..

Túm lại Mai Bình Định không nên thay đất mà nên dùng phân vi sinh để cải tạo đất.. sẽ có lợi hơn
 
Last edited by a moderator:
Cây cho bông nhỏ..ngĩa là suy dinh dưỡng do bộ rễ đã có vấn đề...không hấp thụ được phân bón..
Sau khi thay đất lộc non không ra được ngĩa là....Cây đã cạn năng lượng...rễ mới lại không mọc thêm ra..

Bạn phải tìm cho ra nguyên nhân để chữa tuyệt căn ( tuyến trùng ? nấm hại rễ? chất trồng ? .v..v)
sau đó kích rễ đều đặn( bằng thuốc kích rễ)..giảm mưa..giảm tưới chỉ giữ cho đất ẩm thôi...vì mưa nhiều đất sũng nước...thì dù kích rễ cỡ nào...cũng không có kết quả
Đồng thời cũng nên giảm nắng cho cây..nếu thấy nắng quá gắt..
Không bàn thêm được điều gì, vì không được... “trực quan”

Nhiều người than phiền là mai Bình Định khó chăm sóc..
Tôi thấy không phải vậy..Những cây mai Bình Định của tôi năm nay là năm thứ 5 chưa hề thay đất, vẫn sung mãn và tốt . với bộ lá rậm rạp thấy mà...sợ luôn ( sợ rắn nằm bên trong)

Mai Bình Định trồng bằng hột, với đất lấy từ đáy sông ( đất pha cát).và trồng trong chậu..khi mai lớn dần lên họ thay bằng chậu to hơn
Bây giờ bạn đột ngột thay đất...trong khi cây đang yếu...do đất đặc chắc nên sẽ làm hư nhiều rễ...cây sẽ suy xụp luôn

Mai Thủ Đức và Mai Bến Tre...trồng bằng tro trấu và sơ dừa...xốp và chậu rất nhẹ
Vì chất trồng rất xốp nên Khi thay đất...không rễ nào bị hư hay đứt cả...do đó cây vẫn “ bốc” lên mạnh..

Túm lại Mai Bình Định không nên thay đất mà nên dùng phân vi sinh để cải tạo đất.. sẽ có lợi hơn
cảm ơn bác nhé. đúng là mai bình định khi thay đất khó khăn hơn mai miền tây hoặc các loại ở miền nam. do em đi làm nên chưa có dịp làm vài tấm ảnh đưa lên. khi nào em về sẽ chụp và đưa lên cho các bác xem.
cây mai em thay đất nhưng vẫn để lại 1/3 đất, chỉ bỏ đất phía dưới đáy chậu và thay bằng chậu to hơn thôi. nhưng đất em chế biến như vậy dinh dưỡng có lẽ là đủ chứ, vì vỏ trấu đốt cháy xém. để oai + phân chuồng, lâu lâu lại tưới phân bón là và rắc vài hột NPK.
em thừa nhận là mình không chuyên chăm sóc và có ít thời gian nên kinh nghiêm non kém.
vì vậy mong các bác giúp đỡ.
em mới tham gia diễn đàn nên chưa thanks được các bác, các bác thông cảm^_^
 
cảm ơn bác nhé. đúng là mai bình định khi thay đất khó khăn hơn mai miền tây hoặc các loại ở miền nam. do em đi làm nên chưa có dịp làm ..................
.............................
em thừa nhận là mình không chuyên chăm sóc và có ít thời gian nên kinh nghiêm non kém.
vì vậy mong các bác giúp đỡ.
em mới tham gia diễn đàn nên chưa thanks được các bác, các bác thông cảm^_^

Trồng mai tài tử khoảng chục cây trở lại...chăm sóc đâu có khó.

Dù bận bịu công việc tới đâu..nếu tổ chức thì giờ thành 1 thời khóa biểu..việc sẽ dễ dàng ra..:

Sáng sớm thức dậy đảo quanh các cây mai 1 vòng..nếu thấy đất chậu đã khô thì tưới..khi tưới nhớ phun sạch bộ lá..rửa sạch sương đêm hoặc bụi bặm..lại còn ngừa được nhện đỏ..
Nếu thấy lộc non đang nhú ra thì phun ngừa bọ trĩ..v..v
Thế là xong cho cây mai 1 ngày...không cần dòm ngó tới nó trong ngày nữa

Thứ 7 hoặc Chủ nhật chăm sóc kĩ hơn...tỉa bỏ lá già..chùi rửa rêu. Nấm mốc đang bám vào gốc cành
Gốc cành sạch sẽ khó bị nấm bịnh độc hại.. sinh ra hại cây...đồng thời dùng dây uốn kéo các cành trái khoáy...đi vào dáng thế đã định sẵn
Vô phân..phun thuốc trừ nấm + phân bón lá
Chỉ khoảng hơn nửa giờ là xong việc...của ngày chủ nhật dành cho cây mai

Mỗi ngày vài phút buổi sáng...mỗi tuần nửa giờ vào ngày chủ nhật để chắm sóc cây,,,không lẽ không xắp xếp được ?

Mai trồng chậu nên dùng phân vi sinh đều đặn cây sẽ rất khỏe và bền ( có thể thành ...bất tử)
Phân vi sinh mua ngoài thị trường không bảo đảm..

Chắc ăn nhất bạn phải tự chế tạo lấy..: nuôi 2 con gà tre trong chuồng...vừa đẹp cho cảnh quan sân vườn...dùng phân của nó trộn với phân bò thêm 1 super lân. Thêm 1 ít nấm trichroderma ( có bán ngoài thị trường 1 bịch giá50 ngàn đồng) phun cho ẩm trộn đều rồi ủ trong thùng để trong tối 3 tháng
Cứ 3 tháng là xong 1 đợt phân ủ và lấy ra đắp vào mặt chậu của cây mai sau đó lấy rơm phủ lên..
Đó là phân hữu cơ vi sinh tốt và chắc ăn nhất..cây sẽ xanh tốt mỡ màng
Phân vô cơ NPK chỉ nên dùng trong các giai đọan kịch yếu ( phục hồi ....chuẩn bị kết nụ..nuôi nụ )nhưng vẫn phải phối hợp chung với Dynamic
Cây trong chậu mà dùng NPK là chủ yếu..sẽ không tốt , lá mau già mau rụng..đất chậu chai dần..cây yếu đi từ từ..
 

Trồng mai tài tử khoảng chục cây trở lại...chăm sóc đâu có khó.

Dù bận bịu công việc tới đâu..nếu tổ chức thì giờ thành 1 thời khóa biểu..việc sẽ dễ dàng ra..:

Sáng sớm thức dậy đảo quanh các cây mai 1 vòng..nếu thấy đất chậu đã khô thì tưới..khi tưới nhớ phun sạch bộ lá..rửa sạch sương đêm hoặc bụi bặm..lại còn ngừa được nhện đỏ..
Nếu thấy lộc non đang nhú ra thì phun ngừa bọ trĩ..v..v
Thế là xong cho cây mai 1 ngày...không cần dòm ngó tới nó trong ngày nữa

Thứ 7 hoặc Chủ nhật chăm sóc kĩ hơn...tỉa bỏ lá già..chùi rửa rêu. Nấm mốc đang bám vào gốc cành
Gốc cành sạch sẽ khó bị nấm bịnh độc hại.. sinh ra hại cây...đồng thời dùng dây uốn kéo các cành trái khoáy...đi vào dáng thế đã định sẵn
Vô phân..phun thuốc trừ nấm + phân bón lá
Chỉ khoảng hơn nửa giờ là xong việc...của ngày chủ nhật dành cho cây mai

Mỗi ngày vài phút buổi sáng...mỗi tuần nửa giờ vào ngày chủ nhật để chắm sóc cây,,,không lẽ không xắp xếp được ?

Mai trồng chậu nên dùng phân vi sinh đều đặn cây sẽ rất khỏe và bền ( có thể thành ...bất tử)
Phân vi sinh mua ngoài thị trường không bảo đảm..

Chắc ăn nhất bạn phải tự chế tạo lấy..: nuôi 2 con gà tre trong chuồng...vừa đẹp cho cảnh quan sân vườn...dùng phân của nó trộn với phân bò thêm 1 super lân. Thêm 1 ít nấm trichroderma ( có bán ngoài thị trường 1 bịch giá50 ngàn đồng) phun cho ẩm trộn đều rồi ủ trong thùng để trong tối 3 tháng
Cứ 3 tháng là xong 1 đợt phân ủ và lấy ra đắp vào mặt chậu của cây mai sau đó lấy rơm phủ lên..
Đó là phân hữu cơ vi sinh tốt và chắc ăn nhất..cây sẽ xanh tốt mỡ màng
Phân vô cơ NPK chỉ nên dùng trong các giai đọan kịch yếu ( phục hồi ....chuẩn bị kết nụ..nuôi nụ )nhưng vẫn phải phối hợp chung với Dynamic
Cây trong chậu mà dùng NPK là chủ yếu..sẽ không tốt , lá mau già mau rụng..đất chậu chai dần..cây yếu đi từ từ..
rất cảm ơn bác về kinh nghiệm mà bác đã chia sẻ.
cũng giống như bác đã nói, chăm vài cây thì thời gian cũng không là bao. em làm xa nhà có khi cả tuần mới về, khi về nhà còn tranh thủ vào rẫy cà phê ^_^ chiều tối mới về. thời gian chỉ có chút buổi sàng hoặc buổi tối. đôi khi di về mệt quá đâm ra lười hihi.đến giờ xem lại thì tiếc công mấy năm nên cố gắng.
em sẽ rút kinh nghiệm.
cảm ơn bác
 
em gửi cho mấy bác hình cây mai

rất cảm ơn bác về kinh nghiệm mà bác đã chia sẻ.
cũng giống như bác đã nói, chăm vài cây thì thời gian cũng không là bao. em làm xa nhà có khi cả tuần mới về, khi về nhà còn tranh thủ vào rẫy cà phê ^_^ chiều tối mới về. thời gian chỉ có chút buổi sàng hoặc buổi tối. đôi khi di về mệt quá đâm ra lười hihi.đến giờ xem lại thì tiếc công mấy năm nên cố gắng.
em sẽ rút kinh nghiệm.
cảm ơn bác

Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0271.jpg

Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0272.jpg

cây này bình thường các bác ạ.
mấy cây dưới là cây em nói. có gì các bác giúp em nhé.
Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0273.jpg

Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0274.jpg

Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0275.jpg

Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0276.jpg

Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0277.jpg
 


Back
Top