Chia sẻ các biện pháp chống địch hoại trong nghề nuôi trùn quế

  • Thread starter cuongle2012
  • Ngày gửi
Kính gửi các ace trên diễn đàn.
Hôm nay mình có vài kinh nghiệm chống địch hoại trong nuôi trùn quế đưa ra để thảo luận cùng ae.
Việc nuôi trùn ít phải đối phó với các dịch bệnh như các loài vật nuôi khác nhưng địch hoại của nó thì không ít.
Các loài địch hoại nó bao gồm: chuột, cóc,rắn mối, chim, dế chũi..
1. Họ chuột: bào gồm chuột đồng, chuột cống, đắc biệt là chuột chù và chồn là phá dữ nhất
Dấu hiệu: mặt phân bị nhủi sâu thành từng lỗ to bằng kích thước chuột
Nếu không xử lí kịp thời thì chuột sẽ kéo cả đàn tới, phá hoại càng nghiêm trọng
Đối với loài này thì ae có nhiều phương pháp phổ biến như:đánh bả, cài bẫy và chăng điện hoặc nuôi mèo ,...
2. Họ cóc nhái: cái này chỉ cần chập tối ae cầm đèn pin ra lượm ít ngày là hết
3. Rắn mỗi, thạch sùng...
Đối với loài này mức độ phá hoại không đáng kể, chỉ cần chịu khó bắt it hôm là hết, lại có đồ nhậu :)
4. Đối với họ chim, gà thì chỉ cần che chắn kĩ là okie
5. Loài đặc biệt nguy hiểm mà mình muốn đề cập là Dế Chũi
Phương pháp mình đề cập là quy mô lớn. Còn vài chục mét vuông thì xới lên bắt riết là hết.
Dấu hiệu: mặt phân trùn bị sủi, bốc lên thấy dế đủ kích thước
Tác hại: Loài này xứng đáng được gọi là thiên địch của trùn quế
Nó sống trong tầng sinh khối của trùn, đẻ trứng ở tầng phân trùn. Thức ăn chủ yếu là trùn nòn, các mùn hữu cơ trong lán trùn.
Khi lán trùn xuất hiện dế chũi thì năng suất giảm dần. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì dế phát triển rất nhanh (chu kì sinh sản tầm 3 tháng là có thế hệ kế tiếp), tiếp theo dế sẽ di cư sang các lán trùn khác tiếp tục phá hoại.
Vì vậy khi phát hiện có dế chũi thì xử lí sớm chừng nào thì tốt chừng đó. Các phương pháp xử lí:
a. Xúc hết phân đáy ra bao . Bao phân phải buộc kín không cho dế bay ra.
Phần sinh khối trừ lại tầm 5 - 7 cm ( đừng trừ lại nhiều quá vì khó xử lí). Trong phần sinh khối phải lựa dế ra tiêu diệt ( rất mất công sức nhưng không có cách nàoo khác)
Trong lần này tiêu diệt tầm 80% dế là may lắm. Những con dế sót chủ yếu là dế non
Tiếp tục nuôi thêm 1 tháng và tiến hành bắt dế lại. Bởi vì lúc này dế con đã lớn, chưa kịp đẻ. lúc này sinh khối tầm 10 - 15 cm
nuôi thêm 1 tháng nữa thì làm lại chu trình ra phân, diệt dế.
Nói tóm lại muốn loại bỏ tác hại của dế thì mất khoảng nửa năm ròng rã . Nhưng không thể tiêu diệt hoàn toàn được dế chũi. Chỉ khống chế mật độ thấp là tốt lắm rồi. Tiếp tục nuôi và chu trình khai thác phân không quá 4 tháng ( lâu quá thì dế sẽ sinh sản cấp số nhân)
b. Phương pháp dài hạn:
Chấp nhận hi sinh phần sinh khối bị nhiễm dế chũi.
Dùng phân bò tươi ủ hoai để tạo môi trường cho sinh khối mới ( quá trình này phải che kín, không cho dế chui vào, nếu để cho dế chui vào thì coi như hỏng)
Bắt trùn thịt ra ( bắt phải sạch, không có dế nằm trong trùn)
Cho trùn thịt vào phân bò hoai để nuôi lai từ đầu.
Lưu ý khi làm lại nên cách xa trại trùn bị nhiễm dế ( dế sẽ bay vào ban đêm)
tránh xa những địa hình gần ao hỗ, đồng ruộng ( môi trường ẩm ướt là điều kiện cho dế chũi phát triển)
c. Phương pháp sinh học:
chọn loài khắc chế với dế chũi, nuôi trong trại trùn.
Cái này mình đang nghiên cứu và bước đầu cho vài kết quả. Khi nào bên mình loại bỏ hoàn toàn dế chũi mình sẽ chia sẻ cho ae nào quan tâm.
Trên đây là một số kinh nghiệm của mình
Rất mong ae trên diên đàn cùng thảo luận và chia sẻ thêm.
Trân trọng!
 


Kính gửi các ace trên diễn đàn.
Hôm nay mình có vài kinh nghiệm chống địch hoại trong nuôi trùn quế đưa ra để thảo luận cùng ae.
Việc nuôi trùn ít phải đối phó với các dịch bệnh như các loài vật nuôi khác nhưng địch hoại của nó thì không ít.
Các loài địch hoại nó bao gồm: chuột, cóc,rắn mối, chim, dế chũi..
1. Họ chuột: bào gồm chuột đồng, chuột cống, đắc biệt là chuột chù và chồn là phá dữ nhất
Dấu hiệu: mặt phân bị nhủi sâu thành từng lỗ to bằng kích thước chuột
Nếu không xử lí kịp thời thì chuột sẽ kéo cả đàn tới, phá hoại càng nghiêm trọng
Đối với loài này thì ae có nhiều phương pháp phổ biến như:đánh bả, cài bẫy và chăng điện hoặc nuôi mèo ,...
2. Họ cóc nhái: cái này chỉ cần chập tối ae cầm đèn pin ra lượm ít ngày là hết
3. Rắn mỗi, thạch sùng...
Đối với loài này mức độ phá hoại không đáng kể, chỉ cần chịu khó bắt it hôm là hết, lại có đồ nhậu :)
4. Đối với họ chim, gà thì chỉ cần che chắn kĩ là okie
5. Loài đặc biệt nguy hiểm mà mình muốn đề cập là Dế Chũi
Phương pháp mình đề cập là quy mô lớn. Còn vài chục mét vuông thì xới lên bắt riết là hết.
Dấu hiệu: mặt phân trùn bị sủi, bốc lên thấy dế đủ kích thước
Tác hại: Loài này xứng đáng được gọi là thiên địch của trùn quế
Nó sống trong tầng sinh khối của trùn, đẻ trứng ở tầng phân trùn. Thức ăn chủ yếu là trùn nòn, các mùn hữu cơ trong lán trùn.
Khi lán trùn xuất hiện dế chũi thì năng suất giảm dần. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì dế phát triển rất nhanh (chu kì sinh sản tầm 3 tháng là có thế hệ kế tiếp), tiếp theo dế sẽ di cư sang các lán trùn khác tiếp tục phá hoại.
Vì vậy khi phát hiện có dế chũi thì xử lí sớm chừng nào thì tốt chừng đó. Các phương pháp xử lí:
a. Xúc hết phân đáy ra bao . Bao phân phải buộc kín không cho dế bay ra.
Phần sinh khối trừ lại tầm 5 - 7 cm ( đừng trừ lại nhiều quá vì khó xử lí). Trong phần sinh khối phải lựa dế ra tiêu diệt ( rất mất công sức nhưng không có cách nàoo khác)
Trong lần này tiêu diệt tầm 80% dế là may lắm. Những con dế sót chủ yếu là dế non
Tiếp tục nuôi thêm 1 tháng và tiến hành bắt dế lại. Bởi vì lúc này dế con đã lớn, chưa kịp đẻ. lúc này sinh khối tầm 10 - 15 cm
nuôi thêm 1 tháng nữa thì làm lại chu trình ra phân, diệt dế.
Nói tóm lại muốn loại bỏ tác hại của dế thì mất khoảng nửa năm ròng rã . Nhưng không thể tiêu diệt hoàn toàn được dế chũi. Chỉ khống chế mật độ thấp là tốt lắm rồi. Tiếp tục nuôi và chu trình khai thác phân không quá 4 tháng ( lâu quá thì dế sẽ sinh sản cấp số nhân)
b. Phương pháp dài hạn:
Chấp nhận hi sinh phần sinh khối bị nhiễm dế chũi.
Dùng phân bò tươi ủ hoai để tạo môi trường cho sinh khối mới ( quá trình này phải che kín, không cho dế chui vào, nếu để cho dế chui vào thì coi như hỏng)
Bắt trùn thịt ra ( bắt phải sạch, không có dế nằm trong trùn)
Cho trùn thịt vào phân bò hoai để nuôi lai từ đầu.
Lưu ý khi làm lại nên cách xa trại trùn bị nhiễm dế ( dế sẽ bay vào ban đêm)
tránh xa những địa hình gần ao hỗ, đồng ruộng ( môi trường ẩm ướt là điều kiện cho dế chũi phát triển)
c. Phương pháp sinh học:
chọn loài khắc chế với dế chũi, nuôi trong trại trùn.
Cái này mình đang nghiên cứu và bước đầu cho vài kết quả. Khi nào bên mình loại bỏ hoàn toàn dế chũi mình sẽ chia sẻ cho ae nào quan tâm.
Trên đây là một số kinh nghiệm của mình
Rất mong ae trên diên đàn cùng thảo luận và chia sẻ thêm.
Trân trọng!
Tôi cũng nuôi ít trùn nhưng cũng chưa bị bọn dế trũi này phá nghe nói tác hại của chúng rất lớn , nếu sử lí dế theo cách của bạn thì kì công quá và chắc là sẽ không triệt để
mình chưa sử lí dế bao giờ nhưng mình nghĩ dế là loài côn trùng hô hấp bằng ống khí vì thế chúng không sống lâu đc trong nước vì vậy nếu luống giun nhiễm dế ta sẽ tháo nước vào các luống giun chỉ sau vài phút chúng sẽ nổi lên chỉ việc bắt còn nếu không lên thì sẽ chết , sau khi bắt ta lại tháo nước đi, làm đi làm lại vài lần chắc sẽ hết sạch
Tôi chưa làm bao giờ nhưng tôi nghĩ sẽ thành công nếu ai bị làm thư
 
Mình cũng thử nghiệm phương pháp đó nhưng nó ko hiệu quả. Bởi vì
Cho nước vào sẽ độ ẩm trong lán trùn cao, gây thối kén
Trong lán trùn sẽ có nhiều lỗ hổng bên trong chứa không khí. vì vậy khi cho ngập nước nhưng dế vẫn còn không khí để thở. ngâm 10 phút chưa chết huống chi là vài phút
 


Back
Top