Chia sẻ kinh nghiệm nuôi trùn quế dưới tán cao su

  • Thread starter cuongle2012
  • Ngày gửi
Kính chào tất cả ace trên diễn đàn Agriviet
Hôm nay mình xin chia sẻ những kinh nghiệm trong việc nuôi trùn quế dưới tán cao su cho những ai đang quan tâm tới con trùn quế.
Trước đây người ta thường nuôi trùn trong nhà lá, nền láng xi măng non. Với mô hình này có ưu điểm là năng suất trùn ổn định, nhưng chi phí đầu tư vào khoảng 200k/m2. Với chi phí đầu tư này thì sẽ nắm chắc thua lỗ khi giá trùn biến động.
Với mô hình nuôi trong vườn cao su có ưu điểm là chi phí thuê đất rẻ ( tại Củ Chi bình quân 5-7 tr/1ha), Chi phí đầu tư trại bình quân 30k/m2. thời gian sử dụng từ 2- 3 năm.
Quan trọng nhất là sử dụng đúng chất liệu bạt làm đáy. Nếu dùng bạt dày thì đáy không thoát nước được, độ ẩm sẽ cao, làm kén trùn không nở. Nếu dùng loại bạt không tráng nilon thì rễ cao su sẽ thâm nhập vào luống trùn, hút phân, hút nước. Vì vậy chất liệu bạt phù hợp là loại bạt tráng 1 pe, có trọng lượng 70-80 g/m2.
Hiện nay mình có 2 trại trùn với diện tích 2.000 m2, bình quân mỗi tháng thu hoạch 1 tấn trùn thịt và 35 tấn phân trùn.

ddha.jpg
 


Last edited by a moderator:
Kính chào tất cả ace trên diễn đàn Agriviet
Hôm nay mình xin chia sẻ những kinh nghiệm trong việc nuôi trùn quế dưới tán cao su cho những ai đang quan tâm tới con trùn quế.
Trước đây người ta thường nuôi trùn trong nhà lá, nền láng xi măng non. Với mô hình này có ưu điểm là năng suất trùn ổn định, nhưng chi phí đầu tư vào khoảng 200k/m2. Với chi phí đầu tư này thì sẽ nắm chắc thua lỗ khi giá trùn biến động.
Với mô hình nuôi trong vườn cao su có ưu điểm là chi phí thuê đất rẻ ( tại Củ Chi bình quân 5-7 tr/1ha), Chi phí đầu tư trại bình quân 30k/m2.
Quan trọng nhất là sử dụng đúng chất liệu bạt làm đáy. Nếu dùng bạt tốt thì đáy không thoát nước được, độ ẩm sẽ cao, làm kén trùn không nở. Nếu dùng loại bạt không tráng nilon thì rễ cao su sẽ thâm nhập vào luống trùn, hút phân. Vì vậy chất liệu bạt phù hợp là loại bạt tráng 1 pe, có trọng lượng 70-80 g/m2.
Anh đang nuôi trùn quế bằng phân gì vậy anh và có phải che mưa không anh
 
Anh đang nuôi trùn quế bằng phân gì vậy anh và có phải che mưa không anh

Mình nuôi bằng phân bò tươi. Nuôi trùn tất nhiên phải che mưa chứ. Vì con trùn rất sợ nước mưa, thậm chí không cho nước mưa hắt vào lán trùn. Bởi vì nước mưa vào sẽ làm độ ẩm tăng cao, làm kén trùn hok nở được. Đồng thời nước mưa làm những con trùn già bò ra ngoài khiến năng suất giảm
 
Mình nuôi bằng phân bò tươi. Nuôi trùn tất nhiên phải che mưa chứ. Vì con trùn rất sợ nước mưa, thậm chí không cho nước mưa hắt vào lán trùn. Bởi vì nước mưa vào sẽ làm độ ẩm tăng cao, làm kén trùn hok nở được. Đồng thời nước mưa làm những con trùn già bò ra ngoài khiến năng suất giảm

Dạ anh chi sẻ kỹ thuật được ko anh vì nuôi vậy em sợ có nhiều vật gây hại như kiến, trũi nó vào ăn anh a
 
Dạ anh chi sẻ kỹ thuật được ko anh vì nuôi vậy em sợ có nhiều vật gây hại như kiến, trũi nó vào ăn anh a
Bản thân con trùn chứa một số chất đề kháng rất mạnh
Mình thấy dế trũi, kiến ... chỉ xuất hiện khi mật độ trùn dưới 0.5 kg/m.
Khi mật độ trùn nuôi đạt trên 0.7kg/m2 thì hầu như không xuất hiện kiến, dế trũi.
Kiến chỉ vào luống trùn để ăn thức ăn thừa trong phân và những con trùn bị chết, nó không ăn trùn sống nên không đáng ngại.
Dế trũi ăn trùn non nên rất nguy hiểm.
Khi mới nuôi trun phải chịu khó tiêu diệt hết dế chũi. Sau đó định kì khoảng 3 tháng khai thác phân trùn và tiêu diệt tiếp những con ở trong sinh khối. Làm như vậy trong vài ba chu kì sẽ giảm lượng dế trũi rất nhiều. Khi mật độ trùn nuôi đạt trên 0.7 kg/m2 thì có hiện tượng dế trũi bị chết.
 
Topic là chia sẻ kinh nghiệm mà bác chia sẻ ít quá!
-Nuôi ở tán cao su thì ưu và nhược như thế nào?
-mật độ củng như kích thước mổi ô như thế nào là hợp lí?
-Còn bác nói dùng bạc hợp lí là loại bạc gì?
- Và up thêm ít tấm hình trại của bác cho mọi người tham khảo......
Kính chào tất cả ace trên diễn đàn Agriviet
Hôm nay mình xin chia sẻ những kinh nghiệm trong việc nuôi trùn quế dưới tán cao su cho những ai đang quan tâm tới con trùn quế.
Trước đây người ta thường nuôi trùn trong nhà lá, nền láng xi măng non. Với mô hình này có ưu điểm là năng suất trùn ổn định, nhưng chi phí đầu tư vào khoảng 200k/m2. Với chi phí đầu tư này thì sẽ nắm chắc thua lỗ khi giá trùn biến động.
Với mô hình nuôi trong vườn cao su có ưu điểm là chi phí thuê đất rẻ ( tại Củ Chi bình quân 5-7 tr/1ha), Chi phí đầu tư trại bình quân 30k/m2.
Quan trọng nhất là sử dụng đúng chất liệu bạt làm đáy. Nếu dùng bạt tốt thì đáy không thoát nước được, độ ẩm sẽ cao, làm kén trùn không nở. Nếu dùng loại bạt không tráng nilon thì rễ cao su sẽ thâm nhập vào luống trùn, hút phân. Vì vậy chất liệu bạt phù hợp là loại bạt tráng 1 pe, có trọng lượng 70-80 g/m2.
 
Bản thân con trùn chứa một số chất đề kháng rất mạnh
Mình thấy dế trũi, kiến ... chỉ xuất hiện khi mật độ trùn dưới 0.5 kg/m.
Khi mật độ trùn nuôi đạt trên 0.7kg/m2 thì hầu như không xuất hiện kiến, dế trũi.
Kiến chỉ vào luống trùn để ăn thức ăn thừa trong phân và những con trùn bị chết, nó không ăn trùn sống nên không đáng ngại.
Dế trũi ăn trùn non nên rất nguy hiểm.
Khi mới nuôi trun phải chịu khó tiêu diệt hết dế chũi. Sau đó định kì khoảng 3 tháng khai thác phân trùn và tiêu diệt tiếp những con ở trong sinh khối. Làm như vậy trong vài ba chu kì sẽ giảm lượng dế trũi rất nhiều. Khi mật độ trùn nuôi đạt trên 0.7 kg/m2 thì có hiện tượng dế trũi bị chết.
bác có thể chụp hình khu chuồng nuôi trùn và hiện tại bạn có trùn để bán không bạn. à cho mình hỏi thêm về hiệu quả tính trên 1m2 trong 1 năm bạn nhé
 

Topic là chia sẻ kinh nghiệm mà bác chia sẻ ít quá!
-Nuôi ở tán cao su thì ưu và nhược như thế nào?
-mật độ củng như kích thước mổi ô như thế nào là hợp lí?
-Còn bác nói dùng bạc hợp lí là loại bạc gì?
- Và up thêm ít tấm hình trại của bác cho mọi người tham khảo......
bạn có thể chỉ cho mình cách gửi ảnh lên được hok. mình hok biết cách up lên.
Ưu điểm nuôi dưới tán cao su: Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí thuê đất thấp
Nhược điểm: không phải vườn cao su nào cũng nuôi được. vườn phải cao ráo, không có nước đọng vào mùa mưa. Năng suất nuôi dưới tán cao su thấp hơn nuôi dưới nhà lá. Bởi vì điều chỉnh độ ẩm trong lán trùn khó hơn. Nếu bác nào nuôi dưới tán cao su mà thu hoạch trên 0,7 kg/m2 thì cao thủ trong làng.
Còn về mật độ nuôi thì tuy kỹ thuật từng nguới nuôi. nếu đạt từ 0.5 - 1 kg là ngon rồi.
thông thường ô nuôi rộng từ 1-2 m, dài tùy ý. Trại bên mình rộng 1.5m, dài 46m.
Bạt đáy là loại bạt sọc trắng xanh đỏ, loại 70g/m2 tốt nhất,
 
bạn có thể chỉ cho mình cách gửi ảnh lên được hok. mình hok biết cách up lên.
Ưu điểm nuôi dưới tán cao su: Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí thuê đất thấp
Nhược điểm: không phải vườn cao su nào cũng nuôi được. vườn phải cao ráo, không có nước đọng vào mùa mưa. Năng suất nuôi dưới tán cao su thấp hơn nuôi dưới nhà lá. Bởi vì điều chỉnh độ ẩm trong lán trùn khó hơn. Nếu bác nào nuôi dưới tán cao su mà thu hoạch trên 0,7 kg/m2 thì cao thủ trong làng.
Còn về mật độ nuôi thì tuy kỹ thuật từng nguới nuôi. nếu đạt từ 0.5 - 1 kg là ngon rồi.
thông thường ô nuôi rộng từ 1-2 m, dài tùy ý. Trại bên mình rộng 1.5m, dài 46m.
Bạt đáy là loại bạt sọc trắng xanh đỏ, loại 70g/m2 tốt nhất,

0.7kg /1m2 là trong 1 năm hay 1 vụ nuôi 3 tháng vậy bác
 
Bác kéo xuống dưới thấy chử " Gữi ảnh lên website" hoặc vào đây xem hướng đẩn nhé:
http://agriviet.com/home/threads/12435-Huong-dan-Gui-hinh-anh-len-dien-dan#axzz2n4dSNFtO
bạn có thể chỉ cho mình cách gửi ảnh lên được hok. mình hok biết cách up lên.
Ưu điểm nuôi dưới tán cao su: Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí thuê đất thấp
Nhược điểm: không phải vườn cao su nào cũng nuôi được. vườn phải cao ráo, không có nước đọng vào mùa mưa. Năng suất nuôi dưới tán cao su thấp hơn nuôi dưới nhà lá. Bởi vì điều chỉnh độ ẩm trong lán trùn khó hơn. Nếu bác nào nuôi dưới tán cao su mà thu hoạch trên 0,7 kg/m2 thì cao thủ trong làng.
Còn về mật độ nuôi thì tuy kỹ thuật từng nguới nuôi. nếu đạt từ 0.5 - 1 kg là ngon rồi.
thông thường ô nuôi rộng từ 1-2 m, dài tùy ý. Trại bên mình rộng 1.5m, dài 46m.
Bạt đáy là loại bạt sọc trắng xanh đỏ, loại 70g/m2 tốt nhất,
 
Đẹp thật đó, bác có hình bên trong trại nuôi chụp thêm chia sẻ anh em đi bác
 
0.7k/m2 là mỗi chu kì bắt. Mỗi chu kì bắt la 1 tháng. Có chỗ người ta 3 tháng bắt lần, còn bên mình 1 tháng bắt 1 lần. Mỗi lần thu hoạch 50% diện tích bề mặt
 
0.7k/m2 là mỗi chu kì bắt. Mỗi chu kì bắt la 1 tháng. Có chỗ người ta 3 tháng bắt lần, còn bên mình 1 tháng bắt 1 lần. Mỗi lần thu hoạch 50% diện tích bề mặt
thanks bác nhiều vậy 1 tháng 1m2 tốn bao nhiêu kg phân bò tươi vậy bác
 
1 m2 ăn 1 tháng khoảng 50 kg, phân bò tươi đem trộn nước tỉ lệ 1:1 rồi ngâm 1 tới 2 đêm hãy cho ăn. khi cho ăn phải lưu ý không cho ăn khi còn dư phân bò hoặc không nên để trùn bị đói. cái này không thấy tài liệu trên mạng mô tả kỹ thế nào là ăn sớm hoặc muộn, nên nếu bạn muốn nuôi phải chịu khó quan sát để lấy kinh nghiệm
 
Last edited by a moderator:
đi từ củ chi đi đường nào vậy bác, để em đến tham quan học hỏi nào
 
Trại mình cách tỉnh lộ 15 khoảng 200m, gần chợ Phú Hòa Đông, Xã Phú Hòa Đông, Huyện củ chi.
Nếu đi từ bình dương sang thì qua cầu phú cường, đến ngã tư Tân quy, rồi hỏi lên chợ phú hòa đông. (từ cầu phú cường tới chợ phú hòa đông khoảng 15 km)
 
50kg phân bò tươi chỗ em khoảng 30-35 nghìn, Bác giúp em phần nầy để em tính doanh thu với. em tính đơn vị m2/tháng
Ngon ngon thuê rừng cao su làm luôn :lol:
thu trùn đc 3,5 lạng = ? nghìn
Phân trùn = ? kg = ? nghìn
1 Lao động làm đc bao nhiêu m2 vậy bác?
 
1 lao động nuôi va thu hoạch 1000m2 la vừa.
giá cả thi phu thuoc tung dia phuong. Tại Cu chi trùn thịt 40k/1kg, giá phân trùn tươi 900đ/kg.
Thông thường trùn ăn 3kg phân bò cho 1 kg phân trùn tươi. Giá phân ở đây 300k/1 khối.
Bác đang ở đâu vậy. Nếu bác muốn nuôi nên khảo sát giá địa bàn xem đầu ra thía nào.
 


Back
Top