Chia sẽ kinh nghiệm trồng Khoai mì đạt Năng suất cao-Kì :Xử lý Hom mì trước khi trồng

Kính chào quý bà con quan tâm đến Cây khoai mì!

Hiện nay, chúng tôi được biết rất nhiều bà con đang rất quan tâm đến cây Khoai mì vì giá trị kinh tế mang lại của Khoai mì ở hiện và trong tương lai khi áp dụng cho xăng sạch E5 từ Ethanol chiết xuất tử củ mì vào 10/2015 và xuất khẩu Ethanol sang Trung Quốc đang thiếu hụt.

Để Khoai mì đạt năng suất cao, chúng tôi đã tập hợp các kinh nghiệm sản xuất khoai mì trong nước và nước ngoài từ các nước như Thái Lan, Indonexia... để chia sẽ cùng bà con. Gồm 3 công đoạn xử lý như sau:

1/ Xử lý hom giống: Tăng số lượng rễ bất định và rễ củ sau này, phòng ngừa bệnh hại.

2/ Xử lý Thuốc tạo củ ( Giai đoạn cây mì 45-60 ngày): để tăng số lượng củ hình thành từ rễ bất định.

3/ Xử lý Thuốc Phình củ mì : để tăng trọng lượng củ và tăng độ bột.

Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẽ về Giai đoạn Xử lý hom giống:

Sau khi hom giống đã được chọn và cắt theo tiêu chí của bà con, cần phải qua khâu xử lý hom trước khi trồng xuống đất.

Mục đích: tăng số lượng rễ bất định hình thành, cây được xử lý tăng số lượng rễ lên 40-50%, và số lượng rễ bất định hình thành rễ củ sau này cũng tăng tỷ lệ thuận theo.

Ngoài ra, trong quá trình xử lý Hom, chúng ta bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng như Rootone kích thích hom mì hình thành rễ mạnh, phân hóa rễ bất định hình thành ở cả 2 đầu hom mì ( nguồn Indonexia)

* Cytokinin kích thích mầm cây con sinh trưởng mạnh, bổ sung Fulvic Acid giúp cây mập, khỏe.

* Alginic acid là tiền chất phân hóa hình thành rễ củ.... cùng những dưỡng chất trung-vi lượng cho cây ( nguồn Thailand)

Phòng bệnh: Chúng ta có thể dùng Đồng đỏ pha và hợp chất ngâm hom hoặc các thuốc phòng nấm bệnh sẽ ngăn ngừa mầm bệnh cho cây con khi trưởng thành.

Lưu ý: Nếu bà con không có điều kiện thì có thể tìm mua Naphthalene Acetic Acid ( NAA) 98% hàm lượng 200-250 ppm ngâm trong 2-3 phút cũng có hiệu quả .


Thực tế cho thấy, khi bà con làm tốt Giai đoạn xử lý hom mì tốt thì đã tăng năng suất lên 25-30 % so với không xử lý hom

Chúng tôi rất mong được chia sẽ cùng quý bà con quan tâm đến cây khoai mì những kinh nghiệm mà chúng tôi đã áp dụng trồng mì tại Viet Nam và Cambodia.
Hiện chúng tôi có cung cấp Chế phẩm xử lý Hom mì ở trên, nếu Quý bà con có nhu cầu xin liên hệ với chúng tôi! Chúc bà con Thành công!

Agriviet.Com-M-03.jpg

Agriviet.Com-AT1.jpg
 


Last edited:
Chào các bác, em đã mục sở thị tại Tây Ninh trong một chương trình khuyến nông. và yếu tố quyết định lớn nhất đến năng suất củ mì là Nước Tưới.
Hầu như trên Tây Ninh, mọi người đang quen dần với Khái Niệm Tưới Mì, mặc dù trước đây đều mòng vào nước trời cả. Như thế đủ thấy tầm quan trọng của nước ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây Mì nói riêng và các cây khác noi chung!
Chào Thân Ái! Mong góp ý từ những sai sót nhỏ! xin chân thành cảm ơn!
 


Chào các bác, em đã mục sở thị tại Tây Ninh trong một chương trình khuyến nông. và yếu tố quyết định lớn nhất đến năng suất củ mì là Nước Tưới.
Hầu như trên Tây Ninh, mọi người đang quen dần với Khái Niệm Tưới Mì, mặc dù trước đây đều mòng vào nước trời cả. Như thế đủ thấy tầm quan trọng của nước ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây Mì nói riêng và các cây khác noi chung!
Chào Thân Ái! Mong góp ý từ những sai sót nhỏ! xin chân thành cảm ơn!
Bữa trước em có gặp một người nông dân đang băm khoai mỳ . em thấy 1 gốc có khoảng 5-6 củ mà củ nhỏ cũng bằng cổ chân, củ to bằng bắp đùi. em ko biết nó là giống gì nữa. nhưng nhìn thấy thích thật. em có tìm lại cái ảnh em chụp nhưng ko thấy đâu nữa.
 
xin tham gia vói cac bac ..e o tây ninh da có kinh nghiem 6nam trong mi
chia se la 1ha dat o tây ninh trong mi năng xuât trung binh tu 30>80t/ha gia cả tuy thuoc tung thoi diem tinh trung binh 2000/kg<=> 60tr>160tr/ha
1 ha chi tru chi phi r cung lai tu 30>40tr trở lên
 
đọc các chia sẻ của mọi người em thấy rất bổ ích , riêng em là dân ở Tây Ninh đây cũng đã chứng kiến khá nhiều sự đổi thay năng suất mì do biết áp dụng nước tưới và các kỹ thuật xúông giống và kỹ thuật canh tác.nếu các sản phẩm mà bác lethanhan đã quảng bá đã được thử nghệm và kiểm chứng tốt , thì đó là một tin đáng mừng cho nông dân chúng ta.
 
Cảm ơn sự góp ý của anh vanhieutn, chúng tôi cũng rất mong sự đóng góp của chúng tôi góp phần thay đổi về tư duy trồng trọt, áp dụng kĩ thuật, góp phần thay đổi về năng suất cho cây trồng, đặc biệt là cây khoai mì. Chúng tôi đang áp dụng thực tế tại nhiều nơi ở Tây Ninh và Cambodia. Rất mong nhận được sự chia sẽ và góp ý của anh-em gần xa! Cảm ơn!
 
Chào anh! Đối với mãng cầu Ân cũng làm bên Tân Châu, khu Khe-don. Anh có thể mail cá nhân cho Ân để cùng chia sẽ về cây Mãng cầu, còn đu đủ cũng đã từng làm tại Hợp tác xã Cẩm Mỹ- Đồng Nai. Cảm ơn!
 

Bác Ân cho địa chỉ mail đi để anh em còn học hỏi kinh nghiệm. Em cũng đang trồng mì ở Tây Ninh, mới vào nghề nên muốn học tập kinh nghiệm trồng mì của bác, em tìm mãi mà chưa thấy bác ra bài xử lý thuốc tạo củ và xử lý thuốc phình củ mì. Nếu bác chia sẻ trên mail cho em thì tốt quá ạ ;). "trangmai2001@gmail.com" rất mong nhận được hồi âm của bác:p
 
Xin chào bác ân. Tôi và mọi người đang chờ bác tiết lộ bí quyết làm thế nào để củ mì phình to và đạt chữ bột cao. Rất mong nhận được sự chia sẻ của bác, để mọi người có thêm kiến thức và kinh nghiệm. Kính chào!
 
Chào bác , em vừa xuống 2 ha mì ở huyện Sơn Hòa , tỉnh Phú Yên. Bác có thể chia sẻ cho em một chút kinh nghiệm về trồng mì chỉ nhờ vào nước trời không ạ. Em trồng mì trên núi nên không có tưới nước được.
 
Bây giờ một số hộ trồng sắn ở tây ninh hay trên tây nguyên họ làm rất khoa học: bón phân, lên luống, giống tốt nên năng suất rất cao có thể đạt 60-80 tấn/ha. Nếu tính trung bình trên thế giới về năng suất cafe, tiêu...thì việt nam mình là vô định đấy anh anhmytran.
A cứ đùa. E ở Tây nguyên mấy chục năm rùi làm gì có vụ 60-80tan/ha. Bác toàn chém gió ko à.
 
A cứ đùa. E ở Tây nguyên mấy chục năm rùi làm gì có vụ 60-80tan/ha. Bác toàn chém gió ko à.

Hãy đọc kĩ trước khi phát ngôn nhé anh bạn !!! Tôi nói là Tây Ninh chứ trình độ trồng mì ở Tây Nguyên đạt 30 tấn đã là giỏi lăm rùi.

Bài học tôi muốn dạy cho anh là : "Hãy mở lòng đón nhận cái mới, đừng lấy cái trí hiểu biết của mình so sánh túi khôn nhân loại". Ở xã Trường Lưu, huyện Hoà Thành , Tây Ninh những bác nông dân ở đây trồng mì giống 11-12 tháng đạt 70-80 tấn/ha là quá bình thường. Hãy đến mà ở rộng sự hiểu biết !!!
 
+Phải nói hiện nay ở VN, Tây Ninh là thủ phủ của cây mì; đứng sau cây mì là cây mía. Bà con Tây Ninh trồng mì dưới ruộng, chăm sóc như trồng lúa. Năng suất 80 tấn/ha là bình thường.
+Để đạt được năng suất cao, dân Tây Ninh sử dụng nhiều máy móc: làm đất, lê luống, máy rải phân, máy làm cỏ, nhiều người còn làm cả hệ thống tưới; nhưng đa phần tưới ngấm và dùng dây phun có đục lổ. Toàn dùng e máy cày công suất lớn chở mì, cái rờ mót to như cái container...
+Công chế biến tinh bột khoai mì và rượu cồn của Tây Ninh hiện nay cũng đang dẫn đầu cả nước...
+Thiết nghĩ bà con chuyên trồng mì trong cả nước nên đến Tây Ninh 1 chuyến để học hỏi cách làm, vì hiện nay khả năng nâng cao năng suất cây mì trong các vùng miền cả nước còn dư địa rất lớn.
 
Hãy đọc kĩ trước khi phát ngôn nhé anh bạn !!! Tôi nói là Tây Ninh chứ trình độ trồng mì ở Tây Nguyên đạt 30 tấn đã là giỏi lăm rùi.

Bài học tôi muốn dạy cho anh là : "Hãy mở lòng đón nhận cái mới, đừng lấy cái trí hiểu biết của mình so sánh túi khôn nhân loại". Ở xã Trường Lưu, huyện Hoà Thành , Tây Ninh những bác nông dân ở đây trồng mì giống 11-12 tháng đạt 70-80 tấn/ha là quá bình thường. Hãy đến mà ở rộng sự hiểu biết !!!
Rõ ràng anh nói hộ trồng sắn ở Tây Ninh hay trên Tây nguyên còn gì. A mới là ng đọc kỹ lại.
 
Haha! Cảm ơn anh Vodinhtien chia sẽ thông tin về cây mì ở Tây Ninh đạt năng suất cao là chuyện rất bình thường.
Chứ không như cái anh Tali vừa dốt lại vừa thiếu hiểu biết. Tôi nói rất rõ là ở Tây Ninh chứ không hề nói Tây Nguyên . Trình độ bác còn thua mấy em đệ tử tôi mới thu nhận ở Gia Lai và Kon Tum nên Tali về học tập thêm tri thức trước khi phát ngôn! Nếu cần thì tôi dạy thêm cho anh nếu anh nhận tôi làm Thầy. Nói vui, chứ tầm của anh thì chắc không có cơ hội đâu!
 
Haha! Cảm ơn anh Vodinhtien chia sẽ thông tin về cây mì ở Tây Ninh đạt năng suất cao là chuyện rất bình thường.
Chứ không như cái anh Tali vừa dốt lại vừa thiếu hiểu biết. Tôi nói rất rõ là ở Tây Ninh chứ không hề nói Tây Nguyên . Trình độ bác còn thua mấy em đệ tử tôi mới thu nhận ở Gia Lai và Kon Tum nên Tali về học tập thêm tri thức trước khi phát ngôn! Nếu cần thì tôi dạy thêm cho anh nếu anh nhận tôi làm Thầy. Nói vui, chứ tầm của anh thì chắc không có cơ hội đâu!
Xin lỗi a rõ ràng tôi bình luận bài viết của phucmaca thì a lại nói về bài viết của a. A nên đọc lại.
Haha! Cảm ơn anh Vodinhtien chia sẽ thông tin về cây mì ở Tây Ninh đạt năng suất cao là chuyện rất bình thường.
Chứ không như cái anh Tali vừa dốt lại vừa thiếu hiểu biết. Tôi nói rất rõ là ở Tây Ninh chứ không hề nói Tây Nguyên . Trình độ bác còn thua mấy em đệ tử tôi mới thu nhận ở Gia Lai và Kon Tum nên Tali về học tập thêm tri thức trước khi phát ngôn! Nếu cần thì tôi dạy thêm cho anh nếu anh nhận tôi làm Thầy. Nói vui, chứ tầm của anh thì chắc không có cơ hội đâu!
Đọc cmt này của a tui thấy ức chế kinh khung. Tỏ ra hiểu biết dạy ng ta phải biết đọc kĩ . Trinh độ còn non kém. Ơ hóa ra anh lai tự nói mình. Hơhơ mà đã sai mà ko biết xin lỗi thì ko đáng làm thầy ng ta nha.
 
Kính chào quý bà con quan tâm đến Cây khoai mì!

Hiện nay, chúng tôi được biết rất nhiều bà con đang rất quan tâm đến cây Khoai mì vì giá trị kinh tế mang lại của Khoai mì ở hiện và trong tương lai khi áp dụng cho xăng sạch E5 từ Ethanol chiết xuất tử củ mì vào 10/2015 và xuất khẩu Ethanol sang Trung Quốc đang thiếu hụt.

Để Khoai mì đạt năng suất cao, chúng tôi đã tập hợp các kinh nghiệm sản xuất khoai mì trong nước và nước ngoài từ các nước như Thái Lan, Indonexia... để chia sẽ cùng bà con. Gồm 3 công đoạn xử lý như sau:

1/ Xử lý hom giống: Tăng số lượng rễ bất định và rễ củ sau này, phòng ngừa bệnh hại.

2/ Xử lý Thuốc tạo củ ( Giai đoạn cây mì 45-60 ngày): để tăng số lượng củ hình thành từ rễ bất định.

3/ Xử lý Thuốc Phình củ mì : để tăng trọng lượng củ và tăng độ bột.

Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẽ về Giai đoạn Xử lý hom giống:

Sau khi hom giống đã được chọn và cắt theo tiêu chí của bà con, cần phải qua khâu xử lý hom trước khi trồng xuống đất.

Mục đích: tăng số lượng rễ bất định hình thành, cây được xử lý tăng số lượng rễ lên 40-50%, và số lượng rễ bất định hình thành rễ củ sau này cũng tăng tỷ lệ thuận theo.

Ngoài ra, trong quá trình xử lý Hom, chúng ta bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng như Rootone kích thích hom mì hình thành rễ mạnh, phân hóa rễ bất định hình thành ở cả 2 đầu hom mì ( nguồn Indonexia)

* Cytokinin kích thích mầm cây con sinh trưởng mạnh, bổ sung Fulvic Acid giúp cây mập, khỏe.

* Alginic acid là tiền chất phân hóa hình thành rễ củ.... cùng những dưỡng chất trung-vi lượng cho cây ( nguồn Thailand)

Phòng bệnh: Chúng ta có thể dùng Đồng đỏ pha và hợp chất ngâm hom hoặc các thuốc phòng nấm bệnh sẽ ngăn ngừa mầm bệnh cho cây con khi trưởng thành.

Lưu ý: Nếu bà con không có điều kiện thì có thể tìm mua Naphthalene Acetic Acid ( NAA) 98% hàm lượng 200-250 ppm ngâm trong 2-3 phút cũng có hiệu quả .


Thực tế cho thấy, khi bà con làm tốt Giai đoạn xử lý hom mì tốt thì đã tăng năng suất lên 25-30 % so với không xử lý hom

Chúng tôi rất mong được chia sẽ cùng quý bà con quan tâm đến cây khoai mì những kinh nghiệm mà chúng tôi đã áp dụng trồng mì tại Viet Nam và Cambodia.
Hiện chúng tôi có cung cấp Chế phẩm xử lý Hom mì ở trên, nếu Quý bà con có nhu cầu xin liên hệ với chúng tôi! Chúc bà con Thành công!

Agriviet.Com-M-03.jpg

Agriviet.Com-AT1.jpg
Bài viết rất hay, rất thực tế, quan sát, mô tả, suy luận chính xác.
Không chỉ là một người có lý luận mà còn có thực tiễn phong phú.
Chúc Ân và các bạn trồng khoai mỳ thành công.
 


Back
Top