Chia sẻ kinh nghiệm trồng ớt

Ớt là loại cây thuộc họ cà, chi Capsicum. Ớt được dùng để làm gia vị, rau và cả dược liệu.
Với những giá trị kinh tế mà cây ớt đang mang lại, ngày nay ớt được trồng khắp nơi như là một đối tượng sản xuất của người dân.

  • Chuẩn bị đất:

Ớt thích hợp cho những vùng đất tơi xốp, có nhiều ánh sáng và không ngập nước (ớt rất dễ úng nước). Trước khi trồng cần cày xới kỹ, bón lót hợp lý (phân chuồng, vôi, phân hoá học) rồi lên líp rộng 80cm có hoặc không dùng màng phủ nông nghiệp (để tránh cỏ).

  • Ươm ớt con:
Chọn vùng đất tơi xốp, có ánh sáng vừa phải để gieo ớt con. Rau khi cày xới, lên líp rộng 1.2m rồi rãi hạt giống đều lên khắp mặt líp. Phủ lại một lớp đất mỏng hoặc vỏ trấu, xơ dừa,… nhằm tạo độ ẩm cần thiết cho gây ớt con gia đoạn đầu.
Ở giai đoạn này cần chú ý đến nấm thối nhũn và bệnh đốm lá. Do vậy sau khi ớt bắt đầu mật nên phụn nhẹ Benlate (Viben C) để hạn chế chết cây con do nấm gây ra. (Cụ thể từng bệnh sẽ được trình bày ở phần sau)

  • Trồng cây:
Sau khi ươm được 20 – 25 ngày thì có thể đem ra trồng được. Đất trồng cần đủ ẩm , khoảng cách trồng tuỳ vào từng loại ớt, giống ớt. Thông thường khoảng cách hợp lý từ 70 – 80cm. Trồng xong cần tưới đẫm ngay để đất được bám lên rễ cây non giúp quá trình phục hồi cây con diễn ra nhanh và hạn chế chết cây con.

  • Chăm sóc:
Khi cây con thích nghi với môi trường mới (lá xanh, lá non hình thành) cần cung cấp lượng P (lân) cần thiết để cây phát triển rễ tối ưu. Các dạng lân dùng hiệu quả trong giai đoạn này là MAP (Mono Amoni Phosphate) hay DAP (Dimono Amoni Phosphate). Trong quá trình phát triển của cây, cần bổ sung thêm trung vi lượng thông qua phân bón lá để cây trồng phát triển tối ưu, nâng cao năng suất và kéo dài thời gian cho trái của cây. Trong đó Canxi là yếu tố cần thiết cần được bổ sung hàng tuần để tăng sức đề kháng, chống chịu của cây.
Ở cây ớt, cần chú ý các bệnh sau:

  • Thối rễ (thối nhũn) bệnh do nấm phytothora gây ra. Nấm này rất khó trị, cách tốt nhất là phòng bệnh và sử dụng các biện pháp tổng hợp để bảo vệ cây trồng. Để hạn chế bệnh này cần kiểm soát độ ẩm của đất. Nếu thừa thì bệnh phát triển và lây lan rất nhanh. Có thể dùng Phytocide của nông hoá Hợp Trí liều 2g/l hoặc Agrifos liều 2cc/l để phòng và trị bệnh.
  • Héo vi khuẩn. Bệnh này do vi khuẩn gây ra. Biểu hiệu là cây “chết ngày” (buổi sáng cây tươi tỉnh, nhưng khi nắng lên cây bắt đầu héo dần và càng về chiều thì càng héo nhưng sáng hôm sau thì tỉnh lại). Bệnh kéo dài trong 3 ngày thì cây chết hẳn. Có thể dùng một trong số các thuốc sau để phòng và trị bệnh.
Ridomil God liều 3g/l
Aliette 2g/l + Topsin 2g/l + Roval 1.5g/l
Mancozeb 3g/l

  • Bệnh đốm lá. Bệnh xuất hiện ở lá cây trưởng thành. Đặc điểm là lá có những đốm như hạt gạo, xuất hiện ở lá già sau đó to dần và lan dần ra các lá và cây khác. Có thể dùng Anvil 1.5cc/l để phòng trừ.
  • Bệnh thán thư: Bệnh xuất hiện ở lá và trái, nhất là ở trái. Vết bệnh là những đốm lõm xuống màu nâu đen sau đó thối nhũn. Để phòng bệnh cần thường xuyên luân canh cây trồng, bón phân hợp lý và có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
Carbendazime 2cc/l
Daconil 500sc 2cc/l

  • Ngoài ra, trong quá trình sản xuất còn có nhiều trường hợp gặp phải. Ví dụ như các vấn đề về côn trùng như sâu hại, bọ trĩ, rầy,… có thể dùng các loại thuốc đặc trị sâu rầy bọ trĩ khá phổ biến như Marsal, Karate, Confidor,… Để sản xuất có hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp thâm canh, chăm sóc hợp lý và biện pháp phòng trừ tổng hợp. Tuy nhiên cần dùng đúng và đủ các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nhằm tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt nhất đồng thời tránh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản.
Kính chúc vụ mùa bội thu!
Thiên Lý!
 




Back
Top