Chia sẻ kinh nghiệm ươm cá tra bột

  • Thread starter nguyenganh
  • Ngày gửi
chào tất cả...tui lập topic nầy mong muốn tât cả những ai có kinh nghiệm hay quan tâm đến con cá tra bột thì cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau thành công trong lỉnh vực con cá tra.
chân thành cảm ơn.
mong mọi người đóng góp ý kiến/...
 


Last edited by a moderator:
Mình có 1 ít tài liệu do tự mình sưu tầm và chọn lọc...mong đc chia sẻ và hỗ trợ nhau...thấy hay thì thanks mình 1 cái động viênB)

QUI TRÌNH – ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT


Đối tượng áp dụng: Sản xuất cá Tra giống – Ương cá bột – hương – giống

Các bước của qui trình:
1. Ương nuôi cá hương ( 4tuần tuổi ).
2. Ương nuôi cá giống ( 10 – 12 tuần tuổi ).
3. Quản lý – Môi trường – Dịch bệnh.
4. Quản lý chất lượng sản phẩm.
5. Xuất bán sản phẩm – Thống kê – Chỉnh lý.

ƯƠNG NUÔI CÁ HƯƠNG

1. Chuẩn bị ao ương
- Ao ương cần đạt một số yêu cầu kỹ thuật:
+ Nguồn nước tốt. Có cống cấp thoát nước chủ động.
+ Diện tích từ 2500 – 10 000 m[SUP]2[/SUP].
+ Độ sâu tối thiểu: 1.8 m
+ Bùn đáy không quá 25 cm.
- Cải tạo – Chuẩn bị ao ương.
+ Ao ương cá nên chọn ở những nơi gần kênh, rạch để tiện cho việc cấp thoát nước và chăm sóc quản lý. Không trồng cây lớn quanh bờ ao vì cây lớn sẽ che ánh sáng mặt trời và lá cây rụng xuống làm thối nước gây ô nhiễm môi trường.
+ Tát cạn.
+ Rãi vôi – Lượng 10 – 15 kg / 100 m[SUP]2 [/SUP]( kể cả 4 vách ao ) - phơi đáy ao tối thiểu 3 ngày. chú ý những vùng ảnh hưởng phèn (pH thấp) thì không nên phơi đáy ao, vì sẽ làm cho phèn dễ theo mao mạch thoát lên tầng mặt.Trường hợp ao trong lần ương trước có xãy ra bệnh ( Gan thận mũ hoặc thích bào tử trùng hoặc trùng quả dưa hoặc dịch bệnh không rõ nguyên nhân... ) thì cần xữ lý Chlorine trước khi rãi vôi ít nhất 2 ngày. Liều lượng Chlorine 69%: 2 – 3 kg / 1 000 m[SUP]2[/SUP] bề mặt – Hoà nước phun đều lúc trời mát.
+ Đắp lại những chỗ sạt lở, sửa lại cống bọng, dọn cỏ quanh bờ ao, để tránh địch hại trong giai đoạn đầu thả cá bột.
+ Rào lưới xung quanh ao.
+ Lắp đặt hệ thống sục khí đảm bảo DO ≥ 4 ppm ( 7h sáng – ngày ương thứ 4 trở đi).
+ Bón lót cho ao bằng bột đậu tương và bột cá, liều lượng mỗi lọai 0,5kg/100m[SUP]2[/SUP] đáy ao.
+ Lấy nước đạt độ sâu cần thiết. Nước lấy vào ao phải qua túi lọc vải nhằm hạn chế cá tạp cá dữ.
+ Lắp đặt hệ thống sục khí.
+ Xữ lý Probiotic - Gây màu – thả giống Daphnia, Moina ( Trứng nước ) 1lít sinh khối tươi / 1 000 m[SUP]3[/SUP]. Dùng bột đậu nành và trứng để nuôi sinh khối và gây màu nước.
+ Kiểm tra chất lượng nước trước khi thả cá bột 1 ngày. Đảm bảo đạt một số yêu cầu kỹ thuật sau: ( buổi sáng sớm 7 giờ )
- PH: 6.5 – 7.5
- D.O:
clip_image002.gif
4 ppm
- NH[SUB]3[/SUB]/NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP]
clip_image004.gif
0.03ppm
- NO[SUB]2[/SUB][SUP]-[/SUP]:
clip_image004.gif
0.1ppm.
Trường hợp chất lượng nước không đạt yêu cầu thì điều chỉnh lại cho phù hợp. pH cao, dùng acid citric hoặc Vitamin C hoặc đường glucose; DO thấp – tăng sục khí – oxy bột; NH[SUB]3[/SUB]/NH[SUB]4[/SUB], NO[SUB]2[/SUB] cao – dùng muối hoặc Zeolite hoặc Yucca. Liều lượng sử dụng do CB kỹ thuật phụ trách chỉ định. Kiểm tra lại, đạt mới tiến hành thả cá bột.
+ Thả cá bột – Mật độ 200 – 250 con / m[SUP]2[/SUP] (250-400 con/m[SUP]2[/SUP]) Có thể thả trực tiếp xuống ao hoặc gián tiếp trên bạt nylon hoặc tapolin tuỳ theo tình trạng của cá bột trước lúc thả. Tránh thả bột lúc trời nắng nóng. Lựa chọn cá bột để thả: quan sát cá đều cỡ, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc cá tươi sáng. Cá ba sa đã hết nõan hòang, cá tra có thể sắp hết hoặc vừa hết noãn ho.
2. Ương nuôi cá hương ( 4tuần tuổi ).
Thức ăn của cá gồm: Thức ăn tự nhiên – Thức ăn chế biến.
* Thức ăn tự nhiên: chủ yếu từ nguồn Moina – Daphnia ( Trứng nước ) được thả gây nuôi trực tiếp trong ao ương. Thả giống có thể chia ra 2 lần: Lần 1, sau khi lấy nước vào ao. Lần 2 vào ngày ương thứ 6 – 7 trường hợp thức ăn tự nhiên trong ao không đủ.
Lượng sinh khối tươi sống cần thiết:
- Lần 1: 1 – 1.25 lít / 1 000m[SUP]3[/SUP].
- Lần 2: 2 – 4.0 lít / 1 000m[SUP]3[/SUP].
Nên xữ lý nguồn trứng nước giống trước khi thả vào ao ương.
* Thức ăn chế biến:
Định mức thức ăn chế biến sử dụng cho 1 000 000 cá bột thả ương. Định mức này ccó thể tăng giảm cho phù hợp với mùa vụ sản xuất – tỷ lệ cá sống trong ao – chất lượng nước.
Lượng điều chỉnh sẽ do CBKT phụ trách sản xuất tính toán, quyết định phù hợp.
Định mức cơ bản cho từng giai đoạn ương như sau:
a. 4 ngày đầu ( D[SUB]1[/SUB] – D[SUB]4[/SUB] ): Lượng cho ăn 1 ngày
- Trứng vịt ( 45 – 50 gam / trứng ): 80 – 100 trứng
- Bột đậu nành: 5.0 – 7.0 Kg
- Sữa bột dùng trong thủy sản: 0.8 – 1.0 Kg
Cho ăn dạng lỏng. Tạt đều ao. Chia ra 5 lần / ngày vào lúc 7h, 10h, 14h, 17h, 20h .
b. 4 ngày tiếp ( D[SUB]5[/SUB] – D[SUB]8[/SUB] ): Lượng cho ăn 1 ngày
- Trứng vịt ( 45 – 50 gam / trứng ): 120 – 150 trứng
- Bột đậu nành: 8.0 – 10.0 Kg
- Sữa bột dùng trong thủy sản: 0.8 – 1.0 Kg
Cho ăn dạng lỏng. Tạt đều ao. Chia ra 5 lần / ngày vào lúc 7h, 10h, 14h, 17h, 20h.
c. 4 ngày tiếp ( D[SUB]9[/SUB] – D[SUB]12[/SUB] ): Lượng cho ăn 1 ngày.
- Trứng vịt ( 45 – 50 gam / trứng ): 150 – 170 trứng
- Bột đậu nành: 10.0 – 12.0 Kg
- Th.ăn thủy sản đậm đặc 40% Đạm: 5.0 – 7.0 Kg.
- Premix sử dụng cho cá: 1 – 2 gam / Kg thức ăn ( tính theo trọng lượng khô ).
Cho ăn dạng đặc. Chia ra 4 lần /ngày vào lúc 8h, 1h, 14h, 17h .
d. 4 ngày tiếp ( D[SUB]13[/SUB] – D[SUB]16[/SUB] ): Lượng cho ăn 1 ngày.
- Trứng vịt ( 45 – 50 gam / trứng ): 150 – 170 trứng
- Bột đậu nành: 10.0 – 12.0 Kg
- Th.ăn thủy sản đậm đặc 40% Đạm: 5.0 – 7.0 Kg.
- Premix sử dụng cho cá: 1 – 2 gam / Kg thức ăn ( tính theo trọng lượng khô ).
Cho ăn dạng đặc – chuyển dần sang rãi khô. Chia ra 4 lần / ngày vào lúc 8h, 1h, 14h, 17h .
e. 7 ngày tiếp ( D[SUB]17[/SUB] – D[SUB]23[/SUB] ): Lượng cho ăn 1 ngày.
- Bột đậu nành: 12.0 – 15.0 Kg
- Th.ăn thủy sản đậm đặc 40% Đạm: 10.0 – 12.0 Kg.
- Premix sử dụng cho cá: 1 – 2 gam / Kg thức ăn ( tính theo trọng lượng khô ).
Cho ăn khô – Tập cá ăn sàn lưới.
f. 7 ngày tiếp ( D[SUB]24[/SUB] – D[SUB]30 [/SUB])
- Bột đậu nành: 15.0 – 20.0 Kg
- Th.ăn thủy sản đậm đặc 35 – 38 % Đạm: 12.0 – 20.0 Kg.
- Premix sử dụng cho cá: 1 – 2 gam / Kg thức ăn ( tính theo trọng lượng khô ).
Cho ăn sàn – tập cá ăn thức ăn viên mãnh – viên 1mm.

CHÚ Ý:
Trường hợp sử dụng bột huyết thay thế trứng thì qui đổi như sau:
22 – 25 trứng = 1 kg bột huyết. Khi đó trong khẩu phần phải giảm 30 – 35 % lượng bột đậu nành so với dùng trứng. Các thành phần khác không thay đổi.
3. Các yêu cầu cần đạt được sau 01 tháng ương:
- Trọng lượng TB: 2 500 – 3000 con/Kg
- Tỷ lệ sống TB: 30%
- Tiến hành san thưa để ương nuôi lên cá giống.
Chăm sóc quản lý đàn cá ương:
Theo dỏi các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Trạng thái hoạt động – tình trạng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp – Tránh dư thừa làm ảnh hưởng đến môi trường ương nuôi và lãng phí.
- Lượng thức ăn tự nhiên phát triển trong ao.
- Các yếu tố thuỷ hoá nước hàng ngày theo khung chuẩn nêu trên.
- Địch hại trong ao ương.
- Ghi chép nhật ký cho từng ao ương theo mẩu qui định.
Theo dõi – phòng ngừa ký sinh trùng
- Cá bột ương đến ngày tuổi thứ 10: lấy mẫu cá kiểm tra ký sinh trùng ( 2 ngày/lần).
- Khi phát hiện cá nhiễm ký sinh trùng phải có biện pháp xử lý thích hợp kịp thời. Xử lý xong, ngày hôm sau kiểm tra lại nhằm đánh giá hiệu quả của việc xử lý.
- Hoá chất dùng: tuỳ theo loại ký sinh trùng mà tổ trưởng và CB phụ trách chọn lựa hoá chất và nồng độ sử dụng cho phù hợp tại thời điểm xử lý. Trước khi xử lý cần lưu ý một số vấn đề quan trọng: Chất lượng nước ao ( Oxy, PH, độ kiềm... ), tình trạng cá, tác dụng của hoá chất sử dụng...
- Có thể dùng thuốc ngừa ký sinh trùng trộn vào thức ăn cho cá, chỉ áp dụng cho cá đạt 3 tuần tuổi trở lên. Đề nghị sử dụng Vime. Clear – liều lượng sử dụng từ 4 – 5 gam / kg thức ăn, sử dụng 3 ngày liên tục. Cách 12 – 15 ngày dùng 1 đợt.
Theo dõi – quản lý chất lượng nước ao ương:
- Ứng dụng công nghệ Probiotic trong quá trình ương nuôi giống. Chu kỳ sử dụng từ 7 – 8 ngày / lần. Phun trực tiếp xuống ao ương. Ngoài ra có thể trộn một các sản phẩm có Enzyme kết hợp với Probiotic và vitamin vào thức ăn cho cá ở giai đoạn ăn sàn ( cá được 20 ngày tuổi ).
- Quan sát màu nước ao ương, màu nước ao ương phải luôn có màu xanh nõn chuối.
- Định kỳ sử dụng một số chế phẩm sinh học để làm sạch nước nhe EM, Zeofish,…
- Sau những trận mưa đầu mùa nên dùng vôi bột (lắng trong) từ 20-30kg/1000m2 tạt đều khắp ao.
- Hạn chế thay nước và sử dụng hoá chất có tính sát khuẩn. Chỉ thay nước, sử dụng hoá chất sát khuẩn khi cần thiết. Sau khi thay nước hoặc sử dụng hoá chất nên cấy bổ sung lại Probiotic.
- Theo dõi các thông số thủy hoá hàng ngày. Yêu cầu phải đạt ( sáng sớm 7 giờ )
+ pH: 6.7 – 8.0
+ D.O:
clip_image002.gif
2 ppm.
+ NH[SUB]3[/SUB]/NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP]:
clip_image004.gif
0.03ppm
+ NO[SUB]2[/SUB][SUP]-[/SUP]:
clip_image004.gif
0.1ppm.
Yêu cầu bộ phận kỹ thuật phụ trách theo dõi, cập nhật, lập báo cáo hàng tuần.
Theo dõi – Quản lý thức ăn và thuốc thú y:
- Cân định lượng chính xác toàn bộ thức ăn, vật tư khác khi sử dụng cho cá ương phù hợp chủng loại, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước ao ương, lãng phí.
- Ghi chép cẩn thận vào sổ nhật ký.
- Các loại thuốc, hoá chất do tổ trưởng và cán bộ kỹ thuật phụ trách chỉ định sử dụng cho phù hợp về chủng loại và liều lượng.
Không sử dụng các loại thuốc hoá chất nằm trong danh mục cấm sử dụng.
- Sử dụng VitaminC thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cá (2 lần/tuần (từ 0,5-1g/1kg thức ăn) để tăng sức đề kháng cho cá).

ƯƠNG NUÔI CÁ GIỐNG
( Từ hương lên giống – 12 tuần tuổi )
1. Chuẩn bị ao ương – thả giống:
- Ao ương cần đạt một số yêu cầu kỹ thuật:
+ Nguồn nước tốt. Có cống cấp thoát nước chủ động.
+ Diện tích từ 2500 – 10 000 m[SUP]2[/SUP].
+ Độ sâu tối thiểu: 1.8 m
+ Bùn đáy không quá 20 cm.
- Cải tạo – Chuẩn bị ao ương:
+ Tát cạn.
+ Rãi vôi – Lượng 10 – 15 kg / 100 m[SUP]2 [/SUP]( kể cả 4 vách ao ) - phơi đáy ao tối thiểu 3 ngày. Trường hợp ao trong lần ương nuôi trước có xãy ra bệnh: Gan thận mũ hoặc thích bào tử trùng hoặc trùng quả dưa hoặc dịch bệnh không rõ nguyên nhân..., phải xữ lý Chlorine trước khi rãi vôi ít nhất 2 ngày. Liều lượng Chlorine 69%: 2 – 3 kg / 1 000 m[SUP]2[/SUP] bề mặt – Hoà nước phun đều lúc trời mát.
+ Dọn cỏ – vệ sinh rác xung quanh ao.
+ Lấy nước đạt độ sâu cần thiết. Nước lấy vào ao phải qua túi lọc nhằm hạn chế cá tạp cá dữ. Xử lý nước bằng B.K.C nồng độ 1líl / 2000 m[SUP]3[/SUP]. 2 ngày sau xử lý Probiotic
+ Kiểm tra chất lượng nước trước khi thả cá hương 1 ngày. Đảm bảo đạt một số yêu cầu kỹ thuật sau: ( buổi sáng sớm 7 giờ )
- pH: 7.0 – 8.5
- D.O:
clip_image002.gif
4 ppm
- NH[SUB]3[/SUB]/NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP]:
clip_image004.gif
0.03ppm
- NO[SUB]2[/SUB][SUP]-[/SUP]:
clip_image004.gif
0.1ppm.
+ Sau khi xữ lý Probiotic 1 - 2 ngày thì có thể thả cá để nuôi lên giống.
- Thả giống:
+ Cá hương đạt 1 tháng tuổi ( 2500 – 3000 con/kg ) được san thưa để nuôi lên giống. Ngưng cho ăn 1 ngày trước khi đánh bắt san thưa.
+ Mật độ thả nuôi:150 – 200 con / m[SUP]2[/SUP].
+ Cá khoẻ, không bệnh tật.
+ Thả cá lúc trời mát, hạn chế tối đa các yếu tố gây sốc ( Stress ) nặng đối với cá: Nhiệt độ chênh lệch quá cao, thao tác mạnh trong đánh bắt, vận chuyển, bùn vẫn hữu cơ lơ lững (Detris)....
2. Chăm sóc – quản lý:
Sau khi thả cá 1 ngày, có thể cho cá ăn.
Bảng định mức thức ăn cho cá theo từng giai đoạn ương nuôi

TuầnKhẩu phần
( % W )
H.lượng ĐạmLoại thức ăn
Đậu nành
( % )
T.ăn ĐĐ bột ( % )T.ăn ĐĐ mãnh ( % )Thức ăn viên 1ly (%)Thức ăn viên 1,5 ly (%)
11035 – 383070000
2830 – 352008000
3828 – 300080200
47280001000
57280007030
66280005050
76280000100
86280000100

<tbody>
</tbody>


Chăm sóc quản lý đàn cá ương:
Theo dỏi các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Trạng thái hoạt động – tình trạng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp – Tránh dư thừa làm ảnh hưởng đến môi trường ương nuôi và lãng phí.
- Lượng thức ăn tự nhiên phát triển trong ao ương bột – hương.
- Các yếu tố thuỷ hoá nước hàng ngày theo khung chuẩn nêu trên.
- Địch hại trong ao ương.
- Lượng cá hao hụt hàng ngày, hoạt động của cá trong ao. Khi cá có hiện tượng bất thường ( bỏ ăn, chạy mé, hao hụt bất thường, bơi lội lờ đờ... ), biện pháp tốt nhất là lấy mẩu cá, mẩu nứơc và mang sổ nhật ký đến các cơ quan chuyên môn nhờ hổ trợ xác định nguyên nhân và hướng dẩn phương pháp khắc phục.
- Ghi chép nhật ký cho từng ao ương theo mẩu qui định.
Theo dõi – phòng ngừa ký sinh trùng
- Cá bột ương đến ngày tuổi thứ 10: lấy mẫu cá kiểm tra ký sinh trùng ( 3 ngày/lần).
- Khi phát hiện cá nhiễm ký sinh trùng phải có biện pháp xử lý thích hợp kịp thời. Xử lý xong, ngày hôm sau kiểm tra lại nhằm đánh giá hiệu quả của việc xử lý.
- Hoá chất dùng: tuỳ theo loại ký sinh trùng, chọn hoá chất và nồng độ sử dụng cho phù hợp tại thời điểm xử lý. Trước khi xử lý cần lưu ý một số vấn đề quan trọng: Chất lượng nước ao ( Oxy, PH, độ kiềm... ), tình trạng cá, tác dụng của hoá chất sử dụng...
- Có thể dùng thuốc ngừa ký sinh trùng trộn vào thức ăn cho cá, chỉ áp dụng cho cá trên 3 tuần tuổi. Đề nghị Vime. Clear – liều lượng sử dụng từ 4 – 5 gam / kg thức ăn, sử dụng 3 ngày liên tục. Cách 15 – 20 ngày dùng 1 đợt.
Theo dõi – quản lý chất lượng nước ao ương:
- Ứng dụng công nghệ Probiotic trong quá trình ương nuôi giống. Chu kỳ sử dụng từ 7 – 8 ngày / lần. Phun trực tiếp xuống ao ương. Ngoài ra có thể trộn một các sản phẩm có Enzyme kết hợp với Probiotic và vitamin vào thức ăn cho cá ở giai đoạn ăn sàn ( cá được 20 ngày tuổi ) và giai đoạn sau.
- Hạn chế thay nước và sử dụng hoá chất có tính sát khuẩn. Chỉ thay nước, sử dụng hoá chất sát khuẩn khi cần thiết. Sau khi thay nước hoặc sử dụng hoá chất nên cấy bổ sung lại Probiotic.
- Theo dõi các thông số thủy hoá hàng ngày. Yêu cầu phải đạt ( sáng sớm 7 giờ )
+ pH: 6.7 – 8.0
+ D.O:
clip_image002.gif
2 ppm.
+ NH[SUB]3[/SUB]/NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP]:
clip_image004.gif
0.03ppm
+ NO[SUB]2[/SUB][SUP]-[/SUP]:
clip_image004.gif
0.1ppm.
Theo dõi – Quản lý thức ăn và thuốc thú y:
- Cân định lượng chính xác toàn bộ thức ăn, vật tư khác khi sử dụng cho cá ương phù hợp chủng loại, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước ao ương, lãng phí.
- Ghi chép cẩn thận vào sổ nhật ký.
- Các loại thuốc, hoá chất chỉ định sử dụng phải phù hợp về chủng loại và liều lượng. Không dùng thuốc kháng sinh cho mục đích phòng bệnh.
- Không sử dụng các loại thuốc hoá chất nằm trong danh mục cấm sử dụng.
Bảng Mật độ vận chuyển cá trong túi nylon bơm o-xy
Loài cáChiều dài thân cá (cm)Mật độ (con/lít)
Cá tra380
5-740
8-1020

<tbody>
</tbody>




Quy cỡ cá hương, giống cá tra khi thu họach như sau:
+ Ương thành cá hương : sau 3 tuần cá đạt cỡ chiều dài thân 2,7-3 cm, cao thân 0,7 cm.
+ Ương cá giống : tiếp tục ương 40-50 ngày, cá đạt cỡ chiều dài thân 8-10cm, chiều cao thân 2 cm.+ Ương cá giống lớn : ương thêm 30-40 ngày, cá đạt cỡ chiều dài 16-20cm, cao thân 3 cm.
Nếu cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp, nên chọn kích cỡ viên thích hợp vừa cỡ miệng để cá có thể ăn được. Thức ăn viên cũng được đưa xuống sàng ăn với khẩu phần 2-3%, mỗi ngày cho ăn 3-4 lần.
Quy cỡ cá hương, giống cá tra khi thu họach như sau:
- Ương thành cá hương: sau 3 tuần đạt cỡ dài thân 3-3,2cm, cao thân 0,7 cm.
- Ương cá giống : ương thêm 60-70 ngày, cá đạt cỡ dài thân 10-12cm
Từ cỡ 10-12cm có thể tiếp tục ương trong bè cho đến cỡ giống lớn 18-25cm (10-15 con/kg) sẽ chuyển vào nuôi thịt trong bè. Thức ăn cung cấp cho cá giai đọan này cũng giống như giai đọan trước.
3.3. Thu họach và vận chuyển cá giống:
Ðể cá giống ít bị hao hụt khi thu hoạch, nên áp dụng biện pháp luyện cá giống, bằng cách kéo dồn cá vào lưới để cá quen dần với điều kiện chật chội, nước đục. Dùng lưới dệt sợi mềm không gút, mắt lưới nhỏ hơn chiều cao thân cá để cá không lọt cũng như bị mắc vào lưới; hoặc dùng lưới sợi cước mắt nhỏ để may thành lưới kéo. Sau khi cá đạt cỡ cá hương, mỗi tuần nên kéo dồn cá một lần, chỉ dồn chật cá lại sau đó thả trở lại ao. Cá được luyên sẽ không bị sốc khi kéo thu hoạch, không bị yếu hoặc chết khi đánh bắt để vận chuyển đi xa. Khi thu hoạch cá giống, phải ngưng cho cá ăn trước ít nhất 6 giờ.
Ðể vận chuyển cá đi, phải chứa cá vào bể có nước chảy từ 10-12 giờ trước khi chuyển, để cá thải hết phân và các chất thải khác. Có thể áp dụng các cách vận chuyển kín hoặc hở để đưa cá đi xa.


Phòng trừ các bệnh thường gặp ở cá tra, basa
Cá tra, basa cũng như nhiều loài cá nước ngọt khác, dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh phổ biến. Các tác nhân gây bệnh cho cá gồm 2 nhóm là các bệnh truyền nhiễm (do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng) và tác nhân không truyền nhiễm do môi trường, dinh dưỡng hoặc do các vi sinh vật gây ra.
Bệnh trắng da (hay bệnh đốm trắng)
Bệnh dễ xuất hiện khi cá bị sây sát do đánh bắt, san ao, vận chuyển hoặc do nhiệt độ môi trường nước thay đổi đột ngột và quá cao. Cá bị nhiễm bệnh thường bỏ ăn, gốc vây lưng xuất hiện vết đốm trắng sau đó lan dần đến cuống đuôi và toàn thân. Cá bị bệnh nặng thường bơi lờ đờ ngang mặt nước, rồi lộn đầu xuống và chết. Bệnh này xảy ra rất nhanh nên phát hiện và phòng bệnh sớm là rất cần thiết. Để trị bệnh dùng một số kháng sinh và thuốc điều trị (thế hệ mới) trộn vào thức ăn TCB (thức ăn hỗn hợp tự chế) hoặc nghiền mịn và pha thành dung dịch ngâm thức ăn viên để cho cá ăn: Sunfadimezin 5g + Oxytetracyclin 2g/100 kg cá kết hợp trộn vào thức ăn Superfact 250g/100kg thức ăn. Từ ngày thứ 3, liều dùng giảm đi một nửa. Cá có thể khỏi bệnh sau 5 ngày dùng thuốc.
Bệnh huyết đường ruột
Xuất hiện chủ yếu vào các tháng mùa khô. Cá bị bệnh bụng chướng to, hậu môn lồi, sưng đỏ, vây bụng xung huyết. Cá bơi lờ đờ, tách đàn, biếng ăn. Để phòng bệnh có thể dùng cỏ mực thái nhỏ và nấu chung với thức ăn TCB cho cá ăn, liều lượng 1 kg cỏ mực + 70kg thức ăn. Cứ cách 1 tuần cho ăn một lần nhằm phòng bệnh đường ruột rất tốt. Trị bệnh cho cá nên dùng Sunfathiazon 6g+0,5g Thiromin/100kg cá, hoặc Sunfaguanidin 10g/70kg thức ăn TCB. Cho ăn liên tục 5 ngày liền, từ ngày thứ 3 giảm lượng thuốc đi một nửa.
Bệnh nấm thủy mi
Bệnh gây hại cho cá từ trứng đến cá trưởng thành. Những ao bị nhiễm bẩn, nuôi quá dày đều có thể xuất hiện bệnh nấm. Trị bệnh dùng xanh Malachite nồng độ 0,05 - 0,1mg/lít (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) để diệt nấm trong bể ấp, với cá hương giống, tắm cho cá trong nước muối 2 - 3% hoặc dung dịch thuốc tím 20mg/lít trong 10 - 15 phút, hoặc dung dịch xanh Malachite 1 - 2mg/lít trong 30 - 60 phút (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS). Ao ương nên thay nước mới sạch để hạn chế ngay sự phát triển của nấm thủy mi.
Bệnh trùng bánh xe
Bệnh phổ biến ở giai đoạn cá giống. Khi mới nhiễm bệnh thân cá có lớp nhớt hơi trắng đục, cá thường nổi và thích tập trung nơi nước chảy. Cá bệnh nặng lờ đờ rồi chìm xuống đáy ao và chết. Không nên nuôi ương cá với mật độ quá dày, giữ môi trường nuôi sạch. Trị bệnh dùng nước muối 2 - 3% tắm cho cá bệnh 5 - 15 phút. Dùng Sulphat đồng nồng độ 2 - 5 mg/lít tắm cho cá 10 - 15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao nồng độ 0,5 - 0,7 g/m3 nước. Dùng Malachite nồng độ 0,1 - 0,2 g/m3 (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) tắm cá từ 30 - 60 phút. Phối hợp Sunphat đồng 0,5g/m3 + xanh Malachite 0,01 - 0,02 g/m3 (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) phun hoặc rắc đều xuống ao nhằm tiêu diệt trực tiếp trùng bánh xe trong nước và ký sinh trên cá.
Bệnh sán lá 16 móc
Sán thường ký sinh trên mang cá tra, basa cả giai đoạn cá giống và nuôi thịt gây viêm loét thối rữa. Có thể dùng lá cây giác (nông dân ĐBSCL vẫn hay dùng) đập dập và bó thành bó nhỏ treo ở đầu bè để phòng ký sinh sán lá. Ngoài ra có thể dùng vôi bột 5 g/m3 để phòng bệnh. Trị bệnh dùng nước muối 3 - 4% hoặc Sunphat đồng 5 - 7g/m3 tắm cho cá 5 - 10 phút. Dùng Formol nồng độ 15 - 20g/m3 (15 - 20ppm) phun trực tiếp xuống ao nuôi cá.
Xuất hiện quanh năm, ở giai đoạn cá thịt như basa nuôi trong bè, tỉ lệ bệnh tới 100%. Giun hút chất dinh dưỡng làm cá chậm lớn và tiêu tốn thức ăn. Phòng trị bệnh đối với cá nuôi bè nên định kỳ 3 tháng một đợt tẩy giun cho cá. Dùng thuốc có gốc Piperazin (thế hệ mới) để tẩy giun cho cá. Mỗi đợt tẩy 3 ngày liên tục.
Bệnh mủ gan
- Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra.
- Cá gầy mắt hơi lồi, cá bệnh nặng bỏ ăn bơi lờ đờ trên mặt nước và tỷ lệ chết cao, dấu hiệu bên ngoài không rõ ràng, xuất hiện nhiều đốm trắng đục trên gan, thận và tỳ tạng.
- Phòng và trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung.
- Cách trị: Thay 50% lượng nước và bón vôi 4 - 6kg/100m3 nước. Dùng 1 trong 3 loại kháng sinh sau florphenicol, doxycyclin. Liều dùng 0,5-1g/1kg thức ăn. Có thể bổ sung thêm Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá.
Bệnh phù mắt
- Do vi khuẩn Aeromonas sobria gây ra.
- Cá nhiễm bệnh sẽ bơi lờ đờ trên mặt nước, mắt xuất huyết và xưng nặng.
- Phòng và trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung.
- Cách trị: Thay 50% lượng nước và bón vôi 4 - 6kg/100m3 nước. Có thể dùng thuốc giống như tri bệnh xuất
Bệnh xuất huyết (bệnh đốm đỏ)
- Do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla gây ra.
- Xuất hiện những đốm đỏ quanh miệng, nắp mang và bụng, hậu môn sưng lồi, bụng trương to và có chứa dịch màu vàng hoặc màu đỏ bầm.
Phòng trị bệnh:
- Tránh làm xây xát cá, nuôi mật độ nuôi quá dày. Dùng thuốc tím (KMnO4) liều dùng là 3 - 5g/m3 nước đối với cá nuôi ao và 10g/m3 nước đối với cá nuôi bè. Xử lý lập lại sau 3 ngày, định kỳ một tuần, hai tuần hoặc một lần/tháng tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá.
- Dùng thuốc trộn vào thức ăn:
+ Oxytetracyline: 55 - 77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 - 10 ngày, nên hạn chế sử dụng.
+ Kanamycin: 50 mg/kg cá nuôi, cho ăn 7 ngày.
+ Nhóm Sulfamid: 150 – 200mg/kg thể trọng đàn cá, cho ăn 10 - 20 ngày.
huyết.
Bệnh trùng bánh xe
- Do trùng Trichodina spp ký sinh trên thân hoặc mang.
- Trên thân cá có lớp màu hơi trắng đục, da cá sậm lại, mang cá nhợt nhạt, cá giảm ăn và nổi đầu từng đàn trên mặt nước bơi đảo loạn lòng vòng, chìm xuống đáy rồi chết.
- Phòng và trị: Dùng muối 2 - 3% (20 - 30g muối/lít nước) hoăc dùng Sulphat đồng (CuSO4) với liều 0,5 – 0,7 ppm/ m3 (0,5 – 0,7 g/m3) tạt đều khắp ao.
Bệnh trùng quả dưa
- Do trùng Ichthyophthyrius multicifillis ký sinh trên da, mang và vây.
- Da, mang và vây cá có nhiều nhớt màu sắc nhợt nhạt, cá bệnh nặng có thể thấy trùng bám thành các hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục. Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt, thường tập trung chỗ nước mới.
- Phòng và trị bệnh: Dùng Formol với liều lượng 25 - 30ml/m3, sau 3 ngày thay 75% nước và trị bằng formol thêm lần nữa.

--------

QUI TRÌNH – ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT

Đối tượng áp dụng: Sản xuất cá Tra giống – Ương cá bột – hương – giống

Các bước của qui trình:
1. Ương nuôi cá hương ( 4tuần tuổi ).
2. Ương nuôi cá giống ( 10 – 12 tuần tuổi ).
3. Quản lý – Môi trường – Dịch bệnh.
4. Quản lý chất lượng sản phẩm.
5. Xuất bán sản phẩm – Thống kê – Chỉnh lý.

ƯƠNG NUÔI CÁ HƯƠNG

1. Chuẩn bị ao ương
- Ao ương cần đạt một số yêu cầu kỹ thuật:
+ Nguồn nước tốt. Có cống cấp thoát nước chủ động.
+ Diện tích từ 2500 – 10 000 m[SUP]2[/SUP].
+ Độ sâu tối thiểu: 1.8 m
+ Bùn đáy không quá 25 cm.
- Cải tạo – Chuẩn bị ao ương.
+ Ao ương cá nên chọn ở những nơi gần kênh, rạch để tiện cho việc cấp thoát nước và chăm sóc quản lý. Không trồng cây lớn quanh bờ ao vì cây lớn sẽ che ánh sáng mặt trời và lá cây rụng xuống làm thối nước gây ô nhiễm môi trường.
+ Tát cạn.
+ Rãi vôi – Lượng 10 – 15 kg / 100 m[SUP]2 [/SUP]( kể cả 4 vách ao ) - phơi đáy ao tối thiểu 3 ngày. chú ý những vùng ảnh hưởng phèn (pH thấp) thì không nên phơi đáy ao, vì sẽ làm cho phèn dễ theo mao mạch thoát lên tầng mặt.Trường hợp ao trong lần ương trước có xãy ra bệnh ( Gan thận mũ hoặc thích bào tử trùng hoặc trùng quả dưa hoặc dịch bệnh không rõ nguyên nhân... ) thì cần xữ lý Chlorine trước khi rãi vôi ít nhất 2 ngày. Liều lượng Chlorine 69%: 2 – 3 kg / 1 000 m[SUP]2[/SUP] bề mặt – Hoà nước phun đều lúc trời mát.
+ Đắp lại những chỗ sạt lở, sửa lại cống bọng, dọn cỏ quanh bờ ao, để tránh địch hại trong giai đoạn đầu thả cá bột.
+ Rào lưới xung quanh ao.
+ Lắp đặt hệ thống sục khí đảm bảo DO ≥ 4 ppm ( 7h sáng – ngày ương thứ 4 trở đi).
+ Bón lót cho ao bằng bột đậu tương và bột cá, liều lượng mỗi lọai 0,5kg/100m[SUP]2[/SUP] đáy ao.
+ Lấy nước đạt độ sâu cần thiết. Nước lấy vào ao phải qua túi lọc vải nhằm hạn chế cá tạp cá dữ.
+ Lắp đặt hệ thống sục khí.
+ Xữ lý Probiotic - Gây màu – thả giống Daphnia, Moina ( Trứng nước ) 1lít sinh khối tươi / 1 000 m[SUP]3[/SUP]. Dùng bột đậu nành và trứng để nuôi sinh khối và gây màu nước.
+ Kiểm tra chất lượng nước trước khi thả cá bột 1 ngày. Đảm bảo đạt một số yêu cầu kỹ thuật sau: ( buổi sáng sớm 7 giờ )
- PH: 6.5 – 7.5
- D.O: >= 4 ppm
- NH[SUB]3[/SUB]/NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP] =<0.03ppm
- NO[SUB]2[/SUB][SUP]-[/SUP]: =<0.1ppm.
Trường hợp chất lượng nước không đạt yêu cầu thì điều chỉnh lại cho phù hợp. pH cao, dùng acid citric hoặc Vitamin C hoặc đường glucose; DO thấp – tăng sục khí – oxy bột; NH[SUB]3[/SUB]/NH[SUB]4[/SUB], NO[SUB]2[/SUB] cao – dùng muối hoặc Zeolite hoặc Yucca. Liều lượng sử dụng do CB kỹ thuật phụ trách chỉ định. Kiểm tra lại, đạt mới tiến hành thả cá bột.
+ Thả cá bột – Mật độ 200 – 250 con / m[SUP]2[/SUP] (250-400 con/m[SUP]2[/SUP]) Có thể thả trực tiếp xuống ao hoặc gián tiếp trên bạt nylon hoặc tapolin tuỳ theo tình trạng của cá bột trước lúc thả. Tránh thả bột lúc trời nắng nóng. Lựa chọn cá bột để thả: quan sát cá đều cỡ, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc cá tươi sáng. Cá ba sa đã hết nõan hòang, cá tra có thể sắp hết hoặc vừa hết noãn ho.
2. Ương nuôi cá hương ( 4tuần tuổi ).
Thức ăn của cá gồm: Thức ăn tự nhiên – Thức ăn chế biến.
* Thức ăn tự nhiên: chủ yếu từ nguồn Moina – Daphnia ( Trứng nước ) được thả gây nuôi trực tiếp trong ao ương. Thả giống có thể chia ra 2 lần: Lần 1, sau khi lấy nước vào ao. Lần 2 vào ngày ương thứ 6 – 7 trường hợp thức ăn tự nhiên trong ao không đủ.
Lượng sinh khối tươi sống cần thiết:
- Lần 1: 1 – 1.25 lít / 1 000m[SUP]3[/SUP].
- Lần 2: 2 – 4.0 lít / 1 000m[SUP]3[/SUP].
Nên xữ lý nguồn trứng nước giống trước khi thả vào ao ương.
* Thức ăn chế biến:
Định mức thức ăn chế biến sử dụng cho 1 000 000 cá bột thả ương. Định mức này ccó thể tăng giảm cho phù hợp với mùa vụ sản xuất – tỷ lệ cá sống trong ao – chất lượng nước.
Lượng điều chỉnh sẽ do CBKT phụ trách sản xuất tính toán, quyết định phù hợp.
Định mức cơ bản cho từng giai đoạn ương như sau:
a. 4 ngày đầu ( D[SUB]1[/SUB] – D[SUB]4[/SUB] ): Lượng cho ăn 1 ngày
- Trứng vịt ( 45 – 50 gam / trứng ): 80 – 100 trứng
- Bột đậu nành: 5.0 – 7.0 Kg
- Sữa bột dùng trong thủy sản: 0.8 – 1.0 Kg
Cho ăn dạng lỏng. Tạt đều ao. Chia ra 5 lần / ngày vào lúc 7h, 10h, 14h, 17h, 20h .
b. 4 ngày tiếp ( D[SUB]5[/SUB] – D[SUB]8[/SUB] ): Lượng cho ăn 1 ngày
- Trứng vịt ( 45 – 50 gam / trứng ): 120 – 150 trứng
- Bột đậu nành: 8.0 – 10.0 Kg
- Sữa bột dùng trong thủy sản: 0.8 – 1.0 Kg
Cho ăn dạng lỏng. Tạt đều ao. Chia ra 5 lần / ngày vào lúc 7h, 10h, 14h, 17h, 20h.
c. 4 ngày tiếp ( D[SUB]9[/SUB] – D[SUB]12[/SUB] ): Lượng cho ăn 1 ngày.
- Trứng vịt ( 45 – 50 gam / trứng ): 150 – 170 trứng
- Bột đậu nành: 10.0 – 12.0 Kg
- Th.ăn thủy sản đậm đặc 40% Đạm: 5.0 – 7.0 Kg.
- Premix sử dụng cho cá: 1 – 2 gam / Kg thức ăn ( tính theo trọng lượng khô ).
Cho ăn dạng đặc. Chia ra 4 lần /ngày vào lúc 8h, 1h, 14h, 17h .
d. 4 ngày tiếp ( D[SUB]13[/SUB] – D[SUB]16[/SUB] ): Lượng cho ăn 1 ngày.
- Trứng vịt ( 45 – 50 gam / trứng ): 150 – 170 trứng
- Bột đậu nành: 10.0 – 12.0 Kg
- Th.ăn thủy sản đậm đặc 40% Đạm: 5.0 – 7.0 Kg.
- Premix sử dụng cho cá: 1 – 2 gam / Kg thức ăn ( tính theo trọng lượng khô ).
Cho ăn dạng đặc – chuyển dần sang rãi khô. Chia ra 4 lần / ngày vào lúc 8h, 1h, 14h, 17h .
e. 7 ngày tiếp ( D[SUB]17[/SUB] – D[SUB]23[/SUB] ): Lượng cho ăn 1 ngày.
- Bột đậu nành: 12.0 – 15.0 Kg
- Th.ăn thủy sản đậm đặc 40% Đạm: 10.0 – 12.0 Kg.
- Premix sử dụng cho cá: 1 – 2 gam / Kg thức ăn ( tính theo trọng lượng khô ).
Cho ăn khô – Tập cá ăn sàn lưới.
f. 7 ngày tiếp ( D[SUB]24[/SUB] – D[SUB]30 [/SUB])
- Bột đậu nành: 15.0 – 20.0 Kg
- Th.ăn thủy sản đậm đặc 35 – 38 % Đạm: 12.0 – 20.0 Kg.
- Premix sử dụng cho cá: 1 – 2 gam / Kg thức ăn ( tính theo trọng lượng khô ).
Cho ăn sàn – tập cá ăn thức ăn viên mãnh – viên 1mm.

CHÚ Ý:
Trường hợp sử dụng bột huyết thay thế trứng thì qui đổi như sau:
22 – 25 trứng = 1 kg bột huyết. Khi đó trong khẩu phần phải giảm 30 – 35 % lượng bột đậu nành so với dùng trứng. Các thành phần khác không thay đổi.
3. Các yêu cầu cần đạt được sau 01 tháng ương:
- Trọng lượng TB: 2 500 – 3000 con/Kg
- Tỷ lệ sống TB: 30%
- Tiến hành san thưa để ương nuôi lên cá giống.
Chăm sóc quản lý đàn cá ương:
Theo dỏi các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Trạng thái hoạt động – tình trạng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp – Tránh dư thừa làm ảnh hưởng đến môi trường ương nuôi và lãng phí.
- Lượng thức ăn tự nhiên phát triển trong ao.
- Các yếu tố thuỷ hoá nước hàng ngày theo khung chuẩn nêu trên.
- Địch hại trong ao ương.
- Ghi chép nhật ký cho từng ao ương theo mẩu qui định.
Theo dõi – phòng ngừa ký sinh trùng
- Cá bột ương đến ngày tuổi thứ 10: lấy mẫu cá kiểm tra ký sinh trùng ( 2 ngày/lần).
- Khi phát hiện cá nhiễm ký sinh trùng phải có biện pháp xử lý thích hợp kịp thời. Xử lý xong, ngày hôm sau kiểm tra lại nhằm đánh giá hiệu quả của việc xử lý.
- Hoá chất dùng: tuỳ theo loại ký sinh trùng mà tổ trưởng và CB phụ trách chọn lựa hoá chất và nồng độ sử dụng cho phù hợp tại thời điểm xử lý. Trước khi xử lý cần lưu ý một số vấn đề quan trọng: Chất lượng nước ao ( Oxy, PH, độ kiềm... ), tình trạng cá, tác dụng của hoá chất sử dụng...
- Có thể dùng thuốc ngừa ký sinh trùng trộn vào thức ăn cho cá, chỉ áp dụng cho cá đạt 3 tuần tuổi trở lên. Đề nghị sử dụng Vime. Clear – liều lượng sử dụng từ 4 – 5 gam / kg thức ăn, sử dụng 3 ngày liên tục. Cách 12 – 15 ngày dùng 1 đợt.
Theo dõi – quản lý chất lượng nước ao ương:
- Ứng dụng công nghệ Probiotic trong quá trình ương nuôi giống. Chu kỳ sử dụng từ 7 – 8 ngày / lần. Phun trực tiếp xuống ao ương. Ngoài ra có thể trộn một các sản phẩm có Enzyme kết hợp với Probiotic và vitamin vào thức ăn cho cá ở giai đoạn ăn sàn ( cá được 20 ngày tuổi ).
- Quan sát màu nước ao ương, màu nước ao ương phải luôn có màu xanh nõn chuối.
- Định kỳ sử dụng một số chế phẩm sinh học để làm sạch nước nhe EM, Zeofish,…
- Sau những trận mưa đầu mùa nên dùng vôi bột (lắng trong) từ 20-30kg/1000m2 tạt đều khắp ao.
- Hạn chế thay nước và sử dụng hoá chất có tính sát khuẩn. Chỉ thay nước, sử dụng hoá chất sát khuẩn khi cần thiết. Sau khi thay nước hoặc sử dụng hoá chất nên cấy bổ sung lại Probiotic.
- Theo dõi các thông số thủy hoá hàng ngày. Yêu cầu phải đạt ( sáng sớm 7 giờ )
+ pH: 6.7 – 8.0
+ D.O: >= 2 ppm.
+ NH[SUB]3[/SUB]/NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP]: =< 0.03ppm
+ NO[SUB]2[/SUB][SUP]-[/SUP]: =<0.1ppm.
Yêu cầu bộ phận kỹ thuật phụ trách theo dõi, cập nhật, lập báo cáo hàng tuần.
Theo dõi – Quản lý thức ăn và thuốc thú y:
- Cân định lượng chính xác toàn bộ thức ăn, vật tư khác khi sử dụng cho cá ương phù hợp chủng loại, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước ao ương, lãng phí.
- Ghi chép cẩn thận vào sổ nhật ký.
- Các loại thuốc, hoá chất do tổ trưởng và cán bộ kỹ thuật phụ trách chỉ định sử dụng cho phù hợp về chủng loại và liều lượng.
Không sử dụng các loại thuốc hoá chất nằm trong danh mục cấm sử dụng.
- Sử dụng VitaminC thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cá (2 lần/tuần (từ 0,5-1g/1kg thức ăn) để tăng sức đề kháng cho cá).

ƯƠNG NUÔI CÁ GIỐNG
( Từ hương lên giống – 12 tuần tuổi )
1. Chuẩn bị ao ương – thả giống:
- Ao ương cần đạt một số yêu cầu kỹ thuật:
+ Nguồn nước tốt. Có cống cấp thoát nước chủ động.
+ Diện tích từ 2500 – 10 000 m[SUP]2[/SUP].
+ Độ sâu tối thiểu: 1.8 m
+ Bùn đáy không quá 20 cm.
- Cải tạo – Chuẩn bị ao ương:
+ Tát cạn.
+ Rãi vôi – Lượng 10 – 15 kg / 100 m[SUP]2 [/SUP]( kể cả 4 vách ao ) - phơi đáy ao tối thiểu 3 ngày. Trường hợp ao trong lần ương nuôi trước có xãy ra bệnh: Gan thận mũ hoặc thích bào tử trùng hoặc trùng quả dưa hoặc dịch bệnh không rõ nguyên nhân..., phải xữ lý Chlorine trước khi rãi vôi ít nhất 2 ngày. Liều lượng Chlorine 69%: 2 – 3 kg / 1 000 m[SUP]2[/SUP] bề mặt – Hoà nước phun đều lúc trời mát.
+ Dọn cỏ – vệ sinh rác xung quanh ao.
+ Lấy nước đạt độ sâu cần thiết. Nước lấy vào ao phải qua túi lọc nhằm hạn chế cá tạp cá dữ. Xử lý nước bằng B.K.C nồng độ 1líl / 2000 m[SUP]3[/SUP]. 2 ngày sau xử lý Probiotic
+ Kiểm tra chất lượng nước trước khi thả cá hương 1 ngày. Đảm bảo đạt một số yêu cầu kỹ thuật sau: ( buổi sáng sớm 7 giờ )
- pH: 7.0 – 8.5
- D.O: >= 4 ppm
- NH[SUB]3[/SUB]/NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP]: =< 0.03ppm
- NO[SUB]2[/SUB][SUP]-[/SUP]: =<0.1ppm.
+ Sau khi xữ lý Probiotic 1 - 2 ngày thì có thể thả cá để nuôi lên giống.
- Thả giống:
+ Cá hương đạt 1 tháng tuổi ( 2500 – 3000 con/kg ) được san thưa để nuôi lên giống. Ngưng cho ăn 1 ngày trước khi đánh bắt san thưa.
+ Mật độ thả nuôi:150 – 200 con / m[SUP]2[/SUP].
+ Cá khoẻ, không bệnh tật.
+ Thả cá lúc trời mát, hạn chế tối đa các yếu tố gây sốc ( Stress ) nặng đối với cá: Nhiệt độ chênh lệch quá cao, thao tác mạnh trong đánh bắt, vận chuyển, bùn vẫn hữu cơ lơ lững (Detris)....
2. Chăm sóc – quản lý:
Sau khi thả cá 1 ngày, có thể cho cá ăn.
Bảng định mức thức ăn cho cá theo từng giai đoạn ương nuôi

Tuần
Khẩu phần
( % W )
H.lượng Đạm
Loại thức ăn
Đậu nành
( % )
T.ăn ĐĐ bột ( % )
T.ăn ĐĐ mãnh ( % )
Thức ăn viên 1ly (%)
Thức ăn viên 1,5 ly (%)
1
10
35 – 38
30
70
0
0
0
2
8
30 – 35
20
0
80
0
0
3
8
28 – 30
0
0
80
20
0
4
7
28
0
0
0
100
0
5
7
28
0
0
0
70
30
6
6
28
0
0
0
50
50
7
6
28
0
0
0
0
100
8
6
28
0
0
0
0
100

<tbody>
</tbody>

Chăm sóc quản lý đàn cá ương:
Theo dỏi các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Trạng thái hoạt động – tình trạng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp – Tránh dư thừa làm ảnh hưởng đến môi trường ương nuôi và lãng phí.
- Lượng thức ăn tự nhiên phát triển trong ao ương bột – hương.
- Các yếu tố thuỷ hoá nước hàng ngày theo khung chuẩn nêu trên.
- Địch hại trong ao ương.
- Lượng cá hao hụt hàng ngày, hoạt động của cá trong ao. Khi cá có hiện tượng bất thường ( bỏ ăn, chạy mé, hao hụt bất thường, bơi lội lờ đờ... ), biện pháp tốt nhất là lấy mẩu cá, mẩu nứơc và mang sổ nhật ký đến các cơ quan chuyên môn nhờ hổ trợ xác định nguyên nhân và hướng dẩn phương pháp khắc phục.
- Ghi chép nhật ký cho từng ao ương theo mẩu qui định.
Theo dõi – phòng ngừa ký sinh trùng
- Cá bột ương đến ngày tuổi thứ 10: lấy mẫu cá kiểm tra ký sinh trùng ( 3 ngày/lần).
- Khi phát hiện cá nhiễm ký sinh trùng phải có biện pháp xử lý thích hợp kịp thời. Xử lý xong, ngày hôm sau kiểm tra lại nhằm đánh giá hiệu quả của việc xử lý.
- Hoá chất dùng: tuỳ theo loại ký sinh trùng, chọn hoá chất và nồng độ sử dụng cho phù hợp tại thời điểm xử lý. Trước khi xử lý cần lưu ý một số vấn đề quan trọng: Chất lượng nước ao ( Oxy, PH, độ kiềm... ), tình trạng cá, tác dụng của hoá chất sử dụng...
- Có thể dùng thuốc ngừa ký sinh trùng trộn vào thức ăn cho cá, chỉ áp dụng cho cá trên 3 tuần tuổi. Đề nghị Vime. Clear – liều lượng sử dụng từ 4 – 5 gam / kg thức ăn, sử dụng 3 ngày liên tục. Cách 15 – 20 ngày dùng 1 đợt.
Theo dõi – quản lý chất lượng nước ao ương:
- Ứng dụng công nghệ Probiotic trong quá trình ương nuôi giống. Chu kỳ sử dụng từ 7 – 8 ngày / lần. Phun trực tiếp xuống ao ương. Ngoài ra có thể trộn một các sản phẩm có Enzyme kết hợp với Probiotic và vitamin vào thức ăn cho cá ở giai đoạn ăn sàn ( cá được 20 ngày tuổi ) và giai đoạn sau.
- Hạn chế thay nước và sử dụng hoá chất có tính sát khuẩn. Chỉ thay nước, sử dụng hoá chất sát khuẩn khi cần thiết. Sau khi thay nước hoặc sử dụng hoá chất nên cấy bổ sung lại Probiotic.
- Theo dõi các thông số thủy hoá hàng ngày. Yêu cầu phải đạt ( sáng sớm 7 giờ )
+ pH: 6.7 – 8.0
+ D.O: >= 2 ppm.
+ NH[SUB]3[/SUB]/NH[SUB]4[/SUB][SUP]+[/SUP]: =< 0.03ppm
+ NO[SUB]2[/SUB][SUP]-[/SUP]: =<0.1ppm.
Theo dõi – Quản lý thức ăn và thuốc thú y:
- Cân định lượng chính xác toàn bộ thức ăn, vật tư khác khi sử dụng cho cá ương phù hợp chủng loại, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước ao ương, lãng phí.
- Ghi chép cẩn thận vào sổ nhật ký.
- Các loại thuốc, hoá chất chỉ định sử dụng phải phù hợp về chủng loại và liều lượng. Không dùng thuốc kháng sinh cho mục đích phòng bệnh.
- Không sử dụng các loại thuốc hoá chất nằm trong danh mục cấm sử dụng.
Bảng Mật độ vận chuyển cá trong túi nylon bơm o-xy
Loài cá
Chiều dài thân cá (cm)
Mật độ (con/lít)

Cá tra
3
80
5-7
40
8-10
20

<tbody>
</tbody>



Quy cỡ cá hương, giống cá tra khi thu họach như sau:
+ Ương thành cá hương : sau 3 tuần cá đạt cỡ chiều dài thân 2,7-3 cm, cao thân 0,7 cm.
+ Ương cá giống : tiếp tục ương 40-50 ngày, cá đạt cỡ chiều dài thân 8-10cm, chiều cao thân 2 cm.+ Ương cá giống lớn : ương thêm 30-40 ngày, cá đạt cỡ chiều dài 16-20cm, cao thân 3 cm.
Nếu cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp, nên chọn kích cỡ viên thích hợp vừa cỡ miệng để cá có thể ăn được. Thức ăn viên cũng được đưa xuống sàng ăn với khẩu phần 2-3%, mỗi ngày cho ăn 3-4 lần.
Quy cỡ cá hương, giống cá tra khi thu họach như sau:
- Ương thành cá hương: sau 3 tuần đạt cỡ dài thân 3-3,2cm, cao thân 0,7 cm.
- Ương cá giống : ương thêm 60-70 ngày, cá đạt cỡ dài thân 10-12cm
Từ cỡ 10-12cm có thể tiếp tục ương trong bè cho đến cỡ giống lớn 18-25cm (10-15 con/kg) sẽ chuyển vào nuôi thịt trong bè. Thức ăn cung cấp cho cá giai đọan này cũng giống như giai đọan trước.
3.3. Thu họach và vận chuyển cá giống:
Ðể cá giống ít bị hao hụt khi thu hoạch, nên áp dụng biện pháp luyện cá giống, bằng cách kéo dồn cá vào lưới để cá quen dần với điều kiện chật chội, nước đục. Dùng lưới dệt sợi mềm không gút, mắt lưới nhỏ hơn chiều cao thân cá để cá không lọt cũng như bị mắc vào lưới; hoặc dùng lưới sợi cước mắt nhỏ để may thành lưới kéo. Sau khi cá đạt cỡ cá hương, mỗi tuần nên kéo dồn cá một lần, chỉ dồn chật cá lại sau đó thả trở lại ao. Cá được luyên sẽ không bị sốc khi kéo thu hoạch, không bị yếu hoặc chết khi đánh bắt để vận chuyển đi xa. Khi thu hoạch cá giống, phải ngưng cho cá ăn trước ít nhất 6 giờ.
Ðể vận chuyển cá đi, phải chứa cá vào bể có nước chảy từ 10-12 giờ trước khi chuyển, để cá thải hết phân và các chất thải khác. Có thể áp dụng các cách vận chuyển kín hoặc hở để đưa cá đi xa.


Phòng trừ các bệnh thường gặp ở cá tra, basa
Cá tra, basa cũng như nhiều loài cá nước ngọt khác, dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh phổ biến. Các tác nhân gây bệnh cho cá gồm 2 nhóm là các bệnh truyền nhiễm (do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng) và tác nhân không truyền nhiễm do môi trường, dinh dưỡng hoặc do các vi sinh vật gây ra.
Bệnh trắng da (hay bệnh đốm trắng)
Bệnh dễ xuất hiện khi cá bị sây sát do đánh bắt, san ao, vận chuyển hoặc do nhiệt độ môi trường nước thay đổi đột ngột và quá cao. Cá bị nhiễm bệnh thường bỏ ăn, gốc vây lưng xuất hiện vết đốm trắng sau đó lan dần đến cuống đuôi và toàn thân. Cá bị bệnh nặng thường bơi lờ đờ ngang mặt nước, rồi lộn đầu xuống và chết. Bệnh này xảy ra rất nhanh nên phát hiện và phòng bệnh sớm là rất cần thiết. Để trị bệnh dùng một số kháng sinh và thuốc điều trị (thế hệ mới) trộn vào thức ăn TCB (thức ăn hỗn hợp tự chế) hoặc nghiền mịn và pha thành dung dịch ngâm thức ăn viên để cho cá ăn: Sunfadimezin 5g + Oxytetracyclin 2g/100 kg cá kết hợp trộn vào thức ăn Superfact 250g/100kg thức ăn. Từ ngày thứ 3, liều dùng giảm đi một nửa. Cá có thể khỏi bệnh sau 5 ngày dùng thuốc.
Bệnh huyết đường ruột
Xuất hiện chủ yếu vào các tháng mùa khô. Cá bị bệnh bụng chướng to, hậu môn lồi, sưng đỏ, vây bụng xung huyết. Cá bơi lờ đờ, tách đàn, biếng ăn. Để phòng bệnh có thể dùng cỏ mực thái nhỏ và nấu chung với thức ăn TCB cho cá ăn, liều lượng 1 kg cỏ mực + 70kg thức ăn. Cứ cách 1 tuần cho ăn một lần nhằm phòng bệnh đường ruột rất tốt. Trị bệnh cho cá nên dùng Sunfathiazon 6g+0,5g Thiromin/100kg cá, hoặc Sunfaguanidin 10g/70kg thức ăn TCB. Cho ăn liên tục 5 ngày liền, từ ngày thứ 3 giảm lượng thuốc đi một nửa.
Bệnh nấm thủy mi
Bệnh gây hại cho cá từ trứng đến cá trưởng thành. Những ao bị nhiễm bẩn, nuôi quá dày đều có thể xuất hiện bệnh nấm. Trị bệnh dùng xanh Malachite nồng độ 0,05 - 0,1mg/lít (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) để diệt nấm trong bể ấp, với cá hương giống, tắm cho cá trong nước muối 2 - 3% hoặc dung dịch thuốc tím 20mg/lít trong 10 - 15 phút, hoặc dung dịch xanh Malachite 1 - 2mg/lít trong 30 - 60 phút (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS). Ao ương nên thay nước mới sạch để hạn chế ngay sự phát triển của nấm thủy mi.
Bệnh trùng bánh xe
Bệnh phổ biến ở giai đoạn cá giống. Khi mới nhiễm bệnh thân cá có lớp nhớt hơi trắng đục, cá thường nổi và thích tập trung nơi nước chảy. Cá bệnh nặng lờ đờ rồi chìm xuống đáy ao và chết. Không nên nuôi ương cá với mật độ quá dày, giữ môi trường nuôi sạch. Trị bệnh dùng nước muối 2 - 3% tắm cho cá bệnh 5 - 15 phút. Dùng Sulphat đồng nồng độ 2 - 5 mg/lít tắm cho cá 10 - 15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao nồng độ 0,5 - 0,7 g/m3 nước. Dùng Malachite nồng độ 0,1 - 0,2 g/m3 (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) tắm cá từ 30 - 60 phút. Phối hợp Sunphat đồng 0,5g/m3 + xanh Malachite 0,01 - 0,02 g/m3 (thuốc này đã bị cấm sử dụng theo QĐ 20/2003/QĐ-BTS) phun hoặc rắc đều xuống ao nhằm tiêu diệt trực tiếp trùng bánh xe trong nước và ký sinh trên cá.
Bệnh sán lá 16 móc
Sán thường ký sinh trên mang cá tra, basa cả giai đoạn cá giống và nuôi thịt gây viêm loét thối rữa. Có thể dùng lá cây giác (nông dân ĐBSCL vẫn hay dùng) đập dập và bó thành bó nhỏ treo ở đầu bè để phòng ký sinh sán lá. Ngoài ra có thể dùng vôi bột 5 g/m3 để phòng bệnh. Trị bệnh dùng nước muối 3 - 4% hoặc Sunphat đồng 5 - 7g/m3 tắm cho cá 5 - 10 phút. Dùng Formol nồng độ 15 - 20g/m3 (15 - 20ppm) phun trực tiếp xuống ao nuôi cá.
Xuất hiện quanh năm, ở giai đoạn cá thịt như basa nuôi trong bè, tỉ lệ bệnh tới 100%. Giun hút chất dinh dưỡng làm cá chậm lớn và tiêu tốn thức ăn. Phòng trị bệnh đối với cá nuôi bè nên định kỳ 3 tháng một đợt tẩy giun cho cá. Dùng thuốc có gốc Piperazin (thế hệ mới) để tẩy giun cho cá. Mỗi đợt tẩy 3 ngày liên tục.
Bệnh mủ gan
- Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra.
- Cá gầy mắt hơi lồi, cá bệnh nặng bỏ ăn bơi lờ đờ trên mặt nước và tỷ lệ chết cao, dấu hiệu bên ngoài không rõ ràng, xuất hiện nhiều đốm trắng đục trên gan, thận và tỳ tạng.
- Phòng và trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung.
- Cách trị: Thay 50% lượng nước và bón vôi 4 - 6kg/100m3 nước. Dùng 1 trong 3 loại kháng sinh sau florphenicol, doxycyclin. Liều dùng 0,5-1g/1kg thức ăn. Có thể bổ sung thêm Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá.
Bệnh phù mắt
- Do vi khuẩn Aeromonas sobria gây ra.
- Cá nhiễm bệnh sẽ bơi lờ đờ trên mặt nước, mắt xuất huyết và xưng nặng.
- Phòng và trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung.
- Cách trị: Thay 50% lượng nước và bón vôi 4 - 6kg/100m3 nước. Có thể dùng thuốc giống như tri bệnh xuất
Bệnh xuất huyết (bệnh đốm đỏ)
- Do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla gây ra.
- Xuất hiện những đốm đỏ quanh miệng, nắp mang và bụng, hậu môn sưng lồi, bụng trương to và có chứa dịch màu vàng hoặc màu đỏ bầm.
Phòng trị bệnh:
- Tránh làm xây xát cá, nuôi mật độ nuôi quá dày. Dùng thuốc tím (KMnO4) liều dùng là 3 - 5g/m3 nước đối với cá nuôi ao và 10g/m3 nước đối với cá nuôi bè. Xử lý lập lại sau 3 ngày, định kỳ một tuần, hai tuần hoặc một lần/tháng tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá.
- Dùng thuốc trộn vào thức ăn:
+ Oxytetracyline: 55 - 77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 - 10 ngày, nên hạn chế sử dụng.
+ Kanamycin: 50 mg/kg cá nuôi, cho ăn 7 ngày.
+ Nhóm Sulfamid: 150 – 200mg/kg thể trọng đàn cá, cho ăn 10 - 20 ngày.
huyết.
Bệnh trùng bánh xe
- Do trùng Trichodina spp ký sinh trên thân hoặc mang.
- Trên thân cá có lớp màu hơi trắng đục, da cá sậm lại, mang cá nhợt nhạt, cá giảm ăn và nổi đầu từng đàn trên mặt nước bơi đảo loạn lòng vòng, chìm xuống đáy rồi chết.
- Phòng và trị: Dùng muối 2 - 3% (20 - 30g muối/lít nước) hoăc dùng Sulphat đồng (CuSO4) với liều 0,5 – 0,7 ppm/ m3 (0,5 – 0,7 g/m3) tạt đều khắp ao.
Bệnh trùng quả dưa
- Do trùng Ichthyophthyrius multicifillis ký sinh trên da, mang và vây.
- Da, mang và vây cá có nhiều nhớt màu sắc nhợt nhạt, cá bệnh nặng có thể thấy trùng bám thành các hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục. Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt, thường tập trung chỗ nước mới.
- Phòng và trị bệnh: Dùng Formol với liều lượng 25 - 30ml/m3, sau 3 ngày thay 75% nước và trị bằng formol thêm lần nữa.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top