Chia sẻ thông tin bệnh đang xuất hiện trên đàn gà con tại ĐBSCL.

Thân chào tất cả bà con.

Trong gần hơn 3 tháng nay, bà con nào có nhập gà úm sẽ gặp trường hợp:
- Gà ủ rủ, uống nước ít.
- Đi phân dính hậu môn.
- Ăn thì bình thường.
- Kháng sinh uống nhưng tỏ ra không có hiệu quả.
- Mỗ khám phát hiện bệnh tích tập trung trên gan (màu vàng sậm!!).
- Tỷ lệ chết có thể từ ngày thứ 3 sẽ tăng dần đến ngày thứ 10 là đỉnh điểm và kéo dài, hao hụt lên đến 20 đến 50% hoặc cao hơn nếu không có biện pháp nào ngăn chặn.

Đây là hình ảnh thực tế qua mổ khám. Trại này đã sử dụng kháng sinh úm khá tốt, nên ta thấy không có hiện tượng lòng đỏ không tiêu nhưng triệu chứng trên gan thì khá điển hình.

1-46.jpg


1-55.jpg


3-21.jpg



Bệnh này ngày càng trở nên trầm trọng trong thời gian gần đây. Bước đầu chẩn đoán theo hướng Bệnh Thương Hàn.
Mầm bệnh có thể từ gà mẹ nhiễm bệnh do việc thu gom trứng về ấp sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển và lây lan trong giai đoạn đầu.
Về việc kiểm tra máu định kỳ nếu phát hiện có tỷ lệ nhiễm đến 20% thì chúng ta sẽ không sử dụng làm giống và việc này còn quá khó với nhu cầu gà con trên thị trường hiện nay.
--------
Bà con có thông tin về dịch bệnh trên xin để thông tin tại Hội để được giải đáp sớm nhất...Riêng bà con nào đã gặp và xử lý được cũng xin chia sẻ để chúng ta có biện pháp phòng bệnh tốt hơn nữa với bệnh này.:9^:

p/s: Trong tháng vừa rồi tôi nhận được nhiều hơn những thông tin trại đang xảy ra dịch bệnh nên nhanh chóng post lên..!!!
 


Last edited:
Tigon vẫn theo quy trình úm thông thường thôi. Kháng sinh 3 ngày ( ngày đầu có thể pha liều cao một chút vì gà lúc này uồng chưa được nhiều nước). Nhất thiết phải sử dụng Vitamin tổng hợp + men tiêu hóa (Tigon không dùng VTM C trong 1 tuần đầu hoặc có cũng lượng rất nhỏ). Còn lại thì........phó mặc cho số phận của chúng, con nào không chịu được thì .......ra đi thôi. Thân!:lol:
 
Last edited by a moderator:
Cái này mình nghi là do ngộ độc, chất độc do lòng đỏ không tiêu mà ra. Khi bệnh đã phát ra thì thường gây chết. Theo mình thì có thể áp dụng theo cách sau:
1- Giải độc, tăng cường SĐK, tăng lưc: Biomun, Escent L, Toxynil Plus Liquid
Chú y: các loại thuốc giải độc dòng thảo dược và sorbitol không có ý nghĩa trong trường hợp này (giải độc chậm và chỉ có tác dụng thông mật là chính, không có tác dụng tăng sức đề kháng)
2- Dùng kháng sinh phòng: Nên dùng dòng Fenicol (Flofenicol, Thiamphenicol) và dòng Quinolone Enrofloxacine, Norfloxacine, Flumequine)
3- Chăm sóc nuôi dưỡng + Vệ sinh
- Trước khi gà về pha sẵn nước điện giải có vitamin và đường (bù nước trong quá trình vận chuyển, nhanh tiêu lòng đỏ, cung cấp năng lượng) đồng thời bổ sung thêm cám cho ăn ngay (cái này cũng làm nhanh tiêu lòng đỏ, khác so với qui trinhd trước đây là cho ăn muộn)
- Ngay khi gà về phun thuốc sát trùng lên toàn bộ gà (đề phòng lây nhiễm qua lò ấp)
- Định kỳ phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần và vệ sinh cơ học tốt.
- Nhiệt độ úm tốt (35 độ trong ngày 2-3 ngày đầu, ...)
Cái này ngoài Bắc vẫn thường gặp, nếu bị rùi thì khó nhưng nếu phòng ngay theo qui trình này thì khả quan (tuy nhiên không dám khẳng định ko phòng thì bệnh có xảy ra hay không)
Một chút ý kiến mong cả nhà đóng góp!
 
đúng như leminhthanh nói! hiện tượng này ngoài bắc xảy ra nhiều do ngoài này hầu như gà giống chủ yếu do các lò ấp tư nhân cung cấp một số lò do không chủ động được trứng lên gom trứng nhiều nơi về ấp vào thời điểm khan trứng giống. lên ngay từ khi mới nhập gà về đến ngày thứ 2-3 thấy trong đàn đã có những con bị phân bết đít .ta phải tách riêng con bị bệnh thường xuyên vệ sinh nền chuồng và dùng thuốc cho toàn đàn theo hướng điều trị bệnh thương hàn ngay thôi và phải dùng liên tục 5 ngày đầu kết hợp trợ sức giải độc tốt . sẽ tránh sự lây lan ra nhiều trong đàn. tuy nhiên những đàn gà đã nhiễm mầm bệnh này ngay từ sơ sinh thì tốc độ sinh trưởng sẽ kém hơn.( mấy năm vừa rồi vùng gà đồi yên thế tình trạng này xảy ra nhiều ).
 


Back
Top