chim cút đẻ trứng trắng help me!

  • Thread starter chimcut
  • Ngày gửi
Hiên em đang nuôi 2000 con chim cút mái và hiên giơ nó đang đẻ bói được 50% thì bỗng nhiên nó đẻ rất nhiêu trưng trắng tinh như la trứng vịt ý.Biểu hiện của bệnh là phân có màu vàng nhớt,chim bỏ ăn ủ rũ,có con còn bị liệt chân và có con thì nghẹo cổ đi rật lùi.Mong bác nào có kinh nghiệm giúp em cách điều trị bệnh và cách phòng bệnh này.
 


Chửa trị cũng có nhiều cách quan trọng là thời gian chửa trị ngắn ít tốn kém và ko gây ra phản ứng phụ về sau là OK thôi :)
 


tôi nuôi chim cut dc 2 thang gan day thay chim bị xung hau môn đi ngoài ra phân toan bọt tráng xóa. Bác nào biét cahcs chữa trị xin mách dùm! hic! ko ai giúp tui sao?
 
Last edited by a moderator:
tôi nuôi chim cut dc 2 thang gan day thay chim bị xung hau môn đi ngoài ra phân toan bọt tráng xóa. Bác nào biét cahcs chữa trị xin mách dùm! hic! ko ai giúp tui sao?

hì hì bác đúng làm mới nuôi thật. mấy con mà đi phân có bọt và sưng hậu môn đó, chính là mấy con cút đực, đến tuổi nó sẽ sưng hậu môn ( chuyên nghành gọi là lên bi ) còn bọt màu trắng đó bạn có thể hiểu đó chính là tinh trùng của nó. còn 1 cách nữa xác định là con đó lông trên mặt rất đỏ ( hoặc đen ) và còn gáy nữa. bác cứ xác định nếu đúng như tui nói thì ko sao. còn ko thì bác cứ chụp hình và tả rõ biểu hiện tui sẽ chỉ cách chữa trị.
---------------
Đúng như bạn nói cho cút uống vaccine thì chết rất nhiều.
Mình mới nuôi chim cút được 2 tháng chưa có kinh nghiệm về chim cút xin bạn chỉ giúp mình cách phòng bệnh trứng trắng ở chim cút và cho mình xin cách phòng bệnh từ lúc bắt chim ở trại giống về đến lúc nên chuồng.Cảm ơn bạn nhiều

theo mình bạn nên làm như sau :
- Thứ nhất :đừng nên nghe lời mấy người bên thú y lấy vaccin đánh cho cút vì hiện tại chưa có 1 vaccin nào dành riêng cho cút mà chỉ có vaccin của gà đem tăng giảm liều lượng rồi đánh cho cút và thể trạng con gà khac con cút nên bác đưa vaccin vào coi như thua. và theo kinh nghiệm mình biết, bầy cút đánh vaccin vẫn bị trứng trắng như thường.còn nếu bạn muốn thử cho có kinh nghiệm thì tùy bạn ::p
- Thứ 2 : bạn nên xịt khử trùng chuồng trại thường xuyên nếu có thể 1 ngày bạn xịt khử trùng 1 lần, còn ko thì ít ra 1 tuần xịt 1 lần. đây là phương pháp an toàn mà hiệu quả nhất.
- Thứ 3 : bạn phải thường xuyên tăng sức đề kháng cho cút trong những ngày nắng nóng và thời tiết lạnh , chuyển mùa bằng cách cung cấp vitamin C.
- Thứ 4 : Trứng trắng ko thể gọi là 1 bệnh mà tất cả các bệnh đều có thể ra trứng trắng, nhất là bệnh cầu trùng. vào mùa này bệnh phổi cũng là 1 bệnh rất thường gặp nếu ko cẩn thận bạn cũng có thể bị và tỉ lệ chết rất nhanh. bạn nên thường xuyên kiểm tra bầy cút của mình, khi thấy biểu hiện phân ướt , bỏ ăn là phải làm thuốc ngay, trong quá trình đánh thuốc bệnh bạn ko nên đánh chung với men hay mát gan mà chỉ đánh 1 mình thuốc bệnh, đánh trong 3 ngày 3 đêm ( nếu bầy cút trầm trọng thì bạn phải đánh 4-5 ngày thuốc ) sau đó đánh bổ sung vitamin c và ADE.
- Thứ 5 : cút 3 tuần khi bắt về trước nhất bạn phải lưu ý, nguồn gốc con cút giống có đáng tin cậy hay ko? bầy cút có khỏe mạnh hay không.cút mới bắt về 3 ngày đầu bạn bổ sung C và ADE uống liên tục sau đó bạn đánh 3 ngày thuốc bệnh và cứ vậy theo chu kỳ cứ 3 nhày bạn đánh thuốc bệnh 1 lần, còn mấy ngày khác bạn có thể bổ sung các vitamin và khoáng chất tùy ý. khi thấy cút có biểu hiện đẻ trứng so thì time này bạn nên đánh thuốc bệnh chung với ADE liều cao cho tới khi cút để dc 50% bạn tách riêng 2 loại ra đánh. trong thời gian này phân cút rất ướt, bạn nên 2 ngày kéo phân 1 lần sẽ giảm tỉ lệ đau mắt và chết ở cút.
có mấy điều muốn chia sẻ ! chúc bạn vui !
 
Last edited by a moderator:
-
Thứ 2 : bạn nên xịt khử trùng chuồng trại thường xuyên nếu có thể 1 ngày bạn xịt khử trùng 1 lần, còn ko thì ít ra 1 tuần xịt 1 lần. đây là phương pháp an toàn mà hiệu quả nhất.
- Thứ 4 : Trứng trắng ko thể gọi là 1 bệnh mà tất cả các bệnh đều có thể ra trứng trắng, nhất là bệnh cầu trùng. vào mùa này bệnh phổi cũng là 1 bệnh rất thường gặp nếu ko cẩn thận bạn cũng có thể bị và tỉ lệ chết rất nhanh. bạn nên thường xuyên kiểm tra bầy cút của mình, khi thấy biểu hiện phân ướt , bỏ ăn là phải làm thuốc ngay, trong quá trình đánh thuốc bệnh bạn ko nên đánh chung với men hay mát gan mà chỉ đánh 1 mình thuốc bệnh, đánh trong 3 ngày 3 đêm ( nếu bầy cút trầm trọng thì bạn phải đánh 4-5 ngày thuốc ) sau đó đánh bổ sung vitamin c và ADE.
- Thứ 5 : cút 3 tuần khi bắt về trước nhất bạn phải lưu ý, nguồn gốc con cút giống có đáng tin cậy hay ko? bầy cút có khỏe mạnh hay không.cút mới bắt về 3 ngày đầu bạn bổ sung C và ADE uống liên tục sau đó bạn đánh 3 ngày thuốc bệnh và cứ vậy theo chu kỳ cứ 3 nhày bạn đánh thuốc bệnh 1 lần, còn mấy ngày khác bạn có thể bổ sung các vitamin và khoáng chất tùy ý. khi thấy cút có biểu hiện đẻ trứng so thì time này bạn nên đánh thuốc bệnh chung với ADE liều cao cho tới khi cút để dc 50% bạn tách riêng 2 loại ra đánh. trong thời gian này phân cút rất ướt, bạn nên 2 ngày kéo phân 1 lần sẽ giảm tỉ lệ đau mắt và chết ở cút.
có mấy điều muốn chia sẻ ! chúc bạn vui !
Bạn ơi cho mình hỏi thuốc khử trùng bạn đang dùng là thuốc gì vậy mình chưa biết loại thuốc khử trùng nào là tốt nhất dành cho cút
Bạn có thể nói rõ hơn về thuốc bệnh bạn dùng ở phần thứ 4 và 5 được không mình mới nuôi chưa có kinh nghiệm về các loại thuốc dành cho cút.
 
Có bác nào biết loại thuốc khử trùng chuồng trại nào tốt đối với chim cút chỉ em với.
 
Tiêu độc khử trùng cho gia súc - gia cầm
Muốn tiêu độc khử trùng có hiệu quả, cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và lựa chọn thuốc sát trùng phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hoa Ly, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y TW II - Cục Thú y.
Khi lựa chọn thuốc khử trùng, cần cần xem xét các yếu tố sau:

* Đặc điểm mầm bệnh: mỗi loại vi trùng, nấm mốc, virus có đặc điểm vi sinh vật học khác nhau và mỗi loại thuốc sát trùng có cơ chế tác động riêng biệt, do mầm bệnh có thể nhạy cảm với loại thuốc này nhưng lại đề kháng với thuốc sát trùng khác.

Ví dụ, nhóm thuốc sát trùng amonium bậc 4 rất nhạy cảm với virus nhóm hydrophilic nhưng tác động rất kém với virus nhóm lipophilic (virus herpec, virus cúm).

* Đối tượng và điều kiện tiêu độc khử trùng: trong điều kiện chưa có dịch hoặc có dịch nhưng không buộc giết vật nuôi và hủy xác, việc sát trùng chuồng trại làm giảm số lượng mầm bệnh, phòng ngừa dịch bùng phát.

Đồng thời việc sát trùng cũng bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi, do đó cần chọn thuốc sát trùng không gây kích ứng, không độc hại mặc dù tính sát khuẩn yếu. Nhưng đối tượng là chuồng trống, xe cộ, phân rác hoặc các ổ dịch nguy hiểm buộc giết và hủy xác vật nuôi thì phải chọn các loại thuốc có tính sát khuẩn mạnh như chlorine, phenol, glutaraldehyde để diệt mầm bệnh hoàn toàn.

* Nồng độ thuốc và thời gian tiếp xúc: tùy từng loại thuốc và đối tượng sát trùng, loại mầm bệnh mà áp dụng nồng độ và thời gian tiếp xúc khác nhau. Ví dụ để sát trùng trứng ấp xông formol và thuốc tím trong 20-25 phút, nhưng để sát trùng kho chứa sản phẩm động vật khi có dịch cần thời gian 24 giờ.

Đối với dịch cúm gà, trong việc tiêu độc sát trùng cần lưu ý:

- Bảo đảm an toàn: Người chăn nuôi, người làm việc trong ổ dịch phải mang đồ bảo hộ lao động: khẩu trang, găng tay, áo quần bảo hộ và ủng cao su. Sắp xếp dụng cụ gọn để dễ khử trùng, tiêu độc. Từ ổ dịch ra phải thay đồ bảo hộ, tiêu độc sát trùng quần áo, làm vệ sinh.
- Không chôn xác gia cầm, chất thải gần nguồn nước như sông, giếng, khu có mực nước ngầm thấp.
- Chôn xác gia cầm với số lượng lớn chắc chắn không tránh khỏi ô nhiễm, vì vậy cần chứa gà trong bao nilông kín hoặc phủ tấm nilông trên hố, phun thuốc sát trùng trước khi chôn, lấp đất sâu và nén chặt.

Trại chưa có dịch, trong vùng bị đe dọa:

- Hạn chế tối đa sự di chuyển ra vào trại.
- Trong chuồng nuôi có gia cầm pha thuốc sát trùng trong bình nén khí, phun dưới dạng khí dung toàn bộ trần, vách, tường, không khí, chuồng nuôi để khử trùng. Lượng dùng 1,2 - 1,5 lít/100m3 thể tích chuồng nuôi (thể tích chuồng = dài x rộng x cao), ngày một lần vào thời điểm 10g sáng đến 14g.
Các loại thuốc sử dụng BKC (benzakonium chloride solution) tỉ lệ 1/400, BKA 1/200 và GPC-8 tỉ lệ 1/500.
- Xử lý trứng thương phẩm: trứng xếp trên các khay trong phòng chứa, đóng kín cửa. Liều lượng: KMnO4 10g, formaldehyde 35ml/m3 không khí.
Cách làm: cho KMnO4 vào một khay bằng sành hoặc sứ cùng một ít nước, đóng kín cửa phòng, rót từ từ formaldehyde vào khay. Đóng kín cửa, đặt biển cảnh báo (vì hỗn hợp khí này rất độc) sau ít nhất 24g mới mở cửa làm thoáng.
- Hố sát trùng: định kỳ hai ngày một lần thay thuốc trong hố sát trùng ra vào trại và giữa các khu, các dãy chuồng. Hóa chất sử dụng chlorine 5-6%, glutaraldehyde 2-4%.
- Các đối tượng khác như xe vận chuyển, phân rác thu gom hằng ngày xử lý bằng chlorine 5-6%,
glutaraldehyde 2-4%, vôi bột.

Những nơi đang có dịch:

+ Làm chết gia cầm và xử lý rác: có nhiều cách làm chết gia cầm trước khi xử lý như phun khí dioxyde carbon, gây ngạt; nhưng virus cúm là tác nhân gây bệnh cho người; để bảo đảm an toàn cho nhân viên thú y, khi vận chuyển xử lý rác nên chọn phương pháp xông formol.

Khí xông rất độc, người làm việc nhất thiết phải có bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, găng tay, khi rót formol vào dung dịch thuốc tím phải rót từ từ và sát thành chậu, tránh không để mũi, mặt đối diện với luồng khí bay lên.

+ Làm chết vịt thả đồng:

- Tùy số lượng vịt nhiều hay ít, tạo các quây bằng tre hoặc cót, mỗi quây nhốt được 200 - 400 con, chiều cao quây 0,5 - 0,8m. Đào sẵn một hố sâu 0,4 - 0,5m, mỗi hố đặt vào một chậu hoặc thố bằng sành.
- Tối lùa vịt vào. Dùng bạt nilông phủ kín.
- Cho vào mỗi thố sành đã đặt sẵn 50-60g thuốc tím, thêm 100ml nước, rót từ từ 200ml formol vào dung dịch thuốc tím.
- Sau 10- 20 phút gia cầm chết hoàn toàn.

+ Làm chết vịt, gà, cút nuôi lồng:
- Nếu chuồng không có trần, dùng bạt nilông phủ kín từng dãy lồng.
- Nếu chuồng có trần, đóng kín chuồng, phủ tấm che xung quanh.
- Tính thể tích chuồng: chiều dài x chiều rộng x chiều cao.
- Xông formol: liều lượng: KMnO4 10g, formaldehyde 35ml/m3 không khí.
- Cách làm: tùy kích thước chuồng, đặt 2-3 chậu bằng sành hoặc sứ có thể tích 8-10 lít, hòa KMnO4 với nước theo tỉ lệ một phần KMnO4/hai phần nước, đóng kín cửa phòng, rót từ từ (theo cạnh chậu) formaldehyde vào hỗn dịch trên. Đóng kín cửa, đặt biển cảnh báo (vì hơi hỗn hợp này rất độc) sau khi gà chết hết, mở cửa.
- Dùng bao nilông lớn cho gà vào, cột chặt miệng bao, chở đến nơi tiêu hủy.
- Chôn: đào hố sâu 3-4m, chiều dài rộng tùy thuộc số lượng gia cầm cần hủy. Nếu không chứa gà trong bao nilông cần trải một lớp nilông trên toàn bộ bề mặt hố, đổ xác gà xuống, phun thuốc sát trùng (vôi bột, chlorine hoặc crezine) lên bề mặt và lấp đất, khoảng cách từ xác chết đến mặt đất tối thiểu 1-1,5m, nén đất thật chặt.

Chú ý: nếu không giết gà bằng cách xông formol, trước khi vận chuyển đi tiêu hủy phải phun thuốc sát trùng chlorine 3-5% trên các bao.

Phân rác:
- Đốt: thu gom toàn bộ phân, rác, chất thải rắn, thức ăn thừa, chất độn chuồng và vật rẻ tiền để đốt ngay trên nền chuồng nuôi.
- Chôn: chất thải được rắc vôi bột hoặc phun chloramine, Ca(OCl) 25% sau đó chôn sâu cách mặt đất ít nhất 0,5 - 1m.

Đối với chuồng trống, đất xung quanh khu chăn nuôi:

- Phun thuốc sát trùng lên toàn bộ bề mặt nền, tường, máng ăn, máng uống, trần, mái chuồng nuôi.- Thuốc sát trùng được phun bảo đảm làm ướt toàn bộ bề mặt vật được sát trùng (80 - 120ml/m2 diện tích) và phun thuốc theo chiều từ cao xuống thấp.
- Sau 24g dùng nước rửa sạch nền, để khô và sát trùng lại lần 2. Trước khi công bố hết dịch, toàn bộ khu vực chăn nuôi phải được tiêu độc sát trùng.
- Các thuốc sát trùng sử dụng: chlorine 5-6%, glutaraldehyde 2-4%, ophenylphenol 3-5%.
- Khu vực xung quanh chuồng nuôi phải được phát quang, thu gom dụng cụ phế thải để tiêu hủy, sau đó phun thuốc sát trùng như trên.
(Theo Tuổi Trẻ online)

============================================

Chi tiết lằm rùi đó bác muốn chi tiết hơn cũng không có đâu :D

============================================
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn bác HienBeo
Huy_nguyen_103 ơi cho mình hỏi.Mình đi mua thuốc bệnh cho chim thì bác sĩ thú y thường cho 2>3 loại thuốc kết hợp với nhau ví dụ như thuốc cầu trùng+ E.coli(thuốc Hen + Ecoli) theo kinh nghiệm của bạn thì uống kết hợp như vậy thì có hiệu quả hay không?
 

Cảm ơn bác HienBeo
Huy_nguyen_103 ơi cho mình hỏi.Mình đi mua thuốc bệnh cho chim thì bác sĩ thú y thường cho 2>3 loại thuốc kết hợp với nhau ví dụ như thuốc cầu trùng+ E.coli(thuốc Hen + Ecoli) theo kinh nghiệm của bạn thì uống kết hợp như vậy thì có hiệu quả hay không?
thuốc khử trùng thì hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại, theo điều kiện kinh tế của mình thôi và tất nhiên là càng mắc tiền càng tốt, còn mình hay dùng novasept thôi, vừa kinh tế vừa hiệu quả, không biết ở chỗ bạn có ko chứ ở địa phương mình thì bên ban ấp cũng hay phát thuốc khử trùng định kỳ.
thuốc kháng sinh nếu biết kết hợp thì sẽ giúp cút mau hồi phục, nhưng nếu không đúng có thể dẫn đến hiện tượng lờn thuốc. bạn có thể tham khảo cách dùng kháng sinh ở đây http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20071207231732AAIJa0Z và theo mình bạn nên sử dụng kháng sinh phổ rộng ( VD : tetra, sufa, ampi.... ) chứ đừng nên dùng kháng sinh đặc trị vì thứ nhất là giá thành cao mà chỉ trị dc 1 bệnh , trong khi đó KS phổ rộng là 1 mũi tên có thể trúng từ 2 đích trở lên, còn các bác sĩ thú y thực sự các bác ấy mún bán dc nhìu thc thôi,cút mình càng bệnh các bác ấy càng ăn nên làm ra mà:)), vi thế bạn cứ học hỏi kinh nghiệm và sử dụng thuốc cho hiệu quả, và điều quan trọng là phải tăng sức đề kháng cho con cút thật khỏe thì sẽ tránh được bệnh. chúc bạn vui.
 
chào bạn theo mình thì thuốc khử trùng hiện nay rất nhiều loại bạn có thể lựa chọn sử dụng, nếu sát trùng chuồng trại có vật nuôi thì nên mua thuốc thành phẩm như benkocid, iodine, solamid.... còn khu vực xung quanh nên dùng các loại nguyên liệu như formol, thuốc tím, cloramine cho rẻ tiền.
Còn cút đẻ trứng trắng thì nguyên nhân thì có 2 nguyên nhân chính
một là do thiếu các vitamin, khoáng sẽ làm mất màu vỏ trứng.
hai là do mắc bệnh truyền nhiễm gây rối loạn sự trao đổi chất cũng có hiện tượng này tuy nhiên kèm theo là tỉ lệ trứng giảm, tỉ lệ chết tăng.
còn việc bạn thắc mắc khi mua thuốc BS thường đưa 2-3 loại thuốc kết hợp với nhau thì đó là một trong những nguyên tắc điều trị bệnh truyền nhiễm nhằm tránh sự lờn thuốc và tăng hiệu quả điều trị tuy nhiên cái này còn phụ thuộc ở tay nghề của người đưa thuốc bởi vì có những kháng sinh khi phối hợp với nhau sẽ xảy ra đối kháng làm mất tác dụng của nhau.
Mình xin đưa ra những ý kiến này cho bạn tham khảo.
chúc bạn thành côngB)
 
Thank's bác Huy_nguyen_103
bác trả lời hay quá đúng mấy cái em đang thắc mắc !
Tiện đây em xin hỏi các bác Nông dân Thông thái trên diễn đàn.Cút nhà em bắt về nuôi quãng 20 ngày thì bắt đầu đẻ bói.Từ lúc đẻ bói đến giờ đã 1 tháng rồi mà tỷ lệ đẻ chỉ đạt 35% .Mỗi ngày em cho ăn 2,5 lang/1 con .Vậy có phải em cho ăn nhiều quá không?hay là đàn chim chưa đẻ đến thời điểm cao? Các bác "giải ngõ" giúp em với :unsure:
 
Cút đẻ trứng trắng còn một nguyên nhân nữa:
Đó là biến dị của gien, nói dân dã là giống.
*
Nếu đúng vậy thì bạn trúng mánh lớn.
Bạn sẽ bán trứng cút trắng, với giá gấp 10
để bán giống. Người ta nghĩ rằng nếu có giống
cút đẻ trứng trắng, thì trứng có thể bán giá
nhỉnh hơn trứng thường.
*
Điều quan trọng là bạn phải cho ấp nở những
trứng trắng này, và theo dõi năng suất con
cháu của chúng có trắng không, và có cao không.
*
Chúng ta đã nuôi heo rồi, bây giờ lại nuôi heo
rừng, mặc dù heo rừng năng suất kém hơn, chỉ
để có đặc sản thôi. Vậy trứng chim cút trắng cũng
làm đặc sản được chứ! Mong sao còn có trứng chim
cút màu nâu tuyền nữa mới bán càng có giá cao.
Các bạn nghĩ sao nếu trứng cút có màu nâu và
trắng vằn vện? Hay nền nâu, đốm trắng?
*
 
Cút đẻ trứng trắng còn một nguyên nhân nữa:
Đó là biến dị của gien, nói dân dã là giống.
*
Nếu đúng vậy thì bạn trúng mánh lớn.
Bạn sẽ bán trứng cút trắng, với giá gấp 10
để bán giống. Người ta nghĩ rằng nếu có giống
cút đẻ trứng trắng, thì trứng có thể bán giá
nhỉnh hơn trứng thường.

*

Chỉ sợ mang ra chợ người ta chạy mất dép thôi bác ơi !trứng cút trắng bà con lại tưởng trứng cút TQ thì chít.:lol:
 


Back
Top