Cho gà ăn cám gạo nhiều có ảnh hưởng gì không

  • Thread starter connhen
  • Ngày gửi
Như tít ạ, mấy bữa nay gà đến tuổi xuất mà chưa xuất được nên em đang cho gà ăn cầm chừng.
Em cho ăn
30% cám gạo
40% lúa
15% bắp
15% đậm đặc

Như trên mạng thì em thấy các công thức không cho cám vào quá 20%.

Xin mọi người cho em hỏi là gà ăn cám gạo nhiều hì có ảnh hưởng gì đến chất lượng thịt không ạ
 


20 % la dc rồi vì còn lien quan tới độ đạm trong thức ăn ,nhưng có 1 luu ý là bạn cho ăn cám nhiều thì thịt sẽ có màu trắng vì trong cám gạo k có sắc tố tạo màu vàng trong thịt gà (tên khoa học là gì mình quên rồi )nhưng trong bắp thì lại có rất nhiều sắc tố này
 
Không biết ăn nhiều cám thì thịt gà có bị bở hay có mùi khác không nhỉ, còn về vụ thịt vàng thì em có bổ sung bắp nên không sao
 
20 % la dc rồi vì còn lien quan tới độ đạm trong thức ăn ,nhưng có 1 luu ý là bạn cho ăn cám nhiều thì thịt sẽ có màu trắng vì trong cám gạo k có sắc tố tạo màu vàng trong thịt gà (tên khoa học là gì mình quên rồi )nhưng trong bắp thì lại có rất nhiều sắc tố này
chính xác bác ạ trong ngô vàng có nhiều chất caroten (tiền vitamin A) làm da vàng kể cả người ăn nhiều thưc phẩm nhiều vitamin A dẫn đền thừa vitamin A cũng làm vàng chân vàng tay em đọc những thông tin ở dưới là hiểu
em tóm tắt một đoạn ở tài liệu của em
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> + Cám gạo Là sản phẩm phụ của xay xát thóc, có loại cám lụa là sản phẩm của xát gạo. Nước ta nguồn cám xay xát thóc gạo rất lớn và nguồn nguyên liệu thức ăn tốt có đến gần 9% protein tiêu hoá, 6,5% lipid, cao hơn ngô. Trong cám gạo nhiều axit min, lyzin, albumin cao hơn trong gạo. Cám nhiều vitamin nhóm B, vitamin E, nhiều chất khoáng. Cám tốt màu nâu sáng, hơi nhớt vì có dầu, ít bay bụi, cám lụa màu trắng, cám có mùi thơm ngon. Một điều cần chú ý là trong dầu cám

có men lipaza làm phân giải axit béo không no, làm hỏng mỡ, gây mùi khét, ôi, vị đắng khi cám để lâu trong không khí ẩm, nhiệt độ cao. Vì thế cám không dự trữ quá 15 ngày, nếu ép dầu lấy khô thì có thể để lâu hơn nhưng đều phải được bảo quản trong kho thoáng, nhiệt độ, ẩm độ đều thấp. Tỷ lệ cám trong thức ăn gà con 5-10%, gà dò, gà broiler 20-25%, gà đẻ 15-20%. Cám ép có protein cao trên 15%, thơm, gà thích ăn nhưng tỷ lệ xơ cao, năng lượng thấp nên cho vào thức ăn gà các loại không quá 15 -20% .
+ Ngô: Ngô là thức ăn cơ sở của gà, tuỳ loại gà mà khẩu phần thức ăn có tỷ lệ ngô 50-70% (Liên hiệp gia cầm Việt Nam). Ngô có năng lượng cao nhất trong các loại ngũ cốc: 3300-3450 Kcal/kg, thường dùng ngô điều chỉnh mức năng lượng trong thức ăn hỗn hợp. Ngô có 8-10% protein thô, 2% xơ, 4,5% lipid, 0,1 % canxi, 0,3 % phospho tổng số. Ngô vàng nhiều caroten (tiền vitamin A) làm lòng đỏ trứng vàng, da vàng, thịt ngon. Ngô dễ tiêu hoá đến 85-90%, thơm ngon, gà thích ăn.

Cần lưu ý là hàm lượng axit min không thay thế ở ngô thấp, nhất là lyzin chỉ 3% so với protein của ngô, nghèo khoáng cho nên phải bổ sung cân đối lyzin, khoáng trong khẩu phần. Đặc biệt là ngô giàu bột đường, mỡ cao nên nấm mốc dễ xâm nhập khi độ ẩm quá 15%. Khi có nhiều hạt đầu đen là đã nhiễm mốc chứa độc tố aflatoxin gây ngộ độc làm gà con chết hàng loạt, gà mái giảm đẻ, tuyệt đối không cho gà ăn ngô mốc. Chọn ngày nắng ấm để thu hoạch ngô và phơi ngay, nếu gặp trời râm, mưa phải sấy cho khô có độ ẩm dưới 13%.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 


Back
Top