Cho gà ăn, hi vọng đây là con đường thoát

  • Thread starter vô danh1
  • Ngày gửi
Hôm nay, đang tìm hiểu về cây chùm ngây, thì em thấy thật đau lòng, loài cây "độ sinh", cứu đói lại làm chết ểu bao nhiêu người. Dinh dưỡng của cây chùm ngây là có thật, vậy tại sao nó lại không được đón tiếp? Chắc tại dân ta quá quen với nó, mà lại không có thói quen ăn nó.
Nhưng cũng tình cờ em lại đọc được topic này, nghĩ ra một ý tưởng: người không ăn thì cho gà ăn, trước mắt là giải quyết "đầu ra" cho cái lá "hút khổ", sau này biết đâu lại tạo được thương hiệu "gà chùm ngây".
Dưới đây là bài viết em đọc được, nói về một người đã sưu tầm các loại cây đã được/ có tiềm năng dùng trong chăn nuôi, các bác cho ý kiến:

Rau cỏ tươi làm thức ăn cho gà:

Nói về tầm quan trọng của rau cỏ tươi, chúng ta hãy nghe kiến giải của đại sư kê Frank Shy (Narragansett) trong cuốn "Modern Breeding of Gamefowl":

"Đứng đầu danh sách về cơ sở vật chất là bãi chăn thả đủ rộng với thật nhiều cỏ xanh tương ứng với quy mô đàn gà. Theo kinh nghiệm của tôi, cỏ “tốt” là thức ăn quan trọng nhất trên đời cho sự phát triển của gà con. Nó giá trị hơn tất cả các loại thức ăn khác gộp lại. Trên thực tế, tôi biết nhiều trường hợp những loại thức ăn xịn nhất cũng không thể bù đắp nổi những khiếm khuyết vì thiếu cỏ tốt.

Xin nhấn mạnh từ cỏ “tốt”. Không phải cỏ nào cũng như nhau. Một số bổ dưỡng hơn số khác. Bổ dưỡng hơn rất nhiều. Một loại cỏ không mọc trên tất cả các loại đất hay ở mọi vùng khác nhau trong nước. Bởi vậy, tôi gợi ý các bạn nên liên hệ với các trường đại học hoặc các cơ quan nông nghiệp ở bang nhà, cho họ biết vấn đề của bạn, và nhờ họ giới thiệu những loại cỏ giàu dinh dưỡng ở địa phương của bạn. Họ có lẽ sẽ cần mẫu đất ở chỗ bạn để phân tích thành phần hóa học, và giới thiệu những loại phân bón nhất định .v.v. Cố gắng làm theo những lời khuyên của họ. Đừng ngại liên hệ. Bạn đã trả phí dịch vụ thông qua tiền đóng thuế của mình vậy hãy tận dụng họ một cách phù hợp. Ngoài ra, rồi bạn sẽ thấy những nơi này rất nhiệt tình cộng tác.

Còn đây là một vấn đề khác. Chất lượng đất của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cỏ mà bạn trồng. Nhiều khả năng, bãi chăn thả của bạn quá lớn nên bạn thấy không thực tế hoặc quá tốn kém nếu bón phân một cách toàn diện.

Điều này đặc biệt đúng với việc sử dụng phân ủ (compost) như là một phần thuộc chương trình chăm bón của bạn. Theo đó, bạn dành một khoảnh đất riêng, thậm chí chỉ độ năm chục feet vuông [~4.6 m2], và ủ phân. Cố gắng đắp thành đống lớn bằng cỏ vụn và khi khô đi, nó sẽ tạo thành một lớp phủ dày. Tôi chuộng phân ủ và phân bò hơn bất kỳ loại phân hóa học thương mại nào. Cũng bổ sung thêm phân gà lấy từ trại. Rồi theo dõi chất lượng cỏ trong khoảnh đất 50-feet vuông của bạn, và phản ứng của gà trên đó. Dĩ nhiên khoảnh đất càng rộng càng tốt. Đàn gà sẽ xử hết từng ngọn cỏ trong đó trước khi đụng đến cỏ ở nơi khác".

Đại sư chỉ cho ý kiến chỉ đạo thôi, về chi tiết cây gì, chăm bón ra sao thì ông khoán trắng cho nhà nước Mỹ. Bà con ta cũng nên nghe theo lời ông mà đi hỏi các cơ quan nông nghiệp ở địa phương xem chỗ mình nên trồng cây hoặc cỏ gì cho con gà ăn để nó mập mạnh nghen. Trong thời gian chờ đợi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem giang hồ có đồn đại thứ gì bổ béo chăng?

1- Rau lấp
Loại cỏ này bà con có đề cập trên diễn đàn nông nghiệp. Miền Bắc trước đây cấy trồng làm thức ăn gia cầm, gia súc. Lý do là vì gà thích ăn mà năng suất lại rất cao chứ hàm lượng protein nghe nói rất thấp.

*Đại từ điển bách khoa ghi nhận như sau “Rau lấp (tên khoa học Aneilema keisak) còn gọi là rau thài lài nước, rau ngấp ngó, họ Thài lài (Commelinaceae). Thân mềm, xốp, bò lan trên mặt ruộng, thân có đốt phân thành nhiều nhánh, đâm rễ ở các đốt già. Lá hình lưỡi mác hẹp, không có cuống, màu hơi tía. Rau lấp ưa ẩm, chịu lạnh; nhân giống vô tính; phân bố ở Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam... Ở Việt Nam, rau lấp mọc hoang ở một số tỉnh vùng núi phía bắc và được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ làm thức ăn xanh trong vụ đông. Rau lấp phát triển tốt từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau ở các tỉnh phía bắc; khi được chăm bón tốt, năng suất chất xanh đạt 200 - 300 tấn/ha/vụ. Rau lấp cũng được phát triển khá tốt ở vùng duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên. Rau lấp giàu vitamin, protein (?) và chất khoáng. Được coi là thức ăn xanh có giá trị cho lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng trong vụ đông”.

*Tên khoa học mới của rau lấp là Murdannia keisak.

*Cây ưa vùng ẩm ướt, nước sâm sấp, thích hợp trồng ở vùng ven bờ ao, hồ, kênh dẫn nước. Các nhà vườn ở miền Tây thường có kênh dẫn nước, phục vụ tưới tiêu. Ví dụ ở dưới là vườn nhà bạn Nghia_IT, ven bờ kênh có thể trồng rau lấp.
*Rau lấp trông rất giống với rau trai (dễ nhầm lẫn), thực ra có hai loại rau trai là rau trai thường hay cỏ chân vịt (Commelina communis) và rau trai hạt nhám hay thài lài trắng (Commelina diffusa) nhưng lá to hơn và bông xanh tím thay vì lá nhỏ và bông trắng phớt hồng ở rau lấp. Nghe nói các thứ này gà không chuộng.

*Cây này bà con miền Bắc hiện vẫn trồng để nuôi cá trắm cỏ. Nhưng trên mạng chẳng có tấm hình nào, mọi hình ảnh đều lấy từ các trang web của nước ngoài. Các bạn chịu khó tìm vậy, nếu tìm không ra thì thay bằng rau muống, nghe nói dinh dưỡng tương đương, chỉ thua về năng suất thôi, nhưng bù lại người ăn được!


grass3.jpg



2- Cây chè đại
Cây chè đại Trichanthera gigantea có hàm lượng protein 17.9% (12.0 - 21.7%), trọng lượng khô 17.5% và thích nghi tốt với nhiều vùng khí hậu khác nhau. Lưu ý rằng nhu cầu protein của gà từ 16-20% nên nếu được chăm bón tốt thì cây chè đại đáp ứng... vừa đủ (tin rất không vui đối với các công ty chế biến thức ăn gia cầm). Cây có thể trồng thâm canh hoặc xen canh trong vườn cây ăn trái, cây công nghiệp như tiêu, điều. Lá cây có thể dùng tươi hay phơi khô, xắt nhỏ hoặc xay thành bột để trữ và trộn vào cám cho gà ăn dần. Sau đây là phần giới thiệu của kỹ sư Đậu Thế Năm ở Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên:

"Cây chè đại thuộc họ Acanthaceae, họ phụ Ancanthoideae, bộ Trichanthera, chi Hera, loài Trichanthera gigantea. Cây thân bụi, tán tròn, nhánh bậc hai, lá cánh quạt dài đến 26 cm và rộng 14 cm, đỉnh nhọn, bản hẹp, nở hoa theo chu kỳ.

Cây chè đại là loài mới, làm thức ăn gia súc được nhập vào Việt Nam năm 1993 từ Colombia, đây là loại cây năng suất khá cao, rất giàu protein, khoáng và vitamin. Hiện nay cây chè đại đã được trồng ở miền Tây Nam Bộ và vùng núi phía Bắc nước ta để làm thức ăn cho gia súc và cá. Kết quả cho thấy việc sử dụng cây chè đại làm thức ăn gia súc đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt trong chăn nuôi.

Cây mọc nhiều ở vùng núi Colombia, dọc theo các dòng suối và khu vực đầm lầy Costa Rica tới phía Bắc Nam Mỹ. Đây là loài cây làm thức ăn gia súc, thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Chúng có thể sống cao độ trong khoảng 0 – 2000m (Murgueitio, 1989), 800 - 1600m (Acero 1985) và từ 500 - 1800m trên mực nước biển (Jaramillo & Correcdor 1989). Đối với vùng có khí hậu ẩm ướt, lượng mưa hằng năm khoảng 1000- 2800mm (Jaramillo & Correcdor 1989) cây vẫn có khả năng sinh sống, ngay cả khi lượng mưa lên đến 5000 - 8000mm/năm (Murgueitio1989). Cây chè đại phát triển được trong điều kiện đất acid [phèn], kém màu mỡ nhưng thoát nước tốt.

Cây chè đại Trichanthera gigantea có thể thu hoạch lần đầu tiên ở 4 - 6 tháng tuổi, năng suất 15,6 và 16,74 tấn/ha (thân tươi) tương đương 40000 cây/ha (khoảng cách 0,5m x 0,5m), sau 1,5 - 3 tháng thu hoạch một lần năng suất 17 tấn/ha/1 lần cắt (khoảng cách 0,75 cm x 0,75 cm). Tổng sản lượng (lá tươi và thân xanh) lên đến 53 tấn/ha/năm. Cây chè đại có khả năng tái sinh mạnh mẽ, ngay cả trong điều kiện thu hoạch nhiều lần mà không cung cấp phân bón. Điều này cho thấy quá trình tổng hợp ni-tơ có thể xảy ra ở phần rễ thông qua hoạt động của Mycorrhiza hay những vi sinh vật khác. Cây chè đại đáp ứng tốt với ni-tơ của phân u-rê lên đến 240 kg ni-tơ/ha/năm.

Hàm lượng protein chứa bên trong lá thay đổi từ 15 - 18% và hầu hết là protein thật. Hàm lượng can-xi đặc biệt cao so với các loại cây thức ăn khác. Thí nghiệm kiểm tra các chất kháng dinh dưỡng, Rosales & Galindo (1987) chứng minh rằng trong cây chè đại không có các chất alkaloid hay tannin, hàm lượng saponin và steroid thấp.

Kết quả thử nghiệm của Khoa chăn nuôi Trường ĐH Cần Thơ cho thấy: Việc sử dụng lá cây chè đại tươi dưới dạng bột cỏ cho gia súc, gia cầm và cá mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn. Đặc biệt, chất lượng thịt, trứng vàng, thơm ngon hơn so với lô đối chứng không sử dụng lá cây chè đại.

Nhiều hộ nông dân ở Cần Thơ đã và đang sử dụng lá cây chè đại tươi bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho heo: 4,2kg/con/ngày với heo nái và 3,6kg/con/ngày với heo thịt, tương đương 110 – 130g protein/con/ngày cho kết quả tốt: Heo nái sinh sản tốt, heo thịt tăng trọng cao. Gà, vịt, cút đẻ có bổ sung lá cây chè đại vào khẩu phần thức ăn cũng cho kết quả tốt: đẻ trứng nhiều hơn, chất lượng trứng tốt hơn".

grass6.jpg



grass9.jpg


3- Cây chùm ngây
Cây chùm ngây Moringa oleifera (tên đồng nghĩa Moringa pterygosperma) là cây thân gỗ nhỏ, sinh sống ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trong vùng Nam Á thuộc bang Kerala của Ấn Độ. Loài cây này đã có lịch sử trồng trọt tới hơn 4.000 năm. Nó được trồng phổ biến ở Châu Á và Châu Phi. Nó được người Ấn Độ trân trọng đặt tên là cây Độ Sinh (Tree of Life). Các nhà dược học, các nhà thực vật học, dựa vào hàm lượng dinh dưỡng và nguồn dược liệu quí hiếm được kiểm nghiệm, đã không ngần ngại đặt tên cho nó là cây Thần Diệu (Miracle Tree).

Chùm ngây đã hiện diện ở Việt Nam ta từ lâu đời (mọc hoang nhiều nhất ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận) nhưng trong vài chục năm trở lại đây người ta nghiên cứu thấy nó có nhiều tác dụng đặc biệt nên tưởng là cây mới du nhập. Gần đây phong trào trồng và sử dụng cây này đang phát triển rầm rộ nên kiếm giống cũng chẳng khó. Lá cây có hàm lượng protein 24.3% (17.1 - 29.7%), trọng lượng khô 26.2%, cao tương đương với một số loại cỏ làm thức ăn cho bò sữa. Lý do cây này được giới thiệu bởi nó đáp ứng được hai mục đích và tận dụng trồng ở hàng rào. Sư kê Philippines Larry Locara (SuperMax) từng sử dụng lá chùm ngây như là thảo dược phòng bệnh cho gà nhưng nếu trồng được nhiều thì lấy cho gà ăn dặm cũng tốt!

grass10.jpg





4- Bèo hoa dâu
Theo Vi.Wikipedia “Bèo hoa dâu là tên gọi chung của họ Azollaceae, độc chi Azolla bao gồm 7 loài thực vật sống trên mặt nước ở các ao, hồ nước ngọt, có lá nhỏ hình xuyến màu xanh lá cây. Rễ của loài này luôn ngâm trong nước. Chúng cộng sinh với vi khuẩn lam Anabaena azollae, để chuyển hóa ni-tơ từ không khí. Bèo hoa dâu được dùng ở một số nơi làm thức ăn cho lợn. Nhờ khả năng chuyển hóa ni-tơ, bèo hoa dâu đã tạo nên một cách mạng nông nghiệp trong trồng lúa nước ở châu Á. Khi ruộng lúa ngập nước, bèo hoa dâu được phát triển để hấp thu ni-tơ. Khi ruộng lúa cạn, bèo chết để lại nguồn phân đạm [protein] tự nhiên (là loại phân xanh).

Bèo hoa dâu là loài thực vật đầu tiên được con người mang vào vũ trụ (do Phạm Tuân đem theo để thí nghiệm trên vũ trụ. Nó có thể là thực phẩm trên vũ trụ trong tương lai bởi vì bèo hoa dâu chỉ cần nước và không khí để tạo ra chất đạm (loại dưỡng chất cần thiết cho cuộc sống). Ứng dụng của bèo trong đời sống là khá phổ biến”.

Bèo hoa dâu chứa 20.6% đạm (13.9 - 28.1%), trọng lượng khô 6.7% và được nhiều nơi trên thế giới trồng trọt để dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm! Vấn đề của các loại bèo là tỷ lệ trọng lượng khô khá thấp, khoảng 6-8%.

grass15.jpg


grass18.jpg


grass17.jpg


5- Cỏ linh lăng
Cỏ linh lăng Medicago sativa là loài cây thuộc họ Đậu Fabaceae. Hàm lượng protein cao 18.2% (15.8 -25.9%), trọng lượng khô cực cao 89.4% (thay đổi tùy theo mùa và tần suất thu hoạch) khiến nó rất thích hợp làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Sử sách ghi nhận nó được sử dụng tại châu Á khoảng năm 700 trước công nguyên, có lẽ ban đầu được trồng tại Iran, sau đó đưa vào châu Âu rồi châu Mỹ.

Giống như các loài họ Đậu khác, mắt rễ của chúng có chứa vi khuẩn Sinorhizobium meliloti với khả năng cố định đạm (fix nitrogen), và nó được sử dụng như là loại thức ăn gia súc hiệu quả cao, giàu protein mà ít phụ thuộc vào lượng ni-tơ lấy từ đất. Cỏ linh lăng là một trong số ít thực vật có sự tự đầu độc (autotoxicity). Tức hạt cỏ sẽ khó nảy mầm trong khu vực vốn đã có cỏ linh lăng. Vì vậy, đồng cỏ linh lăng nên được luân canh (trồng loại cây khác như bắp và lúa mì) trước khi tái gieo hạt.

Theo thông tin trên mạng, cây này chịu úng kém, dễ bị thối rễ. Côn trùng cũng tấn công mạnh vì nó... ngon. Nó cũng đòi hỏi phải có chế độ chăm bón thích hợp bằng phân hữu cơ hay hóa học. Dẫu có một số thảo luận nhưng dường như chưa mấy ai ở ta trồng thành công loại cỏ này khi áp dụng vào chăn nuôi.


grass21.jpg

grass22.jpg


6- Rau dền
Theo Vi.Wikipedia “Cây dền được cho là có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ nhưng khoảng 60 loài với khoảng 400 giống của nó hiện diện khắp nơi trên thế giới, cả vùng khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Ở Việt Nam, rau dền thường thấy là dền đỏ (dền tía - Amaranthus tricolor), dền cơm (dền trắng - Amaranthus viridis) làm rau ăn; dền gai (Amaranthus spinosus) mọc hoang dại”. Theo Wikipedia thì hàm lượng protein của rau dền là 14%. Rau dền là nguồn đạm không gluten (có trong các loại hạt) dành cho người mẫn cảm với chất này. Cây này được chọn vì nó quá dễ trồng và phát tán nhanh.


grass25.jpg



7- Cây khoai môn
Theo Vi.Wikipedia “Khoai môn Colocasia esculenta là loài cây nhiệt đới được trồng để lấy củ và cuống lá. Đây là một trong những loài cây đầu tiên được con người thuần hóa. Khoai môn có nhiều giống khác nhau gồm: khoai môn, khoai sọ và khoai nước.

Khoai môn có thể là loài bản địa của vùng đất ẩm thấp thuộc Malaysia. Dường như loài này được trồng tại các vùng nhiệt đới ẩm của Ấn Độ từ hơn 5000 năm trước công nguyên do di thực từ Malaysia, sau đó đến Ai Cập cổ đại. Tại Australia, Colocasia esculenta var. aquatilis là loài bản địa thuộc vùng Kimberley, Tây Australia; Colocasia esculenta var. esculenta giờ cũng trở thành giống hoang dại tại một số bang ở Australia.

Cây khoai môn được trồng chủ yếu để lấy củ và cuống lá. Ở dạng tươi, loài cây này có độc do chứa calcium oxalate và các tinh thể hình kim trong tế bào thực vật có thể gây ngứa. Tuy nhiên, khi được luộc hoặc ngâm trong nước lạnh qua đêm thì độc tố sẽ bị phá hủy”.

Trong khi củ khoai môn chứa nhiều tinh bột và chẳng có mấy protein thì hàm lượng chất này trong lá và cuống lại cao 20.5% (15.5 - 25.7%), trọng lượng khô 12%. Các thử nghiệm cho thấy không nên dùng quá 10% lá khoai môn (Feedipedia).

grass37.jpg

grass38.jpg



8- Rau ngót nhật
Theo thông tin trên mạng, rau ngót nhật có tên khoa học là Asystasia gangetica (Ganges primrose, Chinese violet), các trang web Việt gọi là "Biển hoa sông Hằng" hoặc "Thập vạn thác". Nhìn giống lá diễn làm thuốc nên người ta nhầm lẫn (các tên lá diễn, rau diễn, cây gan heo, Dicliptera chinensis, đều không chính xác). Cây này có thể đã di thực vào nước ta từ lâu hoặc là loài bản địa không chừng nhưng không có tên cho tới gần đây được nhập vào làm rau ăn mới có các tên tự đặt như ngót nhật, ngót thái, ngót LHQ.

Cây có lẽ được nhập khẩu từ Nhật mặc dù có thông tin nói rằng cây này mọc dại từ Huế đến Khánh Hòa,hàm lượng protein 3.7%. Hiện nay, nhiều người ở thành phố đang trồng để lấy rau xanh ăn vì nó quá dễ trồng, ngắt cành tuốt lá xong cắm xuống lại mọc ào ào, tăng trưởng mạnh lấn át cả cỏ, lá mềm ngọt có lẽ hợp khẩu vị của mấy cha nội gà vịt. Có hai loại là bông tím và bông trắng, nhớ ngắt ngọn nấu canh ăn liền chớ lỡ để cây ra hoa thì không đành vì... quá đẹp!

grass28.jpg





9- Cây lục bình
Cây lục bình Eichhornia crassipes (còn gọi là lộc bình, bèo tây hay bèo Nhật Bản, water hyacinth) xuất xứ từ Nam Mỹ, du nhập Việt Nam khoảng năm 1905, do đó mới có tên bèo tây. Lục bình sinh sản rất nhanh nên dễ làm nghẽn ao hồ, kênh rạch. Cây mẹ có thể nảy cây con, tăng gấp đôi dân số sau mỗi 2 tuần. Cây sống ở cả trên cạn lẫn dưới nước.

Thành phần dinh dưỡng của lục bình hầu như phụ thuộc vào chất lượng nước, nơi mà nó sinh sống. Hàm lượng protein cao 18.3% (13.1 – 34.9%), trọng lượng khô 11.3%, chủ yếu tập trung ở lá non. Nhưng như các loài thủy sinh khác, trọng lượng khô của lục bình lại thấp, chỉ chiếm khoảng 10%. Bà con vùng sông nước có một tập quán lạc hậu là vứt xác động vật chết xuống kênh rạch khiến không chỉ lục bình mà tất cả các loài thực vật nổi đều có thể mang mầm bệnh. Việc khai thác lục bình tự nhiên làm thức ăn cho gà tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu tập quán này thay đổi thì lục bình sẽ trở thành nguồn rau xanh dồi dào cho gà và vật nuôi. Hiện tại, lục bình trồng làm thức ăn cho gà phải tách nuôi riêng trong ao nhà (hình trong ví dụ dưới đây lấy từ tài khoản facebook của Chiến Bình Tân). Các thử nghiệm sử dụng lục bình với số lượng lớn làm thức ăn cho gà đều cho kết quả tiêu cực. Chỉ nên dùng với số lượng nhỏ (Feedipedia.org).


grass42.jpg



10- Cây keo dậu
Keo dậu Leucaena leucocephala, còn gọi là keo giậu, táo nhơn, bọ chét, bình linh, keo giun, keo cuba (? một số người dùng tên này, dường như có sự nhầm lẫn nào đó) là loài cây thân gỗ nhỏ, thuộc họ đậu Fabaceae, xuất xứ từ Trung Mỹ. Cây này được chọn vì đặc điểm chịu hạn tốt, cố định đạm và sinh trưởng cực nhanh. Hàm lượng đạm 23.3% (14.2 - 33.3%), trọng lượng khô 29.9%. Ở Việt Nam, cây thường được trồng làm hàng rào nên người ta gọi là keo dậu. Quả, hạt và lá có thể dùng làm thức ăn cho gia cầm. Mặc dù rất bổ dưỡng nhưng cây này chứa chất độc, không nên dùng lá tươi quá 5% (Feedipedia.org).

grass23.jpg

grass40.jpg


11- Cây lục lạc sợi
Cây lục lạc sợi Crotalaria juncea, còn gọi là cây gai dầu, sunn hemp, là cây họ đậu Fabaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện nay được trồng làm thức ăn cho vật nuôi ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Hàm lượng đạm 30%, trọng lượng khô 15% (dinh dưỡng của hạt rất cao, đạm 41% và trọng lượng khô 92.6%). Hạt và vỏ đôi khi có độc nên cần loại bỏ trước khi cho ăn (Feedipedia.org).

grass14.jpg

grass26.jpg


Ngoài các loại thực vật kể trên, các loại rau mà người ăn được thì gà cũng xơi được. Ngoài ra còn có một số loại lá cây và hạt mà người ta tận dụng để nuôi gà:

*Rau muống (Ipomoea aquatica, water spinach) có 21.4% đạm (14.1 - 26.4%), trọng lượng khô 13.6%.
*Rau lang (Ipomoea batatas, sweet potato) có 16.5% đạm (8.2 - 24.2%), trọng lượng khô 13%.
*Bèo tấm (Lemna minor, duckweed) có 29.1% đạm (24.9 - 38.6%), trọng lượng khô 5.6%.
*Bèo tai chuột (Salvinia sp.) là các loài có nguồn gốc từ châu Mỹ, Vi.Wikipedia ghi nhận có 3 loài ở nước ta gồm S. cucullata (bèo ong, bèo tai chuột), S. natans (bèo vảy ốc) và S. molesta (bèo tai chuột lớn). Bèo tai chuột lớn S. molesta có hàm lượng đạm 12.4% (9.5 - 15.2%), trọng lượng khô 7.7%. Dinh dưỡng không có gì đặc sắc nhưng tốc độ sinh sản của bèo tai chuột là ghê hồn!
*So đũa Sesbania grandiflora có 25.5% đạm (18.3 - 29.6%), trọng lượng khô 17.3%. Mặc dù rất bổ dưỡng nhưng thử nghiệm dùng cây này làm thức ăn cho gia cầm cho kết quả tiêu cực. Tóm lại khong nên dùng (Feedipedia.org).
*Cây rút dại Aeschynomene aspera (còn gọi là rút nhám, điền ma nhám) là một loài thực vật thủy sinh thuộc họ đậu Fabaceae. Cây bản địa ở Việt Nam và các nước vùng Nam Á, mọc ở địa bàn đất trũng, ven ao hồ, ruộng ngập kể cả vùng nước lợ. Ruột cây rút nhám rất xốp và nhẹ, có tính cách nhiệt nên được dùng làm cốt mũ và nón, nhất là loại nón thuộc địa mà tiếng Việt thường gọi là nón cối. Trên mạng hiện có người rao bán cây rút Ấn Aeschynomene indica (Indian jointvetch). Hiện chưa thấy nghiên cứu nào về dinh dưỡng của cả rút dại lẫn rút Ấn. Chỉ có cây rút Mỹ Aeschynomene americana (American jointvetch) được xác địnhhàm lượng đạm từ 20-28% ở lá non và 10-14% ở cành.
*Mắm là các cây ở vùng duyên hải, ngập mặn thuộc chi Avicennia. Lá có thể khai thác làm thức ăn cho vật nuôi.
*Cây bo bo (còn gọi là ý dĩ hoặc cườm thảo) Coix lacryma-jobi là một loài thực vật nhiệt đới thân cao thuộc họ Hòa thảo Poaceae, được trồng để lấy hạt, có nguồn gốc Đông Á nhưng được trồng ở nhiều nơi như là một loại cây một năm. Rất nhiều người nhầm lẫn với "hạt bo bo" thời bao cấp, loại hạt tròn màu trắng ngà hồi đó thật ra là cao lương trắng (sorghum).
*Cao lương là các loài cây thuộc chi Sorghum, họ Hòa thảo Poaceae. Sư kê Larry Locara cho gà ăn hạt này, số còn sót mọc tè le và trở thành món ăn dặm cho gà nhà chứng tỏ nó cũng khá dễ trồng.
*Một số loại thức ăn khác (theo Nghia_IT): bèo tấm, gốc lục bình, rau trai, cỏ chỉ (cỏ gà Cynodon dactylon).


==================================


*Dinh dưỡng: Rau xanh có nhiều chất bổ nhưng ở đây chúng ta chỉ tập trung vào hai thành phần chính là protein (đạm) và trọng lượng khô. Hàm lượng đạm trong các nghiên cứu khoa học thường được tính trên trọng lượng khô. Chẳng hạn, các thông số của rau muống như sau: đạm trung bình 21.4% (tối thiểu 14.1% – tối đa 26.4%), trọng lượng khô 13.6%. Như vậy trong 100g rau muống tươi sẽ có 13.6g trọng lượng khô, rồi trong số trọng lượng khô đó có 21.4% x 13.6g = 2.9g đạm tức 2.9% trọng lượng tươi. Cách tính theo trọng lượng tươi phổ biến trong các tài liệu cũ và cũng dễ hiểu hơn đối với người chăn nuôi.

*Cố định đạm (nitrogen-fixing): Quá trình lấy ni-tơ (N2) từ không khí để sản suất ra ni-trat (NH4). Đây là chất bổ mà cây cần để phát triển. Một số loài cây khi kết hợp với vi khuẩn cộng sinh (symbiotic), thường qua các nốt sần ở rễ, có khả năng cố định đạm (có nguồn gọi là “tổng hợp chất đạm”). Những cây này thường giàu đạm và có khả năng cải tạo đất. Những loài cây họ đậu như cỏ linh lăng (alfalfa), đậu phộng, đậu nành, cỏ ba lá (clover), đậu lupin, sắn dây (Pueraria sp.) cộng sinh với khuẩn Rhizobia. Bèo hoa dâu (Azolla sp.) cộng sinh với khuẩn lam Anabaena azollae. Được biết cây keo dậu cũng cộng sinh với khuẩn Rhizobia và có khả năng này.

*Chất độc: Có lẽ là hướng tiến hóa của cây cỏ để chống bị con khác ăn! Điển hình là cỏ sudan, nó chứa dhurrin, chất tiết ra prussic acid khi được thủy phân (hydrolysis). Lượng dhurrin tùy thuộc vào điều kiện nuôi trồng như phân bón và nước. Để giảm độc, người ta để cỏ khô héo và tránh bón phân quá nhiều. Cây keo dậu chứa nhiều mimosine (lên đến 12% trọng lượng khô), một amino acid độc hại đối với nhiều loại vật nuôi, kể cả gà. Các thử nghiệm cho thấy lượng lá tươi sử dụng không nên vượt quá 5%. Có thể giảm độc bằng cách ngâm nước và phơi khô. Lá khoai môn chứa chất kháng dưỡng (antinutritional) calcium oxalate. Chất này có thể hạn chế bằng cách nấu chín hoặc ngâm nước qua đêm. Các thử nghiệm cho thấy lượng lá sử dụng không nên vượt quá 10%. Hạt và vỏ hạt của cây lục lạc sợi cũng có độc nên cần loại bỏ trước khi cho vật nuôi ăn.

*Đề nghị: Các loại cỏ chăn nuôi có lẽ thích hợp nhất trong việc trồng trọt làm thức ăn cho gà vì năng suất cao. Tính theo trọng lượng tươi thì có linh lăng dẫn đầu về hàm lượng đạm 16.3%, vừa đủ nhu cầu về đạm ở gà trưởng thành. Có các loại cỏ hàm lượng đạm cao như VA06 4.6%, jumbo và sweet jumbo 5.3% nhưng chưa được ghi nhận và xác định độc tính bởi Feedipedia (cần thử nghiệm và đánh giá). Cây lục lạc sợi 4.5% (bỏ hạt và vỏ), cỏ stylo 3.8% có lẽ là lựa chọn tốt và đáng tin cậy hơn. Cây chùm ngây 6.4% và chè đại 3.1% có thể tận dụng trồng ở hàng rào, có lẽ năng suất không bằng cỏ. Rau muống 2.9%, bèo hoa dâu 1.38% và bèo tấm 1.63% thích hợp trồng ở bờ nước và trên mặt nước. Vì hàm lượng đạm hạn chế nên chúng chỉ được dùng như là thức ăn dặm, không có nhiều ý nghĩa trong việc tiết kiệm thức ăn. Mặc dù bổ dưỡng, một số loại cây cỏ vốn có độc (keo dậu 7% ) hoặc thử nghiệm trên gia cầm cho kết quả tiêu cực (so đũa 4.4%).

ai muốn xem các thảo luận trước thì vào bài gốc http://www.diendancacanh.com/threads/rau-co-tuoi-lam-thuc-an-cho-ga.343498/
 


Rau xanh chỉ cho gà ăn bổ sung thôi. Trồng những cây này cũng chẳng giảm đc bao nhiêu thức ăn
 
Hôm nay, đang tìm hiểu về cây chùm ngây, thì em thấy thật đau lòng, loài cây "độ sinh", cứu đói lại làm chết ểu bao nhiêu người. Dinh dưỡng của cây chùm ngây là có thật, vậy tại sao nó lại không được đón tiếp? Chắc tại dân ta quá quen với nó, mà lại không có thói quen ăn nó.
Nhưng cũng tình cờ em lại đọc được topic này, nghĩ ra một ý tưởng: người không ăn thì cho gà ăn, trước mắt là giải quyết "đầu ra" cho cái lá "hút khổ", sau này biết đâu lại tạo được thương hiệu "gà chùm ngây".
Dưới đây là bài viết em đọc được, nói về một người đã sưu tầm các loại cây đã được/ có tiềm năng dùng trong chăn nuôi, các bác cho ý kiến:
Dinh dưỡng chùm ngây thua rau muống, rau lang.. em ơi .. phát triển lá thì chậm thì dân ngu mới đi trồng cho gà ăn.
 
Dinh dưỡng chùm ngây thua rau muống, rau lang.. em ơi .. phát triển lá thì chậm thì dân ngu mới đi trồng cho gà ăn.
A có thông tin gì để nói là nó kém dinh dưỡng không, em thì cũng tìm hiểu trên mạng thấy nó cũng nhiều dinh dưỡng, vả lại em cũng chẳng bảo là trồng cho gà ăn, chỉ nghĩ là khi lỡ trồng rồi thôi
 
A có thông tin gì để nói là nó kém dinh dưỡng không, em thì cũng tìm hiểu trên mạng thấy nó cũng nhiều dinh dưỡng, vả lại em cũng chẳng bảo là trồng cho gà ăn, chỉ nghĩ là khi lỡ trồng rồi thôi
Lỡ trồng rồi thì chặt làm củi trồng cái khác, chứ diện tích để trồng cây chùm ngây để trồng rau ngót, rau muống, rau dền cho gà ăn thì còn hiệu quả hơn vì năng suất lá của chùm ngây rất thấp. Đọc trên mạng em không thấy mâu thuẫn à ... toàn dân bán giống chém gió không có nguồn gốc hết nhé.
 
ối giời :)) tính gam ra protein từ mỗi 100g chất khô mà. Còn mít mới thay thế được, trùn còn chưa vượt qua mà
 

tính ra mỗi tấn khô sẽ được khoảng 2 tạ pro, khoảng 4 tấn tươi được 1 tấn khô, nói chung không hấp dẫn, nhưng đây có thể nói như là nông nghiệp xanh, mình cũng chỉ nêu ý kiến thôi, tôn trọng mọi ý kiến, nhưng nói chung phải có cơ sở, vd như mình nói nó gàu dinh dưỡng cũng có cơ sở:
ijms-16-18923-t001
link: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4581279/ đây là một nghiên cứu của một nhóm học giả nước ngoài
Lỡ trồng rồi thì chặt làm củi trồng cái khác, chứ diện tích để trồng cây chùm ngây để trồng rau ngót, rau muống, rau dền cho gà ăn thì còn hiệu quả hơn vì năng suất lá của chùm ngây rất thấp. Đọc trên mạng em không thấy mâu thuẫn à ... toàn dân bán giống chém gió không có nguồn gốc hết nhé.
em chưa có số liệu về năng suất sinh học của nó nên không chối ý kiến này, nhưng ở nhà có trồng tiêu, trong các loại trụ thì nó là loại hay phải tỉa cành sắp nhất, sau cây gòn thôi
mình viết chủ đề này cũng còn mục đích phổ biến mấy cây kia, tùy từng địa phương sẽ có loại ưu thế
 
tính ra mỗi tấn khô sẽ được khoảng 2 tạ pro, khoảng 4 tấn tươi được 1 tấn khô, nói chung không hấp dẫn, nhưng đây có thể nói như là nông nghiệp xanh, mình cũng chỉ nêu ý kiến thôi, tôn trọng mọi ý kiến, nhưng nói chung phải có cơ sở, vd như mình nói nó gàu dinh dưỡng cũng có cơ sở:
ijms-16-18923-t001
link: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4581279/ đây là một nghiên cứu của một nhóm học giả nước ngoài

em chưa có số liệu về năng suất sinh học của nó nên không chối ý kiến này, nhưng ở nhà có trồng tiêu, trong các loại trụ thì nó là loại hay phải tỉa cành sắp nhất, sau cây gòn thôi
mình viết chủ đề này cũng còn mục đích phổ biến mấy cây kia, tùy từng địa phương sẽ có loại ưu thế
Rau muống nước (Ipomoea aquatica) là loại rau trồng trên mặt nước bằng thân và
rễ, có chu kỳ tái sinh rất ngắn (4 tuần lễ), chứa hàm lượng protein cao (26 % ở
trạng thái vật chất khô, VCK. Có nghĩa là 1 tấn khô có 2,6 tạ protein nhé.

Nói về protein thì nó còn thua lá sắn, chè đại, keo dậu, điền thanh.

Theo Từ Quang Hiển và Phạm Sỹ Tiệp (1998) [8] thì protein trong lá của các giống sắn bản địa của Việt Nam dao động từ 24,06 đến 29,80 % trong vật chất khô. Lá của các giống sắn trong nước có hàm lượng protein cao là Xanh Vĩnh Phú, sắn Dù, Chuối trắng, KM 60, Chuối đỏ, 205. Bột lá sắn có hàm lượng protein là 27,50 %, còn chế biến sắn cả cuống thì hàm lượng protein giảm xuống còn 20,30 %.
 
Nếu trồng để phối trộn thức ăn thì tốt, ở Phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột người ta trồng keo dậu để là trụ tiêu, chặt cành để làm vệ sinh cho tiêu mang về phơi lấy lá làm thức ăn nuôi gà (đẻ, thịt) rất tốt, tôi học được điều này khi còn đi NVQS được tham gia diễn tập ở đây, còn cho ăn lá tươi thì thực tế tôi đã áp dụng và đã thấy hiệu quả đó là lá phèn đen và lá bọ mảy, vừa bổ sung chất xơ, vitamin, v.v... mà còn có tác dụng phòng bệnh đường ruột
 
Hôm nay, đang tìm hiểu về cây chùm ngây, thì em thấy thật đau lòng, loài cây "độ sinh", cứu đói lại làm chết ểu bao nhiêu người. Dinh dưỡng của cây chùm ngây là có thật, vậy tại sao nó lại không được đón tiếp? Chắc tại dân ta quá quen với nó, mà lại không có thói quen ăn nó.
Nhưng cũng tình cờ em lại đọc được topic này, nghĩ ra một ý tưởng: người không ăn thì cho gà ăn, trước mắt là giải quyết "đầu ra" cho cái lá "hút khổ", sau này biết đâu lại tạo được thương hiệu "gà chùm ngây".
Dưới đây là bài viết em đọc được, nói về một người đã sưu tầm các loại cây đã được/ có tiềm năng dùng trong chăn nuôi, các bác cho ý kiến:

Rau cỏ tươi làm thức ăn cho gà:

Nói về tầm quan trọng của rau cỏ tươi, chúng ta hãy nghe kiến giải của đại sư kê Frank Shy (Narragansett) trong cuốn "Modern Breeding of Gamefowl":

"Đứng đầu danh sách về cơ sở vật chất là bãi chăn thả đủ rộng với thật nhiều cỏ xanh tương ứng với quy mô đàn gà. Theo kinh nghiệm của tôi, cỏ “tốt” là thức ăn quan trọng nhất trên đời cho sự phát triển của gà con. Nó giá trị hơn tất cả các loại thức ăn khác gộp lại. Trên thực tế, tôi biết nhiều trường hợp những loại thức ăn xịn nhất cũng không thể bù đắp nổi những khiếm khuyết vì thiếu cỏ tốt.

Xin nhấn mạnh từ cỏ “tốt”. Không phải cỏ nào cũng như nhau. Một số bổ dưỡng hơn số khác. Bổ dưỡng hơn rất nhiều. Một loại cỏ không mọc trên tất cả các loại đất hay ở mọi vùng khác nhau trong nước. Bởi vậy, tôi gợi ý các bạn nên liên hệ với các trường đại học hoặc các cơ quan nông nghiệp ở bang nhà, cho họ biết vấn đề của bạn, và nhờ họ giới thiệu những loại cỏ giàu dinh dưỡng ở địa phương của bạn. Họ có lẽ sẽ cần mẫu đất ở chỗ bạn để phân tích thành phần hóa học, và giới thiệu những loại phân bón nhất định .v.v. Cố gắng làm theo những lời khuyên của họ. Đừng ngại liên hệ. Bạn đã trả phí dịch vụ thông qua tiền đóng thuế của mình vậy hãy tận dụng họ một cách phù hợp. Ngoài ra, rồi bạn sẽ thấy những nơi này rất nhiệt tình cộng tác.

Còn đây là một vấn đề khác. Chất lượng đất của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cỏ mà bạn trồng. Nhiều khả năng, bãi chăn thả của bạn quá lớn nên bạn thấy không thực tế hoặc quá tốn kém nếu bón phân một cách toàn diện.

Điều này đặc biệt đúng với việc sử dụng phân ủ (compost) như là một phần thuộc chương trình chăm bón của bạn. Theo đó, bạn dành một khoảnh đất riêng, thậm chí chỉ độ năm chục feet vuông [~4.6 m2], và ủ phân. Cố gắng đắp thành đống lớn bằng cỏ vụn và khi khô đi, nó sẽ tạo thành một lớp phủ dày. Tôi chuộng phân ủ và phân bò hơn bất kỳ loại phân hóa học thương mại nào. Cũng bổ sung thêm phân gà lấy từ trại. Rồi theo dõi chất lượng cỏ trong khoảnh đất 50-feet vuông của bạn, và phản ứng của gà trên đó. Dĩ nhiên khoảnh đất càng rộng càng tốt. Đàn gà sẽ xử hết từng ngọn cỏ trong đó trước khi đụng đến cỏ ở nơi khác".

Đại sư chỉ cho ý kiến chỉ đạo thôi, về chi tiết cây gì, chăm bón ra sao thì ông khoán trắng cho nhà nước Mỹ. Bà con ta cũng nên nghe theo lời ông mà đi hỏi các cơ quan nông nghiệp ở địa phương xem chỗ mình nên trồng cây hoặc cỏ gì cho con gà ăn để nó mập mạnh nghen. Trong thời gian chờ đợi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem giang hồ có đồn đại thứ gì bổ béo chăng?

1- Rau lấp
Loại cỏ này bà con có đề cập trên diễn đàn nông nghiệp. Miền Bắc trước đây cấy trồng làm thức ăn gia cầm, gia súc. Lý do là vì gà thích ăn mà năng suất lại rất cao chứ hàm lượng protein nghe nói rất thấp.

*Đại từ điển bách khoa ghi nhận như sau “Rau lấp (tên khoa học Aneilema keisak) còn gọi là rau thài lài nước, rau ngấp ngó, họ Thài lài (Commelinaceae). Thân mềm, xốp, bò lan trên mặt ruộng, thân có đốt phân thành nhiều nhánh, đâm rễ ở các đốt già. Lá hình lưỡi mác hẹp, không có cuống, màu hơi tía. Rau lấp ưa ẩm, chịu lạnh; nhân giống vô tính; phân bố ở Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam... Ở Việt Nam, rau lấp mọc hoang ở một số tỉnh vùng núi phía bắc và được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ làm thức ăn xanh trong vụ đông. Rau lấp phát triển tốt từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau ở các tỉnh phía bắc; khi được chăm bón tốt, năng suất chất xanh đạt 200 - 300 tấn/ha/vụ. Rau lấp cũng được phát triển khá tốt ở vùng duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên. Rau lấp giàu vitamin, protein (?) và chất khoáng. Được coi là thức ăn xanh có giá trị cho lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng trong vụ đông”.

*Tên khoa học mới của rau lấp là Murdannia keisak.

*Cây ưa vùng ẩm ướt, nước sâm sấp, thích hợp trồng ở vùng ven bờ ao, hồ, kênh dẫn nước. Các nhà vườn ở miền Tây thường có kênh dẫn nước, phục vụ tưới tiêu. Ví dụ ở dưới là vườn nhà bạn Nghia_IT, ven bờ kênh có thể trồng rau lấp.
*Rau lấp trông rất giống với rau trai (dễ nhầm lẫn), thực ra có hai loại rau trai là rau trai thường hay cỏ chân vịt (Commelina communis) và rau trai hạt nhám hay thài lài trắng (Commelina diffusa) nhưng lá to hơn và bông xanh tím thay vì lá nhỏ và bông trắng phớt hồng ở rau lấp. Nghe nói các thứ này gà không chuộng.

*Cây này bà con miền Bắc hiện vẫn trồng để nuôi cá trắm cỏ. Nhưng trên mạng chẳng có tấm hình nào, mọi hình ảnh đều lấy từ các trang web của nước ngoài. Các bạn chịu khó tìm vậy, nếu tìm không ra thì thay bằng rau muống, nghe nói dinh dưỡng tương đương, chỉ thua về năng suất thôi, nhưng bù lại người ăn được!


grass3.jpg



2- Cây chè đại
Cây chè đại Trichanthera gigantea có hàm lượng protein 17.9% (12.0 - 21.7%), trọng lượng khô 17.5% và thích nghi tốt với nhiều vùng khí hậu khác nhau. Lưu ý rằng nhu cầu protein của gà từ 16-20% nên nếu được chăm bón tốt thì cây chè đại đáp ứng... vừa đủ (tin rất không vui đối với các công ty chế biến thức ăn gia cầm). Cây có thể trồng thâm canh hoặc xen canh trong vườn cây ăn trái, cây công nghiệp như tiêu, điều. Lá cây có thể dùng tươi hay phơi khô, xắt nhỏ hoặc xay thành bột để trữ và trộn vào cám cho gà ăn dần. Sau đây là phần giới thiệu của kỹ sư Đậu Thế Năm ở Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên:

"Cây chè đại thuộc họ Acanthaceae, họ phụ Ancanthoideae, bộ Trichanthera, chi Hera, loài Trichanthera gigantea. Cây thân bụi, tán tròn, nhánh bậc hai, lá cánh quạt dài đến 26 cm và rộng 14 cm, đỉnh nhọn, bản hẹp, nở hoa theo chu kỳ.

Cây chè đại là loài mới, làm thức ăn gia súc được nhập vào Việt Nam năm 1993 từ Colombia, đây là loại cây năng suất khá cao, rất giàu protein, khoáng và vitamin. Hiện nay cây chè đại đã được trồng ở miền Tây Nam Bộ và vùng núi phía Bắc nước ta để làm thức ăn cho gia súc và cá. Kết quả cho thấy việc sử dụng cây chè đại làm thức ăn gia súc đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt trong chăn nuôi.

Cây mọc nhiều ở vùng núi Colombia, dọc theo các dòng suối và khu vực đầm lầy Costa Rica tới phía Bắc Nam Mỹ. Đây là loài cây làm thức ăn gia súc, thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Chúng có thể sống cao độ trong khoảng 0 – 2000m (Murgueitio, 1989), 800 - 1600m (Acero 1985) và từ 500 - 1800m trên mực nước biển (Jaramillo & Correcdor 1989). Đối với vùng có khí hậu ẩm ướt, lượng mưa hằng năm khoảng 1000- 2800mm (Jaramillo & Correcdor 1989) cây vẫn có khả năng sinh sống, ngay cả khi lượng mưa lên đến 5000 - 8000mm/năm (Murgueitio1989). Cây chè đại phát triển được trong điều kiện đất acid [phèn], kém màu mỡ nhưng thoát nước tốt.

Cây chè đại Trichanthera gigantea có thể thu hoạch lần đầu tiên ở 4 - 6 tháng tuổi, năng suất 15,6 và 16,74 tấn/ha (thân tươi) tương đương 40000 cây/ha (khoảng cách 0,5m x 0,5m), sau 1,5 - 3 tháng thu hoạch một lần năng suất 17 tấn/ha/1 lần cắt (khoảng cách 0,75 cm x 0,75 cm). Tổng sản lượng (lá tươi và thân xanh) lên đến 53 tấn/ha/năm. Cây chè đại có khả năng tái sinh mạnh mẽ, ngay cả trong điều kiện thu hoạch nhiều lần mà không cung cấp phân bón. Điều này cho thấy quá trình tổng hợp ni-tơ có thể xảy ra ở phần rễ thông qua hoạt động của Mycorrhiza hay những vi sinh vật khác. Cây chè đại đáp ứng tốt với ni-tơ của phân u-rê lên đến 240 kg ni-tơ/ha/năm.

Hàm lượng protein chứa bên trong lá thay đổi từ 15 - 18% và hầu hết là protein thật. Hàm lượng can-xi đặc biệt cao so với các loại cây thức ăn khác. Thí nghiệm kiểm tra các chất kháng dinh dưỡng, Rosales & Galindo (1987) chứng minh rằng trong cây chè đại không có các chất alkaloid hay tannin, hàm lượng saponin và steroid thấp.

Kết quả thử nghiệm của Khoa chăn nuôi Trường ĐH Cần Thơ cho thấy: Việc sử dụng lá cây chè đại tươi dưới dạng bột cỏ cho gia súc, gia cầm và cá mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn. Đặc biệt, chất lượng thịt, trứng vàng, thơm ngon hơn so với lô đối chứng không sử dụng lá cây chè đại.

Nhiều hộ nông dân ở Cần Thơ đã và đang sử dụng lá cây chè đại tươi bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho heo: 4,2kg/con/ngày với heo nái và 3,6kg/con/ngày với heo thịt, tương đương 110 – 130g protein/con/ngày cho kết quả tốt: Heo nái sinh sản tốt, heo thịt tăng trọng cao. Gà, vịt, cút đẻ có bổ sung lá cây chè đại vào khẩu phần thức ăn cũng cho kết quả tốt: đẻ trứng nhiều hơn, chất lượng trứng tốt hơn".

grass6.jpg



grass9.jpg


3- Cây chùm ngây
Cây chùm ngây Moringa oleifera (tên đồng nghĩa Moringa pterygosperma) là cây thân gỗ nhỏ, sinh sống ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trong vùng Nam Á thuộc bang Kerala của Ấn Độ. Loài cây này đã có lịch sử trồng trọt tới hơn 4.000 năm. Nó được trồng phổ biến ở Châu Á và Châu Phi. Nó được người Ấn Độ trân trọng đặt tên là cây Độ Sinh (Tree of Life). Các nhà dược học, các nhà thực vật học, dựa vào hàm lượng dinh dưỡng và nguồn dược liệu quí hiếm được kiểm nghiệm, đã không ngần ngại đặt tên cho nó là cây Thần Diệu (Miracle Tree).

Chùm ngây đã hiện diện ở Việt Nam ta từ lâu đời (mọc hoang nhiều nhất ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận) nhưng trong vài chục năm trở lại đây người ta nghiên cứu thấy nó có nhiều tác dụng đặc biệt nên tưởng là cây mới du nhập. Gần đây phong trào trồng và sử dụng cây này đang phát triển rầm rộ nên kiếm giống cũng chẳng khó. Lá cây có hàm lượng protein 24.3% (17.1 - 29.7%), trọng lượng khô 26.2%, cao tương đương với một số loại cỏ làm thức ăn cho bò sữa. Lý do cây này được giới thiệu bởi nó đáp ứng được hai mục đích và tận dụng trồng ở hàng rào. Sư kê Philippines Larry Locara (SuperMax) từng sử dụng lá chùm ngây như là thảo dược phòng bệnh cho gà nhưng nếu trồng được nhiều thì lấy cho gà ăn dặm cũng tốt!

grass10.jpg





4- Bèo hoa dâu
Theo Vi.Wikipedia “Bèo hoa dâu là tên gọi chung của họ Azollaceae, độc chi Azolla bao gồm 7 loài thực vật sống trên mặt nước ở các ao, hồ nước ngọt, có lá nhỏ hình xuyến màu xanh lá cây. Rễ của loài này luôn ngâm trong nước. Chúng cộng sinh với vi khuẩn lam Anabaena azollae, để chuyển hóa ni-tơ từ không khí. Bèo hoa dâu được dùng ở một số nơi làm thức ăn cho lợn. Nhờ khả năng chuyển hóa ni-tơ, bèo hoa dâu đã tạo nên một cách mạng nông nghiệp trong trồng lúa nước ở châu Á. Khi ruộng lúa ngập nước, bèo hoa dâu được phát triển để hấp thu ni-tơ. Khi ruộng lúa cạn, bèo chết để lại nguồn phân đạm [protein] tự nhiên (là loại phân xanh).

Bèo hoa dâu là loài thực vật đầu tiên được con người mang vào vũ trụ (do Phạm Tuân đem theo để thí nghiệm trên vũ trụ. Nó có thể là thực phẩm trên vũ trụ trong tương lai bởi vì bèo hoa dâu chỉ cần nước và không khí để tạo ra chất đạm (loại dưỡng chất cần thiết cho cuộc sống). Ứng dụng của bèo trong đời sống là khá phổ biến”.

Bèo hoa dâu chứa 20.6% đạm (13.9 - 28.1%), trọng lượng khô 6.7% và được nhiều nơi trên thế giới trồng trọt để dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm! Vấn đề của các loại bèo là tỷ lệ trọng lượng khô khá thấp, khoảng 6-8%.

grass15.jpg


grass18.jpg


grass17.jpg


5- Cỏ linh lăng
Cỏ linh lăng Medicago sativa là loài cây thuộc họ Đậu Fabaceae. Hàm lượng protein cao 18.2% (15.8 -25.9%), trọng lượng khô cực cao 89.4% (thay đổi tùy theo mùa và tần suất thu hoạch) khiến nó rất thích hợp làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Sử sách ghi nhận nó được sử dụng tại châu Á khoảng năm 700 trước công nguyên, có lẽ ban đầu được trồng tại Iran, sau đó đưa vào châu Âu rồi châu Mỹ.

Giống như các loài họ Đậu khác, mắt rễ của chúng có chứa vi khuẩn Sinorhizobium meliloti với khả năng cố định đạm (fix nitrogen), và nó được sử dụng như là loại thức ăn gia súc hiệu quả cao, giàu protein mà ít phụ thuộc vào lượng ni-tơ lấy từ đất. Cỏ linh lăng là một trong số ít thực vật có sự tự đầu độc (autotoxicity). Tức hạt cỏ sẽ khó nảy mầm trong khu vực vốn đã có cỏ linh lăng. Vì vậy, đồng cỏ linh lăng nên được luân canh (trồng loại cây khác như bắp và lúa mì) trước khi tái gieo hạt.

Theo thông tin trên mạng, cây này chịu úng kém, dễ bị thối rễ. Côn trùng cũng tấn công mạnh vì nó... ngon. Nó cũng đòi hỏi phải có chế độ chăm bón thích hợp bằng phân hữu cơ hay hóa học. Dẫu có một số thảo luận nhưng dường như chưa mấy ai ở ta trồng thành công loại cỏ này khi áp dụng vào chăn nuôi.


grass21.jpg

grass22.jpg


6- Rau dền
Theo Vi.Wikipedia “Cây dền được cho là có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ nhưng khoảng 60 loài với khoảng 400 giống của nó hiện diện khắp nơi trên thế giới, cả vùng khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Ở Việt Nam, rau dền thường thấy là dền đỏ (dền tía - Amaranthus tricolor), dền cơm (dền trắng - Amaranthus viridis) làm rau ăn; dền gai (Amaranthus spinosus) mọc hoang dại”. Theo Wikipedia thì hàm lượng protein của rau dền là 14%. Rau dền là nguồn đạm không gluten (có trong các loại hạt) dành cho người mẫn cảm với chất này. Cây này được chọn vì nó quá dễ trồng và phát tán nhanh.


grass25.jpg



7- Cây khoai môn
Theo Vi.Wikipedia “Khoai môn Colocasia esculenta là loài cây nhiệt đới được trồng để lấy củ và cuống lá. Đây là một trong những loài cây đầu tiên được con người thuần hóa. Khoai môn có nhiều giống khác nhau gồm: khoai môn, khoai sọ và khoai nước.

Khoai môn có thể là loài bản địa của vùng đất ẩm thấp thuộc Malaysia. Dường như loài này được trồng tại các vùng nhiệt đới ẩm của Ấn Độ từ hơn 5000 năm trước công nguyên do di thực từ Malaysia, sau đó đến Ai Cập cổ đại. Tại Australia, Colocasia esculenta var. aquatilis là loài bản địa thuộc vùng Kimberley, Tây Australia; Colocasia esculenta var. esculenta giờ cũng trở thành giống hoang dại tại một số bang ở Australia.

Cây khoai môn được trồng chủ yếu để lấy củ và cuống lá. Ở dạng tươi, loài cây này có độc do chứa calcium oxalate và các tinh thể hình kim trong tế bào thực vật có thể gây ngứa. Tuy nhiên, khi được luộc hoặc ngâm trong nước lạnh qua đêm thì độc tố sẽ bị phá hủy”.

Trong khi củ khoai môn chứa nhiều tinh bột và chẳng có mấy protein thì hàm lượng chất này trong lá và cuống lại cao 20.5% (15.5 - 25.7%), trọng lượng khô 12%. Các thử nghiệm cho thấy không nên dùng quá 10% lá khoai môn (Feedipedia).

grass37.jpg

grass38.jpg



8- Rau ngót nhật
Theo thông tin trên mạng, rau ngót nhật có tên khoa học là Asystasia gangetica (Ganges primrose, Chinese violet), các trang web Việt gọi là "Biển hoa sông Hằng" hoặc "Thập vạn thác". Nhìn giống lá diễn làm thuốc nên người ta nhầm lẫn (các tên lá diễn, rau diễn, cây gan heo, Dicliptera chinensis, đều không chính xác). Cây này có thể đã di thực vào nước ta từ lâu hoặc là loài bản địa không chừng nhưng không có tên cho tới gần đây được nhập vào làm rau ăn mới có các tên tự đặt như ngót nhật, ngót thái, ngót LHQ.

Cây có lẽ được nhập khẩu từ Nhật mặc dù có thông tin nói rằng cây này mọc dại từ Huế đến Khánh Hòa,hàm lượng protein 3.7%. Hiện nay, nhiều người ở thành phố đang trồng để lấy rau xanh ăn vì nó quá dễ trồng, ngắt cành tuốt lá xong cắm xuống lại mọc ào ào, tăng trưởng mạnh lấn át cả cỏ, lá mềm ngọt có lẽ hợp khẩu vị của mấy cha nội gà vịt. Có hai loại là bông tím và bông trắng, nhớ ngắt ngọn nấu canh ăn liền chớ lỡ để cây ra hoa thì không đành vì... quá đẹp!

grass28.jpg





9- Cây lục bình
Cây lục bình Eichhornia crassipes (còn gọi là lộc bình, bèo tây hay bèo Nhật Bản, water hyacinth) xuất xứ từ Nam Mỹ, du nhập Việt Nam khoảng năm 1905, do đó mới có tên bèo tây. Lục bình sinh sản rất nhanh nên dễ làm nghẽn ao hồ, kênh rạch. Cây mẹ có thể nảy cây con, tăng gấp đôi dân số sau mỗi 2 tuần. Cây sống ở cả trên cạn lẫn dưới nước.

Thành phần dinh dưỡng của lục bình hầu như phụ thuộc vào chất lượng nước, nơi mà nó sinh sống. Hàm lượng protein cao 18.3% (13.1 – 34.9%), trọng lượng khô 11.3%, chủ yếu tập trung ở lá non. Nhưng như các loài thủy sinh khác, trọng lượng khô của lục bình lại thấp, chỉ chiếm khoảng 10%. Bà con vùng sông nước có một tập quán lạc hậu là vứt xác động vật chết xuống kênh rạch khiến không chỉ lục bình mà tất cả các loài thực vật nổi đều có thể mang mầm bệnh. Việc khai thác lục bình tự nhiên làm thức ăn cho gà tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu tập quán này thay đổi thì lục bình sẽ trở thành nguồn rau xanh dồi dào cho gà và vật nuôi. Hiện tại, lục bình trồng làm thức ăn cho gà phải tách nuôi riêng trong ao nhà (hình trong ví dụ dưới đây lấy từ tài khoản facebook của Chiến Bình Tân). Các thử nghiệm sử dụng lục bình với số lượng lớn làm thức ăn cho gà đều cho kết quả tiêu cực. Chỉ nên dùng với số lượng nhỏ (Feedipedia.org).


grass42.jpg



10- Cây keo dậu
Keo dậu Leucaena leucocephala, còn gọi là keo giậu, táo nhơn, bọ chét, bình linh, keo giun, keo cuba (? một số người dùng tên này, dường như có sự nhầm lẫn nào đó) là loài cây thân gỗ nhỏ, thuộc họ đậu Fabaceae, xuất xứ từ Trung Mỹ. Cây này được chọn vì đặc điểm chịu hạn tốt, cố định đạm và sinh trưởng cực nhanh. Hàm lượng đạm 23.3% (14.2 - 33.3%), trọng lượng khô 29.9%. Ở Việt Nam, cây thường được trồng làm hàng rào nên người ta gọi là keo dậu. Quả, hạt và lá có thể dùng làm thức ăn cho gia cầm. Mặc dù rất bổ dưỡng nhưng cây này chứa chất độc, không nên dùng lá tươi quá 5% (Feedipedia.org).

grass23.jpg

grass40.jpg


11- Cây lục lạc sợi
Cây lục lạc sợi Crotalaria juncea, còn gọi là cây gai dầu, sunn hemp, là cây họ đậu Fabaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện nay được trồng làm thức ăn cho vật nuôi ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Hàm lượng đạm 30%, trọng lượng khô 15% (dinh dưỡng của hạt rất cao, đạm 41% và trọng lượng khô 92.6%). Hạt và vỏ đôi khi có độc nên cần loại bỏ trước khi cho ăn (Feedipedia.org).

grass14.jpg

grass26.jpg


Ngoài các loại thực vật kể trên, các loại rau mà người ăn được thì gà cũng xơi được. Ngoài ra còn có một số loại lá cây và hạt mà người ta tận dụng để nuôi gà:

*Rau muống (Ipomoea aquatica, water spinach) có 21.4% đạm (14.1 - 26.4%), trọng lượng khô 13.6%.
*Rau lang (Ipomoea batatas, sweet potato) có 16.5% đạm (8.2 - 24.2%), trọng lượng khô 13%.
*Bèo tấm (Lemna minor, duckweed) có 29.1% đạm (24.9 - 38.6%), trọng lượng khô 5.6%.
*Bèo tai chuột (Salvinia sp.) là các loài có nguồn gốc từ châu Mỹ, Vi.Wikipedia ghi nhận có 3 loài ở nước ta gồm S. cucullata (bèo ong, bèo tai chuột), S. natans (bèo vảy ốc) và S. molesta (bèo tai chuột lớn). Bèo tai chuột lớn S. molesta có hàm lượng đạm 12.4% (9.5 - 15.2%), trọng lượng khô 7.7%. Dinh dưỡng không có gì đặc sắc nhưng tốc độ sinh sản của bèo tai chuột là ghê hồn!
*So đũa Sesbania grandiflora có 25.5% đạm (18.3 - 29.6%), trọng lượng khô 17.3%. Mặc dù rất bổ dưỡng nhưng thử nghiệm dùng cây này làm thức ăn cho gia cầm cho kết quả tiêu cực. Tóm lại khong nên dùng (Feedipedia.org).
*Cây rút dại Aeschynomene aspera (còn gọi là rút nhám, điền ma nhám) là một loài thực vật thủy sinh thuộc họ đậu Fabaceae. Cây bản địa ở Việt Nam và các nước vùng Nam Á, mọc ở địa bàn đất trũng, ven ao hồ, ruộng ngập kể cả vùng nước lợ. Ruột cây rút nhám rất xốp và nhẹ, có tính cách nhiệt nên được dùng làm cốt mũ và nón, nhất là loại nón thuộc địa mà tiếng Việt thường gọi là nón cối. Trên mạng hiện có người rao bán cây rút Ấn Aeschynomene indica (Indian jointvetch). Hiện chưa thấy nghiên cứu nào về dinh dưỡng của cả rút dại lẫn rút Ấn. Chỉ có cây rút Mỹ Aeschynomene americana (American jointvetch) được xác địnhhàm lượng đạm từ 20-28% ở lá non và 10-14% ở cành.
*Mắm là các cây ở vùng duyên hải, ngập mặn thuộc chi Avicennia. Lá có thể khai thác làm thức ăn cho vật nuôi.
*Cây bo bo (còn gọi là ý dĩ hoặc cườm thảo) Coix lacryma-jobi là một loài thực vật nhiệt đới thân cao thuộc họ Hòa thảo Poaceae, được trồng để lấy hạt, có nguồn gốc Đông Á nhưng được trồng ở nhiều nơi như là một loại cây một năm. Rất nhiều người nhầm lẫn với "hạt bo bo" thời bao cấp, loại hạt tròn màu trắng ngà hồi đó thật ra là cao lương trắng (sorghum).
*Cao lương là các loài cây thuộc chi Sorghum, họ Hòa thảo Poaceae. Sư kê Larry Locara cho gà ăn hạt này, số còn sót mọc tè le và trở thành món ăn dặm cho gà nhà chứng tỏ nó cũng khá dễ trồng.
*Một số loại thức ăn khác (theo Nghia_IT): bèo tấm, gốc lục bình, rau trai, cỏ chỉ (cỏ gà Cynodon dactylon).


==================================


*Dinh dưỡng: Rau xanh có nhiều chất bổ nhưng ở đây chúng ta chỉ tập trung vào hai thành phần chính là protein (đạm) và trọng lượng khô. Hàm lượng đạm trong các nghiên cứu khoa học thường được tính trên trọng lượng khô. Chẳng hạn, các thông số của rau muống như sau: đạm trung bình 21.4% (tối thiểu 14.1% – tối đa 26.4%), trọng lượng khô 13.6%. Như vậy trong 100g rau muống tươi sẽ có 13.6g trọng lượng khô, rồi trong số trọng lượng khô đó có 21.4% x 13.6g = 2.9g đạm tức 2.9% trọng lượng tươi. Cách tính theo trọng lượng tươi phổ biến trong các tài liệu cũ và cũng dễ hiểu hơn đối với người chăn nuôi.

*Cố định đạm (nitrogen-fixing): Quá trình lấy ni-tơ (N2) từ không khí để sản suất ra ni-trat (NH4). Đây là chất bổ mà cây cần để phát triển. Một số loài cây khi kết hợp với vi khuẩn cộng sinh (symbiotic), thường qua các nốt sần ở rễ, có khả năng cố định đạm (có nguồn gọi là “tổng hợp chất đạm”). Những cây này thường giàu đạm và có khả năng cải tạo đất. Những loài cây họ đậu như cỏ linh lăng (alfalfa), đậu phộng, đậu nành, cỏ ba lá (clover), đậu lupin, sắn dây (Pueraria sp.) cộng sinh với khuẩn Rhizobia. Bèo hoa dâu (Azolla sp.) cộng sinh với khuẩn lam Anabaena azollae. Được biết cây keo dậu cũng cộng sinh với khuẩn Rhizobia và có khả năng này.

*Chất độc: Có lẽ là hướng tiến hóa của cây cỏ để chống bị con khác ăn! Điển hình là cỏ sudan, nó chứa dhurrin, chất tiết ra prussic acid khi được thủy phân (hydrolysis). Lượng dhurrin tùy thuộc vào điều kiện nuôi trồng như phân bón và nước. Để giảm độc, người ta để cỏ khô héo và tránh bón phân quá nhiều. Cây keo dậu chứa nhiều mimosine (lên đến 12% trọng lượng khô), một amino acid độc hại đối với nhiều loại vật nuôi, kể cả gà. Các thử nghiệm cho thấy lượng lá tươi sử dụng không nên vượt quá 5%. Có thể giảm độc bằng cách ngâm nước và phơi khô. Lá khoai môn chứa chất kháng dưỡng (antinutritional) calcium oxalate. Chất này có thể hạn chế bằng cách nấu chín hoặc ngâm nước qua đêm. Các thử nghiệm cho thấy lượng lá sử dụng không nên vượt quá 10%. Hạt và vỏ hạt của cây lục lạc sợi cũng có độc nên cần loại bỏ trước khi cho vật nuôi ăn.

*Đề nghị: Các loại cỏ chăn nuôi có lẽ thích hợp nhất trong việc trồng trọt làm thức ăn cho gà vì năng suất cao. Tính theo trọng lượng tươi thì có linh lăng dẫn đầu về hàm lượng đạm 16.3%, vừa đủ nhu cầu về đạm ở gà trưởng thành. Có các loại cỏ hàm lượng đạm cao như VA06 4.6%, jumbo và sweet jumbo 5.3% nhưng chưa được ghi nhận và xác định độc tính bởi Feedipedia (cần thử nghiệm và đánh giá). Cây lục lạc sợi 4.5% (bỏ hạt và vỏ), cỏ stylo 3.8% có lẽ là lựa chọn tốt và đáng tin cậy hơn. Cây chùm ngây 6.4% và chè đại 3.1% có thể tận dụng trồng ở hàng rào, có lẽ năng suất không bằng cỏ. Rau muống 2.9%, bèo hoa dâu 1.38% và bèo tấm 1.63% thích hợp trồng ở bờ nước và trên mặt nước. Vì hàm lượng đạm hạn chế nên chúng chỉ được dùng như là thức ăn dặm, không có nhiều ý nghĩa trong việc tiết kiệm thức ăn. Mặc dù bổ dưỡng, một số loại cây cỏ vốn có độc (keo dậu 7% ) hoặc thử nghiệm trên gia cầm cho kết quả tiêu cực (so đũa 4.4%).

ai muốn xem các thảo luận trước thì vào bài gốc http://www.diendancacanh.com/threads/rau-co-tuoi-lam-thuc-an-cho-ga.343498/
cảm ơn a rất nhiều!
 
Theo thực tế nha mình nuôi gà. thì nó còn ăn các loại lá cây sau:
1. lá me (cây me lấy lá làm dấm nước rau ấy)
2. lá diếp cá (ko lấy lá già)
3. lá đinh lăng (lấy lá non thái nhỏ)
4. lá sắn non

Tuy nhiên các bạn cũng chỉ nên cho ăn có liều lượng, thêm vào chứ không phải ăn nhiều như rau muống.

Đàn gà nhà mình còn ăn cả cùi dưa hấu (ăn xong vứt ra vườn, nó tranh nhau mổ ầm ầm)
 
Cây chè đại. Mình vote 1 phiếu cho cây này với mục đích cho đại gia súc và cá trắm cỏ và cả lợn mán. Trồng có vẻ lâu thu hoạch nhưng cây bền và ít tốn công chăm sóc. Sản lượng năng suất cao.
 
Cây keo thì bây giờ họ trồng làm trụ tiêu. Lá được cắt cho dê ăn rất hiệu quả
 


Back
Top