cho hỏi thông tin về cây mít

  • Thread starter luatinh.01
  • Ngày gửi
có ace nào biết thông tin gì về cây mít
như:giá trị kinh tế, vùng trọng điểm trồng mít, hay giống mít nào đạt hiệu quả cao.v.v.
hay chọn giống cây mít không?
khó quá chỉ giùm mình với.:angry:
 


có ace nào biết thông tin gì về cây mít
như:giá trị kinh tế, vùng trọng điểm trồng mít, hay giống mít nào đạt hiệu quả cao.v.v.
hay chọn giống cây mít không?
khó quá chỉ giùm mình với.:angry:

THÔNG TIN VỀ MÍT

Chào bạn, câu hỏi của bạn đúng như "Khucthuydu" nói, khó có câu trả lời đầy đủ cho bạn được. Những câu hỏi này có thể là cả đề tài/luận văn đó. Bạn chịu khó tìm hiểu thêm, cần thêm thông tin gì có thể liên hệ, tôi sẵn sàng giúp bạn bằng những gì mình biết.

Tôi có thể nói vài ý về những điều bạn cần để tham khảo:
1. Giá trị kinh tế của mít:
Điều này chỉ chứng minh khi có thống kê và so sánh đầy đủ, tuy nhiên, hiện nay mít cũng như nhiều loại trái cây khác luôn theo vòng xoáy lên - xuống bất thường. Có nhà vườn trồng mít thu trái ngay lúc giá cao, lúc giá thấp. Ví dụ vườn A có 1 công đất (1.000m2) trồng mít thu được 3 tấn trái, giá bán tháng 1 được 20.000 đồng/kg, thu về 60 triệu đồng. Tuy nhiên, vườn B cũng trồng mít nhưng thu trái tháng 3, giá bán chỉ 10.000 đ/kg, thu về 30 triệu đồng, có vườn ông C thu ngay tháng mưa, giá mít chỉ 4.000 - 5.000 đ/kg, thu về chỉ 12 - 15 triệu đồng. Vì vậy, tin ông A trồng mít làm giàu có thật, nhưng tin ông C trồng mít không lời bao nhiêu cũng thật. Nói điều này để thấy rằng trái cây VN nói chung, mít nói riêng phụ thuộc lớn vào mùa vụ, thời điểm thu hoạch...cũng như cung - cầu thị trường.

Giá mít thời gian qua dao động từ 3.000 - 20.000 đ/kg, có lúc 25.000 đ/kg nhưng chỉ thời gian ngắn ở vài thời điểm, tùy thuộc từng vùng chứ không đại dịên chung cho giá mít. Giá mít ổn định trung bình 3.000 - 8.000 đ/kg là phổ biến. Nếu ở mức giá này, người dân có thể chọn lựa nhiều cây trồng khác ngoài mít tùy điều kiện đất đai và những yếu tố khác.

Giá trị kinh tế trái mít ổn định hay không, cao hay thấp còn phụ thuộc vào yếu tố nâng cao giá trị như chế biến xuất khẩu. Theo dự báo của các cơ quan chức năng, trong ngắn hạn, mít bán ăn tươi còn tiêu thụ tốt, tuy nhiên về lâu dài thị trường ăn tươi bão hòa, cung vượt quá cầu. Lúc này nếu không xuất hiện yếu tố đột biến (xuất khẩu, chế biến khác) thì khó tránh khỏi trúng mùa - mất giá.

2. Vùng trọng điểm trồng mít:
Hiện nay vùng được coi là "trọng điểm" trồng mít là Đông Nam bộ, vài tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nam bộ...Phía Bắc trồng không nhiều, ít trái nên giá mít ngoài đó luôn cao hơn.

3. Giống mít nào đạt hiệu quả cao:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống mít từ trong nước đến nhập ngoại, mỗi giống có ưu/khuyết điểm khác nhau. Nếu bạn muốn đầu tư trồng lớn thì nên tìm hiểu kỹ vì mỗi người, mỗi đơn vị có giống khác nhau sẽ nói về giống của mình khác nhau. Ở đây tôi không muốn nói là người có giống A thì khen A, người có giống B thì chê giồng A...Ngay cả thông tin giới thiệu trên vài phương tiện truyền thông cũng không chính xác, mang yếu tố chủ quan.
Vì vậy, tôi khuyên bạn nên tham khảo các cơ quan chức năng, nơi có úy tín để cân nhắc khi có nhu cầu. Ngoài ra, bạn có thể đọc và lọc thêm thông tin sau:

THÔNG TIN VỀ TRỒNG MÍT!!
Hiện có nhiều dòng Mít Thái và Mã Lai có mặt tại Vn như Chian rai, Lá Bàng, Siêu Sớm, Ruột Đỏ...Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, những dòng mít Thái chỉ thích hợp ăn tươi, không sấy được. Thị trường ăn tươi không nhiều (theo Vinamit khoảng 20%, còn lại là chế biến). Gần đây nông dân trồng rất nhiều mít Thái nên khả năng thị trường sẽ bão hòa, cung vượt cầu, khó cho đầu ra của mít Thái hay Mã lai...

Cần cảnh giác với một số giống mít lạ

Trích PV PGS TS Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng viện cây ă qnuả miền Nam (Báo KHPT)
..........
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif][if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif][if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman";} </style> <![endif]--> PV: Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều giống mít “lạ” có nguồn gốc từ nước ngoài, hay tự đặt tên lạ để bán giống…Nếu cơ quan chức năng không cảnh báo thì nông dân đổ xô mua giồng về trồng, điều này ảnh hưởng ra sao?
PGS.TS Nguyễn Minh Châu: Quản lý nhà nước cây giống hiện nay còn yếu kém, không ít cơ sở bán giống quảng cáo quá mức. Như trồng mít bán 1 tỷ đồng/ha? (Lời quảng cáo của cơ sở bán giống mít “lạ” 6 tháng cho trái ở Tiền Giang – pv). Điều này không bao giờ có được, chỉ có bán cây giống. Giống mít Thái tràn lan nhưng không thể bằng mít nghệ Việt Nam, nhiều nhà vườn có mít nghệ rất ngon. Chọn trồng giống ngoại cũng phải lưu ý. Như giống sầu riêng Thái trồng ở Việt Nam không xuất khẩu được vì khi bán ra thị trường nước ngoài sẽ “vi phạm bản quyền”.


LƯU Ý KHI TRỒNG MÍT


<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif][if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif][if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman";} </style> <![endif]--> [FONT=&amp]Thời gian gần đây giá mít tăng, người dân đổ xô trồng mít, các cơ sở bán giống được dịp tung hoành chào hàng. Đáng lưu ý nhất là sự xuất hiện ồ ạt các giống mít “lạ” từ [/FONT][FONT=&amp]Thái Lan[/FONT][FONT=&amp], [/FONT][FONT=&amp]Malaysia[/FONT][FONT=&amp]…được quảng cáo quá mức. Trước thực trạng này, nông dân cẩn thận khi chọn giống để tránh thiệt hại sau này.[/FONT] [FONT=&amp]

CẨN THẬN TRƯỚC GIỐNG MÍT “LẠ”[/FONT]
[FONT=&amp]Tại các hội chợ nông nghiệp gần đây, một giống mít “lạ” được gọi là mít Chanrai quảng bá rầm rộ với các ưu thế “ngất trời” như trồng 6 tháng cho trái, mỗi hecta trồng mít này thu nhập đến 1 tỷ đồng (?) khiến những người dân quê chơn chất ôm kỳ vọng trồng mít sẽ đổi đời! Tại Festival trái cây ở Tiền Giang, giống mít này được dịp tung hoành, ngay cả ông phó giám đốc Sở NN&PTNT Tiền Giang lên tiếng “quảng cáo hơi quá”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, giống mít “lạ” này có nguồn gốc từ tỉnh Chiang-rai (Thái Lan). Hiện giống mít “lạ” này đang quảng bá phát triển mạnh (một cơ sở cây giống ở Tiền Giang cho biết đã bán hàng trăm ngàn cây giống mít tên gọi Chanrai), tuy nhiên, cơ quan quản lý thực vật nhập khẩu không biết giống mít này lọt qua Việt Nam bằng con đường nào?

Ông Nguyễn Văn Ngã, chi cục trưởng Chi cục kiểm dịch thực vật vùng 2 cho biết, cơ quan ông chưa có nhận đăng ký nhập khẩu bất cứ loại giống mít nào chính thức từ Thái Lan, ngay cả cơ quan kiểm dịch thực vật vùng Cần Thơ cũng không có.[/FONT] [FONT=&amp]Ông Nguyễn Lâm Viên, tổng giám đốc Vinamit cho biết, các giống mít “lạ” xuất hiện gần đây đều có nguồn gốc từ Thái Lan và Malaysia, vào Việt Nam qua ngõ “đi du lịch lượm hạt đem về nhân giống” hoặc bằng “xách tay” không chính thức. Cách làm ăn của nhiều cơ sở bán giống hiện nay bỏ qua lợi ích của nông dân, thực trạng từng xảy ra khi nhiều địa phương không tiêu thụ được mít. Được biết, ngoài giống mít tên gọi Chanrai đang chào bán, trên thị trường cây giống còn có mít siêu sớm, mít cao sản, mít lá bàng, mít ruột đỏ…đều xuất xứ từ Thái hoặc Malaysia, tất cả đều không được ngành chức năng kiểm soát.

Ông Mai Văn Trị, phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam Bộ (Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam) cho biết, nhiều giống mít nhập nội dạng không chính thức và bán chính thức, các giống này cần có thời gian đánh giá tính thích nghi, khả năng chống chịu sâu bệnh, chu kỳ kinh tế. Một số giống mít Thái Lan được người trồng cho rằng rất mẫn cảm với bệnh thối gốc chảy nhựa, một số giống có hiện tượng xơ múi thâm đen khi gần chín (xuất hiện ở nhiều vườn mít ở ĐBSCL được người dân gọi là “bệnh lạ” – pv). Đến nay chưa có biện pháp khắc phục.[/FONT] [FONT=&amp]

CHỌN TRỒNG GIỐNG MÍT NÀO?[/FONT]
[FONT=&amp]Ông Mai Văn Trị lưu ý, một số giống mít Thái cho trái sớm nhưng chu kỳ kinh tế ngắn. Mít Thái có ưu điểm cho trái sớm, tuy nhiên, hầu hết giống mít Thái Lan được phổ biến hiện nay chỉ thích hợp ăn tươi. Nếu tiếp tục mở rộng diện tích như hiện nay, mít ăn tươi sẽ bão hòa do cung vượt cầu vì nhu cầu có giới hạn. Các giống mít nghệ Việt [/FONT][FONT=&amp]Nam[/FONT][FONT=&amp] được tuyển chọn trong nước vừa thích nghi tốt, vừa có khả năng tiêu thụ dạng ăn tươi và cả chế biến.

Một số cơ sở chế biến chỉ ưu tiên mua mít nghệ Việt Nam, thuận tiện công nghệ, đảm bảo chất lượng, nhất là phát huy tính đặc trưng của sản phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới. Do đó người có ý định trồng mít cần xác định rõ bán cho thị trường nào (ăn tươi hay chế biến), bán cho ai hoặc liên hệ nơi tiêu thụ trước khi chọn lựa.[/FONT] [FONT=&amp]Cách đây hai năm, những người trồng mít Thái rơi vào cảnh bế tắc vì nhà máy chế biến không mua, mít ăn tươi thì “quá tải”. Ông Nguyễn Lâm Viên cho biết, Thái Lan tạo ra nhiều giống mít từ biến đổi gen, cấy mô phục vụ cho thị trường của đất nước họ (tạo ra mít màu đỏ, cam dễ dàng), chủ yếu cho công nghiệp đóng hộp trước đây. Tuy nhiên, thị trường không thích ăn nữa, ăn tươi không tiêu thụ được nhiều nên cây mít Thái không có hướng phát triển.

Công nghệ đóng hộp sản phẩm mít không còn thích hợp trong giai đoạn hiện nay, tại Việt [/FONT][FONT=&amp]Nam[/FONT][FONT=&amp] không phát triển công nghệ này, còn mít ăn tươi thì quá dư rồi. Ông Viên lưu ý, để phục vụ cho sấy khô chỉ có các giống mít thuần trong nước. Còn các giống mít có nguồn gốc từ [/FONT][FONT=&amp]Thái Lan[/FONT][FONT=&amp], [/FONT][FONT=&amp]Malaysia[/FONT][FONT=&amp] không thể chế biến sấy khô được. Bà con nông dân hết sức lưu ý để tránh rơi vào cảnh trồng số lượng nhiều mà bán không được.[/FONT]
[FONT=&amp]
MÍT [/FONT]
[FONT=&amp]NGH[/FONT][FONT=&amp]Ệ VIỆT [/FONT][FONT=&amp]NAM[/FONT][FONT=&amp] SẤY KHÔ NỔI TIẾNG THẾ GIỚI[/FONT]
[FONT=&amp]Cây mít nghệ của Việt [/FONT][FONT=&amp]Nam[/FONT][FONT=&amp] có năng suất và chất lượng tốt, vừa ăn tươi cũng ngon mà chế biến cũng tuyệt vời. Từ mùi vị màu sắc đều đạt, đặc biệt khi sấy khô thì những yếu tố đặc trưng của mít vẫn giữ được tính đặc trưng tự nhiên chớ không hề bị mất đi. Đây cũng chính là điều làm cho mít sấy Việt [/FONT][FONT=&amp]Nam[/FONT][FONT=&amp] nổi tiếng ở thị trường cả trong và ngoài nước. Còn đối với mít có nguồn gốc từ Thái Lan hoặc Malyxia, bản thân mùi vị của nó bị triệt tiêu, khi sấy khô nó giống như miếng bánh lạt, vậy thì làm sao hấp dẫn được khẩu vị của người tiêu dùng.[/FONT]
(Báo KHPT)


Bài PV Ông Nguyễn Lâm Viên - tổng giám đốc Vinamit
Nguồn: Báo SGGP
Gần đây trên thị trường giống cây trồng xuất hiện một số giống mít lạ có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia được đưa vào Việt Nam qua ngõ “đi du lịch lượm hạt đem về nhân giống” và được không ít phương tiện thông tin tuyên truyền cho các loại giống mít này.

Điều đó không những tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung ứng giống làm ăn không lành mạnh hoạt động vì lợi nhuận mà bỏ qua lợi ích của nông dân nên đã dẫn đến tình trạng nhiều địa phương không tiêu thụ được mít vì lỡ trồng giống kém hiệu quả. Nhằm giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn về nhu cầu mít của thị trường để có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc chọn giống nhằm phát triển diện tích mít làm cây kinh tế chính, phóng viên (P.V) Báo Bình Dương đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Lâm Viên (Ô. N.L.V), Tổng Giám đốc Công ty Vinamit (Bến Cát, Bình Dương), doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam đang có hợp đồng mở rộng diện tích trồng mít và bao tiêu sản phẩm cho nông dân ở nhiều địa phương.

P.V: Là doanh nghiệp chuyên sâu về lĩnh vực trồng và chế biến mít, ông đánh giá như thế nào trước một số giống mít lạ từ Thái Lan, Malaysia hiện nay?
Ô. N.L.V: Ở Thái Lan, Malaysia có rất nhiều giống mít chớ không phải như ở Việt Nam chỉ có một số giống mít như mít nghệ, mít dừa, mít mật. Hàng năm ở Thái Lan, người ta có những cuộc thi về cây mít và chọn ra những cây tốt để lai tạo ra 5 - 10 loại mít khác nhau từ việc biến đổi gien, cấy mô. Tuy nhiên, việc tạo ra loại giống mới này đều đi theo tiêu chí phục vụ cho từng giai đoạn của thị trường, của đất nước. Mặc dù các loại giống mít này cũng có một số ưu điểm như mít trái lớn, cây mau ra trái... song tất cả các loại mít này chủ yếu chỉ để phục vụ cho công nghiệp đóng hộp ở Thái Lan trước đây mà thôi.

P.V: Vậy giống mít phục vụ cho công nghiệp đóng hộp có gì khác so với giống mít thuần trong nước về mùi vị, màu sắc...?
Ô. N.L.V: Vì chủ yếu nhân giống phục vụ cho việc ăn tươi và đóng hộp nên mùi đặc trưng của mít hầu như triệt tiêu bởi đóng hộp và ăn tươi chủ yếu xuất vào thị trường phương Tây, nơi mà người ta rất kỵ mùi nhất là mùi mít. Hơn nữa vì bán tươi họ muốn để lâu ngoài không khí nên họ triệt tiêu trữ lượng mật trong mít đi làm cho mít giảm bớt vị ngọt.
Còn về màu sắc các loại mít, điều này không khó đối với việc ứng dụng kỹ thuật khoa học vào nông nghiệp hiện nay. Để tạo sự lạ mắt và chú ý của người tiêu dùng, người ta có thể biến đổi thành màu đỏ, màu vàng, màu cam... đều được cả và Thái Lan rất giỏi công việc này.

P.V: Công nghệ đóng hộp sản phẩm mít hiện nay trên thị trường ra sao?
Ô. N.L.V: Công nghệ đóng hộp sản phẩm mít phần lớn chỉ có ở Thái Lan nhưng hiện nay công nghệ đóng hộp bị yếu kém, thị trường bị mất do người ta không thích ăn nữa nên cây mít của Thái Lan từ từ không còn. Hơn 1 năm trước, tôi có đến Thái Lan để nghiên cứu và nhận thấy rằng tình trạng cây mít của Thái Lan thì hầu như không còn ai chăm sóc nữa, vì công nghệ đóng hộp đã xuống dốc, còn ăn tươi thì tiêu thụ đâu có nhiều được.

P.V: Vậy quan điểm của ông trước một số giống mít lạ có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia?
Ô. N.L.V: Tôi không nói rằng các loại giống mít này là không tốt nhưng bà con nông dân khi trồng cần xác định: Trồng và bán cho ai. Với các loại mít trên chỉ thích hợp với đóng hộp và ăn tươi, mà công nghệ đóng hộp sản phẩm mít không còn thích hợp trong giai đoạn hiện nay và tại Việt Nam cũng không phát triển công nghệ này, còn ăn tươi thì quá dư rồi. Vậy điều chúng ta cần làm hiện nay đó chính là để phục vụ cho chế biến sau thu hoạch mà chủ yếu là công nghệ sấy khô của chúng ta đang phát triển mạnh. Cũng chính từ công nghệ sấy khô mà thời gian qua đã tạo ra giá thành hấp dẫn và tạo đầu ra mạnh cho người trồng mít. Nhưng để phục vụ cho công nghệ sấy khô thì chỉ có các giống mít thuần trong nước mà nhất là giống mít nghệ mới chế biến được mà thôi. Còn các giống mít có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia không thể chế biến sấy khô được.

P.V: Ưu điểm của giống mít nghệ trong nước hiện nay?
Ô. N.L.V: Cây mít nghệ của chúng ta vừa ăn tươi cũng ngon mà chế biến cũng tuyệt vời, từ mùi vị, màu sắc đều đạt cả và đặc biệt khi sấy khô thì những yếu tố đặc trưng của mít vẫn giữ được tính đặc trưng tự nhiên chớ không hề bị mất đi. Đây cũng chính là điều làm cho mít Việt Nam nổi tiếng ở thị trường cả trong và ngoài nước. Còn đối với mít có nguồn gốc từ Thái Lan hoặc Malaysia, bản thân mùi vị của nó bị triệt tiêu, khi sấy khô nó giống như miếng bánh lạt, vậy thì làm sao hấp dẫn được khẩu vị của người tiêu dùng.

P.V: Trong khi nhà máy thì cần nguyên liệu mà thị trường có lúc mít thừa thải ở nhiều nơi?
Ô. N.L.V: Đây là hậu quả tất yếu của quá trình trồng mà không xác định trong khâu chọn giống của bà con. Vinamit chúng tôi luôn luôn thu mua theo giá thị trường vào thời điểm giá cao và bao tiêu sản phẩm theo giá sàn bảo đảm cho nông dân có lãi ở thời điểm rộ mùa với những giống mít trong nước. Còn các trường hợp trên thường xảy ra với các giống mít lạ mà chủ yếu là các giống mít có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia. Không phải tất cả cái gì ngoại cũng đều tốt, cũng giống như mít, trái đu đủ đỏ có thời gian làm nhiều người thi nhau trồng vì trái to mà người ta quên đi đối tượng phục vụ của nó chính là lấy nước để đóng hộp, còn bán ăn tươi trong nước thì bị chê. Nói lên điều này tôi có ý gửi đến bà con nên hết sức cẩn trọng chớ nghĩ đến trái to, sai trái mà hệ quả là sử dụng không được, bán không ai mua thì còn có ý nghĩa gì.

NỖI LO MÍT THÁI
Hạn chế đặc biệt của mít Thái và mít ngoại là cây giống biến đổi gien nên múi mít không phù hợp cho việc sản xuất mít sấy khô. Mít Thái đã được làm giảm bớt nồng độ mùi, múi mít không có lớp vỏ lụa nên không giữ được màu, mùi; khi sấy lên dễ bị đen, cứng và nhạt, không có hương vị đặc thù như mít nghệ Việt Nam. Cây mít Thái chỉ phù hợp cho việc ăn tươi và đóng hộp do Thái Lan có thế mạnh từ lâu ở lĩnh vực này. Tuy nhiên ngành đóng hộp trái cây hiện nay tại Thái Lan cũng như trên thế giới đã suy giảm và không còn tiếp tục phát triển nữa. Việt Nam lại càng không. Nhu cầu ăn tươi đối với trái mít hiện chỉ chiếm khỏang 10% sản lượng thu hoạch, trong khi 90% mít thu hoạch dùng cho nhu cầu sấy tại các công ty thực phẩm.

Tại các tỉnh phía Nam, mít trái cho nhu cầu ăn tươi chỉ bán được khi thời tiết nắng nóng vào lúc đầu mùa (tháng 3) và cuối mùa (tháng 10). Suốt thời gian mít chín rộ và thu hoạch sản lượng cao nhất lại nằm trong thời điểm mùa mưa. Với đặc thù 6 tháng mùa mưa tại miền Nam Việt Nam thì yếu điểm của mít Thái là bị ngậm nước và nhạt.

Việc phổ biến và đưa vào trồng tràn lan các loại mít Thái đang làm phá vỡ các vùng trồng mít nghệ hiện có của nông dân. Tác động ảnh hưởng đầu tiên của việc này là các công ty sản xuất từ chối việc mua sản phẩm mít Thái. Nếu việc này không được nhìn nhận đúng mức, tác động ảnh hưởng của nó lên đời sống kinh tế của nông dân và ngành công nghệ mít sấy thực phẩm Việt Nam đang là rất nghiêm trọng.

NQB (Công ty Vinamit)

--------

Vài ý trao đổi cùng bạn, chúc bạn có thêm nhiều thông tin chia sẻ từ các anh chị khác.
Nếu có cần thêm gì thì liên lạc nhé.

Thanh Duy BT
0919 777 300
 
Last edited by a moderator:
mit có nhiều loại mà mỗi loại có nhiều ưu điểm khác nhau , không cái nào toàn diện cả . nhưng nói chung mít là loại cây dễ trồng hơn rất nhiều so cới những loại cây khác và có nhiều ưu điểm như :
- năng suất từ 30 đấn 60 tấn /ha
- cây đã lớn không cần tươi nước
- gỗ mít có giá trị cao
- thu nhập từ 250- 800tr/ha

các giống mít đựic ưa chuộng và ưu điểm của nó
- mít changai : ăn tươi ngon ruột hồng , trái to , năng suất 50tấn/ha có trái sớm , giá bán cao nhất trong những năm gần đây
- mít nghệ : ăn ngọt , thích hợp sấy khô , năng suất 30-40tấn/ha
- mít lá bàng : trái to , năng suất 60 tấn /ha , thích hợp sấu khô
- ................
0906194819
 
Quý vị ơi, làm ơn cho hỏi: mít chang ai và mít Viên Linh có phải là một hay khác nhau?
Xin cảm ơn!
 
có thể tạm coi là 1 vì:
- mít changai là giống mít có xuất xứ từ vùng Chianrai của Thái Lan
- Mit Viên Linh là giống mít Thai Lan ( có thể là) Changai do vựa cây giống ở Đồng Nai đăt tên ( vợ tên Duyên chồng tên Linh , nên đọc thành Viên Linh
0906194819
 
Chào cả nhà!
Mình đang tìm mua giống mít nghệ ở Gia huynh ( Đức linh- bình thuận). ACE nào biết nơi bán chỉ giúp mình với. Cám ơn mọi người trước nhá
 

Xen kẽ các loại mít

Cảm ơn bài viết và các comment, nhất là của bác thegioithucvat,
Sáng nay em vừa qua vườn ươm khu ĐHNN 1, Trâu quỳ tìm hiểu.
Tại đây các vườn ươm bán rất nhiều giống mít thái, mít nghệ, mít viên linh, siêu sớm... Khả năng bão hòa thị trường trong 3-4 năm tới là cao.
Em có dự định dùng 4000m2 đất trồng xen bưởi diễn, da xanh và mít siêu sớm + mít nghệ. vừa phục vụ bán ăn tươi, vừa muốn bán cho sấy khô nhưng chưa biết tiêu thụ sấy khô như nào?
Mong bác nào biết cho em ý kiến với ạ!
 
anh chị em ơi em muốn trồng mít lấy gỗ không lấy quả thì kỹ thuật trồng như thế nào ạ? mà nếu tính từ lúc cây bé đến khi lấy được gỗ bán khoảng bao năm ạ???
 
Quý vị ơi, làm ơn cho hỏi: mít chang ai và mít Viên Linh có phải là một hay khác nhau?
Xin cảm ơn!
Changai và viên linh khác nhau bạn. Changai ra tứ quý, năng suất cao hơn viên linh, chất lượng thì changai 10 viên linh 9,5
Trồng mít lấy gỗ thì trồng mít từ hạt, tự ươm trồng, tuỳ theo điều kiện đất đai và chăm sóc cỡ khoảng 20-30 năm thì thu gỗ đc
anh chị em ơi em muốn trồng mít lấy gỗ không lấy quả thì kỹ thuật trồng như thế nào ạ? mà nếu tính từ lúc cây bé đến khi lấy được gỗ bán khoảng bao năm ạ???
 
Chỉ khổ cho nông dân trồng mít Thái đúng mùa thì bán tại vườn có 2 ngàn/1kg, nên vụ vừa rồi nhiều nông dân đã không thu hoạch luôn, buồn cho số phận cần cù mà vẩn nghèo của nông dân việt nam
 
Xen kẽ các loại mít

Cảm ơn bài viết và các comment, nhất là của bác thegioithucvat,
Sáng nay em vừa qua vườn ươm khu ĐHNN 1, Trâu quỳ tìm hiểu.
Tại đây các vườn ươm bán rất nhiều giống mít thái, mít nghệ, mít viên linh, siêu sớm... Khả năng bão hòa thị trường trong 3-4 năm tới là cao.
Em có dự định dùng 4000m2 đất trồng xen bưởi diễn, da xanh và mít siêu sớm + mít nghệ. vừa phục vụ bán ăn tươi, vừa muốn bán cho sấy khô nhưng chưa biết tiêu thụ sấy khô như nào?
Mong bác nào biết cho em ý kiến với ạ!
Không cần đợi 3-4 năm tới mà bây giờ thị trường mít đã bão hòa rồi. Cách đây 10 năm khi mới rộ lên trồng mít Thái, tôi đã thử trồng vài cây, đến bây giờ thì đã nhiều quả. Nhưng về chất lượng thì tôi thấy nếu ra quả trùng với mít miền Bắc cho thu hoạch vào mùa hè thì chất lượng mít Thái thua xa mít miền Bắc, không bán được. Nếu cho trái vụ thì hay gặp rét quả kém phát triển, dễ bị nứt quả. Trong khi đó ở HN tôi thấy mít miền Trung và Miền Nam bán quanh năm, chất lượng rất ngon, giá cả cũng không biến động nhiều
 
có thể tạm coi là 1 vì:
- mít changai là giống mít có xuất xứ từ vùng Chianrai của Thái Lan
- Mit Viên Linh là giống mít Thai Lan ( có thể là) Changai do vựa cây giống ở Đồng Nai đăt tên ( vợ tên Duyên chồng tên Linh , nên đọc thành Viên Linh
0906194819
Mít changai hay còn gọi là mít thái siêu sớm, khác với mít viên linh. Mít changai nhiều ưu điểm hơn, xuất hiện sau mít viên linh
 


Back
Top