Cho mình hỏi một vài vấn đề về Sùng Đất!

  • Thread starter loveyou722119
  • Ngày gửi
Mình vừa bắt được vài chục con Sùng đất trong xưởng mộc dưới lớp mạt cưa và mình cần thêm kiến thức về sung đất, mọi người cho mình hỏi: Sùng đất sau khi được bắt lên phải lập tức ngắt bỏ phần đuôi phía sau ra và vẩy thật mạnh cho ruột đen ra hết, hay mình có thể chờ khi nào chế biến mới phải làm vậy? Sau khi ngắt phần đuôi đó ra, chúng sẽ chết phải không? Nếu muốn giữ cho chúng sống sau khi bắt lên thì cần cho chúng ăn gì?
Ai biết cách làm sạch chế biến sùng đất thì chỉ mình nha!
Và tp HCM ở đâu thu mua sùng đất? Giá cả như thế nào?
Và đây là ảnh 1 trong những con sùng mình bắt được: Ai có kinh nghiệm xin tư vấn thêm cho mình nhé! Cám ơn nhiều lắm!
156866_1448971916943_1612585554_987269_5275287_n.jpg


155803_1448972236951_1612585554_987271_2638350_n.jpg


35612_1448972396955_1612585554_987272_2700123_n.jpg
 


Tôi không biết công dụng có ích của con này. Nhưng tôi căm ghét nó vì nó là thủ phạm làm hư biết bao nhiêu bụi gừng của tôi. Mỗi bụi gừng đào lên được tới 5-10 con. Chúng khoét lỗ ăn củ gừng làm mất năng suất, ngoài ra lại còn làm củ gừng bị thương nặng => bị thối cả bụi gừng.
Và nhiều người nói con sùng này chuyên cắn phá rễ cây, củ , làm hại lớn đến hoa màu. Trước khi trồng cây phải rải basudin để diệt trừ.
 
Sùng đất cứ ra gốc cây nhiều mùn mà đào thì nhiều lắm nhưng ko phải loại nào cũng xơi được đâu . Nó sống dưới đất người dính nhiều loại độc tố ăn vào lởm khởm đứt phựt ...

Con Sùng của ve sầu thì mình thấy Trung Quốc người ta dưỡng lớn thu hoạch bằng cách: Chặt những cành cây bị ve sầu đậu và đẻ trứng . Bó thành bó rồi để trên một khu đất nhiều mùn . ấu trùng của ve sầu sẽ nở và chui xuống đất sống . Khi thu hoạch chỉ cần đào đất khi vực khoanh nuôi là thu hoạch được Sùng

Con Sùng của BỌ hung chuyên bới phân chuồng lại là vị thuốc nhưng ở Việt Nam cũng chẳng mấy ai khoái chúng . Trừ mấy ông thầy thuốc Đông Y

Còn con Sùng hay gọi là Đuông Dừa thì nhiều người ăn . Chủ yếu ở Nam Bộ . Ngoài bắc chủ yếu ở Vùng dân tộc Thái ,Tày

Nhìn con Sùng của bạn . Màu trắng chắc ko phải là Sùng của Bọ Hung . Vì sùng bọ hung có một lớp lông màu hơi hung hung vàng ở ngoài . Con của bạn nhẵn nhịu lại rất to . Có thể nó là ấu trùng của một loại bọ nào đó . Bạn vùi con sùng bạn bắt được vào một ly nhựa có nắp . Để khi nào nó biến thái hoàn toàn lột xác thành Bọ . Lúc đó mới biết nó là ấu trùng của loài nào . Và dân gian có ai ăn chưa
 
E này là ấu trùng của một loại bọ cánh cứng nào đó (có thể là xén tóc). Chế biến nó như thế nào thì E không biết nhưng nếu vớ được mấy E này làm mồi câu thì hết ý!
Bác muốn nuôi nó thì kiếm cái thùng hay cái hộp bỏ mùn cưa vào thêm ít gỗ mục nửa là nó sống vô tư.
Nuôi vài hôm nó vũ hóa xem là loài bọ cánh cứng nào nhé!
Thân!
 
Sùng đất cứ ra gốc cây nhiều mùn mà đào thì nhiều lắm nhưng ko phải loại nào cũng xơi được đâu . Nó sống dưới đất người dính nhiều loại độc tố ăn vào lởm khởm đứt phựt ...

Con Sùng của ve sầu thì mình thấy Trung Quốc người ta dưỡng lớn thu hoạch bằng cách: Chặt những cành cây bị ve sầu đậu và đẻ trứng . Bó thành bó rồi để trên một khu đất nhiều mùn . ấu trùng của ve sầu sẽ nở và chui xuống đất sống . Khi thu hoạch chỉ cần đào đất khi vực khoanh nuôi là thu hoạch được Sùng

Con Sùng của BỌ hung chuyên bới phân chuồng lại là vị thuốc nhưng ở Việt Nam cũng chẳng mấy ai khoái chúng . Trừ mấy ông thầy thuốc Đông Y

Còn con Sùng hay gọi là Đuông Dừa thì nhiều người ăn . Chủ yếu ở Nam Bộ . Ngoài bắc chủ yếu ở Vùng dân tộc Thái ,Tày

Nhìn con Sùng của bạn . Màu trắng chắc ko phải là Sùng của Bọ Hung . Vì sùng bọ hung có một lớp lông màu hơi hung hung vàng ở ngoài . Con của bạn nhẵn nhịu lại rất to . Có thể nó là ấu trùng của một loại bọ nào đó . Bạn vùi con sùng bạn bắt được vào một ly nhựa có nắp . Để khi nào nó biến thái hoàn toàn lột xác thành Bọ . Lúc đó mới biết nó là ấu trùng của loài nào . Và dân gian có ai ăn chưa

Mình hem có rành lắm hixx, có con màu trắng hơi đục nữa, nhiều lắm hưng mình chỉ chụp có 1 con hà.
bạn mình nói lúc đào trong xưởng mộc, dưới lớp mạt cưa vụn, thấy có xác con ủi đất bị chết đó, hk biết nó fai~ ấu trùng của con này hk?
Mình bỏ nó trong cai ly có nắp rùi bỏ mùn cưa vào hả bạn? hay bỏ đất vào? phải bao nhiều này nó mới thành bọ?
---------------
E này là ấu trùng của một loại bọ cánh cứng nào đó (có thể là xén tóc). Chế biến nó như thế nào thì E không biết nhưng nếu vớ được mấy E này làm mồi câu thì hết ý!
Bác muốn nuôi nó thì kiếm cái thùng hay cái hộp bỏ mùn cưa vào thêm ít gỗ mục nửa là nó sống vô tư.
Nuôi vài hôm nó vũ hóa xem là loài bọ cánh cứng nào nhé!
Thân!
CHo mình hỏi, sùng đất có nhiều loại lắm ah? nếu ăn nhầm loại không ăn được thì minh sẽ die ah?
Nuôi bao lâu chúng mới hóa bọ vậy bạn?
---------------
"Thường sau khi đào được sùng đất thì người dân nhanh chóng dùng tay phải nắm đầu, tay trái dùng móng tay xé khúc cuối da đuôi ra và dùng tay phải vẩy mạnh, phần ruột đen sẽ văng ra ngoài, phần còn lại trong lớp vỏ mềm là chất dịch như sữa đặc, tương tự chất dịch trong con nhộng..."
CHo mình hỏi, nếu đào lên rồi không làm như trên mà bỏ vào hủ thì khi đem về sẽ không ăn được nữa phải không? nghe nói là khi đó chất màu đen đã bị lẫn vào thịt!
 
Last edited by a moderator:
Ăn sùng cho... sung?

Ăn sùng cho... sung?


11/01/2010 9:13

<table class="pagepic" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td class="pagepic-img">
107216276.jpg

</td> </tr> <tr> <td class="pagepic-des"> Sùng đất trở thành món ăn độc


</td> </tr> </tbody></table> Hiện nay, dưới miền Tây Nam Bộ người ta đang đồn về một loại “thần dược” mới, không cần phải ngâm rượu chi cho rườm rà, bắt được cứ đem ra… ăn luôn. “Độc” ở chỗ: “thần dược” này từng có lúc nằm đầy ngoài đồng, nông dân thấy nó là chỉ muốn… giết cho hết: con sùng!
Cách đây không lâu, nhà nông từng tìm đủ mọi cách để tiêu diệt sùng đất, bởi nơi nào sùng đào hang làm ổ thì nương khoai mì, rẫy mía sẽ bị chúng cắn tan tành gốc rễ khiến cây chết khô như gặp nắng hạn. Thế rồi, “đùng một cái”, sùng đất trở thành mặt hàng “hot”, giá tăng đến chóng mặt.
“Ăn con gì thấy… mê!”
Những giồng đất cao ở xã An Thạnh (H.Mỏ Cày Nam, Bến Tre) là nơi thích hợp cho sùng đất sinh sôi. Khi gió chướng hiu hiu thổi là lúc ấu trùng sùng phá kén chui ra cắn phá rễ mía, khoai mì… Theo kinh nghiệm nhà nông, sùng đất là ấu trùng của con bọ hung, chúng chuyên ăn phá mía non, khoai mì. Sùng đất ăn mía có màu vàng đậm, còn sùng ăn khoai mì có màu trắng, to con hơn sùng mía. Trước đây, trong dân gian vẫn dùng câu “khoai sùng” để chỉ những củ khoai bị sùng ăn, biến chất (bị đắng), không dùng làm lương thực được, kể cả cho gia súc.
Thế nhưng hiện nay, sùng đất là món ăn thuộc loại “thứ dữ” tại các nhà hàng ở Bến Tre. Giá sùng đất đang tăng chóng mặt như… giá vàng. Lúc đầu, 1 kg sùng đất chỉ vài chục ngàn đồng, nay đã trên 100 ngàn đồng, rồi 140 ngàn đồng. Gặp chúng tôi, anh bạn đồng nghiệp vốn luôn chịu chơi với bạn bè, xịu mặt: “Ông tới đây muốn đãi món gì tôi cũng xoay xở được, chỉ riêng sùng đất thì... bó tay chấm com. Nó hiếm lắm, dân vùng này có lắm tiền, thèm sùng, còn phải nhịn, chứ nói gì khách xa!”.
Nhưng tại sao loài côn trùng xấu xí từng bị nhà nông tìm cách tận diệt lại trở thành món ăn “độc”? Nghe hỏi, anh Nguyễn Hữu Thọ rỉ tai: “Tại thịt nó dai mềm, ngon hơn thịt gà. Hơn nữa, sùng là thuốc… sung cho đàn ông đó”. Theo lời anh Thọ, vào năm 2007, một số người thấy con sùng đất hình dáng giống như con đuông dừa nên bắt về nấu ăn thử. Ăn xong thấy ngon lại ăn tiếp… Rồi họ bất ngờ nhận ra từ khi ăn sùng bỗng dưng cái “khoản kia” mạnh hẳn lên, “chiến đấu”… lâu hơn. Thế là sùng đất trở thành đề tài để các ông “nổ” trong các cuộc nhậu, rồi sau đó ai cũng thi nhau kiếm… sùng. Bài thuốc “sung” truyền miệng này được “chế” rất đơn giản: sùng rửa sạch, ngâm vào nước sôi khoảng vài phút vớt ra phơi hoặc sấy khô, có tác dụng - theo truyền miệng - là bổ thận, tráng dương, chữa chứng yếu sinh lý, và đau lưng, chân tay nhức mỏi… “Lúc đầu thấy mấy ông ăn sùng, các bà vợ cằn nhằn “ăn con gì thấy ghê”, sau họ rối rít sửa lại là “ăn con gì thấy... mê”, quả là lợi hại!” - anh Thọ nói.
Chúng tôi đi loanh quanh các nhà hàng, quán nhậu ở địa phương, đâu đâu cũng thấy món sùng đất trong bảng thực đơn bị gạch chéo - đấy là dấu hiệu hết sùng hoặc không có sùng. Chị Nguyễn Thị Thắm, chủ quán nhậu 777 (xã An Thạnh) than: “Ngày nào khách cũng hỏi nhưng đâu có đủ sùng mà bán, đành phải dành để… bán lén cho khách ruột thôi”. Chị Thắm là đầu mối thu mua sùng lớn nhất huyện này. Có ngày chị mua được đến 30 kg sùng, nhưng chỉ giữ hàng được chưa đầy 30 phút sau, các nhà hàng ở Bến Tre và các huyện lân cận đã cho người xuống gom hết ráo.
Trồng khoai để… lấy sùng
Theo các nhà nông, do mấy năm gần đây giá mía, giá khoai mì thất thường nên nhiều người chuyển sang trồng cây khác, đất sống của sùng vì thế bị thu hẹp khá nhiều. Nay sùng đang có giá nên nhiều người bắt đầu trồng khoai mì để… dụ sùng. Một công đất khoai mì bình thường giá vài trăm ngàn đồng nhưng một công đất khoai... sùng giá gấp 3 - 5 lần, tùy theo thời điểm. Người ta mua giá cao như thế chủ yếu để khai thác sùng, còn khoai mì có khi quăng bỏ. Chị Thắm nói: “Chuyện mua bán này cũng hên xui. Hên thì đào được nhiều sùng bán lời to, còn xui gặp đất ít sùng thì... lỗ nặng. Lúc đó phải đào khoai mì chở ra chợ bán vớt vát được đồng nào hay đồng ấy!”.
<table style="width: 250px; height: 25px;" align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="2" rules="all"> <tbody> <tr> <td valign="middle" align="left" bgcolor="#008000" height="8">
</td> </tr> <tr> <td> Theo các tài liệu Đông y: Sùng đất là ấu trùng của con bọ hung (Holotrichia morosa waterhouse). Đốt, da của chúng có nhiều nếp nhăn, mỗi đốt có 1 - 2 nếp (trừ 2 đốt cuối). Các đốt đều có lông dạng móc câu. Sùng sống trong đất ở vùng đồng bằng. Vào tháng 5-8, đào lấy sâu, rửa sạch, ngâm vào nước sôi khoảng 15 - 20 phút, rồi vớt ra đem phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có vị mặn, tính hơi ấm, có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích khí, chữa chứng yếu sinh lý, đau lưng, chân tay nhức mỏi.
</td> </tr> <tr> <td valign="middle" align="left" bgcolor="#008000" height="2">
</td> </tr> </tbody> </table> Tại một quán cóc, chúng tôi tình cờ bắt gặp một thanh niên lấm lét xách bọc sùng đi bán. Chủ quán nhanh nhảu cầm bọc sùng quăng lên cân được 600 g, liền móc túi trả 100 ngàn đồng. “Sùng này là sùng trộm. Từ ngày sùng có giá, nạn đào trộm sùng xảy ra hoài à. Sùng dễ bắt lắm, chúng làm hang cạn nên dùng tay moi đất vài tấc là đụng chúng liền. Một ổ sùng có khi một con, có khi gần cả chục con” - chị chủ quán phân trần.
Bà S., một người nuôi sùng cho biết, các chủ đất ở đây mất ăn mất ngủ vì nạn đào trộm sùng. “Ra rẫy khoai thấy đất bị bươi lên là biết có người vừa đào trộm sùng. Lúc đó, chỉ biết chửi đổng vài câu cho đỡ tức rồi bỏ chứ kiện cáo ai bây giờ” - bà S. nói.
Từ ngàn xưa đến nay, cánh đàn ông - từ người giàu đến người nghèo - cứ mãi đi tìm loại “thần dược” duy trì “sức trẻ” (thứ mà khi có thì người ta không cần, khi cần lại… không có). Kể từ khi con sâu sùng được “phát hiện” thì nó lột xác từ một vật bị người nông dân tìm đủ mọi cách để loại bỏ thành thứ người ta săn lùng, dụ dỗ… Từ “sùng” và “sung” chỉ khác nhau có một đấu huyền, xem ra “bí quyết” tráng dương cũng khá... đơn giản! Tuy những người dân miền Tây Nam bộ có nhiều người chưa hề đọc thấy bất cứ một tài liệu nghiên cứu khoa học nào chứng minh con sùng đất có tác dụng trong y học ngoài việc thực tế đã chứng minh là ăn nó thì ngon mà lại... không chết, người ta cứ tìm và ăn ào ào.
Thực ra, theo các lương y Đông Nam dược, con sùng đất không phải là loại “thần dược” mới được phát hiện gần đây, mà từ xa xưa các thầy thuốc của chúng ta đã biết đến nó, liệt vào danh sách các loại dược liệu với công dụng như đã nêu.
Từ con sùng, loại khoai mì, mía đã từng bị “ruồng bỏ” nay tiếp tục quay lại phủ xanh những mảnh đất khô cằn. Đã tới lúc ông trời “bù” cho người nông dân, khi “biến” một con sâu phá hoại mùa màng thành món ăn đặc sản?n
 

Không biết Bác Tran Vi lấy tài liệu này ở đâu? Nhưng theo E được biết thì con sùng trong khoai lang không phải loại này đâu Bác!
Sùng trong khoai lang rất nhỏ (nếu lớn như loại này thì nó đả ăn hết củ khoai rồi chứ đâu còn gnuên củ mà luộc ăn nghe đắng?
Cóa chăng khi trổng khoai lang xuất hiện con trùng giống con trên hình là do người trồn gkhai lang thường bón lót phân chuồng và đây cũng là môi trương để trùng phát triển!
Thân!
19 này nhậu hông say hông zìa nghe Bác!
 
19 này nhậu hông say hông zìa nghe Bác!<!-- / message --><!-- sig -->
__________________
biết anh levuong79 lâu rồi
mà không có diệp .........
vậy hẹn anh buổi ofline nhé anh

tấn thành .thân chào anh
 
Từ topic hỏi về sùng đất giờ nó trở thành 19 đi ăn nhậu luôn ghê quá ta :D
 
Sùng ở vườn sắn " khoai mì " có nhiều mà anh Vuong. Anh nhầm sang con Hà " sùng" ở khoai lang rồi ....

Dạo này bác nhậu nhẹt em út nhiều quá đâm ra quáng gà rồi ....
 
Sùng ở vườn sắn " khoai mì " có nhiều mà anh Vuong. Anh nhầm sang con Hà " sùng" ở khoai lang rồi ....

Dạo này bác nhậu nhẹt em út nhiều quá đâm ra quáng gà rồi ....
Nhậu thì nhậu mà say thì ngủ chứ sao lại quáng gà vậy Bác Nuoi De?
Yên tâm! Bác đọc kỷ nhé!
Con Sùng như trên nó xuất hiện trong luống khoai lang chủ yếu ăn phân hữu cơ người ta bón lót thôi!
 
Nhậu thì nhậu mà say thì ngủ chứ sao lại quáng gà vậy Bác Nuoi De?
Yên tâm! Bác đọc kỷ nhé!
Con Sùng như trên nó xuất hiện trong luống khoai lang chủ yếu ăn phân hữu cơ người ta bón lót thôi!

ý em nói là : bài báo trên viết về khoai mỳ mà . Còn bác thì bác lại nói sùng khoai lang :D

con Sùng trên nó phát tán trong ruộng nhiều là vì con bọ hung nó chui vào phân rồi đẻ trứng . Bà con ta lại mang phân bón ruộng .
 
Củ khoai lang bị đụt, thì chỗ bị đụt sượng, ăn không được vì đắng. Tui nghĩ đó là tuyến-trùng, người nhà quê có câu : "Khoai lăng đắng khoai lang sùng" Thì sùng nầy lại khác với hình con sùng ở trên.
Ở quê tui nhiều loại nầy lắm. Đó là ấu-trùng của con Bù Rầy. Khi còn con nít tui thường hay bắt, lận cánh cứng ngoài, cầm bằng 2 ngón tay thì bù-rầy bay mát lắm, hoặc cột cánh cứng vào sợi chỉ cho bay vòng tròn, hoặc cho kéo xe... nhiều trò lắm!
Con sùng thì ...phá tàn canh luôn, nông-dân rầu lắm. Trồng sắn mà để nó lọt vô khu trồng là nó cắn hết gốc nầy qua gốc khác, tui phải canh chừng, khi có dây sắn nào bắt đầu héo là moi dưới gốc thế nào cũng có 1 trự!
Sùng thì cá không ăn. Tui bắt bỏ xuống ao cá rô phi của tui thấy đứa nào cũng chê.
Để chống sùng thì khi cày xới đất phải có người đi theo lượm sùng. Sau đó đào 1 rảnh sâu 2 tấc, rộng cũng 2 tấc, sùng bên ngoài muốn vào khu trồng là bị rớt xuống rảnh, không hiểu sao rớt xuống đó rồi nó nằm im cho kiếng ăn, hay chờ mình bắt mà không moi đất chui xuống.
Bù rầy lớn bằng ngán tay cái, mình vàng hay trắng, như có phấn bên ngoài, ăn lá me hay lá keo. Bọ hung thì đen bóng, có sừng (nhiều giống bọ hung), bọ hung ăn phân của loài thú ăn cỏ.
 
@levuong79: Tài liệu anh copy từ báo đã có trích dẫn đường link phía dưới.

Thông tin về con Sùng đất này có lâu rồi các bác ơi!
Có thể phân biệt con Sùng đất và Sùng khoai lang:
- Sùng đất trong bài viết nói trên: là ấu trùng của con bọ hung (Holotrichia morosa waterhouse).
- Bọ hà thường gọi là Sùng khoai lang (Cylas formicarius sp.) Em này nó xơi thân và củ khoai lang
<table align="left"> <tbody> <tr> <td>
26102010142233.jpg
</td></tr></tbody></table><table align="left" border="0" cellpadding="1" cellspacing="0" width="1"><tbody><tr><td align="center">
boha.jpg
</td></tr><tr><td class="Image" align="center">Bọ hà hại khoai lang </td></tr></tbody></table>












Còn con Bù rầy của bác Thuy_canh cũng đang là món hot đây:
Món ngon từ bù rầy Thất Sơn


Bài viết cập nhật lúc: 09:48 ngày 30/10/2009 Cái chợ nhỏ nhếch nhác nơi triền núi Tịnh Biên (An Giang) lúc nào cũng nhộn nhịp cảnh mua bán bù rầy. Vì thế, dân bản địa gọi đây là chợ bù rầy cũng không quá, bởi một ngày chợ đó tiêu với mức “khủng” cả chục nghìn con.




Chợ bù rầy miền Tây

Chợ bù rầy là chợ côn trùng lạ lùng và lớn nhất miền Tây. Mỗi ngày, ở chợ này có đến hơn chục người mua bán. Người bán ít nhất cũng một thiên (1.000 con), nhiều thì 2 - 5 thiên. Chị Nguyễn Thị Ngọc Lìn, một người chuyên bán bù rầy nói, giá chúng “mềm” vô cùng. Bốc những con bù rầy đang bò lổm ngổm trong thau, chị cho biết: “Bù rầy đang hiếm, mấy hôm trước là 10.000 đồng, giờ lên 40.000 đồng một thiên”. Chị Lìn nhẩm tính hôm nay như thường lệ chị mua vào 2 thiên bù rầy, bán đắt nên chỉ còn vài trăm con. Chị cho biết, nhìn bù rầy to nhiều người ớn nhưng ăn thử một lần là mê. Bởi vậy phải đi chợ sớm, nếu đi muộn, sau 9 h khó mà mua được.
<table style="margin: 5px;" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td class="cms_img">
cd2910bu1.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="cms_imgCaption">
</td> </tr> </tbody></table>
Đang cầm kéo bắt từng con bù rầy cắt cánh thấy khách tới bà Trần Thị Lợi lật đật ngưng tay. Bà Lợi năm nay 63 tuổi, nhà khá giả hơn mấy hộ bán bù rầy khác nên thu mua bù rầy rất mạnh. Bà kể: “Chợ bù rầy có khoảng 5 năm nay. Bán thứ này có lời lại không nặng nhọc”.Cầm những con bù rầy đen xù xì bị cắt cánh, cắt chân đang trồi đạp nặng nhọc trong thau, tôi hỏi bà Lợi những con bù rầy này sống được bao lâu. Bà Lợi trầm ngâm suy nghĩ rồi lắc đầu: “Tao cũng không biết, bù rầy bán đắt lắm, chưa bao giờ bị ế để qua ngay hôm sau”. Bà Lợi nói chắc trong các mặt hàng côn trùng thì bù rầy bán đắt nhất, có ngày bà gom 4 thiên không đủ bán. Tháng này bù rầy ít nên hôm nay bà Lợi gom nhiều nơi mới được 3 thiên. Nhìn vào thau, thùng của bà Lợi chúng tôi thấy bù rầy ước lượng còn 400 con. Bà Lợi quả quyết với số ít ỏi này chưa đầy 15 phút bán sẽ chẳng còn con nào.
Bù rầy ngâm nước muối khoảng 10 phút nhả hết chất dơ ra, người ta cắt đầu, mổ bụng bù rầy nhét đậu phộng vào rồi xào hoặc chiên, ngon số zách. Mấy năm trước bù rầy chỉ có dân nghèo vùng núi dùng làm món ăn thay cá thịt hoặc trẻ con bắt để chơi. Lần hồi thấy ai ăn cũng nói ngon nên nhiều hộ bắt bù rầy ra chợ bán. Ban đầu người ta bàng quan, sau đó thấy giá rẻ nên xúm vào mua. Bù rầy thành mồi “độc”, dần dần món ăn này được đưa vào thực đơn của quán nhậu bình dân, sau đó rộ lên phong trào khách du lịch khoái khẩu với món bù rầy nên chợ bù rầy đã nhộn nhịp càng sôi động.
<table style="margin: 5px;" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td class="cms_img">
cd2910bu2.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="cms_imgCaption">
</td> </tr> </tbody></table> Cần câu cơm của dân nghèo
Loanh quanh chợ bù rầy có thể thấy người bán bù rầy đều là phụ nữ. Chị Nguyễn Thị Hà, 31 tuổi là người bán bù rầy khá đặc biệt. Chị bị câm nên việc mua bán phải nhờ mấy người bạn hàng kế bên giúp. Những phụ nữ bình thường nhìn bù rầy màu sắc vằn vện như sâu thấy hoảng, nhưng với chị Hà nó là loài côn trùng giúp chị có miếng ăn. Mỗi đêm, nhà chị Hà gồm 6 người hòa vào dòng người các nơi đi săn bù rầy. Một đêm gia đình chị Hà săn từ 1 đến 3 thiên, quy ra tiền kiếm được 250.000- 500.000 đồng, nhờ thế mà cuộc sống gia đình chị khá ổn định. Chị Hà tính nếu đem bỏ mối cho bạn hàng tiền lời ít hơn, vì thế chị thường đi bán lẻ.
Bù rầy xuất hiện nhiều ở vườn xoài, khoảng 22h từ các nơi chúng bay túa ra đeo bám vào các lá xoài non tìm thức ăn. Đêm nào mưa lâm râm bù rầy xuất hiện dày đặc. Để bắt bù rầy người ta phải đi đôi với nhau, dụng cụ bắt bù rầy là các thanh tre dài. Khi tới các vườn xoài, một người dùng cây tre đập mạnh vào các nhánh cây cho bù rầy bám trên lá rớt xuống, người còn lại pha đèn bắt bỏ chúng vào thùng. Bù rầy có đôi cánh khỏe nhưng lười bay. Chính vì thế khi bắt bù rầy cắt bớt cánh nhưng nhiều con sổng thau thùng vẫn bay một đoạn, thấy cái gì đậu được là chúng đậu nên dễ bị bắt lại. Nghề săn bù rầy không mệt nhọc nhưng thỉnh thoảng vẫn gặp nguy hiểm khi đụng phải rắn độc, côn trùng độc náu mình trong bụi cỏ rậm, gốc cây.
Ông Nguyễn Văn Huệ, Trưởng phòng Nông nghiệp Tịnh Biên cho biết: Mấy năm qua bù rầy xuất hiện “hằng hà vô số” trên vùng đồi núi giúp người dân nghèo kiếm sống. Bù rầy ăn lá xoài non nên người dân bắt chúng cũng là cách hạn chế loài côn trùng phá vườn. Do vậy mà ngành nông nghiệp không ngăn cấm. Còn theo ông Nguyễn Thiện Chung, Chủ tịch Hội Đông y Tịnh Biên, không chỉ người dân thích ăn bù rầy mà khi có khách lạ tới Tịnh Biên họ cũng đãi bằng món bù rầy xào hoặc chiên. Theo ông Chung cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khuyến cáo ăn bù rầy có hại hay có lợi cho sức khỏe. Ông Chung dí dỏm nói vui: “Bù rầy ăn các loài cây lá nên biết đâu bản thân nó cũng là vị thuốc!”
 
Last edited:
Cám ơn tranvi nhiều lắm!
- Vậy là tui bây giờ biết được cái con mắc-dịch nào làm củ khoai sùng!
- Tui không mở ra được để coi con bù rầy.
- Nhưng con bọ hung, tranvi xem lại. Theo ý tui, "bọ hung" là tên gọi của con bọ có hình-dáng dễ nhớ là "lăn tròn cục cứt bò" mà lăn theo kiểu "đẩy bằng đít". Đúng hôn tranvi? Bọ hung sẽ đẻ trứng vào đó. Khi trứng nở trong cục cứt bò, thì cục cứt bò đó đủ thức ăn cho ấu-trùng bọ hung lớn đến khi tự-túc.

Nếu rảnh, tranvi cho vài hình bổ-túc về con bọ hung. Cám ơn tranvin nha!
* Thời-gian gần đây, tranvi ít có bài. Thôi, tối ngủ-nghê, nhớ nằm ngay ngắn đàng-hoàng... khó quá ha!!
Thân ái>
 
Re:

bây giờ có 1 loại sùng rất độc hại nó là ấu trùng của con xén tóc thời gian gần đây tàn sát giống xoài cát hòa lộc và cây mít

úp để mọi người cùng nhau tiêu diệt giống loài này, 1 công đôi việc :huh:
 


Back
Top