Cho Thỏ ăn bả đậu nành

Có anh em nào cho Thỏ ăn bả đậu nành ko ?Mình xem có môt số bài viết nói về Thỏ ăn bả đậu nành sẽ lợi nhuận cao.
Công thức :10kg bả đậu nành cộng với 1,5kg thức ăn c16.Nhưng mình chưa hiểu là bả đậu nành chính hay để sống?nếu để sống thì sợ thức ăn sẽ bị chua .vậy anh em nào biết thì chỉ giúp mình nha.thank
 


Thành phần phân tíchPhần trăm

Chất khô89%
Protein thô48%
Chất xơ thô0.30%
Chất xơ trong quá trình chế biến07.1%

<tbody>
</tbody>
cho thỏ ăn bã đậu nành rất tốt nhưng cũng ko nên lạm dụng quá bạn ah, vì lượng nước trong bã đậu là khá cao có thể gây chướng hơi đầy bụng cho thỏ, với thỏ con càng nên thận trọng hơn.
1 vấn đề nữa là ko nên cho ăn bã đậu sống mà nên hấp chín để nguội vì bã đậu sống rất khó tiêu hóa và có chất có thể gây ngộ độc nữa(mình có đọc 1 tài liêu nhưng ko nhớ rõ lắm nhưng nó gần giống như mì tươi ấy). tốt nhất là nên hấp chín rồi trộn với cám hỗn hợp là tốt nhất.
mình cũng đã dùng loại này cho gà, vịt và cả thỏ ăn nữa nhưng mình phơi khô rồi trộn thức ăn vì mua nhiều nên dự trữ ăn dần mà. cũng thấy rất hiệu quả giá thành hợp lí. chúc bạn vui và thành công
 
có anh hàng xóm mỗi ngày cho ăn 5k bã đậu nành đặt bà bán sữa đậu nành trước cổng nhà chẳng nấu chẳng làm gì cả thảy vào cho ăn luôn đẻ phà phà nuôi o hết mỗi lần đẻ phải kiếm ng cho hehe. chắc ổng mát tay !:D
 
Mình cũng đã từng nuôi thỏ với bã đậu nành (của người làm đậu). Không cần nấu nướng gì cả, thỏ ăn với số lượng vừa phải thấy cũng được. Tuy nhiên không có ghi chép nên cũng không có số liệu cụ thể, chỉ có thể nói đó là một loại thức ăn bổ xung và thỏ cũng thích ăn.
 
Hii mình cũng có tí ý kiến: đậu nành cho ăn chinh hay nấu cũng đc quang trong là đậu fai mới, thậm chí người ta cho ăn lúa kho nữa và các bạn đùng quen treo trong chuồng 1 nấm muối ăn (muối hột) cho Thỏ lướm rất tốt cho sức khoẻ của thỏ, hạn chế thỏ bị đường ruột lắm
 
Con số chất đạm trong bã đậu nành 48 phần trăm là sai.
Đậu nành nguyên chất chưa lấy đạm ra cũng còn chưa được
40 phần trăm nữa là đã chiết đi chất đạm rồi?
*
Theo tôi, chỉ khi Thỏ sắp chết đói, nó mới ăn bã đậu
nành thôi. Có gì bổ, có gì ngon trong đó mà ăn?
*
Kể cả nuôi Lợn (Heo), Trâu Bò, nếu có cho ăn bã đậu nành,
cũng là ăn độn cho no giả, chứ chẳng có bổ hay có lợi gì.
May ra dạ Trâu Bò có vi khuẩn lên men phân giải chất xơ
thì kiếm được chút ít đường trong đó.
*
Lời bàn chẳng biết đúng sai. Các bác cứ để Thỏ nó quyết
định ăn bao nhiêu. Bỏ đói ép nó phải ăn thì nó không khoẻ
đâu.
*
Nhiều câu hỏi lẽ ra thực nghiệm mất mấy đồng và một ngày
công thì có câu trả lời đúng, nhưng đem lên mạng hỏi, thì
trăm ngươi trăm ý khác nhau, được một bài thực tập suy nghĩ
đánh giá những câu trả lời. Tuy không tìm được câu trả lời
đúng, nhưng cũng có dịp luyện bộ óc.
*
 
Theo như mình thấy thì hàng xóm nhà mình có nuôi thỏ cho ăn bã đậu nành sống không có nấu. Mà vẫn thấy đẻ nhiều con lắm.
 

có người thì trộn 10kg bả đậu trộn 1,5kh thức ăn.còn theo nguyenhungdung thì trộn 50/50.ai có ý kiến gì ko ?xin đóng góp để chúng ta cùng học hỏi kinh nghiệm
 
Không nên trộn Bã Đậu vào thức ăn cho vật nuôi,
vì làm như thế là buộc nó phải ăn thức ăn nó không thích,
hoặc có hại cho nó.
*
Hãy để nó tự ăn, muốn ăn bao nhiêu thì ăn.
*
 
có người thì trộn 10kg bả đậu trộn 1,5kh thức ăn.còn theo nguyenhungdung thì trộn 50/50.ai có ý kiến gì ko ?xin đóng góp để chúng ta cùng học hỏi kinh nghiệm
mỗi người có cách làm khác nhau anh lamtung ạ. 1.5/10 là cách nuôi dân dã, tận dụng tối đã những gì có sẵn để giảm chi phí thức ăn cũng như ta cho thỏ ăn thật nhiều cỏ rồi mới cho ăn cám, vì nó đã no rồi nên sẽ ăn ít. vì vậy tận dụng đc cỏ có sẵn giảm tiền mua cám nhưng có lẽ ko tốt bằng việc cho ăn theo 1 khẩu phần cố định. 50/50 có lẽ sẽ tận dụng đc cả bã đậu và cũng có đủ chất để thỏ phát triển tốt hơn. bã đậu tốt nhưng nó chỉ mạnh về chất bột đường vì vậy cho quá nhiều sẽ ko cân đối đầy đủ dinh dưỡng. em ủng hộ cách làm của bác hiếu nhiều hơn nhưng có thể cân đối lại 1 chút 60/40 chẳng hạn để giảm chi phí.
vài lời góp ý cùng bác chúc bác vui và thành công.
 
Theo tôi, chỉ khi Thỏ sắp chết đói, nó mới ăn bã đậu
nành thôi. Có gì bổ, có gì ngon trong đó mà ăn?


Ngoài tự nhiên thỏ còn có thể ăn rất nhiều thứ chủ yếu là cỏ, lá cây và rể các loại...Dùng bả đâu nành như một biện pháp thay thế các chất bổ sung đó.

Ăn no và ăn đủ chất dinh dưỡng là 2 khái niệm khác nhau, nếu cho thỏ ăn hoàn toàn 100% thức ăn công nghiệp thì khả năng k tiêu thụ hết chất dinh dưỡng, thỏ sẽ thải ra phân, nhưng nếu ăn ít thì thỏ k no, do đó trong khẩu phần ăn của thỏ nên phối trộn một tỷ lệ hợp lý giữa thức ăn thô và thức ăn tinh để đảm bảo hai yêu cầu: dinh dưỡng và khẩu phần. Trộn bả đậu với thức ăn tinh là một biện pháp.

TD: một con thỏ có thể ăn 80g thức ăn tinh mỗi ngày, nếu chỉ dựa vào 80g thức ăn đó thỏ sẽ không no, bỏ rau cỏ vào thỏ sẽ tiếp tục ăn, lượng rau cỏ có thể lên đến 0.5-1kg.

Trên thực tế thì hiện nay hầu như đa số người chăn nuôi thỏ gia đình đều có sử dụng phương pháp phối trộn này và đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí thức ăn cũng như công sức cắt rau cỏ.


 
Chúng ta ở các hoàn cảnh hoàn toàn khác lạ nhau,
nên khi nói theo góc nhìn của mình, dễ xảy ra hiểu
nhầm.
*
Góc nhìn của tôi, là thời bao cấp, lương thực ít,
ta nuôi thỏ để thu nhặt cỏ hoang chứ không cho ăn
thức ăn tinh.
*
Góc nhìn ở Mỹ, người ta nuôi Thỏ công nghiệp. Thức
ăn của Thỏ được tính toán kỹ, và chủ yếu là cỏ, nhưng
cỏ trồng diện tích lớn, và cắt bằng máy, băm trộn và
đúc hạt bằng máy. Người Mỹ thường, chủ yếu là trẻ con,
nuôi Thỏ làm cảnh chơi (pet) thì mua thức ăn này, và
chúng còn tìm kiếm nhiều loại cỏ ngoài thiên nhiên để
cho Thỏ ăn nữa.
*
Góc nhìn bà con ta nuôi thỏ bằng thức ăn tinh, thì
đương nhiên bã đậu là tốt, mặc dù nó chỉ là chất xơ,
giúp tiêu hoá, chứ không có chất dinh dưỡng.
*
Ai nói nó có chất đạm, chất bột đường, chất vitamin,
thì cần xem lại nguồn có đúng khoa học không. Hàng xóm
nhà tôi làm đậu phụ bán chợ, nên tôi biết bã đậu chẳng
có chất gì đâu, ngoài chất xơ ra. Có người còn phơi bã
đậu thật khô để nhồi gói để gối đầu nữa kia. Chẳng tin,
các bạn thử làm xem nó có bị thối không.
*
 
Bã đậu nành để qua đêm sẽ lên men thối, điều đó chứng tỏ nó chứa protein (dù ít).
Bã đậu nành chiết ly (chỉ chiết rút chất béo) sẽ còn nguyên đạm, theo lý thuyết là khoảng hơn 42%. Rất tiếc, loại này nông dân bọn mình khó tiếp cận. Loáng thoáng nghe dạo này thị trường Đồng Nai có bán lẻ ( hì... tin vui!).
Thực tế bản thân tui thấy thỏ thích ăn bã đậu nành (tui mua mối của bà bán sữa). Tui hấp chín, trộn với cám gạo và bắp nghiền mịn rồi vắt thành nắm cho thỏ ăn.
Xin dông dài thêm chút: sở dĩ tui hấp là vì hấp chín bã đậu sẽ thơm. Hơn nữa hấp chín sẽ khử được các chất kháng trypsin và semotrypsin có trong đậu nành.
Tui khẳng định thỏ ăn bã đậu nành sống cũng không sao hết, có điều không tận dụng tối đa được nguồn protein ít ỏi trong bã đậu mà thôi.
 
Đây là bảng phân tích thành phần dinh dưỡng trong Đỗ Nành (Đậu Tương)
Nguồn Wiki: http://en.wikipedia.org/wiki/Soybean
*
Đường, Bột, Xơ: 30,16%
Dầu mỡ: 19,94%
Đạm: 36,49%
*
Khi làm Đậu Phụ, ta ngâm đỗ 1 đêm, sáng sớm dậy xay đậu với nưóc,
được nước bột đậu thật mịn. Bỏ nước bột đậu này vào trong một bao
vải dệt thật mịn để nước bột chảy ra qua lỗ vải dệt. Bã đậu có xơ
to hơn lỗ vải dệt còn lại trong bao. Đó là bã đậu chúng ta đang bàn
ở đây. Bã đậu tuỳ người làm mà chất không giống nhau. Người làm đậu
giỏi, thì xay rất mịn, lọc rất kỹ, bã đậu chỉ còn xơ, hầu hết không
còn chất Đạm, Bột, và Dầu Mỡ. Nước đậu lọc ra đó, có hầu hết chất
dinh dưỡng (trừ đường và dầu đã bị tan vào nưóc mà gạn lọc đi mất),
được đun sôi cho chín, để nguội và lắng đi. Sau khi cho thêm nước
đậu cũ của đợt làm trước (nước này bị vi khuẩn lên men rượu ăn bớt
chất bột đi và chua lên) thì chất đạm trong nước đậu bị độ chua làm
cho lắng đọng lại thành vẩn bợn trong nước. Người làm đậu với những
vẩn bợn đó cho vào khuôn vải thô mà ép nước chảy ra, còn lại chất
đạm trong khuôn. Đó là lý do ta thấy đậu phụ bán ở chợ thì da nó
có vết vải dệt thô. Người làm đậu phụ kém thì có xơ lẫn vào trong
đậu, và người ăn thấy thô ráp ở lưỡi, nên mua rẻ đi, hay không chịu
mua đậu phụ ở những người này. Có mấy tháng tôi làm ở gần nhà làm
đậu nên biết họ làm như thế, nhưng chính mình chưa thật bắt tay vào
làm. Nghề đậu phụ này bề ngoài thấy dễ như vậy, nhưng phải cha truyền
con nối vài năm kinh nghiệm mới làm được mà không bị mất khách và
sập tiệm. Kỹ thuật rất tinh tế, ở chỗ ngày nóng ngày lạnh thì lấy
bao nhiêu nước chua đổ vào nước đậu. Còn chuyện xay đậu thì dễ, vì
phải có cối xay nước thật mịn. Chuyện ép đậu cũng dễ, nếu là người
nhanh nhẹn. Nếu là người chậm, thì phải điều chỉnh sức ép nén đậu
cho nhẹ bớt đi, nhưng đậu vẫn kém ngon hơn người làm nhanh tay.
*
Làm Sữa Đậu Nành, thì cũng như cách làm trên. Chỉ khác một điều là
không được cho nước chua hay vi khuẩn men rượu vào nước đậu, vì sẽ
làm đậu kết tủa vẩn lên trong nước đậu. Nước đậu vì thế muốn để được
lâu trước khi bán, thì phải giữ lạnh sau khi nấu chín tiệt trùng.
*
Thành phần chất đạm chỉ có 36 phần trăm, còn bị hao hụt đi nữa,
thì làm sao bã đậu lại có hơn 40 phần trăm được. Cũng nên biết,
đậu phụ có lượng đạm cao nhất trong các loại thực vật. Vì vậy, chỉ
có nó mới làm được Đậu Phụ và Tương. Các đỗ khác có ít chất đạm
hơn, không thể làm được Đậu Phụ và Tương. Nói một cách khác, nếu
có làm được thì giá thành cao hơn và chất lượng kém hơn đậu phụ
(kể cả Chao nữa) và Tương làm bằng Đậu Nành. Chẳng có thức ăn
thực vật nào lại có thể có chất đạm hơn 4 chục phần trăm.
*
Chuyện Thỏ thích ăn bã đậu nành, tôi không biết thực hư thế nào,
nhưng tôi trước kia có nuôi Thỏ, thì cả làng tôi chẳng có ai cho
nó ăn bã đậu cả, và bây giờ nếu tôi có nuôi, tôi cũng chẳng cho
bất cứ con vật tôi nuôi nào ăn bã đậu nành cả. Trộn bã đậu vào
thức ăn ngon khác để vật nuôi phải ăn hoàn toàn khác với chuyện
vật nuôi thích ăn bã đậu nguyên chất (nấu chín hay để sống).
*
Nghề gì cũng có nhiều kỹ thuật khác nhau, không ai giống ai. Bạn
thấy cho Thỏ ăn bã đậu nành mà có lợi, thì cứ việc. Ai cho rằng
làm thế lợi không bù hại, thì không làm.
*
 
nấu chín thì quá tốt
Nhưng khoảng 2 con bò, 30 kg bã đậu nấu mất 2 tiếng là ít :D
cho ăn sống luôn cho nhanh thấy
 


Back
Top