Cho tiếp xúc sớm với thức ăn sau khi nở để tăng khả năng miễn dịch của gà

TÀI LIỆU NÀY KHÁ HAY, MỌI NGƯỜI THAM KHẢO NHÁ!

CHO TIẾP XÚC SỚM VỚI THỨC ĂN SAU KHI NỞ ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA GÀ


Người viết: Vũ Duy Giảng
17/06/2009
Trong 3 thập kỷ qua, công tác chọn giống đã cải thiện đáng kể thành tích sản xuất của gà nuôi thịt (thường gọi là gà broiler): tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả lợi dụng thức ăn cao hơn, khả năng sản xuất thịt tốt hơn, tỷ lệ thịt ngực cao hơn.

Tuy nhiên sự tăng nhanh về năng suất sản xuất đã không đi cùng với việc tăng khả năng miễn dịch, dẫn đến gà bị mắc nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa và nhiều bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ chết tăng cao.

Nhiều báo cáo khoa học đã cho biết: gà con ở tuần tuổi đầu tiên sau khi nở thiếu đáp ứng miễn dịch một cách đầy đủ và do vậy nhậy cảm cao với các bệnh truyền nhiễm. Cần phải biết rằng sự phát triển hệ thống miễn dịch ở gà broiler và khả năng đáp ứng cao đối với những kháng nguyên khác nhau (vi khuẩn và các chất độc hại) rất quan trọng trong việc bảo vệ gà khi còn non.


Hệ thống miễn dịch của gia cầm
Đây là một hệ thống phức tạp, hoàn thiện cả về chức năng và cấu trúc, phân bố khắp cơ thể, bao gồm cơ quan, những yếu tố tế bào và những yếu tố dịch thể.

Cũng như ở động vật có vú, năng lực miễn dịch của gia cầm phát triển thông qua hệ thống lympho. Cơ quan của hệ miễn dịch được chia thành cơ quan lympho sơ cấp và thứ cấp.


Túi Fabricius (viết tắt là túi F) và tuyến ức là cơ quan lympho sơ cấp trong đó các tiền lympho bào phát triển thành các lympho bào miễn dịch.

Những tổ chức lympho thứ cấp là lách, tủy xương, tuyến Harderian, tuyến quả thông (pineal gland) và các mô lympho gắn với bề mặt niêm mạc như niêm mạc khí quản, niêm mạc ruột và những cụm biệt hóa của những tế bào lympho thuộc các cơ quan khác nhau.

Các tổ chức lympho này được đặt ở những vị trí quan trọng để khi những kháng nguyên như vi khuẩn bệnh đi vào cơ thể qua da hay qua các bề mặt niêm mạc có thể bị tóm gọn rồi bị tiêu diệt.

Sự phát triển của hệ thống miễn dịch xẩy ra chủ yếu trong quá trình phát triển của phôi. Các cơ quan miễn dịch và các globulin miễn dịch thành thục trong các cơ quan miễn dịch bị chi phối bởi nhiều yếu tố, ngoài yếu tố di truyền, yếu tố thức ăn là một yếu tố quan trọng.

Điều gì cản trở sự gà con mới nở tiếp xúc với thức ăn?
Trong chăn nuôi gà thương phẩm, quá trình nở của gà thường kéo dài 2 ngày và gà con chỉ được chuyển khỏi máy ấp khi đại đa số chúng đã sạch vỏ. Sau khi đưa ra khỏi máy ấp một số công việc khác còn tiếp tục như chọn đực cái, vaccine, đóng hộp trước khi vận chuyển đi các nơi.

Trong thực tế, một số gà con nở ra phải sau 36-48 giờ mới được tiếp xúc với thức ăn và nước uống. Đây là nguyên nhân làm cho gà yếu và chậm tăng trưởng. Như vậy từ khi nở tới khi bắt đầu nhận các chất dinh dưỡng của thức ăn là một thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển của gà.

Nguồn dinh dưỡng cho gà mới nở
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sớm của hệ thống miễn dịch ở gà con mới nở, một trong yếu tố quan trọng đó là sự thức ăn. Ở gà con, lòng đỏ là nguồn cung cấp năng lượng và protein ngay khi mới nở. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng và kháng thể mẹ từ túi lòng đỏ là yêu cầu quan trọng để sống xót trong giai đoạn đầu của đời sống.
Lòng đỏ lưu thường chỉ dùng được trong khoảng 4 ngày sau khi nở, nhưng những nghiên cứu gần đây xác định rằng lòng đỏ lưu sẽ được dùng nhanh hơn nhiều ở những gà được tiếp xúc sớm với thức ăn sau khi nở so với những gà bị nhịn đói 48 giờ (khối lượng lòng đỏ lưu giảm 26% nếu được tiếp xúc với thức ăn 24 giờ sau khi nở, nhưng giảm 46% nếu được tiếp xúc với thức ăn 48 giờ sau khi nở). Nguyên nhân là thức ăn có trong đường ruột đã thúc đẩy sự di chuyển lòng đỏ tới tá tràng.

Nuôi dưỡng sớm có lợi cho hệ miễn dịch
Thời gian từ khi nở tới khi nhận được thức ăn là thời kỳ khủng hoảng của gà con mới nở.
Khoảng 2-5% gà nở ra không sống xót trong thời kỳ này do dự trữ thức ăn trong cơ thể bị hạn chế, một số con khác có biểu hiện còi cọc, hiệu quả lợi dụng thức ăn kém, nghèo sản lượng thịt và kém sức đề kháng với bệnh.

Những hạn chế này có thể giảm nhẹ bằng cách áp dụng kỹ thuật “nuôi dưỡng sớm”, đó là kỹ thuật cung cấp chất dinh dưỡng cho gà trong nhà ấp ngay sau khi nở.

Cung cấp chất dinh dưỡng cân đối và cho tiếp xúc với thức ăn ngay sau khi nở có thể thúc đẩy sự sử dụng lòng đỏ, nâng cao sự phát triển của ống tiêu hóa, kích thích tụy tiết enzyme. Những yếu tố này giúp đồng hóa tốt chất dinh dưỡng, đóng góp cho tăng trưởng của cơ và cải thiện thành tích sản xuất của gà từ mới nở đến khi đạt thể trọng thương mại.

Thức ăn cũng cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của cả cơ quan lympho sơ cấp và thứ cấp.

Hệ thống miễn dịch của gà mới nở, đặc biệt là hệ miễn dịch niêm mạc, cần thức ăn để phát triển nhanh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chậm tiếp xúc với thức ăn không chỉ cản trở đến sự phát triển của ruột mà còn cản trở sự phát triển của mô lympho gắn với ruột, với túi F…

Các tác giả A.K Panda và M.R Reddy (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật “dinh dưỡng sớm” đến sự phát triển của cơ quan miễn dịch trong 3 tuần đầu mới nở đã thấy rằng nếu gà được tiếp xúc với thức ăn sau 48 giờ thì khối lượng của túi F thấp hơn 21% so với những gà được tiếp xúc với thức ăn sau 24 giờ. Gà chậm tiếp xúc với thức ăn khối lượng lách cũng giảm thấp tương tự.

Tiếp xúc sớm với thức ăn cũng giúp gà con có đáp ứng nhanh với việc chích ngừa vaccine.

Một trong những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã xác định rằng: titre kháng thể (lúc gà 21 ngày) đáp ứng với vaccine RD (kháng sinh phòng bệnh đường hô hấp) khi gà 5 ngày tuổi cao hơn rõ rệt ở những gà được ăn ngay so với những gà bị nhịn đói 24 giờ hay 48 giờ.

Kết luận

Thời gian từ khi nở tới khi được tiếp xúc với thức ăn là một thời kỳ khủng hoảng trong sự phát triển của gia cầm mới nở. Lòng đỏ lưu chỉ đủ để gà sống trong 3-4 ngày sau khi nở, nhưng không đủ chất dinh dưỡng cho tăng trưởng và phát triển tối ưu cơ quan miễn dịch và năng lực miễn dịch.

Dinh dưỡng cân đối và tạo cơ hội cho gà tiếp xúc sớm với thức ăn ngay sau khi nở có thể thúc đẩy sự lợi dụng lòng đỏ và kích thích sự phát triển của hệ miễn dịch.

Như vậy, dinh dưỡng sớm sẽ thu được những gà con khỏe mạnh ngay từ đầu đời, từ đó hạn chế được nhiều thiệt hại cho nhà sản xuất trong suốt cả quá trình chăn nuôi đàn gà
 


Lúc đầu em định mua gà con về nuôi, nhưng sau khi đọc bài của bác thì em lại đổi ý định. Bài của bác rất hay và rất thực tế. Vì nhà em toàn nuôi gà đá nên em quyết định mua 10 - 20 em gà mái về thử xem sao. Do chưa có kinh nghiệm nuôi gà con nên không dám mua nhiều. Ý em là định lấy giống tại nhà cho chắc ăn, chứ mua giống ở ngoài thì chỗ em không có chỗ nào tin tưởng hết. Không biết ý định của em như vậy có được không xin mọi người cho em ý kiến :7^: Thanks
 
Mấy hôm nay mình đọc bài này và tìm về link gốc để tìm hiểu cụ thể, tuy nhiên chưa tìm được tài liệu nào khác viết về vấn đề này, do nhận thức có hạn nên mình vẫn chưa hiểu hết ngọn ngành lắm. hee... Trên diễn đàn có bác nào biết "cơ chế tiêu lòng đỏ ở gia cầm mới nở ko" (tức là hệ thần kinh hay thể dịch hoặc cái gì khác điều tiết quá trình tiêu lòng đỏ ấy và nó hoạt động ntn). Tuy nhiên giữa lý thuyết cũ và mới kết hợp với thực tế áp dụng thì mình nghĩ chúng ta nên áp dụng như sau, các bác tham khảo nhé:
- Gà sau khi vận chuyển về đến trại (xa hay gần cũng vậy) tiến hành cho gà uống điện giải (có đủ điện giải, glucose, vitamin đặc biệt là vitaminC).
- Sau 6-12h tuỳ tình hình cụ thể thì cho ăn, nếu gà chuyển nhanh thì 10-12h mới cho ăn, nếu gà chuyển chậm thì 6-8 cho ăn, như vậy tổng thời gian từ lúc nở đến lúc cho ăn cũng giao động trong khoảng *****
- Sang ngày thứ 2 các bạn mới cho uống kháng sinh phòng bệnh.
Chú ý: cho dù gà vận chuyển chậm thế nào cũng phải cho uống điện giải trước khi cho ăn.
 
em cũng nghe bài này ở đâu rồi ý em thấy cũng rất đúng vì em đã nhận thấy ở đàn gà của mình

Đàn gà nhà bạn nuôi 1 tháng được bao nhiêu gam? sử dụng cám gì? Vì mình có đọc vài bài thì nói rằng nếu cho gà ăn sau 60h thì gà tăng trọng nhiều nhất, nhưng tỷ lệ hao hụt cao. nếu cho gà ăn sớm thì dễ bị đường ruột. Hiện tại không biết áp dụng theo cách nào?
 
[QUO"leminhthanh_th, post: 249067, member: 17421"]Mấy hôm nay mình đọc bài này và tìm về link gốc để tìm hiểu cụ thể, tuy nhiên chưa tìm được tài liệu nào khác viết về vấn đề này, do nhận thức có hạn nên mình vẫn chưa hiểu hết ngọn ngành lắm. hee... Trên diễn đàn có bác nào biết "cơ chế tiêu lòng đỏ ở gia cầm mới nở ko" (tức là hệ thần kinh hay thể dịch hoặc cái gì khác điều tiết quá trình tiêu lòng đỏ ấy và nó hoạt động ntn). Tuy nhiên giữa lý thuyết cũ và mới kết hợp với thực tế áp dụng thì mình nghĩ chúng ta nên áp dụng như sau, các bác tham khảo nhé:
- Gà sau khi vận chuyển về đến trại (xa hay gần cũng vậy) tiến hành cho gà uống điện giải (có đủ điện giải, glucose, vitamin đặc biệt là vitaminC).
- Sau 6-12h tuỳ tình hình cụ thể thì cho ăn, nếu gà chuyển nhanh thì 10-12h mới cho ăn, nếu gà chuyển chậm thì 6-8 cho ăn, như vậy tổng thời gian từ lúc nở đến lúc cho ăn cũng giao động trong khoảng *****
- Sang ngày thứ 2 các bạn mới cho uống kháng sinh phòng bệnh.
Chú ý: cho dù gà vận chuyển chậm thế nào cũng phải cho uống điện giải trước khi cho ăn.[/QUOTE]
Mih rất tán thành về chia sẻ của ban. Báo cáo luận án chỉ là trên lý thuyết thôi còn thực tế mới là thực. Nếu gà mới nở bạn dem ra cho an liền mih đảm bảo 100 con tiêu chảy một nửa vì một số con nó rất phàm ăn mà lòng đỏ chưa tiêu hết sau một tuần tốn tiền thuốc kháng sinh rồi gà cũng hao hụt nhiều. Kohler tin thì cứ thử.
Ah. Mih nghe nói gà con cho uống vitaminC ko tốt ko biết có đúng ko mấy bạn. Gà trên 5 lạng dùng mới tốt. Mih dang thắc mắc điều này đây. Có ai giúp mih gỡ rối ko
 



Back
Top