Chọn giống mía thích nghi cho ĐBSCL

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Hơn 10 năm qua, ở ĐBSCL từ khi 10 nhà máy đường sản xuất qui mô công nghiệp công suất lớn đi vào hoạt động đã hình thành nên vùng mía nguyên liệu tương đối ổn định trong vùng. Diện tích mía toàn vùng dao động từ hơn 60.000-70.000ha.


Những năm gần đây, cây mía đã mang lại hiệu quả ổn định so với một số cây trồng khác nên trụ chân trên nhiều vùng rộng lớn ở các tỉnh như Hậu Giang, Sóc Trăng, Long An.


Qua sàng lọc thực tế nông dân bắt đầu chấp nhận các giống tiến bộ kỹ thuật ROC10, ROC16, ROC22, ROC27, QĐ21, K84-200, R570, VĐ85-177… Bên cạnh đó Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS), đã lai tạo và tuyển chọn các giống như: DLM24, VN84-422, VN84-4137, VN85-1859, VN85-1427 tiếp tục đưa về vùng này và đang dần chiếm tỷ trọng khá trong diện tích sản xuất mía. Tại Trà Vinh, giống VN85-1859 hiện chiếm 20% tổng diện tích mía của tỉnh; ở Bến Tre có giống VN84-4137 chiếm 30% diện tích; còn giống DLM24 hiện đang trồng phổ biến ở Hậu Giang.


Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đức Quang, Giám đốc Trung tâm NC&PT mía đường của IAS nhận xét: “Việc thay đổi giống mía mới ở ĐBSCL còn chậm, tỷ lệ giống mía mới tăng còn thấp, chưa có cơ cấu giống phù hợp cho từng tiểu vùng… Vì vậy nên mía thu hoạch khi còn non hoặc đã quá già dẫn tới chất lượng mía giảm. Mặt khác việc bón phân muộn, bón không cân đối, bón thừa phân urê làm chữ đường tới khi thu hoạch thấp; trong phòng trừ sâu bệnh chưa được quan tâm đúng mức. Riêng ở vùng ngập lũ chưa có đê bao với tập quán trồng mía một vụ theo mô hình mía-lúa nên thường phải thu hoạch sớm, mía chưa đủ độ chín. Đặc biệt là công tác cơ giới hóa trong canh tác mía hạn chế do sản xuất manh mún, líp nhỏ, ngập lụt…”.


Từ năm 2006 đến nay Trung tâm NC&PT mía đường đã đưa 53 giống mía khảo nghiệm và chuyển giao các tỉnh trong vùng ĐBSCL như: Nhóm giống Việt Nam lai tạo và tuyển chọn (8 giống): VN65-65, VN72-84, VN84-3969, VN84-4137, VN84-422, VN85-1427, VN85-1859, VN96-08. Nhóm giống nhập nội từ Cuba (9 giống): C74-250, C111-79, C85-212, C85-319, C140-81, C89-148, C86-21, C86-456, CR74-250; nhập từ Trung Quốc (16 giống): ROC22, ROC23, ROC24, ROC26, ROC27, QĐ918, QĐ921, Đại ưu đường, VĐ54-412, VĐ86-368, VĐ85-177, VĐ00236, VĐ95-168, Viên lâm 4, Viên lâm 6, Phúc nông 94-0403; từ Thái Lan (17 giống): KK2, KK4, KU60-1, KU60-3, K88-65, K88-92, K90-77, K93-219, K93-236, K95-156, K95-161, K95-84, KU00-1-58, KU00-1-161, Suphanburi7, Uthong3, LK92-11; từ Pháp (2 giống): R570, RB72-454 và từ Ấn Độ (1 giống): CoC671.







Hiện nay một số giống mía quốc gia công nhận sản xuất cho vùng như: VN84-4137, VN84-422, VN84-1427 (trong đó 2 giống VN84-422 và VN84-1427 còn được công nhận cho vùng Đông Nam bộ và Tây nguyên). Các giống mía công nhận cho sản xuất thử trong vùng gồm: DLM24, VĐ986-368, C86-456.






Kết quả, ở vùng mía Long An, giống mía VĐ85-177, K88-65, Suphanburi 7, KU00-1-61, KU60-1, K95-156 và ROC27 sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh hại, có khả năng thích ứng điều kiện sinh thái, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và thị hiếu của người trồng mía ở vùng mía Long An. Các giống VĐ85-177, Suphanburi 7, KU00-1-61, K95-156 và ROC27 có thể đưa vào ép đầu vụ còn K88-65 và KU60-1 đưa vào ép từ giữa đến cuối vụ. Riêng giống VĐ85-177 nên được trồng vào vụ cuối mưa và mở rộng diện tích vừa phải vì giống này có nhược điểm trổ cờ.


Ở vùng mía Sóc Trăng, các giống K93-219 và K88-92 sinh trưởng phát triển mạnh, có năng suất, chất lượng cao ở vụ tơ và có nhiều triển vọng. Các giống mía có năng suất và chất lượng cao như: VĐ85-177 còn yếu điểm trỗ cờ nhiều, bị bệnh đốm lá tương đối nhiều; VĐ54-412, CoC671, QĐ18 và Đại Ưu Đường còn yếu điểm nhỏ cây; QĐ21 còn yếu điểm nhỏ cây và bọng ruột; ROC27 còn yếu điểm nhỏ cây, đổ ngã và bộ lá chuyển vàng nhanh; K95-156, Suphanburi 7 và K88-65 cho năng suất, chất lượng cao, tuy nhiên, các giống này cũng có một số yếu điểm nhất định như K95-156 và K88-65 sinh trưởng chậm trong giai đoạn đầu vươn lóng, Suphanburi 7 dễ ra rễ thân.


Vùng mía Hậu Giang, có các giống Suphanburi 7, KU00-1-61, K95-156 và K93-236 sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao thể hiện nhiều đặc tính nổi bật thích hợp. Các giống CR74-250, C1324-74 có năng suất, hàm lượng đường cao nhưng có nhiều nhược điểm mà người sản xuất khó chấp nhận như cây không to, đổ ngã nặng và trỗ cờ nhiều.











Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Last edited:


Back
Top