Bán Chuyên cung cấp giống vật nuôi gia cầm (vịt, ngan, ngỗng, chim cút …) các loại số lượng lớn

  • Thread starter GIỐNG CÂY ĂN QUẢ VN
  • Ngày gửi
G

GIỐNG CÂY ĂN QUẢ VN

Guest
1.VỊT CỎ

Vịt có lông màu vàng, có con màu xanh, màu cà cuống có chấm đen, có con đen nhạt. Vì bị pha tạp nhiều nên có nhiều màu lông khác nhau. Vịt có đầu thanh, mắt sáng, linh lợi, mỏ dẹt, khỏe và dài, mỏ thường có màu vàng, có con mỏ màu xanh cà cuống lấm chấm đen, có con màu tro. Cổ dài, mình thon nhỏ, ngực lép. Chân hơi dài so với thân, chân thường màu vàng, có con màu nâu, một số con màu đen (những con này toàn thân có màu da xám). Những con màu lông khác thì có da trằng hơi vàng. Dáng đi nhanh nhẹn, kiếm mồi giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao.




Khối lượng mới nở 42 g/con. Lúc trưởng thành con trống nặng 1,6 kg, con mái nặng 1,5 kg/con. Vịt Cỏ có khối lượng thấp, tỉ lệ thân thịt khoảng 50%, tỉ lệ xương 15-16% ở vịt đã chéo cánh. Trọng lượng giết thịt lúc 75 ngày tuổi chỉ đạt 950 – 1100 gr/con. Trọng lượng vịt bỏ nội tạng đầu, chân chiếm 70% so với trọng lượng sống, trọng lượng thịt đùi là 15,2% và trọng lượng thịt ức là 8,8%. Con vịt cỏ nặng chỉ chừng 1,2 - 1,4 kg, thịt có thơm ngon.

Thịt vịt cỏ (hay còn gọi là Vịt Tàu), thịt ít mỡ,khi chín thịt có màu hồng nhạt, thịt thơm và béo ăn với nước mắm gừng chua chua ngọt ngọt mang lại cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác và ngon miệng. Vịt cỏ là món đặc sản, nhất là vịt cỏ Vân Đình, hiện nay giòng vịt Vân Đình đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vịt Cỏ không có khả năng tích luỹ mỡ nhiều, khó béo nên Người ta không vỗ béo, ngoài ra, do vịt nhút nhát, hiếu động, thực quản mỏng khi nhồi béo dễ vỡ, vì thế không nhồi béo và vỗ béo vịt cỏ.




Mỗi năm có thể đẻ từ 150 - 250 quả, tuỳ theo điều kiện nuôi dưỡng. Khối lượng trứng 65 g/quả, 70-80 ngày tuổi có thể giết thịt. Vịt có tốc độ mọc lông nhanh, nuôi theo phương thức chăn thả thì 65 – 75 ngày tuổi đã mọc đủ lông. Trứng vịt Cỏ tương đối tốt, khối lượng trung bình 61,7 g, có vỏ màu trắng đục, đôi khi có màu xanh nhạt gọi là trứng "cà cuống"; vịt Cỏ đẻ từ 130 -160 trứng, ở những vùng có điều kiện đồng bãi tốt, vịt đẻ tới 170-190 quả/năm (8–12 kg trứng/năm). Vịt cỏ bắt đầu rớt hột lúc 135 – 140 ngày tuổi, thể trọng lúc bắt đầu để là 1,2 – 1,4 kg/con; Tuổi bắt đầu giao phối của vịt đực 125 – 130 ngày và thể trọng là 1,3 – 1,5 kg/con. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 94,3%, tỷ lệ trứng nở / phôi đạt 81,2%.

2.VỊT BẦU

Vịt bầu là giống vịt có tầm vóc trung bình, lúc trưởng thành vịt Bầu có khối lượng của vịt đực: 2,2-2,5 kg/con, vịt mái nặng 2,0-2,2 kg/con. Giống vịt bầu to con, ngon thịt, nặng trung bình 2,0-2,5 kg, 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, trứng nặng 50-60 g. Vịt bầu thân hình vững chắc, hình chữ nhật, đầu to, thân mình hơi dài, cổ ngắn vừa phải, ngực rộng, sâu, bụng sâu, dáng đi nặng nề, lạch bạch, mỏ và chân có nhiều màu khác nhưng phổ biến nhất là màu vàng, con trống có mỏ màu xanh lá cây.




Con trống có lông cổ màu xanh biếc, một số con có vòng lông trắng ở cổ. Cũng như vịt cỏ, vịt Bầu không được chọn lọc khắt khe trong thời gian dài, do đó màu lông có sự phân ly lớn từ màu trắng, đen xám, đến màu nâu xám. Bộ lông của vịt Bầu có nhiều nhóm màu khác nhau, phổ biến nhất là màu cà cuống, tiếp đó là màu xám, loang đen trắng. Khả năng cho thịt không cao, nhưng khả năng tự kiếm mồi tốt thích nghi tốt với điều kiện chăn thả truyền thống.

Tập tính

Cổ vịt bầu rất ngắn, trông lừ khừ nhưng chạy rất nhanh, ưa hoạt động và khéo lẩn lút. Chúng giỏi kiếm thức ăn ở các khe suối, đồng ruộng. Vịt bầu vùng Phủ Quỳ có sức chống chịu bệnh cao, thích ứng với thời tiết khí hậu nóng, lạnh, khô, ẩm, gió Lào, vịt bầu ở chất lượng thịt thơm ngon, vị ngọt, thịt vịt bầu rất ngon là do được nuôi theo hình thức thả rông. Thức ăn chủ yếu là cá, tép dưới khe suối, họa hoằn mới được gia chủ cho ăn thêm ít vỏ trấu, sắn, thóc. Đặc điểm khí hậu đặc biệt (mùa đông lạnh, mùa hè không quá nóng) giúp giống vịt bầu phát triển.

Vịt Bầu nuôi nhiều ở vùng đồng bằng trồng lúa ở cả hai miền Bắc, Nam. Vịt Bầu vừa được nuôi lấy thịt vừa được nuôi lấy trứng, tuy nhiên sản lượng trứng thấp hơn vịt Cỏ, đạt trung bình 100 - 130 quả/mái/năm, khối lượng trứng 70 - 80 gam. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,5 - 2,6 kg. Tỷ lệ trứng có phôi thấp 75 - 80%. Khả năng cho thịt của vịt Bầu tương đối tốt, tỉ lệ thịt so với khối lượng sống đạt 50 -52%. Nuôi đến 63 ngày tuổi vịt trống đạt 1,5 - 1,8 kg, vịt mái đạt 1,3 - 1,5 kg, lúc trưởng thành con trống đạt 2,5 - 3,0 kg, con mái 2,2 -2,5 kg.

Sinh sản

Trứng vịt sẽ nở sau 28 ngày được ấp. Vịt con từ lúc mới nở đến 1 tháng tuổi là thời gian "gột vịt", giai đoạn này kéo dài hay ngắn tùy theo giống vịt, mùa vụ, điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc. Vịt mới nở mua về thường cho nhịn đói, sau 4 giờ mới cho ăn. Nếu vịt chưa khô lông có thể cho nhịn lâu hơn, bởi vì sau khi nở trong bụng vịt con còn chứa một khối lượng lòng đỏ có tác dụng tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng.Không nên cho vịt ăn ngay thì khối lượng lòng đỏ không tiêu được dễ làm cho vịt chết trong tuần đầu.

Chế độ ăn

Vịt con từ 1-3 ngày tuổi thường dùng gạo lức nấu chín thành cơm hay ngô mảnh nấu chín, để nguội rồi đổ ra máng ăn. Cứ 3 – 4 kg gạo/100 con vịt/1 ngày nấu chín chia làm 4-5 bữa (trong đó có 1 bữa vào 10 giờ đêm để kích thích cho vịt ăn được nhiều). Khi vịt ăn xong phải cho vịt uống nước sạch hoặc pha lá hành. Trong giai đoạn vịt từ 1-3 ngày tuổi không nên cho chúng ăn thêm thức ăn đạm (con ruốc, cá, tôm, tép khô) để tránh tình trạng thức ăn không được tiêu hóa hết, khiến vịt ngộ đọc thức ăn rồi chết. Vịt còn nhỏ không nên cho vịt xuống nước nhiều để chúng ít bị nhiễm trùng rốn.

Tập cho ăn mồi từ ít tới nhiều, không nên cho vịt ăn quá nhiều một lúc vì chúng dễ bị bội thực chết. + Đồng thời phải tập cho vịt xuống nước tắm. Vịt con từ 11 - 16 ngày tuổi thì cho vịt ăn thức ăn bằng gạo lức hay ngô xay không cần nấu chín mà chỉ cần ngâm vào nước cho chương mềm. Cho đến khi vịt được trên 15 ngày tuổi thì bắt đầu cho chúng ăn lúa nấu chín. Hàng ngày chỉ cho vịt ăn 2 bữa và kết hợp với chăn thả ngoài đồng để vịt kiếm thêm thức ăn. Trong giai đoạn này phải bổ sung chất đạm như tôm, cua, cá khô băm nhỏ... vào thức ăn cho vịt

Trong mùa mưa từ tháng 4 - tháng 10 vịt thường được thả trong ruộng lúa để ăn sâu bọ, bọ gậy các loại sâu hại khác, vừa giúp cây trồng phát triển tốt và vừa phát triển được chăn nuôi. Tuy nhiên vẫn phải cho chúng ăn thêm thóc lúa hoặc thức ăn công nghiệp để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho vịt.

3.NGỖNG





Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Nuôi ngỗng có nhiều thuận lợi với đặc thù của ngỗng là có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn xanh và các loại phụ phẩm nông nhiệp. Con ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn , ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ, ngỗng ăn tạp các loại cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực. Nuôi trong 4-8 tháng ngỗng đã cho thu hoạch 4–7 kg.




Có nhiều giống ngỗng cao sản như ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao. Ngỗng là loại gia cầm có khả năng tăng trọng rất nhanh, chỉ sau 10 - 11 tuần nuôi, khối lượng cơ thể đã tăng gấp 40 - 45 lần so với khối lượng cơ thể lúc mới nở.[1] Sau khi nuôi 3-4 tháng, ngỗng choai lớn lên thường đạt trọng lượng 4- 4,5 kg, những giống ngỗng ngoại nhập có thể cao hơn, đạt 4,5– 5 kg. Nếu ngỗng được nuôi dưỡng chăm sóc tốt ngay từ đầu thì thời gian có thể rút ngắn không tới 3-4 tháng nuôi.




Pháp, ngỗng được nuôi để lấy gan để làm nguyên liệu cho món gan ngỗng béo, Ngỗng được nuôi bằng cách bị buộc nhồi nhét ăn uống hạt bắp khô quá mức để có bộ gan to. Gan ngỗng béo được chế biến thành món gan xay. Các tổ chức bảo vệ quyền động vật xem việc sản xuất món gan này là tàn nhẫn do cách thức buộc vịt, ngỗng ăn và ảnh hưởng xấu lên sức khỏe vịt, ngỗng do có bộ gan to quá cỡ.




4.NGAN

Thịt ngan cũng được ưa chuộng hơn so với phần lớn thịt từ các giống vịt nhà (có lẽ là hậu duệ đã thuần hóa của vịt cổ xanh) do nạc hơn, chứ không chứa nhiều mỡ như thịt vịt, độ nạc và mềm của thịt ngan có thể so sánh với thịt bê. Các giống ngan thuần hóa thường có các đặc trưng bộ lông khác với của ngan hoang. Loại ngan có lông trắng thích hợp cho sản xuất thịt. Ngan mái nặng khoảng 2–5 kg (5-10 pao); ngan trống nặng khoảng 5–8 kg (10-17 pao). Ngan thuần hóa có thể sinh sản tới 3 lần mỗi năm. Một số ngan nuôi đã thoát ra ngoài hoang dã và hiện tại sinh đẻ ngoài khu vực bản địa của chúng, như ở Tây ÂuHoa Kỳ. Ngan thịt sinh trưởng, phát triển nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp, tỷ lệ nuôi sống cao, bộ lông phát triển bình thường.




Ngan không những dễ nuôi, nhanh lớn, tiêu tốn ít thức ăn, tỷ lệ nuôi sống cao mà giá cả cũng rất hợp lý. Ngan có thể lai ghép chéo với vịt nhà để sinh ra con lai vô sinh tức loài hỗn chủng (vịt Mulard). Ngan đực đã được lai ghép ở quy mô thương mại với vịt mái bằng cách thụ tinh tự nhiên hoặc nhân tạo. Khoảng 40-60% trứng nở thành vịt Mulard được nuôi để lấy thịt.




Tương tự, việc lai ghép giữa vịt cổ xanh trống với ngan mái là có thể, dù con lai của chúng lại không cho thịt hay trứng với các đặc trưng mong muốn.[1] Các con lai này thường được dùng trong sản xuất gan béo (foie gras). Một lá gan ngan thông thường có khối lượng 1 – 2 gam nhưng cũng nhờ chăn nuôi, có thể đạt đến trọng lượng từ 5 – 8 lạng.[2] Gan ngan là món ăn yêu thích của người Pháp




5.CHIM CÚT

Chim cun cút, gọi tắt là chim cút, có nguồn gốc ở châu Á, chúng sống thích hợp ở những vùng khí hậu ấm áp và hơi nóng. Lần đầu tiên giống này được thuần hoá ở Nhật bản từ thế kỷ thứ XI (Coturnix coturnix japonica). Lúc đầu người ta thuần hoá chúng để nuôi như một loài chim cảnh và chim hót, mãi đến năm 1900, cút Nhật bản mới được nuôi để lấy thịt và trứng ăn, sau đó nhanh chóng lan sang nhiều nước trên thế giới. Chim cút có nhiều giống khác nhau, chuyên thịt hoặc chuyên trứng, có giống chuyên nuôi để phục vụ săn bắn, như giống cút Bốp - oai (Bobwhile), có giống nuôi để làm cảnh, nghe hót như giống cút Xinh - ging (Singing quail). Ớ châu Mỹ cũng có nhiều giống, nhưng nuôi để lấy thịt và trứng thì chủ yếu vẫn là chim cút Nhật bản.

Chim cút thuộc nhóm chim bay (Carinatae), gầm 25 bộ, trong đó có Bộ gà (Galliformes) gồm những loài chim như gà, gà lôi, công, trĩ, chim cút... chúng có cánh ngắn, tròn nên bay kém, chân to, khoẻ, móng cùn. Mỏ ngắn, thích nghi với bới đất tìm thức ăn. Con trống sặc sỡ, nhất là vào mùa sinh sản. Chim non nở ra có lông che phủ và khoẻ.




Chim cút (chim cay) là một tên gọi chung cho một số chi chim có kích thước trung bình trong họ Trĩ (Phasianidae), hoặc trong họ Odontophoridae (chim cút châu Mỹ Tân thế giới) cùng bộ. Tài liệu này chỉ nói về các loài sinh sống trong khu vực Cựu thế giới (các châu lục ngoài châu Mỹ) thuộc họ Trĩ mà thôi. Các loài chim cút Tân thế giới (châu Mỹ) không có

quan hệ họ hàng gần, nhưng chúng cũng được gọi là chim cút, do bề ngoài và các hành vi tập tính khá giống với các loài chim cút Cựu thế giới.

Các loài cun cút Cựu thế giới đôi khi cũng được gọi là chim cút, nhưng chúng thuộc về họ Turnicidae và chúng không phải là chim cút thật sự, cũng như chưa thấy ở đâu nuôi chúng với mục đích lấy thịt hay trứng ở quy mô thương mại như các loài chim cút.

Chim cút là các loài chim nhỏ, mập mạp, sống trên đất liền. Chúng là các loài chim ăn hạt, nhưng cũng ăn cả sâu bọ và các con mồi nhỏ tương tự, làm tổ trên mặt đất.

Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân

Quảng, TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội

HOTLINE - 0432161283/0962454799

Email: nongnghiepcongnghecaovietnam@gmail.com

Website chính: http://giongcaytrongcongnghecao.com/

http://nongnghiepcongnghecaovietnam.blogspot.com/

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU
 


1.VỊT CỎ

Vịt có lông màu vàng, có con màu xanh, màu cà cuống có chấm đen, có con đen nhạt. Vì bị pha tạp nhiều nên có nhiều màu lông khác nhau. Vịt có đầu thanh, mắt sáng, linh lợi, mỏ dẹt, khỏe và dài, mỏ thường có màu vàng, có con mỏ màu xanh cà cuống lấm chấm đen, có con màu tro. Cổ dài, mình thon nhỏ, ngực lép. Chân hơi dài so với thân, chân thường màu vàng, có con màu nâu, một số con màu đen (những con này toàn thân có màu da xám). Những con màu lông khác thì có da trằng hơi vàng. Dáng đi nhanh nhẹn, kiếm mồi giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao.




Khối lượng mới nở 42 g/con. Lúc trưởng thành con trống nặng 1,6 kg, con mái nặng 1,5 kg/con. Vịt Cỏ có khối lượng thấp, tỉ lệ thân thịt khoảng 50%, tỉ lệ xương 15-16% ở vịt đã chéo cánh. Trọng lượng giết thịt lúc 75 ngày tuổi chỉ đạt 950 – 1100 gr/con. Trọng lượng vịt bỏ nội tạng đầu, chân chiếm 70% so với trọng lượng sống, trọng lượng thịt đùi là 15,2% và trọng lượng thịt ức là 8,8%. Con vịt cỏ nặng chỉ chừng 1,2 - 1,4 kg, thịt có thơm ngon.

Thịt vịt cỏ (hay còn gọi là Vịt Tàu), thịt ít mỡ,khi chín thịt có màu hồng nhạt, thịt thơm và béo ăn với nước mắm gừng chua chua ngọt ngọt mang lại cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác và ngon miệng. Vịt cỏ là món đặc sản, nhất là vịt cỏ Vân Đình, hiện nay giòng vịt Vân Đình đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vịt Cỏ không có khả năng tích luỹ mỡ nhiều, khó béo nên Người ta không vỗ béo, ngoài ra, do vịt nhút nhát, hiếu động, thực quản mỏng khi nhồi béo dễ vỡ, vì thế không nhồi béo và vỗ béo vịt cỏ.




Mỗi năm có thể đẻ từ 150 - 250 quả, tuỳ theo điều kiện nuôi dưỡng. Khối lượng trứng 65 g/quả, 70-80 ngày tuổi có thể giết thịt. Vịt có tốc độ mọc lông nhanh, nuôi theo phương thức chăn thả thì 65 – 75 ngày tuổi đã mọc đủ lông. Trứng vịt Cỏ tương đối tốt, khối lượng trung bình 61,7 g, có vỏ màu trắng đục, đôi khi có màu xanh nhạt gọi là trứng "cà cuống"; vịt Cỏ đẻ từ 130 -160 trứng, ở những vùng có điều kiện đồng bãi tốt, vịt đẻ tới 170-190 quả/năm (8–12 kg trứng/năm). Vịt cỏ bắt đầu rớt hột lúc 135 – 140 ngày tuổi, thể trọng lúc bắt đầu để là 1,2 – 1,4 kg/con; Tuổi bắt đầu giao phối của vịt đực 125 – 130 ngày và thể trọng là 1,3 – 1,5 kg/con. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 94,3%, tỷ lệ trứng nở / phôi đạt 81,2%.

2.VỊT BẦU

Vịt bầu là giống vịt có tầm vóc trung bình, lúc trưởng thành vịt Bầu có khối lượng của vịt đực: 2,2-2,5 kg/con, vịt mái nặng 2,0-2,2 kg/con. Giống vịt bầu to con, ngon thịt, nặng trung bình 2,0-2,5 kg, 6 tháng tuổi bắt đầu đẻ trứng, trứng nặng 50-60 g. Vịt bầu thân hình vững chắc, hình chữ nhật, đầu to, thân mình hơi dài, cổ ngắn vừa phải, ngực rộng, sâu, bụng sâu, dáng đi nặng nề, lạch bạch, mỏ và chân có nhiều màu khác nhưng phổ biến nhất là màu vàng, con trống có mỏ màu xanh lá cây.




Con trống có lông cổ màu xanh biếc, một số con có vòng lông trắng ở cổ. Cũng như vịt cỏ, vịt Bầu không được chọn lọc khắt khe trong thời gian dài, do đó màu lông có sự phân ly lớn từ màu trắng, đen xám, đến màu nâu xám. Bộ lông của vịt Bầu có nhiều nhóm màu khác nhau, phổ biến nhất là màu cà cuống, tiếp đó là màu xám, loang đen trắng. Khả năng cho thịt không cao, nhưng khả năng tự kiếm mồi tốt thích nghi tốt với điều kiện chăn thả truyền thống.

Tập tính

Cổ vịt bầu rất ngắn, trông lừ khừ nhưng chạy rất nhanh, ưa hoạt động và khéo lẩn lút. Chúng giỏi kiếm thức ăn ở các khe suối, đồng ruộng. Vịt bầu vùng Phủ Quỳ có sức chống chịu bệnh cao, thích ứng với thời tiết khí hậu nóng, lạnh, khô, ẩm, gió Lào, vịt bầu ở chất lượng thịt thơm ngon, vị ngọt, thịt vịt bầu rất ngon là do được nuôi theo hình thức thả rông. Thức ăn chủ yếu là cá, tép dưới khe suối, họa hoằn mới được gia chủ cho ăn thêm ít vỏ trấu, sắn, thóc. Đặc điểm khí hậu đặc biệt (mùa đông lạnh, mùa hè không quá nóng) giúp giống vịt bầu phát triển.

Vịt Bầu nuôi nhiều ở vùng đồng bằng trồng lúa ở cả hai miền Bắc, Nam. Vịt Bầu vừa được nuôi lấy thịt vừa được nuôi lấy trứng, tuy nhiên sản lượng trứng thấp hơn vịt Cỏ, đạt trung bình 100 - 130 quả/mái/năm, khối lượng trứng 70 - 80 gam. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,5 - 2,6 kg. Tỷ lệ trứng có phôi thấp 75 - 80%. Khả năng cho thịt của vịt Bầu tương đối tốt, tỉ lệ thịt so với khối lượng sống đạt 50 -52%. Nuôi đến 63 ngày tuổi vịt trống đạt 1,5 - 1,8 kg, vịt mái đạt 1,3 - 1,5 kg, lúc trưởng thành con trống đạt 2,5 - 3,0 kg, con mái 2,2 -2,5 kg.

Sinh sản

Trứng vịt sẽ nở sau 28 ngày được ấp. Vịt con từ lúc mới nở đến 1 tháng tuổi là thời gian "gột vịt", giai đoạn này kéo dài hay ngắn tùy theo giống vịt, mùa vụ, điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc. Vịt mới nở mua về thường cho nhịn đói, sau 4 giờ mới cho ăn. Nếu vịt chưa khô lông có thể cho nhịn lâu hơn, bởi vì sau khi nở trong bụng vịt con còn chứa một khối lượng lòng đỏ có tác dụng tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng.Không nên cho vịt ăn ngay thì khối lượng lòng đỏ không tiêu được dễ làm cho vịt chết trong tuần đầu.

Chế độ ăn

Vịt con từ 1-3 ngày tuổi thường dùng gạo lức nấu chín thành cơm hay ngô mảnh nấu chín, để nguội rồi đổ ra máng ăn. Cứ 3 – 4 kg gạo/100 con vịt/1 ngày nấu chín chia làm 4-5 bữa (trong đó có 1 bữa vào 10 giờ đêm để kích thích cho vịt ăn được nhiều). Khi vịt ăn xong phải cho vịt uống nước sạch hoặc pha lá hành. Trong giai đoạn vịt từ 1-3 ngày tuổi không nên cho chúng ăn thêm thức ăn đạm (con ruốc, cá, tôm, tép khô) để tránh tình trạng thức ăn không được tiêu hóa hết, khiến vịt ngộ đọc thức ăn rồi chết. Vịt còn nhỏ không nên cho vịt xuống nước nhiều để chúng ít bị nhiễm trùng rốn.

Tập cho ăn mồi từ ít tới nhiều, không nên cho vịt ăn quá nhiều một lúc vì chúng dễ bị bội thực chết. + Đồng thời phải tập cho vịt xuống nước tắm. Vịt con từ 11 - 16 ngày tuổi thì cho vịt ăn thức ăn bằng gạo lức hay ngô xay không cần nấu chín mà chỉ cần ngâm vào nước cho chương mềm. Cho đến khi vịt được trên 15 ngày tuổi thì bắt đầu cho chúng ăn lúa nấu chín. Hàng ngày chỉ cho vịt ăn 2 bữa và kết hợp với chăn thả ngoài đồng để vịt kiếm thêm thức ăn. Trong giai đoạn này phải bổ sung chất đạm như tôm, cua, cá khô băm nhỏ... vào thức ăn cho vịt

Trong mùa mưa từ tháng 4 - tháng 10 vịt thường được thả trong ruộng lúa để ăn sâu bọ, bọ gậy các loại sâu hại khác, vừa giúp cây trồng phát triển tốt và vừa phát triển được chăn nuôi. Tuy nhiên vẫn phải cho chúng ăn thêm thóc lúa hoặc thức ăn công nghiệp để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho vịt.

3.NGỖNG





Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Nuôi ngỗng có nhiều thuận lợi với đặc thù của ngỗng là có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn xanh và các loại phụ phẩm nông nhiệp. Con ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn , ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ, ngỗng ăn tạp các loại cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực. Nuôi trong 4-8 tháng ngỗng đã cho thu hoạch 4–7 kg.




Có nhiều giống ngỗng cao sản như ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao. Ngỗng là loại gia cầm có khả năng tăng trọng rất nhanh, chỉ sau 10 - 11 tuần nuôi, khối lượng cơ thể đã tăng gấp 40 - 45 lần so với khối lượng cơ thể lúc mới nở.[1] Sau khi nuôi 3-4 tháng, ngỗng choai lớn lên thường đạt trọng lượng 4- 4,5 kg, những giống ngỗng ngoại nhập có thể cao hơn, đạt 4,5– 5 kg. Nếu ngỗng được nuôi dưỡng chăm sóc tốt ngay từ đầu thì thời gian có thể rút ngắn không tới 3-4 tháng nuôi.




Pháp, ngỗng được nuôi để lấy gan để làm nguyên liệu cho món gan ngỗng béo, Ngỗng được nuôi bằng cách bị buộc nhồi nhét ăn uống hạt bắp khô quá mức để có bộ gan to. Gan ngỗng béo được chế biến thành món gan xay. Các tổ chức bảo vệ quyền động vật xem việc sản xuất món gan này là tàn nhẫn do cách thức buộc vịt, ngỗng ăn và ảnh hưởng xấu lên sức khỏe vịt, ngỗng do có bộ gan to quá cỡ.




4.NGAN

Thịt ngan cũng được ưa chuộng hơn so với phần lớn thịt từ các giống vịt nhà (có lẽ là hậu duệ đã thuần hóa của vịt cổ xanh) do nạc hơn, chứ không chứa nhiều mỡ như thịt vịt, độ nạc và mềm của thịt ngan có thể so sánh với thịt bê. Các giống ngan thuần hóa thường có các đặc trưng bộ lông khác với của ngan hoang. Loại ngan có lông trắng thích hợp cho sản xuất thịt. Ngan mái nặng khoảng 2–5 kg (5-10 pao); ngan trống nặng khoảng 5–8 kg (10-17 pao). Ngan thuần hóa có thể sinh sản tới 3 lần mỗi năm. Một số ngan nuôi đã thoát ra ngoài hoang dã và hiện tại sinh đẻ ngoài khu vực bản địa của chúng, như ở Tây ÂuHoa Kỳ. Ngan thịt sinh trưởng, phát triển nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp, tỷ lệ nuôi sống cao, bộ lông phát triển bình thường.




Ngan không những dễ nuôi, nhanh lớn, tiêu tốn ít thức ăn, tỷ lệ nuôi sống cao mà giá cả cũng rất hợp lý. Ngan có thể lai ghép chéo với vịt nhà để sinh ra con lai vô sinh tức loài hỗn chủng (vịt Mulard). Ngan đực đã được lai ghép ở quy mô thương mại với vịt mái bằng cách thụ tinh tự nhiên hoặc nhân tạo. Khoảng 40-60% trứng nở thành vịt Mulard được nuôi để lấy thịt.




Tương tự, việc lai ghép giữa vịt cổ xanh trống với ngan mái là có thể, dù con lai của chúng lại không cho thịt hay trứng với các đặc trưng mong muốn.[1] Các con lai này thường được dùng trong sản xuất gan béo (foie gras). Một lá gan ngan thông thường có khối lượng 1 – 2 gam nhưng cũng nhờ chăn nuôi, có thể đạt đến trọng lượng từ 5 – 8 lạng.[2] Gan ngan là món ăn yêu thích của người Pháp




5.CHIM CÚT

Chim cun cút, gọi tắt là chim cút, có nguồn gốc ở châu Á, chúng sống thích hợp ở những vùng khí hậu ấm áp và hơi nóng. Lần đầu tiên giống này được thuần hoá ở Nhật bản từ thế kỷ thứ XI (Coturnix coturnix japonica). Lúc đầu người ta thuần hoá chúng để nuôi như một loài chim cảnh và chim hót, mãi đến năm 1900, cút Nhật bản mới được nuôi để lấy thịt và trứng ăn, sau đó nhanh chóng lan sang nhiều nước trên thế giới. Chim cút có nhiều giống khác nhau, chuyên thịt hoặc chuyên trứng, có giống chuyên nuôi để phục vụ săn bắn, như giống cút Bốp - oai (Bobwhile), có giống nuôi để làm cảnh, nghe hót như giống cút Xinh - ging (Singing quail). Ớ châu Mỹ cũng có nhiều giống, nhưng nuôi để lấy thịt và trứng thì chủ yếu vẫn là chim cút Nhật bản.

Chim cút thuộc nhóm chim bay (Carinatae), gầm 25 bộ, trong đó có Bộ gà (Galliformes) gồm những loài chim như gà, gà lôi, công, trĩ, chim cút... chúng có cánh ngắn, tròn nên bay kém, chân to, khoẻ, móng cùn. Mỏ ngắn, thích nghi với bới đất tìm thức ăn. Con trống sặc sỡ, nhất là vào mùa sinh sản. Chim non nở ra có lông che phủ và khoẻ.




Chim cút (chim cay) là một tên gọi chung cho một số chi chim có kích thước trung bình trong họ Trĩ (Phasianidae), hoặc trong họ Odontophoridae (chim cút châu Mỹ Tân thế giới) cùng bộ. Tài liệu này chỉ nói về các loài sinh sống trong khu vực Cựu thế giới (các châu lục ngoài châu Mỹ) thuộc họ Trĩ mà thôi. Các loài chim cút Tân thế giới (châu Mỹ) không có

quan hệ họ hàng gần, nhưng chúng cũng được gọi là chim cút, do bề ngoài và các hành vi tập tính khá giống với các loài chim cút Cựu thế giới.

Các loài cun cút Cựu thế giới đôi khi cũng được gọi là chim cút, nhưng chúng thuộc về họ Turnicidae và chúng không phải là chim cút thật sự, cũng như chưa thấy ở đâu nuôi chúng với mục đích lấy thịt hay trứng ở quy mô thương mại như các loài chim cút.

Chim cút là các loài chim nhỏ, mập mạp, sống trên đất liền. Chúng là các loài chim ăn hạt, nhưng cũng ăn cả sâu bọ và các con mồi nhỏ tương tự, làm tổ trên mặt đất.

Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân

Quảng, TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội

HOTLINE - 0432161283/0962454799

Email: nongnghiepcongnghecaovietnam@gmail.com

Website chính: http://giongcaytrongcongnghecao.com/

http://nongnghiepcongnghecaovietnam.blogspot.com/

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU
Chào bạn.. chổ bạn bán cút giông gia như nào, có bao tiêu đầu ra cho cút kho vậy. Mong bạn trả lời sớm vì minh đang rát muốn nuôi để làm kinh tế
 


Back
Top