Chuyển đổi giới tính gia cầm từ phôi.

Trứng gia cầm là 1 phôi được hình thành ngay trong cơ thể mẹ có n nhiễm sắc thể, khi 2 nhiễm sắc thể của bố và mẹ tập hợp lại, một hợp tử lưỡng bội 2n ra đời (trứng đã thụ tinh).

Vậy ta đã khẳng định được giới tính chưa?

Và ta cũng biết Tinh trùng có 2 nhiễm sắc thể quy định giới tính đó là X & Y
Còn Phôi mang nhiễm sắc thể là X.

Vậy chúng ta muốn chuyển đổi giới tính là ta chuyển đổi giữa X & Y.

Nếu ta nhìn thì liên tưởng giống cái sẽ chiếm ưu thế hơn, vì:
XX x XY
Thì X chiếm 3/4, nhưng thực tế bài toán về giới tính còn nhiều vấn đề phức tạp không dễ gì làm theo ý muốn đối với gia cầm.

Đây là bài toán về giới tính

Thực ra 1 phôi chỉ mang n nhiễm sắc thể là X (đơn bội là 1n)
Còn tinh trùng mỗi con cũng chỉ mang 1n nhiễm sắc thể là Y hoặc X.

Vậy bài toán về giới tính được viết dưới dạng như sau:

XY (tinh trùng) x XX (trứng)

Khi 1 hơp tử ngẫu nhiên được hình thành là XX ( con mái) & XY (con trống)

Vậy tỉ lệ của trống và mái bằng nhau, đây là trên lí thuyết.

Nhưng chủ đề này ta muốn chuyển đổi giữa XX & XY theo ý muốn, có nghĩa là trống nhiều hơn mái hoặc ngược lại.

Còn phôi (trứng) chỉ mang đơn bội nhiễm sác thể là X thì không có tính quyết định đực hay cái.

Và nhiệt độ đã chuyển được giới tính của gia cầm trong khi ấp trứng (phôi) mà tôi muốn chia sẻ dưới đây.

Về động vật nuôi con bằng sữa thì đã giải quyết được là tinh phân biệt giới tính mà các nước tiên tiến như Mỹ đã làm được. (tinh bò, phôi bò đã thụ thai).

Còn đối với con người của chúng ta, theo tôi nghĩ cũng thực hiện được nhưng bị cấm vì nó thuộc về tính nhân văn và nhân đạo. (mất cân bằng giới tính).

Agriviet.Com-G%25C3%2580_CON....jpg



Câu chuyện sau đây tôi muốn chia sẻ với bạn thuộc về kinh nghiệm mà tôi đã tìm tòi học hỏi và đã thử nghiệm thành công trên gia cầm (gà và vịt), áp dụng cho ra giới tính theo mong muốn.

Đây cũng là 1 Blog chia sẻ chứ chưa được 1 đề tài nào công bố... nên các bạn cứ góp ý, tôi chân thành ghi nhận từ các bạn. Nếu cảm thấy hay thì Like cho tôi nhé.

Vào những năm tôi còn học PT, tình cờ tôi được nghe lõm ông anh rể làm nghề ấp trứng vịt. Lúc đó họ đã nhậu say và 2 thầy trò đã thì thầm cho nhau tôi nghe lõm được.

...... _ Sao tao nói rồi, mày không phơi thêm 30 phút nữa, hình như trứng lần này thiếu nóng nên nở ra mái nhiều hơn trống... Thầy nói.
_ Lần sau em nhớ, hay lần sau ta phơi thêm một ngày nữa...! Trò ý kiến.
_ Không được nó chỉ có 2 ngày đó thì mới có hiệu quả, nếu thêm ngày nữa trứng sẽ sát khó nở... Thầy khuyên trò.
.........
_ Vì nhà ông anh ấp trứng vịt bán, mà lúc đó ấp thủ công bằng trấu và lúa rang. Còn trứng vịt thì được cho vào 1 khăn vuông 20 trứng nên công việc ủ trấu và lúa rang lấy nhiệt để ấp rất khó, nên ấp trứng là 1 nghề gia truyền, còn ai muốn học thì làm công rất lâu (2 năm thí công).

Với việc thành bại là rất quan trọng trong việc lựa trứng, soi trứng để xả và cho ra trứng vịt lộn bán trước khi nở, vì những trứng này bị hụt mỏ hay khèo chân gì đó...để tránh khi nở ra không bán được thì lỗ!

Khi được một mẻ ấp hoàn hảo thì họ cúng tổ và tổ chức ăn uống, tôi là em nên được đi theo bố ăn (ké).!
Cũng phải chứ, tỉ kệ ấp nở quyết định trên 85% là mái và 95% là trống. Vì quê tôi có mùa mưa dân hay mua vài ba chục về thả để cải thiện, thì lúc ấy anh lại ép nhiệt để nở ra toàn là con trống vừa to vừa khỏe nên dễ bán.

Đến mùa Hè thu trời nắng khô hạn ít người mua nuôi, mà ngược lại thì dân nuôi vịt đẻ thì họ đặt lên cả thiên (ngàn con). Lúc này mà ấp ra con trống hết thì chỉ có đi ăn mày và dẹp tiệm..!
Nên bí quyết lấy nhiệt để nở ra con mái 85% là lời rất cao. Vì dân nuôi vịt đẻ mua chăn vào tháng nắng được 4 tháng vào mưa là bắt đầu đẻ, vậy họ chỉ bắt vịt mái thôi.

Tôi suy nghĩ mãi không biết cách nào để ông ta chỉ bí quyết cho, nhưng cuối cũng cũng có cách...vì anh ta là giáo viên dạy cấp 1, mà nghề ấp vịt là tay tái nhưng hái ra tiền và rất bận rộn... Mỗi khi cộng điểm cho học sinh cuối tháng và cuối học kì anh đã nhờ tôi...
và tôi khai thác anh từ đó.

Đến bây giờ thì nó giúp cho tôi đúng nghề, và tôi đã thí nghiệm thành công ấp trứng gia cầm bằng máy ấp.
Tôi sẽ chỉ cho các bạn nào muốn kinh doanh nghề này:

Lấy thời gian ấp nở cho từng loại chia đôi bớt đi 1 ngày, ta tăng nhiệt độ ấp lên 0,3 đến 0,4 độ suốt trong 2 ngày...thì cho ra con trống.
Nếu làm ngược lại thì giảm đi 0,2 độ đến 0,5 độ thì ra con mái nhiều hơn...
Nếu bạn nào nuôi gà chọi thì khi gà mẹ gần ấp ta đem ổ trứng treo lên gần mái tôn cách chừng 0,5 m thì sẽ nở ra gà trống nhiều hơn.
Khi ấp máy 2 ngày tăng nhiệt nhớ để thêm 1 chén nước nhỏ để tăng thêm độ ẩm .


Vậy chứng tỏ gia cầm phân biệt giới tính hình thành trong phôi là do yếu tố nhiệt.


CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG NHƯ Ý.
 


Last edited by a moderator:
Đề nghị đọc kĩ bài.
10 cái hiểu không bằng 1 cái biết..!
10 cái biết không bằng 1 cái thấy thực tế.
1o cái thấy thực tế không bằng 1 cái làm thực tế.

* Xin lỗi đừng viết bậy lên đây nữa.
_ Giới tính quy định cho gia cầm, gà trống là Z mũ 0. (Z mũ không) gà mái là ZW, loài đẻ trứng chưa quy định giới tính ở phôi...chứ không riêng gì ở gia cầm, tất cả hình thành giới tính đều ảnh hưởng rất lớn từ nhiệt độ, chúng sẽ biệt hóa ( chuyển đổi giới tính) từ mái sang trống & ngược lại trong quá trình phát triển hợp tử trong phôi...
_ Tầm hiểu biết còn quá non nớt...! Cả thế giới còn đau đầu về giới tính ở phôi loài động vật đẻ trứng...! Nên im lặng đi đừng ngưởi bậy và nói bậy nữa nhé...!
_ Mấy câu hỏi của em thuộc loại đơn thuần đừng nên xịa vào...!
+ Nếu đã nhúng mũi vào thì phải biết ngưởi nhé...!
Miễn bình...!

--------

Thưa các đồng nghiệp & ACE trên Agriviet.com.

Bài viết: " Chuyển đổi giới tính gia cầm từ phôi" là một đề tài nghiên cứu thực dụng, ứng dụng trong thực tế.

_ Mọi học thuyết hay định luật ra đời chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định nào đó, có rất nhiều học thuyết đã bị phá vỡ...
+ Về xác định giới tính gia cầm từ phôi cũng như tất cả động vật đẻ trứng hiện nay còn nhiều tranh luận chưa ai được công nhận, có cả các nhóm và cá nhân nhiều nhà khoa học cũng đau đầu nghiên cứu về vấn đề này...
Ví dụ như: Học thuyết nguyên tử... (bị phá vỡ)

* Tôi cũng là 1 giả thuyết trong vấn đề đó, vậy mong các bạn tham khảo & cho ý kiến tích cực đóng góp.
_ Tất cả ý kiến đóng góp tôi đều ghi nhận, nhưng phải là trên tinh thần tôn trọng và tế nhị, cho phép tôi miễn bàn và tiếp chuyện với những người có lời lẽ vô văn hóa.
Còn giải thích tôi sẽ viết bài giải thích tiếp theo cho rõ về nhiễm sắc thể trong phôi khi hình thành giới tính.

Tôi không có thời gian nhiều để vào mạng, mong bạn bè chờ cho tôi lúc rảnh, tôi hay Online vào lúc 20h đến 2h sáng.
Cám ơn.
lại một gã anh em của: emmytran roi. A Chí đừng bận tâm để bác admin tự xử lý hộ.
Anh Chí có thể giới thiệu một loại máy ấp trứng nào ở miền nam mà anh thấy đước nhất ko, để bà con khỏi phải mất công trải nghiệm ( tiết kiệm được tiền nông và công sức nữa)...Cảm ơn anh trước nha!
 


Cho em được chen vào tí. Đây là book thảo luận chứ không phải là để công kích nói shook nhau, tôi cũng là người chỉ thích chăn nuôi thôi, nhưng kiến thức thì hạn hẹp về kinh nghiệm lẫn thực tế. Hầu như ngày nào tôi cũng online vài lần, sáng trưa chiều tối, để tôi tìm những bài viết hay, tôi không biết về bác Chí tốt nghiệp trường gì, giỏi như thế nào ? tôi chỉ biết rằng tôi đã có thêm được nhiều kinh nghiệm từ bác ấy từ những bài viết hay, cụ thể, mà có thể nhiều người trong diễn đàn này cũng phải công nhận. tất nhiên kiến thức là vô hạn, không ai thông thái đến mức mà hỏi gì cũng biết. trong tâm tôi dù chưa gặp mặt hay được nói chuyện nhưng tôi rất mến bác Chí, và nhiều người khác nữa trong diễn đàn này đã chia sẻ kinh nghiệm cho tất cả mọi người mà không có chất đắn đo hay có mục đích gì.
Còn anh ikarus.sg75 không biêt 75 có phải là năm sinh của anh không nữa, nhưng chắc cũng là người học cao hiểu rộng, tuy vậy tôi chưa thấy câu nói của anh nào hay cả chứ đừng nới đến học được kiến thức gì từ anh. Người ta bỏ thời gian công sức để viết bài nên cảm ơn mới đúng dù có giúp cho ta được ít hay nhiều.
Tranh luận với nhau là giúp nhau tìm ra những khiếm khuyết để hoàn thiện nhất cho việc mình định làm, chứ không phải là tìm ra điểm yếu của người khác để hạ thấp người ta xuống, nhưng nó không nên có ở những nơi của những người nông dân chân chất.
75 là....năm họ trốn khỏi saigòn đó pác....kaka.
Bạn kaka trên diễn đàn trồng nấm có câu rất hay: "cho đi thật nhiều và nhận lại cũng rất là...nhiều ". Sao lại đi công kích nhau chi vậy nha, đúng hay sai thì thực tế chứng minh. Bà con nông dân mình cũng cần những cái rất thực tế. Trên topic trồng nấm bac anhmytran cũng công kích dữ dội, nhưng thực tế đã chứng minh rất chính xác. Bác botienthi cũng đi từ bình định vào Tp HCM để kiểm chứng... Lý thuyết là một màu xám xịt, còn cây đời thì vẫn mãi xanh tươi thôi... đem lý thuyết để mà "khè" anh nông dân thì được gì??
 
Có ai dùng tia x chưa

Nhưng dùng tia X vào việc gì..? Về tia X hay tia cực tím thì nó chỉ ứng dụng trong 1 vài lĩnh vực Y học, còn ứng dụng trong ngành Chăn nuôi Thú Y nó vẫn được ứng dụng vào số số lĩnh vực...
Câu hỏi của bạn thật sự tôi không hiểu bạn hỏi về lĩnh vực nào...?

--------

75 là....năm họ trốn khỏi saigòn đó pác....kaka.
Bạn kaka trên diễn đàn trồng nấm có câu rất hay: "cho đi thật nhiều và nhận lại cũng rất là...nhiều ". Sao lại đi công kích nhau chi vậy nha, đúng hay sai thì thực tế chứng minh. Bà con nông dân mình cũng cần những cái rất thực tế. Trên topic trồng nấm bac anhmytran cũng công kích dữ dội, nhưng thực tế đã chứng minh rất chính xác. Bác botienthi cũng đi từ bình định vào Tp HCM để kiểm chứng... Lý thuyết là một màu xám xịt, còn cây đời thì vẫn mãi xanh tươi thôi... đem lý thuyết để mà "khè" anh nông dân thì được gì??

Việc xác định giới của phôi của một số loài đẻ trứng là một việc còn rất nhiều phức tạp và tranh luận, chưa đi đến thống nhất như loài sinh con cho con bú bằng sữa bạn à...
Đứng trên quan điểm khoa học mà nói:
Nó có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành giới tính như:
_ Độ kiềm (ba zơ) có trong thức ăn
_ Ảnh hưởng yếu tố ngoại cảnh, nhưng chịu nhiều nhất là nhiệt... việc này chính các nhà khoa học nước ngoài họ đã nghiên cứu & Đài truyền hình Việt Nam cũng đưa tin trên kênh HTV2 Tp HCM họ cũng công nhận loài bò sát đẻ trứng như: Rùa biển (Vích), Kì đà...phôi phát triển đã biệt hóa giới tính chịu rất nhiều về yếu tố nhiệt chứ không riêng gì là gia cầm...!

*Còn riêng về ứng dụng tôi thấy dùng nhiệt là một việc làm trong ấp trứng nhân tạo (bằng máy ấp) là việc rất đúng.

*Nói về khoa học di truyền thì phải nói cho đúng và chuẩn về gen nào kí hiệu là gì trên nhiễm sắc thể giới tính ảnh hưởng đến yếu tố nhiệt để "biệt hóa" chuyển đổi Giới tính, thì phải nói chính xác...tôi chưa đủ sức để chứng minh & tôi đang nghiên cứu dạng tổng quát...tôi hứa sẽ viết bổ sung ra choi mọi người đóng góp ý kiến...
+ Việc học là vô tận & sự hiểu biết là có hạn..!

+ Tôi luôn luôn lắng nghe từ các bạn & sẵn sàng tiếp thu với ý kiến đóng góp trên tinh thần tích cực, nếu bạn nào biết hơn tôi xin chỉ dẫn.
+ Và một điều cho tôi Miễn bình với những người có lối ứng xử vô văn hóa..!

* Chân thành cám ơn bạn đã góp ý.
 
Last edited by a moderator:
Nhưng dùng tia X vào việc gì..? Về tia X hay tia cực tím thì nó chỉ ứng dụng trong 1 vài lĩnh vực Y học, còn ứng dụng trong ngành Chăn nuôi Thú Y nó vẫn được ứng dụng vào số số lĩnh vực...
Câu hỏi của bạn thật sự tôi không hiểu bạn hỏi về lĩnh vực nào...?

--------



Việc xác định giới của phôi của một số loài đẻ trứng là một việc còn rất nhiều phức tạp và tranh luận, chưa đi đến thống nhất như loài sinh con cho con bú bằng sữa bạn à...
Đứng trên quan điểm khoa học mà nói:
Nó có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành giới tính như:
_ Độ kiềm (ba zơ) có trong thức ăn
_ Ảnh hưởng yếu tố ngoại cảnh, nhưng chịu nhiều nhất là nhiệt... việc này chính các nhà khoa học nước ngoài họ đã nghiên cứu & Đài truyền hình Việt Nam cũng đưa tin trên kênh HTV2 Tp HCM họ cũng công nhận loài bò sát đẻ trứng như: Rùa biển (Vích), Kì đà...phôi phát triển đã biệt hóa giới tính chịu rất nhiều về yếu tố nhiệt chứ không riêng gì là gia cầm...!

*Còn riêng về ứng dụng tôi thấy dùng nhiệt là một việc làm trong ấp trứng nhân tạo (bằng máy ấp) là việc rất đúng.

*Nói về khoa học di truyền thì phải nói cho đúng và chuẩn về gen nào kí hiệu là gì trên nhiễm sắc thể giới tính ảnh hưởng đến yếu tố nhiệt để "biệt hóa" chuyển đổi Giới tính, thì phải nói chính xác...tôi chưa đủ sức để chứng minh & tôi đang nghiên cứu dạng tổng quát...tôi hứa sẽ viết bổ sung ra choi mọi nhười đóng góp ý kiến...
+ Việc học là vô tận & sự hiểu biết là có hạn..!

+ Tôi luôn luôn lắng nghe từ các bạn & sẵn sàng tiếp thu với ý kiến đóng góp trên tinh thần tích cực, nếu bạn nào biết hơn tôi xin chỉ dẫn.
+ Và một điều cho tôi Miễn bình với những người có lối ứng xử vô văn hóa..!

* Chân thành cám ơn bạn đã góp ý.
Cảm ơn anh Chí đã có những ý kiến rất thẳng thắn. Chúc anh nhiều sức khỏe và đạt nhiều kết quả tốt trong hướng nghiên cứu của mình.
Có thể anh hiểu sai ý của mình. Cái mình muốn phản đối là những người "chọc gậy bánh xe" gây rối diễn đàn kìa. Ví dụ như pác anhmytran chẳng hạn: trong diễn đàn http://agriviet.com/home/threads/125613-Quy-trinh-ap-trung-ga-#axzz2HODV7NaT thi xem như thừa nhận quan điểm của anh là đúng để phản pháo chủ thớt. Hoặc trong diễn đàn : http://agriviet.com/home/threads/98...m2-dat-va-vai-trieu-dong/page15#axzz2HFWB5wcX thì phản pháo và có những ý kiến ko hay với bác kata70...nhưng thực tế thì kata70 thành công, đến khi bác botienthi vào Tp HCM kiểm chứng thực tế thì...pác kia im thin thíc...
suy cho cùng, mục đích của những người như thế là ko tốt. Mình nghĩ anh đừng bận tâm về những người như vậy. Mình nghiên cứu giúp đỡ được mọi người là điều tốt, thực tế bao giờ cũng là câu trả lời chính xác nhất.
Xem ra, anh vẫn còn "nợ" mình về câu trả lời về máy ấp trứng nào mà anh cho là " được " nhất hiện nay? trả lời câu này giúp mình và cũng giúp mọi người bớt tốn tiền , bớt tốn thời gian kiểm nghiệm cũng như công sức bỏ ra đó. Thân chào anh
 
Cảm ơn anh Chí đã có những ý kiến rất thẳng thắn. Chúc anh nhiều sức khỏe và đạt nhiều kết quả tốt trong hướng nghiên cứu của mình.
Có thể anh hiểu sai ý của mình. Cái mình muốn phản đối là những người "chọc gậy bánh xe" gây rối diễn đàn kìa. Ví dụ như pác anhmytran chẳng hạn: trong diễn đàn http://agriviet.com/home/threads/125613-Quy-trinh-ap-trung-ga-#axzz2HODV7NaT thi xem như thừa nhận quan điểm của anh là đúng để phản pháo chủ thớt. Hoặc trong diễn đàn : http://agriviet.com/home/threads/98...m2-dat-va-vai-trieu-dong/page15#axzz2HFWB5wcX thì phản pháo và có những ý kiến ko hay với bác kata70...nhưng thực tế thì kata70 thành công, đến khi bác botienthi vào Tp HCM kiểm chứng thực tế thì...pác kia im thin thíc...
suy cho cùng, mục đích của những người như thế là ko tốt. Mình nghĩ anh đừng bận tâm về những người như vậy. Mình nghiên cứu giúp đỡ được mọi người là điều tốt, thực tế bao giờ cũng là câu trả lời chính xác nhất.
Xem ra, anh vẫn còn "nợ" mình về câu trả lời về máy ấp trứng nào mà anh cho là " được " nhất hiện nay? trả lời câu này giúp mình và cũng giúp mọi người bớt tốn tiền , bớt tốn thời gian kiểm nghiệm cũng như công sức bỏ ra đó. Thân chào anh

Không có gì đâu bạn, mình chia sẻ cái thực tế cho nông dân, ai có điều kiện thì làm thử về cách điều chỉnh nhiệt độ để chứng minh việc giới tính gia cầm từ phôi do ảnh hưởng nhiệt theo cách mình đã chỉ dẫn là đúng.
Vì người thật việc thật mà...!

* Thì ra bạn nhắc mình mới nhớ, đó là dòng máy ấp tiên tiến hiện nay gọi là máy ấp điều áp...nói nó rất ổn định về nhiệt, dù cho nhiệt bên ngoài có cao hơn trong tủ, những dòng máy trước (cũ) dễ bị quán tính nhiệt nên nhiệt bên trong và ngoài khi quá 38 độ thì bên trong cũng nóng lên theo bằng bên ngoài nên trứng sẽ hư vì quá nhiệt cho phép.
Tôi cũng chỉ thấy giới thiệu trên mạng nhà mình (Agrivieet) thôi...chứ tôi chưa mua, vì còn tiếc mấy cái tủ ấp cũ....

* Còn chuyện bài viết của mình là lỗi do mình viết dễ bị hiểu nhầm cho mọi người gần như tạo Scandan, nhưng để tạo thêm hiệu ứng xíu nữa rồi mình sẽ viết tiếp phần Nhiễm sắc thể giới tính về gia cầm & lập luận giả thuyết của mình đưa ra là đúng. Vì mình đã ứng dụng qua thực tế.

Vì viết NST động vật có vú nuôi con bằng sữa mà đi nói gia cầm thì sự hiểu nhầm của người đọc là vậy...

Còn cái chuyện Gen nào (Nucleotic) mang mã số và kí hiệu gì ở nhiễm sắc thể giới tính đã bị "biệt hóa" để chuyển giới tính trong phôi vì yếu tố nhiệt thì để các nhà khoa học họ có điều kiện nghiên cứu trên tiêu bản họ làm, mình chỉ nói ra việc ứng dụng nhiệt mà thôi.
Cám ơn thân chào bạn.
 
Last edited by a moderator:
Không có gì đâu bạn, mình chia sẻ cái thực tế cho nông dân, ai có điều kiện thì làm thử về cách điều chỉnh nhiệt độ để chứng minh việc giới tính gia cầm từ phôi do ảnh hưởng nhiệt theo cách mình đã chỉ dẫn là đúng.
Vì người thật việc thật mà...!

* Thì ra bạn nhắc mình mới nhớ, đó là dòng máy ấp tiên tiến hiện nay gọi là máy ấp điều áp...nói nó rất ổn định về nhiệt, dù cho nhiệt bên ngoài có cao hơn trong tủ, những dòng máy trước (cũ) dễ bị quán tính nhiệt nên nhiệt bên trong và ngoài khi quá 38 độ thì bên trong cũng nóng lên theo bằng bên ngoài nên trứng sẽ hư vì quá nhiệt cho phép.
Tôi cũng chỉ thấy giới thiệu trên mạng nhà mình (Agrivieet) thôi...chứ tôi chưa mua, vì còn tiếc mấy cái tủ ấp cũ....

* Còn chuyện bài viết của mình là lỗi do mình viết dễ bị hiểu nhầm cho mọi người gần như tạo Scandan, nhưng để tạo thêm hiệu ứng xíu nữa rồi mình sẽ viết tiếp phần Nhiễm sắc thể giới tính về gia cầm & lập luận giả thuyết của mình đưa ra là đúng. Vì mình đã ứng dụng qua thực tế.

Vì viết NST động vật có vú nuôi con bằng sữa mà đi nói gia cầm thì sự hiểu nhầm của người đọc là vậy...

Còn cái chuyện Gen nào (Nucleotic) mang mã số và kí hiệu gì ở nhiễm sắc thể giới tính đã bị "biệt hóa" để chuyển giới tính trong phôi vì yếu tố nhiệt thì để các nhà khoa học họ có điều kiện nghiên cứu trên tiêu bản họ làm, mình chỉ nói ra việc ứng dụng nhiệt mà thôi.
Cám ơn thân chào bạn.
Cảm ơn anh Chí nhiều!
Trong kỹ thuật điện tử, việc điều áp hay đều dòng đều thực hiện qua nguyên lý hồi tiếp. Yếu tố quyết định vẫn là độ nhạy, độ chính xác của cảm biến nhiệt. Hệ số hồi tiếp phụ thuộc vào nguyên lý làm việc của mạch. Dó đó, chất lượng của máy vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhà thiết kế. Vì vậy, chọn một thương hiệu nào của máy ấp trứng vẫn là điều buân khuâng của nhà nông. Họ quảng cáo thế nào thì chuyện của họ, chỉ khi nào mình có được sơ đồ mạch thực tế mới dám kết luận được ( cái này thì...nhà sản xuất ko dám cung cấp đâu).Hơn nữa, linh kiện điện tử do hãng nào sản xuất? sản xuất nơi nào?... cũng ảnh hưởng đến chất lượng của máy nữa....
Nếu ko thấy bất tiện, anh Chí cứ giới thiệu cái máy ấp trứng mà anh đang dùng cho bà con biết với. Bà con chỉ cần biết sử dụng rành rẽ như anh là đạt yêu cầu rồi. Có ai phản biện, giới thiệu thêm những tính năng của máy khác...bà con muốn biết và hiểu sâu hơn thì phải chờ thời gian thôi. Thật tình, mình cũng muốn được như vậy đó.. Cảm ơn anh nhiều nhá!

--------

Chào cả nhà!
mình mới tìm hiểu về máy ấp trứng và phát hiện ra dòng máy L.IN ứng dụng công nghệ mới trong việc điều khiển nhiệt độ của máy ấp trứng : http://gathailan.com/VN/vi/about/Gioi-thieu-ve-May-ap-trung/
http://www.mayaptrung.org/?gclid=CPL90a_c6bQCFcFU4godaGMAxg
tuy nhiên, giá thành cao quá. Mong cả nhà xem qua và cho mình xin ít kinh nghiẹm... Chọn máy loại nào, giá tiền, số lượng trứng ấp trong hộ chăn nuôi gia đình như thế nào là hợp lý
 

Last edited:
Xin có đôi lời

Kính chào bác Chí!

Trước hết, tôi xin mạn phép bác cho tôi được bình luận một số vấn đề thuộc về kỹ thuật trong bài viết của bác. Tôi chưa từng ấp gà và cũng chưa từng nuôi gà để bán vì thế nếu tôi viết không đúng thì mong bác niệm tình bỏ qua. Phần bình luận của tôi với mục đích là để làm rõ hơn một số phần mà bác viết và tránh gây tranh cãi không đáng có.

Tôi là một kẻ ngoại đạo về nông nghiệp, chuyên ngành của tôi là về y học (chăm sóc sức khỏe cho con người), nhưng một dịp tình cờ tôi lên mạng tìm hiểu một số kinh nghiệm để cải tạo miếng đất trũng và nhiễm phèn của gia đình thì tôi vô tình đọc được một bài viết tâm tư muốn “bỏ phố về vườn” trên agriviet của một số anh chị em, sao mà giống tâm trạng của tôi quá! Âu chắc cũng là một cái duyên và tôi cảm thấy thích thú. Tôi đọc hầu hết các chủ đề trên box kỹ thuật mà các anh chị đưa ra và tôi cảm thấy thật là thú vị, tôi gã “ăn cắp” được rất nhiều kinh nghiệm về các mô hình mang tính thực tiễn cao từ bác tương sinh, bác Manhaque, Thủy canh, bác Mục tử và còn rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ các anh chị em khác nữa. Tôi xin tri ân tất cả anh chị em trên agriviet vì mọi người đã nung nấu cho tôi một ý tưởng mà chắc chắn trong tương lai tôi sẽ thực hiện.

Chính vì tôi đã lỡ “chôm” kinh nghiệm, ý tưởng từ mọi người nhiều quá và tôi cảm thấy có nợ, nên tôi viết bài bình dưới đây để trả lễ cho anh chị em agriviet. Những ngày qua tôi cảm thấy mọi người nóng quá (khí trời đang lạnh mà sao mọi người nóng thế!) bác ikarus.sg75 nóng, bác Chí cũng nóng. Thôi tôi xin các bác "chín bỏ làm mười", chúng ta tranh luận dựa trên lý luận thực tiễn và các nền tảng khoa học đã được công nhận. Nếu chúng ta sai, chúng ta thừa nhận là mình sai, nếu luận cứ của chúng ta đúng và đủ mạnh thì chúng ta cứ bảo vệ.

Kính thưa bác Chí! Bác và tôi đều là những người làm khoa học và chắc là tôi và bác sẽ thống nhất với nhau một điều là làm khi làm khoa học thì chúng ta không thể nào nói sai bản chất của vấn đề. Tôi cũng đồng ý với bác là kiến thức thì vô biên và ngay cả khoa học nhiều khi cũng chưa có một lời giải đáp cho thỏa đáng cho tất cả các sự kiện. Nhưng về các định luật, quy luật, các lý luận của các nền tảng thì không thể nào chúng ta bác bỏ được đúng không bác!
Khi đọc bài viết của bác, tôi cảm thấy lo lắng vì liệu rằng bác viết bằng quá nhiều từ ngữ chuyên ngành như là nhiễm sắc thể, nhiễm sắc thể giới tính X, Y, phôi, hợp tử… thì có thỏa đáng chăng? Vì tôi giả sử rằng bà con nông dân là những người “chân lấm tay bùn” sẽ khó hiểu được các thuật ngữ mà chúng ta lạm bàn ở đây. Khi tôi ra trường, tôi về làm cùng cơ quan với Thầy tôi - BS. Đỗ Hồng Ngọc (chắc có lẽ một số bạn biết đến Thầy) thì thầy có chia sẻ là khi mình nói cho người dân, để người dân hiểu thì chúng ta phải dùng những từ ngữ thật là gần gũi với họ chứ chúng ta không thể nào dùng những từ đao to, búa lớn mà khi nói ra chỉ vài người trong ngành mới hiểu thì khi đó chúng ta có truyền thông, có giáo dục sức khỏe cho người dân đến đâu thì cũng chỉ chuốc lấy thất bại thôi! Nhưng nếu như sự lo xa của tôi là thừa (bà con nông dân@ tiến bộ, được các chương trình khuyến nông, khuyến ngư của nhà nước tập huấn rầm rầm nên hiểu hết các thuật ngữ mà bác đưa ra) thì bài viết của bác có vài sự nhầm lẫn về thuật ngữ! (Nếu tôi sai thì tôi xin lỗi bác!). Tôi rất mong bác có những đính chính và cơ sở lý luận nhưng tôi nhận được một số bài viết với ngôn ngữ nóng giận của bác thì tôi buồn quá. Có lẽ bác muốn tạo Xì-căng-đan để thu hút dư luận để mọi người quan tâm chủ đề này càng nhiều rồi bác mới xuất chiêu cuối cùng chăng. Nhưng đợi bác lâu quá, tôi xin làm kẻ nhiều chuyện! Tôi xin thay mặt bác trả lời cho bà con một số vấn đề để cho những ai thắc mắc được hiểu rõ hơn:

1. Bộ nhiễm sắc thể ở gà 2n =78 (chúng ta có thể hiểu nôm na nhiễm sắc thể là nơi chứa thông tin mà từ đó nó sẽ hình thành nên những đặc tính của từng giống gà, từng con gà,VD: màu lông, gà đực hay cái,…nhiễm sắc thể có phân nửa là có nguồn gốc từ bố và phân nửa có nguồn gốc từ mẹ. VD: ở một con gà 2n=78 thì có 36 nhiễm sắc thể từ gà mẹ và 36 NST từ gà bố, và loài người chúng ta cũng vậy)

2.Việc hình thành giới tính ở sinh vật do một cặp nhiễm sắc thể mà người ta gọi là nhiễm sắc thể giới tính quy định. (Tất nhiên còn nhiều yếu tố khác nữa nhưng mà nó không chiếm đa số)

-Ở người, động vật có vú, ruồi giấm,...: đực là XY và cái là XX
-Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm, dâu tây....: đực là XX cái là XY
-Ở châu chấu, rệp…: Đực là XO (con đực chỉ có 1 Nhiễm sắc thể giới tính) và con cái là XX (có 2 nhiễm sắc thể giới tính)

=> Một số người sẽ thắc mắc là họ đọc ở đâu đó là nhiễm sắc thể giới tính ở gà là con đực là ZZ, con cái là ZW..v.v… Thực ra cái này cũng chỉ là cách gọi để quy ước thôi (tôi gọi là AA và AB cũng được mà ^^) nhưng bản chất của vấn đề không thể thay đổi được!

3. Khi nói hình hình giới tính ở sinh vật thì sẽ phải nói đến các quá trình sau giảm phân, thụ tinh và nguyên phân
  • Tôi xin được nói về giảm phân (hiểu nôm na, giảm phân là quá trình tạo giao tử: tinh trùng/hạt phấn, noãn/trứng)
- Giảm phân là một quá trình chỉ dành cho tế bào sinh dục, từ một tế bào sinh dục ban đầu, nhiễm sắc thể của tế bào nhân đôi 01 lần (2n đơn -> 2n kép) và sau đó nó phân ly một cách ngẫu nhiên 02 lần để tạo thành giao tử. Ở con đực thì từ một tế bào sinh dục đực sẽ tạo thành 04 giao tử đực (ở thực vật thì gọi là hạt phấn, ở động vật thì được gọi là tinh trùng. Ở con cái thì từ một tế bào sinh dục cái sẽ tạo thành 01 giao tử cái (ở thực vật gọi là noãn, ở động vật thì được gọi là trứng) và 03 thể định hướng (thể định hướng sẽ bị tiêu biến đi)
Agriviet.Com-1289959510_So_do_giam_phan.jpg


Tóm tắt:

-01 tế bào sinh dục ở gà trống mang nhiễm sắc thể ZZ sẽ tạo tạo 04 tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Z
-01 tế bào sinh dục ở gà mái mang nhiễm sắc thể ZW sẽ tạo thành 01 trứng và 03 thể định hướng (do số lượng tế bào sinh dục cái là rất nhiều và quá trình phân ly trong giảm phân là ngẫu nhiên nên tế bào trứng sẽ có tỉ lệ kiểu gen như sau: 50% Z: 50%W)

  • Tôi xin được nói về thụ tinh (chắc cái này ai cũng hiểu ^^)
Khi 2 cá thể bố mẹ được cho giao phối với nhau, thì tinh trùng sẽ kết hợp với tế bào trứng hình thành hợp tử (khôi phục bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội đặc trưng của loài) và sau đó phát triển thành phôi.
P: gà trống ZZ (2n=78) x gà mái ZW (2n=78)
GP: 100% tinh trùng Z (n=39)
50% trứng Z (n=36): 50% trứng W (n=39)​
F1:
Kiểu gen: 50%ZZ (2n=78): 50% ZW (2n=78)
Kiểu hình: 50% gà trống : 50% gà mái
  • Tôi xin được nói về nguyên phân
(hiểu nôm na là từ một tế bào mẹ sẽ được nhân lên thành nhiều tế bào giống hệt tế bào mẹ 2n->2n: 1 tế bào -> 2 tế bào -> 4 tế bào -> 8 tế bào ->16 tế bào …. )
Agriviet.Com-nguyen_phan.jpg


Khi đã hình thành hợp tử thì chúng ta không thể nào thay đổi được bộ nhiễm sắc thể của hợp tử đó chỉ trừ khi chúng ta gây đột biến hoặc giết chết nhân của hợp tử đó và đưa nhân của hợp tử khác vào. Điều này có nghĩa là khi trứng đã được thụ tinh thì chúng ta không thể nào biến gà có bộ nhiễm sắc thể ZZ thành ZW và ngược lại trừ phi ta có thật nhiều tiền $$$ thì sẽ làm được điều này. Nói như vậy là chúng ta đành chấp nhận hay sao?! Không hẳn vậy, khoa học hiện nay đang có một số biện pháp (tiêm hoocmon, hóa chất… vào trứng gà đã có cồ) nhằm biến con gà mái có bộ nhiễm sắc thể ZW khi nở ra và nuôi lớn nhìn bề ngoài giống hệt gà trống để tận dụng những ưu thế của gà trống mà gà mái không có như là tăng trọng nhanh chẳng hạn.

Bên cạnh đó, người ta cũng có thể áp dụng một số biện pháp để xác định giới tính của gà con ngay từ đầu để có biện pháp phân đàn hợp lý để nâng cao hiệu quả trong sản xuất bằng cách ứng dụng quy luật di truyền lien kết giới tính (gà trống thì lông sọc nhiều hơn gà mái chẳng hạn…)

Còn về phần sử dụng nhiệt của bác Chí thì tôi cũng có nghe nói nhưng mà không có cơ sở lý luận chắc chắn cho vấn đề này nên một số anh chị em chưa tin bác thôi. Tôi mạo muội đề nghị bác làm các thí nghiệm để chứng minh những gì bác chia sẻ 1 thí nghiệm làm tăng tỉ lệ nở ra gà trống và 1 thí nghiệm làm tăng tỉ lệ nở ra gà mái. Mỗi thí nghiệm bác sẽ lập lại 3 lần và lấy trung bình (để hạn chế sai số). Số lượng trứng cho mỗi mẻ ấp có sự điều chỉnh nhiệt độ là khoảng 485 trứng +10% trứng bị hư, không cồ # 533 trứng (dựa và công thức tính cở mẫu bên y học mà tôi được học) và cũng có 533 trứng để đối chứng. Mỗi ngày bác ghi chép các chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, số lần đảo trứng,… Khi trứng nở ra, bác sẽ dùng các phép kiểm thống kê thì sẽ biết ngay thôi mà. Khi đó bác công bố số liệu lên, mọi người sẽ tin bác ngay. Tôi tin là bác làm được, còn nếu bác gặp khó khăn trong lĩnh vực thống kê thì tôi có thể giúp bác, tôi cũng có kinh nghiệm làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở rồi nên tôi nghĩ không thành vấn đề.

Những gì tôi viết ở trên là những gì thuộc về kiến thức đại cương mà tôi đã tiếp thu được, tất nhiên với khoa học tiến bộ thì biết đâu chăng những gì tôi được học ở đại học là lạc lậu, hơn nữa tôi chỉ học về sinh lý học của người, còn ở động vật thì không, nhưng tôi tin chắc là những gì thuộc đại cương thì không thể nào sai khác đi được. Như vậy với những kiến thức đại cương trên thì bài viết của bác Chí có sai đôi chỗ:
  • Phôi thì không thể nào chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội là n được mà phải là 2n (lưỡng bội)
  • Nhiễm sắc thể quy định giới tính ở gà: con đực ZZ, con cái ZW chứ không phải như bác Chí viết
 
Last edited by a moderator:
tôi thì nghĩ thế này .người làm công tác nghiên cứu khoa học thì mới cần nghiên cứu và sử dụng từ ngữ cho chính xác .còn đối với nông dân chúng tôi thì cái cần ở đây là thành quả của các nhà nghiên cứu khoa học đem chia sẻ cho bà con nông dân để năng suất và lợi nhuận được nâng cao lên tối đa nhất.tôi rất kinh trọng bác chí và một số bà con đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu cho bà con nông dân mà k phải bất cứ ai củng dám chia sẻ .còn hơn là những nhà bác học chỉ chăm chăm vào coi từ nào sai ,rồi cơ chế này cơ chế nọ để mà phản bác mà k giúp được gì cho bà con nông dân.
 
Kính chào bác Chí!

Trước hết, tôi xin mạn phép bác cho tôi được bình luận một số vấn đề thuộc về kỹ thuật trong bài viết của bác. Tôi chưa từng ấp gà và cũng chưa từng nuôi gà để bán vì thế nếu tôi viết không đúng thì mong bác niệm tình bỏ qua. Phần bình luận của tôi với mục đích là để làm rõ hơn một số phần mà bác viết và tránh gây tranh cãi không đáng có.

Tôi là một kẻ ngoại đạo về nông nghiệp, chuyên ngành của tôi là về y học (chăm sóc sức khỏe cho con người), nhưng một dịp tình cờ tôi lên mạng tìm hiểu một số kinh nghiệm để cải tạo miếng đất trũng và nhiễm phèn của gia đình thì tôi vô tình đọc được một bài viết tâm tư muốn “bỏ phố về vườn” trên agriviet của một số anh chị em, sao mà giống tâm trạng của tôi quá! Âu chắc cũng là một cái duyên và tôi cảm thấy thích thú. Tôi đọc hầu hết các chủ đề trên box kỹ thuật mà các anh chị đưa ra và tôi cảm thấy thật là thú vị, tôi gã “ăn cắp” được rất nhiều kinh nghiệm về các mô hình mang tính thực tiễn cao từ bác tương sinh, bác Manhaque, Thủy canh, bác Mục tử và còn rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ các anh chị em khác nữa. Tôi xin tri ân tất cả anh chị em trên agriviet vì mọi người đã nung nấu cho tôi một ý tưởng mà chắc chắn trong tương lai tôi sẽ thực hiện.

Những gì tôi viết ở trên là những gì thuộc về kiến thức đại cương mà tôi đã tiếp thu được, tất nhiên với khoa học tiến bộ thì biết đâu chăng những gì tôi được học ở đại học là lạc lậu, hơn nữa tôi chỉ học về sinh lý học của người, còn ở động vật thì không, nhưng tôi tin chắc là những gì thuộc đại cương thì không thể nào sai khác đi được. Như vậy với những kiến thức đại cương trên thì bài viết của bác Chí có sai đôi chỗ:
  • Phôi thì không thể nào chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội là n được mà phải là 2n (lưỡng bội)
  • Nhiễm sắc thể quy định giới tính ở gà: con đực ZZ, con cái ZW chứ không phải như bác Chí viết
@ Bác Chí: Xin lỗi bác là tôi nói thẳng là tôi không tin những gì bác chia sẻ vì tôi không thấy đủ độ tin cậy và hơn nữa bài viết của bác có nhiều chỗ sai nên làm giảm giá trị bài viết của bác. Tôi cho rằng bác viết chưa rõ ràng nên mới có sai sót như vậy. Nhưng một điều làm tôi cảm thấy buồn ở bác là bác dùng từ ngữ không hề thích hợp để nói về những người không đồng ý quan điểm với bác. Những gì bác nói lỡ có người nào đó phản bác lại bác thì bác nên lấy đó làm mừng vì bài viết của bác có người đọc. Việc bài viết của bác có ích hay không thì hãy để người đọc họ cảm nhận vì thế bác không cần đề nghị mod xóa nick của người không làm vừa ý bác. Thật ra, tôi và bác và các anh chị em ở agriviet đều cảm nhận được rằng chúng ta chẳng là gì trong cái sa mạc kiến thức này cả vì thế không ai dám tự vỗ ngực xưng tên là biết hết đâu, không phải ai cũng là Mr. Biết tuốt đâu vì thế tôi vô cùng mất thần tượng khi bác nói thành viên ikarus.sg75 đừng ngửi bậy và nói bậy nữa…tôi và anh ikarus.sg75 không quen biết, nhưng cách nói của bác làm tôi cảm thấy đồng cảm với anh ta, không khéo chừng rồi đây tôi còn bị bác nói là đừng có già hàm sủa tru tréo như thế. Ông bà ta thường nói, sống trên đời sống cần có một tấm lòng và nếu bác có lòng chia sẻ với bà con thì điều đó rất là đáng quý thì bác đừng đòi hỏi phải có bánh ít qua, bánh quy lại như thế. Nếu bác muốn được phần lợi cho bác và cho bà con nông dân thì bác cứ mở một topic thông báo là bác mở lớp hướng dẫn có thu phí cho bà con nào muốn ấp trứng gà thành gà trống và gà mái theo ý muốn. Khi bác làm những điều tốt cho bà con thì họ sẽ luôn nhớ đến mình bác ạ! Tôi nhớ lúc tôi chỉ là sinh viên thôi, đi thực tập ở tỉnh Long An và tiến hành vãng gia một số hộ thì những người dân nơi đây thật đáng quý, những bác lớn tuổi đứng nói chuyện với tôi mà cứ khoanh tay một cũng dạ cậu, hai cũng dạ cậu…mặc dù chúng tôi rất ngại và nói với bác đó là không nên làm thế nhưng họ không nghe khi chúng tôi về thì họ tặng cho tôi những nải chuối, những cái bánh tét mà thật ra chúng tôi có làm điều gì to tát cho họ đâu. Bác thấy người nông dân dễ thương vậy đó, bác dùng những từ ngữ thật khó nghe để nói về những người nói xấu bác, công kích bác thì người nông dân sẽ nghĩ như thế nào về đội ngũ làm khoa học. Hóa ra chúng nó mạt sát nhau, chưởi rủa nhau còn hơn phường chợ búa sau?!

@Mod hoangtucantho: tôi thiết nghĩ một diễn đàn phải là nơi công khai bộc lộ các quan điểm và các ý kiến trái chiều nhau, khi có tranh luận thì nhiều điều mới sáng tỏ được (theo triết học thì có mâu thuẩn mới có sự phát triển) chứ tất cả 10 người đều cùng 1 ý kiến theo kiểu “tôi đồng ý với bác” hoặc “ôi, bác giỏi quá, cám ơn bác nhiều nhe!!!” thì tôi tin chắc là chủ đề này nên đóng lại là vừa vì nó chẳng có ích gì cả ngoài những lời tâng bốc nhau. Vì thế khi có những ý kiến trái chiều và chưa ngả ngủ thì bác Chí hô to đề nghị xóa nick của ikarus.sg75 thì tôi đã thấy nick của ikarus.sg75 bị banned và bài viết bị xóa. Tôi nghĩ bác Mod hành động vội vã quá chăng?!

@ Bác Anhmytran: con không quen biết bác, nhưng qua những bài viết của bác trên diễn đàn thì thấy bác là một người có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc và rất yêu quý bà con nông dân Việt Nam. Những điều bác đưa ra, phần lớn là những kiến thức phổ thông, chứng tỏ hồi còn trẻ bác có một nền tảng kiến thức rất vững, hiếm có người nào như bác, con rất khâm phục. Và bác luôn có những ý kiến phản biện rất hay, bác tiếp tục giúp đỡ cho bà con mình nhé.

@ All: tôi thấy mọi người có vẻ quá dị ứng với những người gắn mác việt kiều hay sao đấy?! Tôi thì không bênh vực ai, hay công kích ai, nhưng tôi phải công nhận một điều là tôi học hỏi rất nhiều kinh nghiệm về nông nghiệp và cuộc sống từ các bậc chú bác trên diễn đàn (bác anhmytran, bác Thủy canh, bác Mục tử…) họ là những người đi trước, vốn sống của họ rất đa dạng và đáng để chúng ta học hỏi, vì thế đáng lẽ chúng ta nên khai thác vốn sống đó cho riêng mình, đàng này các bạn công kích và chê bai họ. Các bạn nên nhớ, phần lớn ngoại hối mà việt Nam có được cũng chính nhờ bà con việt kiều đó.

PS: Tôi không muốn làm thầy ai, hoặc lên lớp ai cả, những điều tôi nói ra là để mọi người hiểu hơn về tâm tư của tôi thôi, tôi xin lỗi nếu đã làm phiền mọi người. Chúc cả nhà nhiều sức khỏe. Thân :6^:
@ to pác congpnt: Mình cũng rất đồng tình với những quan điểm phản biện của bạn. Tuy nhiên, cũng có một số phản biện nhỏ:
1. Bạn hoàn toàn tin tưởng vào những kiến thức đại cương, đồng ý thôi. Vì nếu ko tin tưởng thì không thể nào học được. Tuy nhiên, trong y học có những hiện tượng mà nếu tin tưởng tuyệt đối vào kiến thức đại cương thì ko thể nào lý giải được. Cụ thể: như Tây và Đông y cũng có những quan điểm trị bệnh rất khác nhau. Hay như hiện tượng Thiền, YoGa, Khí công...những người hoàn thiện kỹ năng này đã làm nên những kỳ tích mà y học không thể giải thích nổi. Với khái niệm "khí" làm nền tảng của 3 kỹ thuật này, rỏ ràng kiến thức của y học đại cương hoàn toàn không thể giải thích được. Hoặc trong lịnh vực vật lý: Với kiến thức đại cương vật lý thì rất khó giải thích về hiện tượng "hạt", cấu trúc vật chất, các hiện tượng siêu dẫn, siêu tốc... Nói chung, có chăng ta cũng nên nghi ngờ vào những kiến thức đại cương??
2. Còn hiện tượng ứng dụng nhiệt để lựa chọn giới tính cho gia cầm như bác Chí đã trình bày: đừng vội lấy kiến thức y học đại cương mà phủ nhận. Với quan điểm của người nông dân thì mình nên nghiệm từ thực tế trước đã. Nói thật, mình cũng ko tin mấy "tay nhà văn nói láo, nhà báo nói liều đâu", rất muốn bác Chí bật mí về lò ấp trứng mà bác đang sử dụng, cũng như các thang nhiệt độ mà bác đã thực hành để ...mình làm thử mới tin. Nhưng chưa thấy bác hồi âm.
3. Chuyện khoa học thì cứ để cho các nhà khoa học lo. Còn đã có ý định giúp bà con nông dân thì giúp là giúp cho ...tới. Cứ úp úp mở mở dễ gây hiểu lầm lắm. Nếu có ý định chân thành, A Chí nên cho bà con biết cách thực hiện để họ ứng dụng. Rỏ ràng, tuy không đem cái lợi trực tiếp cho anh, nhưng cái lợi cho xã hội là rất lớn. Nếu đứng trên quan niệm đức độ, nhân quả của đạo Phật thì anh đã thành công rồi...
@ to pác anhmytran: Bác có những phản biện khá mạnh nhưng không ngoài mục đích làm cho vấn đề tốt hơn, Tôi xin ghi nhận tâm lòng tốt của bác. Tuy nhiên, phản biện cũng thực tế 1 tý, đúng với thực tế hiện tại của nông nghiệp Việt nam thì hay hơn. Nói thật, trước đây tôi rất "ghét" những phản biện của pác, nhưng nhận ra được cái tâm sáng của pác thi....hết rồi. Bác cho em xin lỗi nhá...
 
Theo tôi biết các loại trứng ấp được nửa thời gian thì giới tính con vật đã được xác định mà cụ thể là 2 tinh hoàn của con trống đã hiện rõ, nếu chúng ta mổ ra quan sát sẽ thấy rất rõ vậy khi ta tăng nhiệt độ ấp thì 2 hạt tinh hoàn đó teo đi để biến thành con mái hay sao ? Các bác chưa tin cứ về làm thử xẽ rõ.
 
Em chào mọi người!
Thực tế nhà em để gà ấp trên ổ gần mái tôn ở gác bếp(ngày xưa là mái tranh, nhưng cũng trong bếp), nhưng trống mái là tuỳ con gà mẹ thôi, các bác đừng xếp lẫn lộn trứng, tuy không rõ rệt nhưng cứ để ý sẽ thấy ạ. Em ủng hộ ý kiến của bác anhmytran, ikarus, đặc biệt là bác congpnt. Thời gian và thực tế sẽ trả lời các bác ạ, đâu phải trứng nở là biết trống mái luôn đâu. Đừng vội tin, vội phán xét.
(Ngoài lề một chút ạ: Những người đi coi bói luôn hy vọng là thầy bói sẽ bói đúng và tin vào những gì ông thầy nói, và luôn ngẫm nghĩ và sẵn sàng bào chữa cho ông thầy, còn ông thầy cao tay là ông thầy có thể lừa chính bản thân mình. Kính thưa BQT, mong BQT đừng xoá comment này, tuy rằng nó không tuyệt đối liên quan đến chủ đề nhưng hãy cho em được bày tỏ ý kiến của mình. Em chân thành cảm ơn ạ!).
 
Mình xin góp thêm chút thông tin sau khi tìm hiểu về vấn đề này trên mạng:

*Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính (sex ratio) của bò sát (reptile).

*Không hề có bằng chứng rằng nhiệt độ ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính của chim và gia cầm (bird).

*Trên thực tế, nhiệt độ ảnh hưởng đến tỷ lệ chết của phôi thai (theo giới tính) ở chim và gia cầm (khiến mọi người lầm tưởng là tỷ lệ giới tính). Tuy nhiên nó ảnh hưởng theo hướng ngược lại với mô tả của bác chủ topic: nhiệt độ thấp --> nhiều trống, nhiệt độ cao --> nhiều mái.

Để mình đưa ví dụ (cho dễ hiểu thôi nha):

*Giả sử con rùa đẻ 10 trứng. Ở nhiệt độ thường nở: 5 cái - 5 đực. Nhiệt độ thấp: 3 cái - 7 đực. Nhiệt độ cao: 7 cái - 3 đực.

*Giả sử vịt đẻ 10 trứng. Ở nhiệt độ thường nở: 5 mái - 5 trống. Ở nhiệt độ thấp: 3 mái - 5 trống (chết mất 2 phôi mái vì nhiệt độ không thích hợp) --> chúng ta sẽ thấy số trống tăng. Ở nhiệt độ cao: 5 mái - 3 trống (chết mất 2 phôi trống vì nhiệt độ không thích hợp) --> chúng ta sẽ thấy số mái tăng.
 
Last edited by a moderator:
Topic hay và hấp dẫn thật ah.một kinh nghiệm thật hữu ích.Mình nuôi gà được 2 năm,ấp và nở 70% toàn gà mái.Có người anh kế bên ko nuôi gà ,anh ta nói"trước đây tôi nuôi gà muốn có gà trống thì để ổ ấp trên cao sẽ cho ra rất nhiều gà trống"tôi ko tin điều đó.cách đây 2 tháng thằng cháu ở kế bên, gà nở 2 mẻ 12 trứng ra 10 con gà trống.tôi cũng ko hiểu lý do.Hôm nay xem bài viết của ban Chí tôi mới mở rộng tấm nhìn.Thì ra ổ gà ấp của thằng cháu để gần mái tol.trại gà đẻ chiều cao chỉ có 1,5m ổ cách mặt đất chỉ 1m.tôi cười nói"mày làm kiểu này chắc trứng gà của mày bị chính hết quá.vậy mà nó lại ấp đạt gà trống nhiều đáng kể.
Chủ topic cho mình hỏi tý nha!
vì mới làm mái ấp,nghe mấy đứa bạn chỉ như thế này ko biết có được ko ?
- gà ấp đến 7 ngày là bắt đầu mỗi ngày phung nước 2 lần cho đến khi gà nở.Như vậy có đúng ko?nếu làm như thế có bị nở ít gà trống ko?
xin cảm ơn
 
Last edited:
vì mới làm mái ấp,nghe mấy đứa bạn chỉ như thế này ko biết có được ko ?
- gà ấp đến 7 ngày là bắt đầu mỗi ngày phung nước 2 lần cho đến khi gà nở.Như vậy có đúng ko?nếu làm như thế có bị nở ít gà trống ko?
xin cảm ơn


Link : http://agriviet.com/home/threads/114603-Chuyen-doi-gioi-tinh-gia-cam-tu-phoi-/page9#ixzz2J5xIwOw4
Cứ làm theo cách mình đã trình bày...
Còn độ ẩm trong tủ ấp đã có các đĩa đựng nước rồi, chỉ đến ngày 18 bạn mới được phun sương tạo ẩm cho gà dễ nở nếu phun nhiều quá gà sẽ nặng bụng lâu khô lông, nở ra sẽ yếu.... nếu bạn phun sương trước ngày thứ 10 là trứng sẽ thối hết..!
 
cảm ơn bạn bài viết hay lắm.mình đang nghiên cứu từ kinh nghiệm dân gian, và rút tỉa từ kinh nghiệm thực tế . trong nhiều năm hành nghề ấp nở gia cầm.đang cố tìm một công thức cụ thể . để đưa vào hệ thống điều nhiệt tự động cho hòang chỉnh hơn. thành thật cảm ơn bạn
 


Back
Top