Chuyện làng quê nuôi bò

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
Nói đến làng quê tôi rất nhớ quê tôi, tuy hiện nay tôi vẩn là nông dân . Nhưng tôi ít có dịp ra đồng làm việc đống án. Tôi nhớ thửa ruộng, con trâu , cánh cò bay từng đàn lúc chiều về......
Tôi không sao quên được những người thân yêu của tôi nơi quê nghèo. Tôi có 1 ý này xin gởi lên đây, nhầm gióp phần giúp đỡ cho những người làng quê Việt Nam trong đó có người làng quê tôi, có thêm phần thu nhập. Công việc này chỉ có ích cho những nhà nông nghèo , đối với những người đã khá giã hay giàu sang thì không có ý nghĩa gì.
Thưa bà con , những người đã bám với ruộng đồng, quanh năm quanh quẩn với làng quê, vẩn còn thiếu trước hụt sau. Tôi xin đưa ra 1 việc làm kinh tế phụ cho gia đình, chuyện này cũ rít, xưa như trái đất, nhưng tôi thấy nó có phần quan trọng, trong thu nhập của bà con nông thôn mình, đó là chuyện chăn nuôi. Bà con đừng nghe theo những lời đồn đại hay quảng cáo, chạy theo phong trào nuôi động vật hoang dã. Không phải nuôi động vật hoang dã không giàu. Nhưng đối với nhà mình nghèo, mà phải đầu tư cho con giống vật mới thì cả 1 vấn đề lớn về vốn, với sự hiểu biết chưa có bao nhiêu về con vật hoang dã. Thành công thì không nói, thất bại có thể bỏ nhà đi hoang, hay tan rã gia đình vì nợ nần.
Vì thế tôi khuyên bà con nên nuôi con bò, trâu. Con vật nuôi truyền thống ai cũng biết nuôi, tôi tính cho bà con thấy đây.
Gia đình nông dân nuôi từ 1 đến 3 con bò cái, tùy theo đồng vốn và công lao động. Con bò chỉ cần 1 chuồng nhỏ, lúc rảnh thì dẩn ra cho quần nắng gậm tí cỏ. Ngoài thời gian làm đồng án bà con có thể đi cắt 1 ít cho bò ăn, nếu không có miếng đất nhỏ trồng cỏ. Trong nhà lúc nào cũng có 1 cây rơm, rơm lấy từ lúa gặt của ruộng nhà. làm thức ăn dự trữ cho bò. Nuôi bò nhỏ lẻ này giúp cho những lao động phụ có công việc làm có thu nhập.
Ngày qua tháng lại, 1 năm bò mẹ đẻ 1 con, bò con nuôi thêm mấy tháng nửa bán khoản 10 triệu đồng. Nếu nuôi 2 con bò cái thì mỗi năm có được 2 con con, bán khoản 20 triệu. Với mức thu nhập này tương đương với 1 công nhân thường hiện nay. Nuôi bò còn có thời gian chăm cho ruộng vườn, hay công việc lặt vặt trong gia đình. Còn đi làm công nhân thì chưa chắc còn thời gian làm phụ việc nhà.
Hai vợ chồng nhà quê, ruộng đất ít , nuôi 2 con bò vừa làm ruộng vừa nuôi bò, có vợ có chồng cùng ở chung với nhau, vui buồn có nhau, còn hơn cảnh vợ đi làm công nhân chồng làm ruộng. !!!!!!!!!!!!!!!!!!!. Tích góp 1 ít vốn rồi mới định làm chuyện to hơn.
Đối với con bò chỉ cần 1 lao động phụ là nuôi được từ1 đến 2 con, chi phí con giống ban đầu. nếu lở có bị chết cũng bán được với giá bằng 70% con giống, còn con vật hoang dã nếu trúng thì trúng đậm còn thua thì trắng tay. Thịt bò hoàn toàn không mất giá, thức ăn của bò tự kiếm và có sẵn trên mảnh đất của mình đang đứng. Về kỹ thuật nuôi thì người Việt ta ai cũng biết, Vật hoang dã thì chưa chắc có ai biết hoàn chỉnh về kỹ thuật, đa phần là nói chung chung và nhai đi, nhã lại của người này qua người khác.
Trên đây là ý riêng tôi, xin bà con vào chia sẽ, đóng gióp. Tôi thật lòng mà nói, tôi chuyên gây nuôi và bán con giống vật hoang dã trên mười năm, nhiều loại con. Không phải tôi chê bai hay đã kích ai nuôi vật hoang dã.
 


Rất hay Bác ơi! Bác nhắc lại mình mới chợt nhớ ngày còn độ 13-15 tuổi đi chăn bò, thả trâu, ... và những trò chơi thời tuổi thơ thật vui và thật ngọt ngào tình quê hương, giờ đã ko còn nữa toàn khu công nghiệp, mất rồi bãi cỏ đuổi cút,bắt nhông,mất rồi bãi cỏ thả diều,đá banh, mất rồi con suối tắm trâu, mất rồi còn suối bắt mè sỏ sâu.....................................................
Up những lời chân thành dành cho bà con nông dân chân chất....!
 
Rất cảm ơn bác Xuân Vũ vì bài viết bổ ích này. Đa số ở nông thôn, mỗi gia đình đều có 2 con bò vừa để lấy sức kéo, vừa để lấy phân phục vụ ruộng vườn. Thật ra, gần đây con cũng nhìn thấy ở quê nghèo đang rộ lên phong trào làm giàu theo những con đường khác nhau. Trong đó phải kể đến tầng lớp nông dân. Tình cờ được đi đâu đó thấy người ta nuôi con gà (ví dụ thôi) nghe nói sau 3 tháng lợi được 30 triệu thế là về nhà bàn với vợ bán bò làm chuồng nuôi gà.
Chỉ tiết là mới nghe thôi chưa đủ để họ làm được. Với đồng vốn 20 triệu từ việc bán bò, họ lại tận dụng các vật liệu sẵn có để làm chuồng gà. Chi phí cho phần chuồng trại cũng đi hết hơn 5 triệu. Còn lại một ít lo đi mua gà giống (khoảng 10 triệu) rồi thuốc men chăm sóc. (chưa dám kể đến tiền thức ăn). 5 triệu còn lại chẳng mấy chốc cũng bốc hơi đi mất. Thức ăn thì mua nợ của các đại lý và phần còn lại là huy động lúa, ngô còn lại trong nhà.
Trớ trêu thay cách nghĩ nông dân ấy lại làm cho phong trào ngày càng nở rộ. Nhà nhà nuôi gà, người người nuôi gà. Giá gà rớt thậm tệ, thương lái thấy nhiều không muốn bắt hồng ép giá tiếp. Trong hoàn cảnh đó, giữ gà lại thì trung bình mỗi ngày phải tốt khoảng 750đồng tiền thức ăn và thuốc cho nó (chưa kể đến chuyện gà chết). Tội nữa là đại lý cám tăng cường thúc ép đòi tiền (vì gà đã đến tuổi xuất chuồng, đại lý cần tiền để quay vòng vốn). Giờ bán thì cũng lỗ, mà để thì cũng lỗ. Vậy là lo bán tháo bán đổ chỉ mong thu được vốn.
Đó chỉ mới là những người kỹ tính, chăm sóc tốt, nhờ trời phật phù hộ (chứ biết gì về kỹ thuật nuôi đâu!!!) nên đàn gà còn duy trì quân số tốt thì thu được tiền cám. Những người không may bị hao hụt quá nhiều thì tiền cám cũng không thanh toán nổi!!! Nợ nần chồng chất, bò heo đã bán sạch, lúa gạo trong nhà cũng cạn theo. Ôi thôi cuộc sống của những con người lam lũ sao mà khổ thế!!!
Nhìn những cảnh đó mà thấy sót xa. Nhưng biết nói sao được vì họ muốn thoát nghèo, muốn làm giàu bằng sức lực của mình mà!
Một số khác có kiến thức hơn một tý, thuộc dạng nắm bắt thông tin tốt cũng phải chịu chung số phận. Điểm khác nhau là họ không phải chết vì con gà mà chết vì những con vật khác. Những người đó có điều kiện hơn, cập nhật thông tin tốt hơn. Và từ những lần cập nhật thông tin ấy họ tìm thấy thông tin làm giàu từ nuôi bồ câu (lại là 1 ví dụ thôi nhé) chẳng hạn. Trang tin nông nghiệp địa phương nói rằng anh A nào đó đi lên từ nghề nuôi chim bồ câu. Rồi lại còn các trang từ các trung tâm khuyến nông nữa. Tất cả chỉ nếu lên kết quả và lợi nhuận thu được làm không ít người lạc bước. Khi đưa tin họ có nói rằng đầu ra sản phẩm như thế nào đâu? Họ có nói cái khó của việc mà người làm đang gặp phải đâu? Họ chỉ nói rằng với nguồn thức ăn dễ kiếm, rẻ tiền, công chăm sóc đơn giản, công việc nhẹ nhàng, sau 3 - 4 tháng thu được vài chục triệu. Đó là thông tin về những gương điển hình làm kinh tế giỏi và mong muốn mọi người học hỏi làm theo.
Nhưng khi vấp ngã rồi vì hoàn cảnh khó thì lấy đâu ra vốn để mà đứng dậy được nữa??? Nợ nần sẽ là điều khó tránh khỏi.
Nhưng họ có biết bên trong những vấn đề đó là một hệ luỵ về khủng hoảng thừa đang mấp mé! Cuối cùng dù có là người nhạy bén thông tin đi nữa cũng chịu chung số phận với những người muốn thoát nghèo kia!
Vậy đâu là hướng đi đúng cho nông dân, nông thôn Việt Nam?
Câu hỏi ấy phải được nhiều hơn nữa những người như bác Xuân Vũ, bác 3 Vĩnh, ... và những người nông dân trí thức suy nghĩ tìm tòi. Bài viết của bác Xuân Vũ là một trong những lối đi dành cho những người cần cù, chịu khó, ít vốn mà ham làm. Và mong rằng những bạn trẻ trên con đường làm giàu từ những làng quê hãy lưu tâm hơn để không lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Cảm ơn bác Xuân Vũ rất nhiều. Chúc bác và toàn thể anh chị em trong và ngoài diễn đàn lúc hạnh phúc!
 
- bò mà làm thịt rồi thì bộ da của nó chiếm kkoang 10% giá trị con bò

- da bò mà qua xử lý rồi thì phải bán 2 con bò mới mua được bộ da bò hi hi ............
 
ý bác nói giá trị được tạo ra từ công nghiệp - công nghệ chế biến: sẽ có giá trị gia tăng hơn nông nghiệp đúng không bác!
 
Em trộm nghĩ, tại sao vật hoang dã nó lại "hot"
- Lạ _ Thủa thường thì cái gì lạ đều chú ý sự tò mò. Rồi vô tình thổi lên bong bóng, con đó ăn ngon lắm, nhà hàng mua ko đủ, giá cao lắm!
- Giá tiền trên 1kg cao hơn nhg vật nuôi phổ thông. Cái gì có lợi tất nhiên ai cũng ham (Em cũng vậy thôi). Cũng như oánh bài vậy, trúng mánh thì hốt bạc.
- Đối tượng chăn nuôi thường là ng mới nuôi
- Cũng có ng hốt bạc với những mô hình này, tất nhiên họ là những giỏi và vốn ... lắm tiền sẵn.

Em xem ra, đây không đơn thuần là nghề chăn nuôi, đối tượng vật nuôi hoang dã. Mà là:
- Chiếc bánh lợi nhuận sực nức.
- Một mốt chơi
- Một ngành kinh doanh :lol:

Em xin phép tản mạn về những con vật truyền thống.

Gia đình nông hộ, ai cũng có thể và biết nuôi gà, vịt, heo, bò - Những con vật gắn bó từ lâu đời. Nuôi ít gà để bán, để ăn. Nuôi ít vịt lấy trứng, cho nó ăn tôm tép. Nuôi dăm con bò thả đi ăn rong lông nhông. Mô hình kte đó ko tệ, vẫn kiếm đc tiền. Nếu ko hiệu quả thì ko thể còn tồn tại đến nay. Nhưng cũng có những hạn chế rất rõ rệt của mô hình này mà ai cũng thấy. Xin lấy vd về chuyện 1-2 con bò.

1 ng nuôi từ 1 đến 2 con bò. Theo em nghĩ, đây là hình thức sử dụng thời gian nông nhàn. Nếu đơn thuần chăn nuôi như vậy thì có lẽ đi làm công nhân lãnh lương tháng thì ổn định hơn. 1 ng vẫn có thể nuôi nhìu hơn (1 chục con), đến lúc đó lại vấp về vốn, về đồng cỏ, về bãi chăn thả, về cách nuôi.

--------

Rất cảm ơn bác Xuân Vũ vì bài viết bổ ích này. Đa số ở nông thôn, mỗi gia đình đều có 2 con bò vừa để lấy sức kéo, vừa để lấy phân phục vụ ruộng vườn. Thật ra, gần đây con cũng nhìn thấy ở quê nghèo đang rộ lên phong trào làm giàu theo những con đường khác nhau. Trong đó phải kể đến tầng lớp nông dân. Tình cờ được đi đâu đó thấy người ta nuôi con gà (ví dụ thôi) nghe nói sau 3 tháng lợi được 30 triệu thế là về nhà bàn với vợ bán bò làm chuồng nuôi gà.
Chỉ tiết là mới nghe thôi chưa đủ để họ làm được. Với đồng vốn 20 triệu từ việc bán bò, họ lại tận dụng các vật liệu sẵn có để làm chuồng gà. Chi phí cho phần chuồng trại cũng đi hết hơn 5 triệu. Còn lại một ít lo đi mua gà giống (khoảng 10 triệu) rồi thuốc men chăm sóc. (chưa dám kể đến tiền thức ăn). 5 triệu còn lại chẳng mấy chốc cũng bốc hơi đi mất. Thức ăn thì mua nợ của các đại lý và phần còn lại là huy động lúa, ngô còn lại trong nhà.
Trớ trêu thay cách nghĩ nông dân ấy lại làm cho phong trào ngày càng nở rộ. Nhà nhà nuôi gà, người người nuôi gà. Giá gà rớt thậm tệ, thương lái thấy nhiều không muốn bắt hồng ép giá tiếp. Trong hoàn cảnh đó, giữ gà lại thì trung bình mỗi ngày phải tốt khoảng 750đồng tiền thức ăn và thuốc cho nó (chưa kể đến chuyện gà chết). Tội nữa là đại lý cám tăng cường thúc ép đòi tiền (vì gà đã đến tuổi xuất chuồng, đại lý cần tiền để quay vòng vốn). Giờ bán thì cũng lỗ, mà để thì cũng lỗ. Vậy là lo bán tháo bán đổ chỉ mong thu được vốn.
Đó chỉ mới là những người kỹ tính, chăm sóc tốt, nhờ trời phật phù hộ (chứ biết gì về kỹ thuật nuôi đâu!!!) nên đàn gà còn duy trì quân số tốt thì thu được tiền cám. Những người không may bị hao hụt quá nhiều thì tiền cám cũng không thanh toán nổi!!! Nợ nần chồng chất, bò heo đã bán sạch, lúa gạo trong nhà cũng cạn theo. Ôi thôi cuộc sống của những con người lam lũ sao mà khổ thế!!!
Nhìn những cảnh đó mà thấy sót xa. Nhưng biết nói sao được vì họ muốn thoát nghèo, muốn làm giàu bằng sức lực của mình mà!
Một số khác có kiến thức hơn một tý, thuộc dạng nắm bắt thông tin tốt cũng phải chịu chung số phận. Điểm khác nhau là họ không phải chết vì con gà mà chết vì những con vật khác. Những người đó có điều kiện hơn, cập nhật thông tin tốt hơn. Và từ những lần cập nhật thông tin ấy họ tìm thấy thông tin làm giàu từ nuôi bồ câu (lại là 1 ví dụ thôi nhé) chẳng hạn. Trang tin nông nghiệp địa phương nói rằng anh A nào đó đi lên từ nghề nuôi chim bồ câu. Rồi lại còn các trang từ các trung tâm khuyến nông nữa. Tất cả chỉ nếu lên kết quả và lợi nhuận thu được làm không ít người lạc bước. Khi đưa tin họ có nói rằng đầu ra sản phẩm như thế nào đâu? Họ có nói cái khó của việc mà người làm đang gặp phải đâu? Họ chỉ nói rằng với nguồn thức ăn dễ kiếm, rẻ tiền, công chăm sóc đơn giản, công việc nhẹ nhàng, sau 3 - 4 tháng thu được vài chục triệu. Đó là thông tin về những gương điển hình làm kinh tế giỏi và mong muốn mọi người học hỏi làm theo.
Nhưng khi vấp ngã rồi vì hoàn cảnh khó thì lấy đâu ra vốn để mà đứng dậy được nữa??? Nợ nần sẽ là điều khó tránh khỏi.
Nhưng họ có biết bên trong những vấn đề đó là một hệ luỵ về khủng hoảng thừa đang mấp mé! Cuối cùng dù có là người nhạy bén thông tin đi nữa cũng chịu chung số phận với những người muốn thoát nghèo kia!
Vậy đâu là hướng đi đúng cho nông dân, nông thôn Việt Nam?
Câu hỏi ấy phải được nhiều hơn nữa những người như bác Xuân Vũ, bác 3 Vĩnh, ... và những người nông dân trí thức suy nghĩ tìm tòi. Bài viết của bác Xuân Vũ là một trong những lối đi dành cho những người cần cù, chịu khó, ít vốn mà ham làm. Và mong rằng những bạn trẻ trên con đường làm giàu từ những làng quê hãy lưu tâm hơn để không lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Cảm ơn bác Xuân Vũ rất nhiều. Chúc bác và toàn thể anh chị em trong và ngoài diễn đàn lúc hạnh phúc!
Đọc bài của anh bạn này mà tôi thấy cảm khái quá! Thực sự là như vậy, nông dân mình nghe ở đâu đó rồi về làm. Mới chỉ nghe thôi!
Cũng khó trách, muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa thì cũng tìm hiểu ở đâu? Muốn tính kỹ hơn nữa thì tính bằng cách nào? Lấy con số ở đâu mà tính?
Khó! Chứ ko phải dễ!
Dân gian mình thường nói "Sai con toán bán con trâu". Con trâu ở đây là biễu trưng cho đầu cơ nghiệp. Tức là mất luôn cả cơ nghiệp, gia đình ly tán.
Tôi cũng muốn viết nhiều hơn nhưng thấy mệt mỏi.
Tóm lại cái vấn đề, giàu phải có số làm giàu. Nhưng cái nghèo đến từ sự thiếu tích cực. Vâng, chính là họ thiếu tích cực. Đại phú do thiên, tiểu phú do cần!
 
Last edited by a moderator:
Nuôi bò, nuôi heo, nuôi gà, nuôi cá, nuôi vịt đều là những vật nuôi truyền thống, ổn định hơn, nuôi mấy con hoang dã với người nuôi lâu rồi và thành công thì không có gì nói, còn mới bước đầu thì vật nuôi truyền thống ổn định hơn nhiều.

mà thấy nông dân mình hay chạy theo quá chừng.

Ban đầu nuôi ít rồi dần dần nuôi nhiều hơn, thiết nghĩ giàu thì chưa biết nhưng mà ổn định. Mấy con đó đâu thiếu đầu ra, giá cả thì có lúc lên lúc xuống con nào mà không vậy.

Theo mình thì nên nuôi hỗn hợp vừa bò, vừa lợn, vừa gà, vừa cá ... còn này lên con kia xuống cũng dễ xoay ( tất nhiên là số lượng mỗi loại không quá lớn vì nếu làm lớn thì phải tập trung con đó khó nuôi hỗn hợp vậy được )

Làm công nhân thì cứ thế mà phang, khỏi phải lo nghĩ. Nhưng mà làm nông dân mình được làm chủ àh nha, có ai đồng ý với mình không
 

Last edited by a moderator:
Thật cám ơn bác Xuân Vủ rất nhiều bài bác viết tới đâu thì..................................
» 12 thành viên gửi lời cám ơn đến Xuan Vu về bài viết hữu ích:
binh_dan (Hôm qua), ChauNgocThuan (Hôm qua), doivonghianguoivotinh (Hôm qua), exciter_1827 (Hôm qua), hoangtucantho (Hôm qua), khucthuydu (Hôm nay), lequocthinh88 (Hôm nay), LyHien (Hôm qua), Ngaytrovellcd (Hôm qua), tanthanh (Hôm qua), TranGia (Hôm qua), trungthanh1986 (Hôm qua)


Link: http://agriviet.com/home/threads/91491-Chuyen-lang-que-nuoi-bo#ixzz1u9YTCtrN:6^:
 
Phải vậy chứ? Nói ra đúng tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân nên mọi người ủng hộ hết mình thôi!hiii
 
ở làng quê em, việc nuôi vài con bò mỗi gia đình là tài sản để giành. Mọi việc lớn trong gia đình( xây nhà, cưới vợ gả chồng cho con...) đều dựa vào con bò.

Mấy năm trở lại đây em thấy giá bò ít khi nào giảm. Cho nên việc đầu tư phát triển chăn nuôi bò là một việc rất khả thi.

Em có một thắc mắc là tại sao thịt bò Nhập khẩu luôn cao hơn thịt bò trong nước vậy các bác? Hay tại nó có thuế nhập khẩu và dân ta ưa hàng ngoại vậy?
 
ở Miền nam thấy ít và khó để mở 1 trang trại nuôi bò quy mô lớn! Vì diện tích cần phải rộng và cần tiền vốn để mua con giống lớn. Nên nông dân chỉ nuôi nhỏ nhỏ thôi. Vì vậy theo mình nghĩ thì con bò vẫn được nuôi nhỏ nhỏ và ăn dài dài. Không xuống giá mà cũng khó làm kinh tế lớn??
 
ở làng quê em, việc nuôi vài con bò mỗi gia đình là tài sản để giành. Mọi việc lớn trong gia đình( xây nhà, cưới vợ gả chồng cho con...) đều dựa vào con bò.

Mấy năm trở lại đây em thấy giá bò ít khi nào giảm. Cho nên việc đầu tư phát triển chăn nuôi bò là một việc rất khả thi.

Em có một thắc mắc là tại sao thịt bò Nhập khẩu luôn cao hơn thịt bò trong nước vậy các bác? Hay tại nó có thuế nhập khẩu và dân ta ưa hàng ngoại vậy?
Bò ko bị rớt giá, càng lúc càng có chiều hương tăng là bởi vì nó thiếu. Cung it hơn cầu.
Việc đầu tư phát triển chăn nuôi bò là 1 việc khả thi, rất khả thi. Hồi trc, có topic hỏi về việc trồng cỏ nuôi bò, chăn nuôi bò nhưng tiếc là ko có sự hưởng ứng trao đổi.
Bò Nhật bản giá cao hơn những nước khá là do cách nuôi nó đặc biệt, phẩm chất thịt đặc biệt và quan trọng hơn hết là nó có thương hiệu.
Bò Úc, Mỹ, Pháp, Ấn đều có phẩm chất thịt ngon hơn bò VN mình. Hiện giờ nuôi bò, ng ta nuôi bò lai Sind, chứ bò cỏ VN mình thì nuôi ko kinh tế, phẩm chất thịt cũng ko ngon bằng.
 
Không biết đầu tư việc trồng cỏ(trồng ở ruộng đang trồng lúa ) để nuôi bò số lượng tương đối: 10-20 con, không biết là hiệu quả hơn việc trồng lúa không nhỉ?
 
Em đang tính nuôi đây , mà ở em có nạn ăn trộm cỏ mới đau.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Em có ý như này: bác lấy ruộng lúa trồng cỏ em thấy cũng ok chẳng sao cả.Em tính thấy hiệu quả hơn lúa đó chứ ( em đang tính thôi, chưa triển khai).Nhưng em thấy Bác gì ở trên nói quan trọng là vốn đó bác.nuôi hơn chục em thấy tầm 200 tr là thuờng à, ở xứ em 1 cặp bò đua bình thuờng 50tr là giá sàn đó.nhưng nếu bán thịt cũng tầm vậy.Em đang chuẩn bị làm chuồng cho khoảng 20 em bò. Hôm nay có mấy Bác gần nhà lại bàn ra tán vào với em chuyện trồng cỏ bị ăn trộm,làm chuồng nền xi măng bị trầy đầu gối bò, làm chuồng đất thì hôi thối.Em chưa biết tính sao đây.
 
Chỗ bác ruộng lúa nhiều không? Chứ chỗ tôi đường thì ít và nhỏ ( chủ yếu là ruộng) nên nuôi số lượng nhiều là khó dẫn đi ăn được và cũng ít có chỗ thả bò? Không lẽ nhốt hoài! Cỏ mà cũng bị ăn trộm nữa trời???hii
 
Lấy ruộng để trồng cỏ nuôi bò có ý tưởng đấy, xong cũng phải xem kỹ, một ha trồng cỏ thì có thể nuôi được bao nhiêu con bò trưởng thành và bao nhiêu con bê nữa. Tính toán kỹ thì mới thấy hiệu quả được. Mà có thất bại thì ta lại quay lại trồng lúa cũng được, không sao mà.
 
có điều này mình thật sự không hiểu lắm, mong các bác chỉ giáo giúp. Đất ruộng trồng lúa là đất thấp và chắc chắn sẽ bị ngập nước vào mùa mưa, như vậy có phù hợp với việc trồng cỏ thâm canh không? Mình đọc tài liệu thì thấy đa số các giống cỏ cao sản đều chịu úng kém, ngoại trừ giống cỏ lông Para. Mình có một thửa đất ruộng cỡ 3 công thế đất hơi thấp và hay bị ngập nước vào mùa mưa không biết trồng cỏ cao sản thâm canh (ví dụ giống VA 06, Mulato, Sweet Jumbo...) có khả thi không?
Rất mong được chỉ giáo.
Trân trọng
 
có điều này mình thật sự không hiểu lắm, mong các bác chỉ giáo giúp. Đất ruộng trồng lúa là đất thấp và chắc chắn sẽ bị ngập nước vào mùa mưa, như vậy có phù hợp với việc trồng cỏ thâm canh không? Mình đọc tài liệu thì thấy đa số các giống cỏ cao sản đều chịu úng kém, ngoại trừ giống cỏ lông Para. Mình có một thửa đất ruộng cỡ 3 công thế đất hơi thấp và hay bị ngập nước vào mùa mưa không biết trồng cỏ cao sản thâm canh (ví dụ giống VA 06, Mulato, Sweet Jumbo...) có khả thi không?
Rất mong được chỉ giáo.
Trân trọng

- bạn đào kênh thoát nước cho ruộng thật tốt thì sợ gì ngập nước bạn ơi ,thân
 


Back
Top