Chuyên Mục Cây Thuốc Nam

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
#17
10-03-2011, 01:05 PM

henrythai
Nhà nông chính hiệu


Tham gia ngày: 24th-06-2010
Đến từ: Mỏ Cày
Bài gởi: 178
Thanks: 383
Thanked 34 lần / 22 bài viết


Oh! Xin lỗi bà con Thái đã nói sai "topic Cây Thuốc Nam". Đúng phải là "chuyên mục Cây Thuốc Nam". Nếu thành lập được chuyên mục này thì Bà Con ở nhiều vùng miền, mỗi người góp tay post một cây thuốc thì quá tốt cho Bà Con ta rồi. Không riêng với người nghèo, mà cả những người khác cũng cần vì đây là loại thuốc thân thiện với môi trường, ít độc hại, ít gây tác dụng phụ, ít trị được bệnh này mà lòi ra cái bệnh khác . . .

Chân thành,

---------------
Không biết ban quản trị có chú ý đến "chuyên mục Cây Thuốc Nam" không ta?? Rất hữu ích cho Bà Con mà! Nhưng có vẽ chưa đủ sức thuyết phục. Xin Bà Con cho thêm ý kiến . .
.................................................................................................
do nhu cầu muốn tìm hiểu về công dụng của cây thuốc nam và muốn có được sự đóng góp tập trung hơn ,không biết đưa topic vào đâu cho phù hợp
mong các mod giúp
CHỬA TIỂU ĐƯỜNG BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
http://depmagazine.com/~/goto/chua-tieu-duong-bang-y-hoc-co-truyen-1534.aspx
MONG ĐƯỢC ĐÓNG GÓP
---------------
Thứ tư, 10/03/2010 21 giờ 02 GMT+7
Tiến sĩ Nam Dang, nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Florida và các cộng sự của ông tại Mỹ và Nhật hôm 9-3 cho biết chất chiết xuất từ lá đu đủ và trà đu đủ có đặc tính chống nhiều dạng ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú, cổ tử cung, phổi, gan, tụy.
33.jpg


Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Ethnopharmacology (Dược lý Dân tộc học) số tháng 2-2010, tiến sĩ Nam Dang và các đồng nghiệp đã chứng minh chất chiết xuất từ lá đu đủ phơi khô có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên gọi Th1-type cytokines. Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể. Thử nghiệm cho thấy hiệu quả kháng ung thư đạt cao hơn khi các tế bào tiếp nhận nước trà lá đu đủ liều cao. Điều đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, nên tránh được tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị ung thư hiện nay.
Kết quả nghiên cứu trên hứa hẹn mở đường cho các liệu pháp sử dụng hệ miễn dịch để chống ung thư. Theo Tiến sĩ Nam Dang, nghiên cứu của ông và đồng nghiệp một lần nữa khẳng định khả năng chống ung thư của lá đu đủ trong y học cổ truyền ở Úc và Việt Nam.
---------------
080905171702-152-947.jpg

Cây sakê có rất nhiều công dụng trị bệnh. Rễ, vỏ, nhựa, lá của cây này đều có tác dụng tốt đối với một số bệnh về chuyển hóa, còn quả thì có thể làm ra các món ăn ngon, lạ miệng và bổ dưỡng.

Rễ sakê có tính làm dịu nên được dùng để trị ho, lợi tiểu, tiêu viêm bệnh hen, viêm da, đau răng và chữa các chứng rối loạn dạ dày. Nhờ tính sát trùng cao mà vỏ cây sakê có thể dùng cho bệnh ghẻ, ngứa, còn nhựa cây kết hợp với một số vị thuốc sẽ cầm được tiêu chảy. Lá sakê có tác dụng trị bệnh nhiều nhất.

Cây sakê có rất nhiều công dụng trị bệnh
Do tính năng làm mát, kích thích sự lọc của gan, thận nên uống lá sakê tươi sẽ hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, tiểu đường tuýp 2 và bệnh viêm gan. Ngoài ra, loại lá này còn có công dụng giảm đau hữu hiệu đối với người mắc bệnh gút. Lá sakê vàng mới rụng sắc lên uống có thể trị được bệnh cao huyết áp.
Cây sakê có rất nhiều công dụng trị bệnh. Rễ, vỏ, nhựa, lá của cây này đều có tác dụng tốt đối với một số bệnh về chuyển hóa, còn quả thì có thể làm ra các món ăn ngon, lạ miệng và bổ dưỡng.
Theo bác sĩ Hồ Ngọc Hồng, Trưởng khoa Nội 2, Viện Y dược học dân tộc TP HCM, trái sakê có thành phần bột đường (25 gam trên 100 gam) cao hơn khoai tây và mỗi một lạng quả sakê cung cấp 110 kcal nên quả Sakê có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như món: sakê tẩm bột chiên (có vị béo bùi, chấm với đường, thích hợp làm món tráng miệng trong các tiệc trà), sakê càri gà, chè sakê…
TheoThanh Huyền
-----------------------------------------------------------------------------------------------
thưa cùng các bạn tôi góp nhặt tài liệu tuy có củ rích, cũng phân biệt được thực hư như thế nào ?đưa vào đây mong nhận được những lời bình.
-giúp người,giúp mình (dể tìm ít tốn tiền)
-gom về như lưu trử danh lục tôi biết còn nhiều nhiều lắm mong các bạn gom tiếp
thân ái
 


Last edited by a moderator:
Theo thông tin trên mạng thì có khoảng hơn 1.300 loài tầm gửi. Hầu hết các loài tầm gửi có lá xanh giúp chúng tự tạo ra năng lượng nhờ quá trình quang hợp. Vì thế các nhà khoa học gọi nó là loài bán ký sinh. Hạt của tầm gửi được phát tán qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hoá của loài chim. Đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi: Nhiều loài chim sử dụng tầm gửi để làm tổ.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Charite (Đức) cho biết chất chiết xuất từ một loài tầm gửi - Loranth, có khả năng kích hoạt một số tế bào miễn dịch tấn công virut viêm gan C và có khả năng lọc sạch các tế bào bệnh, làm cho gan bệnh nhân sớm phục hồi. Cây tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh): có tác dụng trị các chứng đau nhức xương cốt, lợi sữa, an thai. Để trị chứng phong thấp thường phối hợp với các vị thuốc khác (trong bài thuốc độc hoạt tang ký sinh).

Gần đây có những phát hiện mới về dược tính của tang ký sinh trong quá trình điều trị của một số thầy thuốc đông y: Bệnh nhân bị cao huyết áp sau điều trị huyết áp trở lại bình thường. Bệnh nhân kèm chứng đường huyết cao, sau điều trị đường huyết giảm rõ rệt. Bệnh nhân kèm chứng co thắt mạch vành thường có cơn đau thắt ngực như dùi đâm, sau điều trị triệu chứng đau mất hẳn. Bệnh nhân kèm chứng chức năng thận suy yếu, sau điều trị chức năng thận trở lại bình thường. Tầm gửi trên cây bưởi được dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu.

Tầm gửi cây gạo: trong nhân dân có nhiều người cho rằng tầm gửi cây gạo có công dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bệnh gan, thận... nên nhiều người săn tìm mua làm thuốc. Có một địa chỉ có thể cung cấp tầm gửi trên cây gạo cổ thụ, liên hệ qua điện thoại 0978982289. Theo kinh nghiệm của những người dân thì tầm gửi tốt được phân biệt như sau: phải là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng. Còn nếu là loại khô thì phải có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè…

Tầm gửi là vị thuốc nam rất tốt cho sức khoẻ được lưu truyền trong dân gian, ngoài tầm gửi cây gạo còn có những loại khác cũng có công dụng riêng như: tầm gửi cây na, cây mít chữa sốt rét; tầm gửi cây xoan chữa kiết lỵ, táo bón; tầm gửi cây chanh chữa ho… tuy nhiên giá cả không thể sánh với tầm gửi cây gạo. Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều các bài thuốc nam, thuốc bắc. Công dụng: Mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận); chữa sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu; tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù. Cách dùng: Đun, sắc uống hằng ngày.

Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam
---------------
Kinh nghiệm dân gian về tầm gửi

5%20loai%20tam%20gui%20sau%20sau%20%28Medium%29.JPG



Năm loại tầm gửi cây sau sau


Cây Tầm Gửi có tên khoa học là Mistletoe, nghĩa là "thuốc trên nhánh cây". (Mistel có nghĩa là "thuốc", "tan" có nghĩa là "nhánh cây" -ngôn ngữ Anglo- Saxon). Trong quan niệm dân gian, cây tầm gửi là loại cây nhận được sự chuyển tiếp siêu nhiên vì gốc không tới đất nên không vấy bẩn và đặc biệt là khả năng sống dựa vào các loài cây khác. Với các thầy thuốc nam, hầu như loại tầm gửi nào cũng dùng được và mỗi tầm gửi ở mỗi cây khác nhau cho các tác dụng điều trị bệnh khác nhau. Tiếc rằng trong sách “Các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi lại không có mục nào đề cập đến các loại thuốc từ cây tầm gửi này.
5%20loai%20tam%20gui%20sau%20sau%20%28Medium%29.JPG
 


Last edited by a moderator:
2011415Xo-gan-xogan.jpg


Xơ gan là hậu quả của gan bị viêm qua nhiều năm, tế bào gan bị hư hại, chết dần và tạo ra các sẹo.
Gan là bộ phận đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, như sản xuất ra dịch mật để tiêu hóa thức ăn; giải độc (độc rượu, thuốc, độc tố...), và thải độc chất từ không khí, khói bụi, hóa chất vào cơ thể qua đường thở; tạo ra yếu tố giúp máu đông những lúc cơ thể bị chấn thương chảy máu; chống lại xâm nhập của vi trùng vào cơ thể; dự trữ năng lượng - bằng cách tồn trữ đường, mỡ, tinh bột; và sản xuất ra protein mới giúp cơ thể phát triển và khỏe mạnh...
Tại buổi trò chuyện với thầy thuốc ở Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe TP.HCM vừa qua, các bác sĩ cho rằng xơ gan là diễn tả tình trạng mô xơ lan tỏa trong gan, khiến cho cấu trúc của gan bị thay đổi. Xơ gan là hậu quả của gan bị viêm qua nhiều năm, tế bào gan bị hư hại, chết dần và tạo ra các sẹo.
Một số nguyên nhân gây xơ gan được bác sĩ trình bày đó là: viêm gan siêu vi; uống nhiều rượu; và các nguyên nhân khác như suy tim, lạm dụng các thuốc có hại cho gan, các bệnh rối loạn bẩm sinh, bệnh gây tắc mật, bệnh gan tự miễn.
Những biểu hiện của xơ gan mà người bệnh có thể cảm nhận đó là: thấy người kiệt sức, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, buồn nôn, sụt cân, đau bụng, da hay ngứa. Lúc gan mới bắt đầu xơ thì thường không có triệu chứng rõ ràng. Ở giai đoạn muộn, tùy theo vị trí của mô xơ chèn ép mà người bị xơ gan có những biểu hiện tương ứng. Chẳng hạn, nếu đường dẫn mật bị mô xơ chèn ép sẽ gây ứ mật vàng da. Nếu mô xơ chèn ép vào tĩnh mạch gan thì máu sẽ không lưu thông được mà ứ đọng lại ở lách, làm lách to ra, mạch máu ở dạ dày và thực quản cũng bị tăng áp và dãn da. Theo các bác sĩ, đây là biến chứng rất nguy hiểm vì những mạch máu bị dãn này có thể đột ngột vỡ ra khiến người bệnh ói ra máu và tử vong rất nhanh.
Khi gan hư hại nhiều, và mô sẹo tạo ra ngày càng nhiều thì gan không thể hoạt động được nữa, và chức năng gan suy giảm - những triệu chứng của giai đoạn này là vàng da, báng bụng, mất khả năng tập trung, chảy máu răng, chảy máu cam, ngứa da nhiều, phù chân, suy thận, hay bị bầm chỗ tiêm chích. Những biến chứng nặng hơn của xơ gan như, đái tháo đường, ung thư gan, tử vong.
Để phát hiện bệnh này, có thể làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan; xét nghiệm tìm nguyên nhân gây xơ gan; siêu âm bụng để xem hình ảnh lá gan; sinh thiết gan...
Người bệnh xơ gan thường bị giữ nước trong cơ thể, do vậy cần tránh thức ăn có nhiều muối; cần dùng thực phẩm tươi thay cho thực phẩm chế biến sẵn; tránh các loại thịt ướp nhiều muối; hạn chế chất đạm động vật, mà thay bằng đạm thực vật (từ đậu hũ, đậu nành...) là để dễ tiêu hóa hơn; người bệnh xơ gan cần tránh táo bón, do vậy cần dùng nhiều rau tươi và trái cây và tuyệt đối không được dùng bia, rượu; dành thời gian nghỉ ngơi, hoạt động thể lực vừa phải...
Khánh Vy
 
Xơ gan là hậu quả của gan bị viêm qua nhiều năm, tế bào gan bị hư hại, chết dần và tạo ra các sẹo.

Một số nguyên nhân gây xơ gan được bác sĩ trình bày đó là: viêm gan siêu vi; uống nhiều rượu; và các nguyên nhân khác như suy tim, lạm dụng các thuốc có hại cho gan, các bệnh rối loạn bẩm sinh, bệnh gây tắc mật, bệnh gan tự miễn.

Để phát hiện bệnh này, có thể làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan; xét nghiệm tìm nguyên nhân gây xơ gan; siêu âm bụng để xem hình ảnh lá gan; sinh thiết
Em muốn hỏi thêm là, nếu sức khỏe bình thường (ko thấy biểu hiện mệt mỏi, đau yếu zi) thì muốn khám Gan theo dạng sức khỏe định kỳ thì như thế nào? Giá tiền...? Tại vì em có ng bạn, cũng bình thường nhưng khi xét nghiệm để tiêm vaccin viêm gan siêu vi B thì bị viêm gan siêu vi B, gan nhiễm mỡ. Bia- rượu, em cũng tiết chế lắm, ko dá uống nhìu sợ xơ gan :wacko:

Trong diễn đàn Agriviet có tập sách về Sức khỏe Sinh dưỡng do bác Thuy-canh dịch & gửi lên, em chép link lại cho bà con đọc: http://agriviet.com/home/showthread.php?t=17722 ; http://agriviet.com/home/showthread.php?t=37641

Bổ sung:
Tuy các link dưới đây nói về Kháng Sinh (Tây Y) nhưng đây cũng là hiểu biết cần thiết bảo vệ-chăm sóc sức khỏe bản thân và nhất là trẻ nhỏ. Có câu nói em thường nghe: Mệt mệt, muốn bệnh? - Uống thuốc gì chưa? - Đúng nhưng chưa hẳn là trúng!

Cái Chết Âm Thầm Từ Lạm Dụng Kháng Sinh
Bóng Ma Từ Lạm Dụng Kháng Sinh
Sai Lầm Thường Gặp Khi Dùng KS

Nhất là trong chăn nuôi, người chăn nuôi nói chung cũng có khuynh hướng như vậy! Đâu là đủ mà nhiu là thừa- Câu hỏi khó giải đáp!
 
Last edited by a moderator:
trường giang hỏi:

Em muốn hỏi thêm là, nếu sức khỏe bình thường (ko thấy biểu hiện mệt mỏi, đau yếu zi) thì muốn khám Gan theo dạng sức khỏe định kỳ thì như thế nào? Giá tiền...? Tại vì em có ng bạn, cũng bình thường nhưng khi xét nghiệm để tiêm vaccin viêm gan siêu vi B thì bị viêm gan siêu vi B, gan nhiễm mỡ. Bia- rượu, em cũng tiết chế lắm, ko dá uống nhìu sợ xơ gan

Trong diễn đàn Agriviet có tập sách về Sức khỏe Sinh dưỡng do bác Thuy-canh dịch & gửi lên, em chép link lại cho bà con đọc: http://agriviet.com/home/showthread.php?t=17722 ; http://agriviet.com/home/showthread.php?t=37641
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
maquemau hỏi:
-bà xã "nhà" đi khám bác sỉ ,bác sỉ phán...gan nhiểm mở nhưng chưa cho biết ở mức độ cấp nào ?hoang mang quá !!!
bà con nào có biết trong cây thuốc nam nào? có vị thuốc về gan nhiểm mở chỉ giúp
chân thành cảm ơn.
---------------
à ! theo đường link của trường giang. trời đất tôi quên !
thưa với anh trung,anh biết tôi rồi đọc trước quên sau,bài dài quá tôi có đọc cũng không nhớ để mà hiểu.nếu có thể anh "tóm gọn"dùm (cái nầy cũng hơi khó cho anh ).
thân
 
Last edited by a moderator:
diệp hạ châu(cây chó đẻ) đã được chứng minh là chữa xơ gan ! các bác lên google tìm xem
 
tôi cũng có biết về cây nầy,trước đã có dùng rồi nhưng nghe nói diệp hạ châu dùng hay bị phá máu,không biết tin nầy có đúng không ?
 
Dùng cây thuốc Nam để trị bệnh không hẳn đọc qua thông tin hoặc nghe người ta nói sơ qua rồi về làm là được đâu. Như cây Trinh nữ hoàng cung, ở quê hình như gọi là Hà tiên cô hay Đại tướng quân gì đó, nó có tới mấy chục loại và phải trồng dưới đất mới có hoạt chất, còn trồng trong chậu thì thua. Hoặc cây Chó đẻ răng cưa (Diệp hạ châu) thì thu hoạch lúc nào, sử dụng phần nào trên cây thì hiệu quả chứ không phải nhổ cây chó đẻ về nấu nước uống là khỏi bệnh được (thầy thuốc thất nghiệp-cũng mong là như thế?!). Cây chó đẻ hình như chỉ sử dụng phần trên mặt đất mới tốt...
Một thời cây Lược vàng cũng thế, nhưng nay im lìm rồi; không thấy ai quay lại không biết là....hết bệnh hay ...ngủm củ tỏi hết rùi...hichic
 

Last edited:
Giống như bác thanglong trả lời đó, Củ nén là họ nhà "hành" cây nó như cây hành nhưng nó có củ, Củ này chỉ thích hợp trồng ở khu vực miền trung đi ra thôi.
Tác dụng thì như đã nói trên rồi nhé.
Chúc mọi người cuối tuần vui vẽ..
 
xin mạn phép chuyển lời của anh mục tử.
Trích:
Nguyên văn bởi Mục Tử
Tham gia vào Chương trình bảo hiểm y tế, với đóng 400 ngàn đồng 1 năm,sẻ giải quyết được hầu hết mọi băn khoăn lúc bị bệnh tật..
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
anh mục tử ui ! nói ra sợ các anh cười :
-thứ nhất cũng do chương trình bảo hiểm trước đây rất....có phân biệt,và tiếp nhận thông tin còn nhiều hạn chế,cho nên đối với một số bà con "chạy gạo"hàng bửa thiệt là "quá" xa xỉ.
-nào là phải đăng ký đúng tuyến,nơi tôi chỉ đăng ký mua được tuyến huyện thôi,mà bệnh viện tuyến huyện thì...khi bệnh đi khám...về ...bình thường.đến trung tâm chẩn đoán y khoa cấp tỉnh phải đóng 30o/o bệnh viện đa khoa tỉnh (trái tuyến) phải 70o/o.
-đâu có điều kiện để đi khám bệnh định kỳ,cho nên khi đã phát hiện bệnh thường đã là trầm trọng,chỉ có những người nghèo "xa mặt trời" mới thấu hiểu.
ngay cả chính bản thân tôi chỉ mới mua bảo hiểm y tế đầu năm nay (395.000 đ),vẩn để "trùm mền" chỉ đi thể dục sáng,chiều và những cây rau cỏ sau vườn.cho nên đến thời điểm nầy cây thuốc nam vẩn là cứu cánh
thân
 
Sakê trị tiểu đường
Sa kê còn gọi là cây bánh mì, tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae) là loại cây được trồng ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương. Ở nước ta thấy nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Trái sa kê nấu chín là món ăn khá thú vị, đặc biệt các bộ phận như rễ, thân và lá của cây sa kê rất giàu dược tính, bộ phận được sử dụng làm thuốc trị bệnh là lá, rễ, vỏ và nhựa cây.

nlwi8h.jpg



Quả sa kê to như như quả mít tố nữ, tròn hoặc hình trứng. Quả sa kê mọc thành từng chùm, được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Thường quả sa kê được xắt ra thành từng lát nhỏ, rổi tẩm với bột chiên giòn, ăn ngon như ăn bánh mì. Ngoài ra còn được dùng để nấu cà ri, đặc biệt hơn là người dân thuộc khu vực sông Mê Kông nấu món kiểm để sử dụng trong những ngày giỗ chạp, đình đám vì món này có vị béo ngậy của nước cốt dừa. Sa kê còn được xay thành bột để chế biến thành nhiều món ăn thường ngày như làm thành pho mát, bánh ngọt hay nấu với tôm, cá trộn hay gạo.

Đông y cho rằng rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất tốt. Vỏ cây sa kê có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, dùng để trị ghẻ, nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ; Lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt. Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá tươi nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị gút, sỏi thận, tiểu đường, tăng huyết áp...

Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây sa kê.

Trị tiểu đường týp 2: Lấy lá sa kê tươi 100g (khoảng 2 lá), quả đậu bắp tươi 100g, lá ổi non 50g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày.

Trị bệnh gút, sỏi thận: Dùng lá sa kê tươi 100g, dưa leo 100g, cỏ xước khô 50g, cho vào nồi nấu tất cả, lấy nước uống trong ngày.

Chữa viêm gan vàng da: Lá sa kê tươi 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20 – 50g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.

Trị chứng tăng huyết áp dao động: Dùng lá sa kê vàng (vừa rụng) 2 lá, rau ngót tươi 50g, lá chè xanh tươi 20g, nấu chung lấy nước uống trong ngày.

Trị đau răng: lấy rễ cây sa kê, nấu nước ngậm và súc miệng.



Theo Suckhoeso
Bacsi.com
 
Vị thuốc của rau đắng

Theo các tài liệu y học cổ truyền, rau đắng có tính mát, vị đắng, có công dụng thanh nhiệt, tiêu độc và thường dùng trong các trường hợp kiết lỵ, sưng mắt đỏ, viêm gan, suyễn, trợ thần kinh, trợ tim, sử dụng làm thuốc xổ, trị ho, dùng ngoài thì để trị ghẻ... Về sau tây y còn phát hiện rau đắng biển có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, dùng tốt cho hội chứng ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer (suy giảm trí nhớ), những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ... Ngoài ra, rau đắng còn giúp mát gan do kích thích tiết mật, thông tiểu, nhuận tràng; dùng trong trường hợp nóng nảy trong người gây lở miệng, viêm nha chu, chảy máu răng. Có thể dùng lá rau đắng xông hơi trị ho cảm và viêm phổi; rau đắng nấu nước uống nhiều lần trong ngày ngừa sạn thận và sỏi mật... Nhưng lưu ý, với những người tỳ vị hư hàn (bụng hay lạnh) thì hạn chế dùng rau đắng vì dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Còn rau đắng phơi khô uống hằng ngày để tan mỡ bụng thì không thấy đề cập trong các tài liệu y học cổ truyền. Nếu có chăng đó là kinh nghiệm dân gian.
Lương y Phạm Như Tá



 
Theo các tài liệu y học cổ truyền, rau đắng có tính mát, vị đắng, có công dụng thanh nhiệt, tiêu độc và thường dùng trong các trường hợp kiết lỵ, sưng mắt đỏ, viêm gan, suyễn, trợ thần kinh, trợ tim, sử dụng làm thuốc xổ, trị ho, dùng ngoài thì để trị ghẻ... Về sau tây y còn phát hiện rau đắng biển có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, dùng tốt cho hội chứng ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer (suy giảm trí nhớ), những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ... Ngoài ra, rau đắng còn giúp mát gan do kích thích tiết mật, thông tiểu, nhuận tràng; dùng trong trường hợp nóng nảy trong người gây lở miệng, viêm nha chu, chảy máu răng. Có thể dùng lá rau đắng xông hơi trị ho cảm và viêm phổi; rau đắng nấu nước uống nhiều lần trong ngày ngừa sạn thận và sỏi mật... Nhưng lưu ý, với những người tỳ vị hư hàn (bụng hay lạnh) thì hạn chế dùng rau đắng vì dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Còn rau đắng phơi khô uống hằng ngày để tan mỡ bụng thì không thấy đề cập trong các tài liệu y học cổ truyền. Nếu có chăng đó là kinh nghiệm dân gian.
Lương y Phạm Như Tá

Nng-Tri2006.jpg
 


Chú Ba lấy hình này coi chừng có người kiện vi phạm bản quyền.!!!
Bác chủ bản quyền hình này ơi,Bác vẫn khỏe chứ ạh.!!!

PM: Đã tìm được loại phân bón thủy canh, không cần pha chế linh tinh,
đang "khum cứu" bắt chước như trong hình.
 
châu ngọc thuấn cũng "tày tình " thiệt chỉ nhìn có cái áo ấm mà đã biết đó là ai rồi !
vâng đó là một trong những người "nổi tiếng" hi...hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
 
Cây rau có ảnh bác ... là Rau đắng biển. Còn một loại nữa là Rau đắng đất cũng có tác dụng làm cây thuốc:
-----------------------------
Cháo cá lóc, lẩu mắm hoặc mắm chưng ăn kèm rau đắng đất sống hoặc luộc vừa chín tới là món khoái khẩu của người dân miền Tây, miền Đông Nam Bộ.

<table id="table1" width="294" border="0" cellpadding="0" cellspacing="5"> <tbody> <tr> <td>
raudangdat.jpg
</td> </tr> <tr> <td align="center"> Rau đắng đất</td> </tr> </tbody> </table>​
Rau đắng đất có hai loại, một loại thân cây lá nhỏ, hoa trắng, mọc nhiều ở ruộng lúa sau mùa gặt; loại thứ hai thân thảo, lá hình muỗng tròn, nhỏ, hoa trắng ngà, nhụy vàng là thuốc chữa bệnh được phổ biến rộng rãi ở khắp nơi.

<table id="table2" width="116" align="left" border="0" cellpadding="2" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="color: rgb(0, 0, 0); font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; font-size: 8pt; font-family: verdana,geneva,lucida,&quot;lucida grande&quot;,arial,helvetica,sans-serif;" align="center" height="84">

</td> </tr> </tbody> </table> Rau đắng vị nhẫn mặn, tính mát, trị các bệnh sau đây:

- Bị sỏi mật, vàng da, rụng tóc, gan không lọc máu, dùng mỗi ngày 200gr rau đắng đất, 200gr dây cứt quạ, sắc với 750ml nước còn 0,5 lít uống khi khát.
- Người luôn nóng nực, cổ họng ngứa ngáy, khô khan, khúc khắc, dùng 100gr rau đắng, 100gr cây me đất, sao khử thổ, nấu trong 0,5 lít nước còn 250ml. Uống 3 lần sáng, trưa, tối. Trong 7 ngày.
Lương y Dương Tấn Hưng
thanhnien.gif


http://www.tintuconline.com.vn/vn/suckhoe/433620/index.html
 
Last edited:
Em nghe một người bạn kể cây me đất trị viêm họng rất đại tài như thuốc tiên vậy.
Chỉ cần rửa sạch nhai nhai nuốt nước là giãm đau rất nhanh,nhưng em chưa biết
chính xác
cây me đất như thế nào ,nếu ai biết "chính xác" vui lòng cho xin hình.

Xin cám ơn
 
Lá chua me đất chữa bệnh

Lá chua me đất nhai với muối trị bệnh viêm họng. Bã lá giã nhỏ đắp vào vết mụn nhọt. Chua me đất có tên khác là chua me ba chìa, tạc tương thảo, toan tương thảo.

<table align="right" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1" width="200"> <tbody> <tr> <td>
Oxalis_corniculata.jpg
</td> </tr> <tr> <td>
Chua me đất loại hoa vàng - Oxalis corniculata
(Ảnh: mytho-fleurs)
</td> </tr> </tbody> </table> Có hai loại chua me đất. Loại hoa vàng (Oxalis corniculata), có ba lá chét nhỏ và loại hoa hồng có lá chét to hơn. Chua me đất có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giảm ho, lợi tiểu (loại hoa vàng được dùng phổ biến hơn):
- Chữa đại tiểu tiện không thông: Chua me đất, mã đề (mỗi thứ 30g) dùng tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm đường uống (Nam dược thần hiệu).
- Chữa ho: Chua me đất hoa vàng (20g), măng tre mới nhú (20g), rễ dâu (chỉ lấy phần vỏ trắng ở trong, 10g, tẩm mật sao vàng), gừng (8g). Giã nát, thêm ít đường hoặc mật ong, hấp cơm, uống.
Có thể dùng riêng lá chua me đất hoa vàng, rửa sạch, nhai với muối, nuốt nước dần dần để chữa viêm họng. Dùng ngoài, lá giã nhỏ hơ nóng, đắp chữa sưng tấy, mụn nhọt.
Trong thân và lá chua me đất có acid oxalic và nhất là oxalat kali với hàm lượng cao, nên cây có vị chua. Về mùa hè, nhiều người hay hái lá chua me đất để luộc ăn cùng với rau muống thay cho chanh, sấu hay lá me. Nước rau luộc có vị chua, mùi thơm mát. Thỉnh thoảng ăn một vài bữa thì không sao, nhưng dùng luôn hàng ngày, có thể tạo ra sỏi oxalat trong bàng quang mà sinh bệnh sỏi. Những người đã bị bệnh này càng không nên dùng lá chua me đất vì oxalat có thể làm tăng lượng sỏi.
Hơn nữa, cũng không nên dùng lá chua me đất với liều quá cao vì muối oxalat độc ở liều 20 - 30g.
Dược sĩ ĐỖ HUY BÍCH


http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/5111_La-chua-me-dat-chua-benh.aspx
 


Back
Top