Chuyên Mục Cây Thuốc Nam

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
#17
10-03-2011, 01:05 PM

henrythai
Nhà nông chính hiệu


Tham gia ngày: 24th-06-2010
Đến từ: Mỏ Cày
Bài gởi: 178
Thanks: 383
Thanked 34 lần / 22 bài viết


Oh! Xin lỗi bà con Thái đã nói sai "topic Cây Thuốc Nam". Đúng phải là "chuyên mục Cây Thuốc Nam". Nếu thành lập được chuyên mục này thì Bà Con ở nhiều vùng miền, mỗi người góp tay post một cây thuốc thì quá tốt cho Bà Con ta rồi. Không riêng với người nghèo, mà cả những người khác cũng cần vì đây là loại thuốc thân thiện với môi trường, ít độc hại, ít gây tác dụng phụ, ít trị được bệnh này mà lòi ra cái bệnh khác . . .

Chân thành,

---------------
Không biết ban quản trị có chú ý đến "chuyên mục Cây Thuốc Nam" không ta?? Rất hữu ích cho Bà Con mà! Nhưng có vẽ chưa đủ sức thuyết phục. Xin Bà Con cho thêm ý kiến . .
.................................................................................................
do nhu cầu muốn tìm hiểu về công dụng của cây thuốc nam và muốn có được sự đóng góp tập trung hơn ,không biết đưa topic vào đâu cho phù hợp
mong các mod giúp
CHỬA TIỂU ĐƯỜNG BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
http://depmagazine.com/~/goto/chua-tieu-duong-bang-y-hoc-co-truyen-1534.aspx
MONG ĐƯỢC ĐÓNG GÓP
---------------
Thứ tư, 10/03/2010 21 giờ 02 GMT+7
Tiến sĩ Nam Dang, nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Florida và các cộng sự của ông tại Mỹ và Nhật hôm 9-3 cho biết chất chiết xuất từ lá đu đủ và trà đu đủ có đặc tính chống nhiều dạng ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú, cổ tử cung, phổi, gan, tụy.
33.jpg


Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Ethnopharmacology (Dược lý Dân tộc học) số tháng 2-2010, tiến sĩ Nam Dang và các đồng nghiệp đã chứng minh chất chiết xuất từ lá đu đủ phơi khô có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên gọi Th1-type cytokines. Chúng đóng vai trò điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể. Thử nghiệm cho thấy hiệu quả kháng ung thư đạt cao hơn khi các tế bào tiếp nhận nước trà lá đu đủ liều cao. Điều đặc biệt là chất chiết xuất từ lá đu đủ không gây độc hại cho các tế bào bình thường, nên tránh được tác dụng phụ thường gặp ở nhiều phương pháp điều trị ung thư hiện nay.
Kết quả nghiên cứu trên hứa hẹn mở đường cho các liệu pháp sử dụng hệ miễn dịch để chống ung thư. Theo Tiến sĩ Nam Dang, nghiên cứu của ông và đồng nghiệp một lần nữa khẳng định khả năng chống ung thư của lá đu đủ trong y học cổ truyền ở Úc và Việt Nam.
---------------
080905171702-152-947.jpg

Cây sakê có rất nhiều công dụng trị bệnh. Rễ, vỏ, nhựa, lá của cây này đều có tác dụng tốt đối với một số bệnh về chuyển hóa, còn quả thì có thể làm ra các món ăn ngon, lạ miệng và bổ dưỡng.

Rễ sakê có tính làm dịu nên được dùng để trị ho, lợi tiểu, tiêu viêm bệnh hen, viêm da, đau răng và chữa các chứng rối loạn dạ dày. Nhờ tính sát trùng cao mà vỏ cây sakê có thể dùng cho bệnh ghẻ, ngứa, còn nhựa cây kết hợp với một số vị thuốc sẽ cầm được tiêu chảy. Lá sakê có tác dụng trị bệnh nhiều nhất.

Cây sakê có rất nhiều công dụng trị bệnh
Do tính năng làm mát, kích thích sự lọc của gan, thận nên uống lá sakê tươi sẽ hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, tiểu đường tuýp 2 và bệnh viêm gan. Ngoài ra, loại lá này còn có công dụng giảm đau hữu hiệu đối với người mắc bệnh gút. Lá sakê vàng mới rụng sắc lên uống có thể trị được bệnh cao huyết áp.
Cây sakê có rất nhiều công dụng trị bệnh. Rễ, vỏ, nhựa, lá của cây này đều có tác dụng tốt đối với một số bệnh về chuyển hóa, còn quả thì có thể làm ra các món ăn ngon, lạ miệng và bổ dưỡng.
Theo bác sĩ Hồ Ngọc Hồng, Trưởng khoa Nội 2, Viện Y dược học dân tộc TP HCM, trái sakê có thành phần bột đường (25 gam trên 100 gam) cao hơn khoai tây và mỗi một lạng quả sakê cung cấp 110 kcal nên quả Sakê có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như món: sakê tẩm bột chiên (có vị béo bùi, chấm với đường, thích hợp làm món tráng miệng trong các tiệc trà), sakê càri gà, chè sakê…
TheoThanh Huyền
-----------------------------------------------------------------------------------------------
thưa cùng các bạn tôi góp nhặt tài liệu tuy có củ rích, cũng phân biệt được thực hư như thế nào ?đưa vào đây mong nhận được những lời bình.
-giúp người,giúp mình (dể tìm ít tốn tiền)
-gom về như lưu trử danh lục tôi biết còn nhiều nhiều lắm mong các bạn gom tiếp
thân ái
 


Last edited by a moderator:
Cà gai leo
CAGAILEO.JPG

Cây cà gai leo còn có tên khác là Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai bướm.
Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp.

Bộ phận dùng : Rễ và cành lá - Radix et Ramulus Solani.

Thành phần hóa học : Toàn cây, nhất là rễ, chứa saponin steroid và các alcaloid solasodin, solasodinon; còn có diosgenin và các flavonoid.

Tính vị, tác dụng: Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn. Liều dùng 16-20g rễ hoặc thân lá, dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên. Dùng ngoài lấy cây tươi giã nát, chiết nước uống và lấy bã đắp. Cao lỏng Cà gai leo dùng ngậm chữa viêm lợi, viêm quanh răng.

Nhân dân còn dùng rễ Cà gai leo xát vào răng khi uống rượu để tránh say rượu; cũng dùng rễ sắc nước cho người bị say uống để giải say.
Đơn thuốc:

1. Chữa rắn cắn, lấy 30-50g rễ Cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hoà với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chiết nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. Hôm sau, dùng 15-30g rễ khô, sao vàng, sắc nước cho uống, ngày 2 lần, sau 3-5 ngày thì khỏi hẳn.

2. Chữa phong thấp, dùng rễ Cà gai leo, vỏ Chân chim, rễ Cỏ xước, Dây đau xương, Dây mấu, rễ Tầm Xuân, mỗi vị 20g, sắc uống.

3, Chữa ho, ho gà, dùng rễ Cà gai leo 10g, lá Chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày.

4. Chữa sưng mộng răng, dùng hạt Cà gai leo 4g, tán nhỏ, cho vào trong cái đồ đồng với một ít sáp ong, đốt lấy khói xông vào chân răng (theo Bách gia trân tàng).

Cà gai leo (Solanum hainanense)được PGS.TS Phạm Kim Mãn, TS Nguyễn Thị Minh Khai – Viện Dược liệu Trung ương nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 90. Đã có hai đề tài cấp Nhà nước, bốn luận án Tiến sỹ, nhiều luận văn nghiên cứu về Cà gai leo.

Theo các đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu thì Cà gai leo có tác dụng làm âm tính viêm gan vi rút, kể cả trường hợp viêm gan vi rút B mãn tính thể hoạt động với tỷ lệ cao đáng ngạc nhiên.

. Ngoài ra Cà gai leo còn được chứng minh giúp ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển của xơ gan, làm tăng miễn dịch và chống u.
 
Thuốc là con dao 2 lưởi đấy, trên nhản thuốc tây người ta có in hình con rắn le lưởi .........Cảnh báo là rất có lợi và cũng rất có hại nếu dụng không đúng
 
Muốn mở nhưng không dám mở .... không có chuyên môn quản lý thì cực kỳ nguy hiểm ... thuốc mà.

đúng như vậy đó KHUCTHUYDU cho nên mình chỉ sưu tầm những cây có vị thuốc đưa lên để thành viên hiểu biết đóng góp.
có nhiều bài các nhà khoa học cũng đã lên tiếng.....kéo dài mà chưa có kết luận.
tôi lại có ý nghỉ cây thuốc nam thường ít có tác dụng phụ,có mấy bài khác có liên quan tôi có góp ý thường bà con vùng sâu ,xa còn nghèo khổ bệnh không tiền,không điều kiện đến bệnh viện nên cứu cánh là cây thuốc nam,mà sử dụng chỉ nghe truyền miệng nhau như thế còn nguy hiểm hơn.
ở đây được đóng góp tôi nghỉ sẻ được cân nhắc hơn
nhiều cái đầu vẩn hơn một cái đầu
 
Mình nghĩ chuyên mục này cũng rất hay. Không biết có bà con nông dân nào là dược sĩ y học cổ truyền không ? Phụ trách chuyên mục này cho bà con đi nè
 
Các bác nói đều có lý. Hay là chúng ta lập kênh thuốc nam quanh ta. Về phần lo lắng, thì đề nghị các bác Admin tìm người có chuyên môn để quản lý, ví dụ đề nghị bên y học cổ truyền hỗ trợ chẳng hạn, tôi nghĩ sẽ được các bác bên đó nhận lời thôi, vì đây là việc hữ ích cho cộng đồng mà.
 

Thức ăn khắc phục khàn tiếng
Ngày gửi: Thứ ba, 09:55, 29/3/2011
thumb_94d914a1b3ec98.jpg


Khàn tiếng hay mất tiếng thường xảy ra ở người thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như giáo viên, phát thanh viên, dẫn chương trình, cổ động viên, người làm việc trong các môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá nhiều.

Khàn tiếng, mất tiếng gây ra những bực bội và nhiều khó chịu. Bên cạnh kháng sinh chống viêm, còn có nhiều loại thức ăn giúp giảm các triệu chứng khàn tiếng.

quat.jpg

Quất chưng đường phèn có thể chữa khàn tiếng (ảnh internet)

-Nước giá đậu xanh: Lấy 100g giá sống, rửa sạch cho vào tô. Rửa tay sạch, bóp nát giá, sau đó đổ một ít nước sôi vào tô, lượng nước ngang bằng giá. Đậy nắp lại khoảng 15 phút, bỏ xác giá, lọc lấy nước uống. Có thể uống hai - ba lần mỗi ngày.

-Quất chưng đường phèn: Cắt hai trái quất (tắc) ra thành các khoanh mỏng, bỏ hạt. Đập nát một cục đường phèn nhỏ cho vào và đem chưng cách thủy khoảng 30 phút. Để nguội và ngậm quất trong ngày.

-Húng cây chưng đường phèn: Dùng 5-10 lá húng cây luôn cả thân, rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào tô chưng cách thủy với đường phèn khoảng 20 phút. Để nguội, ngậm lá trong ngày.

-Chè đậu xanh nguyên vỏ: Nấu khoảng 50g đậu xanh hạt nguyên vỏ, đậu xanh chín nhừ cho ít đường vào. Ăn trong ngày. Người bị khàn tiếng có thể ăn canh thịt nạc nấu với đậu hủ, lá hẹ hoặc ăn cháo thịt kho với giá sống. Nên hạn chế nói để giúp bệnh sớm hồi phục; tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia; tránh ăn thức ăn chiên xào, chua cay.

Theo PGS Lưu Thị Hiệp
PNO
--------------
tác dụng phụ của thực phẩm
images.jpg


Gần đây, các thông tin về những món ăn có lợi cho sức khỏe được nhiều người biết đến như một bí quyết kéo dài tuổi thọ. Thế là rau, trái cây, tàu hũ... trở thành "sao" vì được ưu tiên chọn lựa. Song, điều cần nói ở đây là sự lạm dụng thực phẩm tốt cũng hại cho sức khỏe!


Tàu hũ tốt, nhưng...
Tàu hũ được ca ngợi bởi có nhiều ưu điểm: đạm thực vật tốt cho cơ thể, có chứa nội tiết tố thiên nhiên. Vì thế, đậu nành đã "có mặt" thường trực trong bữa ăn một số gia đình. Sáng sữa đậu nành, trưa bún đậu, tối tàu hũ sốt cà, kho tương... Dùng nhiều đâm lo, chị Thùy Mai (Bến Tre) thắc mắc: "Nhiều thông tin cho thấy, đậu nành rất tốt, bản thân tôi đang trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng tranh thủ dùng đậu nành để bổ sung nội tiết tố thiên nhiên. Bên cạnh việc thường xuyên dùng các món "biến tấu" từ tàu hũ, mỗi ngày tôi còn uống một ly sữa đậu nành. Nhưng gần đây, tôi nghe nói những người bị bệnh bướu cổ phải kiêng đậu nành, bắp cải vì chúng ngăn cản hấp thu i-ốt. Tôi sợ quá, uống cho trẻ, khỏe chưa thấy, lại thấy bướu cổ phình lên thì khổ. Không biết thông tin này có chính xác? Làm sao dùng đậu nành mà không bị "tác dụng phụ?".
Theo TS Nguyễn Thị Minh Kiều - Hội Dinh dưỡng - thực phẩm TP.HCM: Chất ức chế tổng hợp i-ốt (chất phản dinh dưỡng) có nhiều trong vỏ đậu nành. Để loại bỏ chất này, trước khi nấu chỉ cần ngâm đậu nành sáu tiếng, bỏ nước ngâm. Khi nấu đậu nành, cần mở nắp và để sôi vài lần cho chất này "theo gió bay đi". Tương tự, trong bắp cải cũng có "phản tặc" này, để an toàn nên ăn bắp cải nấu chín và "quên" các món bắp cải sống như: gỏi bắp cải, kim chi bắp cải...
Tránh oxy hóa cholesterol
Khi đi khám sức khỏe tổng quát, những ai có cholesterol cao đều được bác sĩ khuyên: hạn chế ăn trứng, nội tạng, mỡ động vật... bởi những "món" này chứa nhiều cholesterol. Thế nhưng, sau 40 năm mang tiếng, gần đây, trứng đã được các nhà khoa học "minh oan"! Ths. BS Trương Vĩnh Long - Trưởng khoa Nội - BV Hoàn Mỹ TP.HCM cho biết: "Theo các nghiên cứu của Tổ chức Womens International Pharmacy, ăn trứng tốt nhất là nên nấu chín lòng trắng và không làm vỡ lòng đỏ”.

Thực tế, nếu ăn trái cây quá nhiều sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng ứ hơi, chưa kể sai... dinh dưỡng
Trong lòng trắng có chứa một loại lipoprotein gọi là avidin, chất này "ái mộ" sinh tố biotin. Vì thế, khi chúng ta ăn lòng trắng trứng sống, cơ thể sẽ bị thiếu hụt biotin với các triệu chứng buồn chán, mệt mỏi, đau nhức bắp thịt... Ngược lại, cholesterol trong lòng đỏ trứng sẽ bị oxy hóa khi tiếp xúc không khí hoặc bị đun nóng. Điều cần biết là cholesterol bình thường không thể "bám" vào mạch máu, nhưng sau khi bị oxy hóa chúng lại được mạch máu "mở cửa" cho vào nhờ có chất tiếp nhận (receptor). Càng nhiều cholesterol bị oxy hóa bám vào thành mạch, càng hình thành nhiều mảng bám, mảng xơ vữa, cục máu đông, dễ dẫn đến tăng mỡ máu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Để tránh xa bệnh này, chỉ cần giữ lòng đỏ trứng nguyên vẹn khi nấu: kho, luộc thay vì chiên hay làm ốp la để tránh sự oxy hóa cholesterol. Thế nhưng cũng không nên dùng nhiều, với những người đã có bệnh chỉ nên dùng hai trứng/tuần.
Ăn tươi... trái cây
Trái cây được khuyến cáo là nên dùng vì có nhiều khoáng chất, sinh tố giúp tăng cường đề kháng, chất chống oxy hóa giúp trẻ lâu. Thực tế, nếu ăn trái cây quá nhiều sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng ứ hơi, chưa kể sai... dinh dưỡng. Nhiều người lầm tưởng dùng nước ép trái cây đỡ tốn thời gian ăn nhưng cơ thể vẫn có đủ chất xơ, chất chống oxy hóa...
Dù đã 40 tuổi nhưng chị Thu Hồng mong muốn giữ được làn da thời con gái. Chị đã bỏ hẳn bữa trưa, thay vào đó là một bình trung nước ép trái cây các loại. Cách dùng này theo trang web Health.com thì không có lợi cho sức khỏe. Uống quá nhiều nước ép trái cây và nước ngọt có ga mỗi ngày sẽ có nguy cơ cao tăng cân và mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân: trong nước ép trái cây lượng đường rất cao nhưng lại ít chất xơ! Cách tốt nhất để trái cây phát huy hết "công lực" mà không "trở mặt" là ăn... tươi. Ăn mỗi ngày ba loại trái cây sẽ giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Trà xanh có nhiều công dụng: ngăn ngừa ung thư, làm giảm cholesterol, ngăn ngừa sự suy thoái tim mạch, giúp thơm và sạch miệng... nhờ có chứa polyphenols (EGCG) và flavonoids. Để "hưởng lợi" từ trà xanh, không ít người đã dùng trà mỗi khi có thể. Thế nhưng, "tác dụng phụ” của trà xanh là ức chế hấp thu sắt (chất chát trong trà làm niêm mạc dạ dày co lại, giảm môi trường hấp thu sắt). Cách dùng tốt nhất theo TS Nguyễn Thị Minh Kiều là uống trà xanh cách bữa ăn một - hai tiếng sau khi thức ăn đã tiêu hóa.
 
Last edited by a moderator:
imglanding

Chữa cảm do bị mưa, lạnh, hoặc cảm nắng (cảm thử) không ra mồ hôi, nhức đầu, sổ mũi, nóng rét, ho, đau bụng do ngộ độc thức ăn.
- Củ hành tăm nấu với đường đen (đường mía), không dùng đường trắng.
- Nấu cháo hành tăm có thể kèm theo tía tô, thêm ít dấm.
- Củ hành tăm ngâm rượu hoặc nhai dằm củ hành sống với một chén rượu trắng.
- Củ hay lá hành tăm giã đắp lên trán, đánh gió dọc 2 thăn lưng.
- Củ hành tăm giã lấy nước nhỏ mũi.
- Cháo tam tân: gạo trắng 70g, củ nén 15g, củ tỏi 15g, củ hành 15g. Tiêu bột 4g, gừng tươi 4g. Cháo nấu nhừ rồi mới cho các thứ sau đã được giã nhuyễn. Ăn nóng rồi nằm đắp chăn cho ra mồ hôi. Ăn một lần.
- Ho gà: Củ hay lá đâm nhuyễn với đường phèn hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ, chắt nước uống.
- Bí đái, đái buốt, bụng đầy trướng: vài củ hành tăm đập dập, xào nóng đắp lên vùng bàng quang (dưới rốn). Trẻ nhỏ bí đái dùng củ hành tăm 4g giã giập chưng cách thủy với 1 chén con sữa mẹ, cho uống nóng (bỏ bã).
- Chấn thương máu tụ: Dùng củ hành tăm nấu nước rửa vết thương rồi giã củ hành đắp.
- Lòi dom (thoát giang): 10 tép hành tăm giã nhuyễn xào nóng để xông (sau khi đã rửa sạch hậu môn).
- Phòng trị rắn độc, trùng thú cắn: Theo kinh nghiệm của bà con ở Vĩnh Linh, để rắn không đến nơi ở thì trồng hành tăm. Khi bị trùng thú cắn thì nhai ngay 1 nắm hành tăm nuốt một nửa, nửa còn lại đắp lên chỗ bị cắn (kết hợp chữa theo Tây y).
- Ngộ độc ăn uống, ngộ độc chì: 6g hành tăm giã nhuyễn hoà rượu uống.
Lưu ý: Không được dùng chung với mật ong (gây chóng mặt buồn nôn), kỵ các vị thuốc như thường sơn, sinh địa, thục địa. Vào tháng giêng không nên ăn nhiều hành tăm để tránh bị chứng phong chạy trên mặt...
imglanding
 
Last edited by a moderator:
cho tôi hỏi -cây hành tăm là cây hành gì ?
-củ nén ???
rất cảm ơn bạn doangoctrang
thân ái


-http://yeudulich.vn/Upload/TinBai/6-5-2010/dam-da-bat-chao-luon-xu-nghe/ht.jpg
ht.jpg
 
Last edited by a moderator:
Củ nén có nhiều ở vùng Quảng Nam, nhất là những vùng như Hội An, Cẩm Sa, Điện Ngọc. Củ nén chỉ thích hợp vùng đất cát. Ở nơi khô cằn, kham khổ, củ nén càng đậm tính tinh túy cay nồng của loại cây nhiều tinh dầu như tỏi.


Thoạt nhìn, củ nén hơi giống tỏi, nhưng mùi vị của nó thơm và thanh hơn tỏi. Dân gian thường dùng nó ngâm trong nước sôi để xông mũi, chữa ho. Có thể dùng nó để nấu cháo vừa thơm, ngọt lại là phương thuốc giải cảm tuyệt vời. Mùa xuân là mùa thu hoạch chính của củ nén cũng như các loại cây gia vị khác, nên nó rất ngon, củ thường to, chắc, nhiều tinh dầu.
Thịt bò chọn phi lê thái mỏng từng miếng cỡ ba ngón tay, ướp với sả băm, ớt bột, dầu mè và các gia vị cho vừa ăn. Củ nén đập giập cho vào khá nhiều, khoảng một phần ba lượng thịt bò, như vậy khi nướng mùi củ nén mới dậy mùi cho thịt, nhớ thêm một số sả cây vào cùng. Dùng hai lớp lá chuối hột bọc lại toàn bộ và nướng trên lửa than hồng. Nhờ lá chuối, mùi thơm của gia vị và thịt được giữ bên trong hoà quyện, thấm lẫn nhau càng làm cho thịt tăng độ ngon, ngọt.
Đây là một món ăn đơn giản nhưng thể hiện tính phối hợp gia vị khéo léo của sả, mè, ớt và củ nén, với tỷ lệ củ nén nhiều sẽ làm nổi bật hương vị đặc thù riêng cho món ăn. Bò nướng vừa chín tới, kèm miếng thịt bò với rau sống, chuối chát và lát khế chua, tạo nên một sự hòa nhịp thú vị trong cái hăng nồng của củ nén có thêm hương sả, một chút vị cay của ớt bột. Những gia vị mạnh này như được làm dịu đi bởi các loại rau giúp cho món bò nướng thanh cảnh hơn.

Bò nướng củ nén là một món ăn dân dã, được chế biến bằng nguyên liệu đặc thù của địa phương mang một sắc thái riêng độc đáo, góp phần làm phong phú cho kho tàng văn hóa ẩm thực của chúng ta.
Nguồn tin : tuoi tre quang nam

Theo một số bài viết thì củ nén thuộc họ hành , còn gọi là hành tăm
---------------
BaoBinhDinh>>Sức khỏe - Đời sống
Cú nén giải cảm
10:59', 15/7/ 2004 (GMT+7)
Cây nén, thuộc họ hành, còn được gọi là hành tăm, hành hoa. Lá nén nấu đường có tác dụng giải cảm tốt.
Người ta trồng nén vào tháng 6 âm lịch và ăn lá cho đến hết tháng 3. Còn lấy củ thì để vậy cho đến khi lá tàn và bới đất lấy củ. Lá nén cho vào canh cá, canh thịt bò, còn củ nén cũng sử dụng như vậy.
Trồng ném không cầu kỳ, nhưng đất thích hợp là đất gò đồi. Về mùa hè, nén đã già, chính là lúc mùa gió nam, nắng khắc nghiệt. Để chống lại sự khắc nghiệt hay bị cảm nắng, người ta thường ăn chè nén. Cách nấu cũng rất đơn giản: Lượng đường và nén sử dụng tùy theo số lượng người cần ăn. Củ nén được rửa sạch cho nước vào nấu sôi khoảng 30 phút là được. Sau đó, cho nửa bánh đường đen (chừng 4 lạng). Chặt nhỏ cho mau tan. Nhất thiết phải cho loại đường đen này vì đường trắng với nén không có tác dụng giải cảm.
Một chai rượu nén để sẵn trong nhà dùng dần, bất ngờ hay bị cảm nắng, chỉ ăn một chén rượu nén là giải cảm rất tốt. Cách làm cũng đơn giản: Mua độ 1 kg củ nén, chọn củ già rửa sạch rồi để cho khô nước sấy qua than củi sau đó đổ ra cái mẹt đặt giữa đất nhà (gọi là hạ thổ), khi nén đã nguội thì cho vào chai lọ, thẩu, đổ rượu trắng ngon vào ngâm chừng 3 tháng là dùng được. Đi đường gặp mưa, gặp nắng dễ bị cảm, khi về nhà chỉ cần uống một ly là có thể chống được cảm, mỏi mệt.
. Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống
 
Last edited by a moderator:
nói tới cây thuốc nam trị cảm mạo tôi trình bày về "nồi xông"trị cảm mạo.
tôi thường hay dị ứng với thuốc tây nên mổi lần bị cảm thường ra sau vườn kiếm: nắm lá xả,lá bưởi,chanh,giây giác,lá đu đủ,lá tre,lá bạch đàn...về rửa sạch bắt lên đậy nắp cho lửa vừa phải,khi thấy nối xông đã sôi cho vào đó một ít muối hột một ống "bạc hà thủy" nếu không có thì một vài giọt dầu "nước xanh" trùm mền kín dở nắp từ từ (kẻo bị bỏng) hít thật sâu.độ khoảng 5-10 phút dở mền ra từ từ cho nhiệt độ cơ thể kịp thích nghi với không khí lạnh bên ngoài,lấy khăn lau khô.
còn bài thuốc dùng để uống (tôi chưa kịp dùng)
-bán hạ----12g
-hậu phát ---12g
-hoắc hương--- 8g
-can khương --6g
-quế chi---8g
sắc uống
 
đúng như vậy đó KHUCTHUYDU cho nên mình chỉ sưu tầm những cây có vị thuốc đưa lên để thành viên hiểu biết đóng góp.
có nhiều bài các nhà khoa học cũng đã lên tiếng.....kéo dài mà chưa có kết luận.
tôi lại có ý nghỉ cây thuốc nam thường ít có tác dụng phụ,có mấy bài khác có liên quan tôi có góp ý thường bà con vùng sâu ,xa còn nghèo khổ bệnh không tiền,không điều kiện đến bệnh viện nên cứu cánh là cây thuốc nam,mà sử dụng chỉ nghe truyền miệng nhau như thế còn nguy hiểm hơn.
ở đây được đóng góp tôi nghỉ sẻ được cân nhắc hơn
nhiều cái đầu vẩn hơn một cái đầu


Trăn trở bấy lâu nhưng không dám "mở hàng" ,nay có Chú Ba xung phong Cháu xin ủng hộ hết mình.

Theo quan điểm cá nhân, mình nên ưu tiên đưa ra những bài thuốc hay kinh nghiệm
thực tế mà mình đã từng áp dụng qua và có hiệu quả chứ không thiên về việc
sưu tầm những bài thuốc.!

Ví dụ như nói về củ tỏi thì cũng có những bài thuốc nói về công dụng và cách làm rượu tỏi

Riêng tôi thì ăn sống, mổi bữa ăn khoản 3 tép lớn >>> Công dụng:
tiêu đờm,chống lạnh khi thấy trong người luôn cảm thấy sợ lạnh thích tắm
nước nóng, cổ họng vướng đàm nhưng rất khó khạc.



.
 
nói tới cây thuốc nam trị cảm mạo tôi trình bày về "nồi xông"trị cảm mạo.
tôi thường hay dị ứng với thuốc tây nên mổi lần bị cảm thường ra sau vườn kiếm: nắm lá xả,lá bưởi,chanh,giây giác,lá đu đủ,lá tre,lá bạch đàn...về rửa sạch bắt lên đậy nắp cho lửa vừa phải,khi thấy nối xông đã sôi cho vào đó một ít muối hột một ống "bạc hà thủy" nếu không có thì một vài giọt dầu "nước xanh" trùm mền kín dở nắp từ từ (kẻo bị bỏng) hít thật sâu.độ khoảng 5-10 phút dở mền ra từ từ cho nhiệt độ cơ thể kịp thích nghi với không khí lạnh bên ngoài,lấy khăn lau khô.
còn bài thuốc dùng để uống (tôi chưa kịp dùng)
-bán hạ----12g
-hậu phát ---12g
-hoắc hương--- 8g
-can khương --6g
-quế chi---8g
sắc uống


Mình thì cứ khoảng 1 tháng , cảm hay không thì cũng xông , có gì xông nấy , lá xả , lá bưởi hoặc mua 1 trái bưởi về ăn xong còn vỏ lấy xông rất tốt . Xin bổ sung bài của Bác một chút : Không nên xông sau khi ăn no . Sau khi xông các lỗ chân lông mở do đó không nên ra gió cũng như không nên tắm . Lưu ý : Người áp huyết cao không nên xông.
 
cùng chanh sống khỏe

Chanh không chỉ giúp ta giải nhiệt trong những ngày nắng nóng mà còn có những tác dụng rất lớn đối với sức khỏe và làm đẹp mà ít người biết đến


chanh-3.jpg

1. Giảm mệt mỏi, lo âu
Ngửi tinh dầu chanh sẽ giúp tăng sự tập trung và tinh thần thoải mái mỗi khi làm việc căng thẳng. Bạn có thể dùng tinh dầu chanh như một loại nước xịt phòng làm việc để tăng sự hưng phấn khi làm việc. Bạn cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu chanh vào khăn mùi xoa để ngửi cũng sẽ đem lại hiệu quả tương tự.

2. Làm lành các vết loét

Chanh có khả năng kháng khuẩn và kháng virút, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành các vết thương do chứng nhiệt miệng gây nên.
Cách làm: vắt một trái chanh tươi vào một cốc nước ấm và dùng dung dịch này để súc miệng ba lần/1ngày. Duy trì thói quen này đều đặn bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Hạ sốt
Cảm nóng và cảm lạnh do nhiều nguyên nhân gây nên sẽ khiến cho bạn mệt mỏi và khó chịu, để khắc phục tình trạng này bạn có thể dùng chanh như "một liều thuốc hữu hiệu".
Cách làm: Vắt một trái chanh tươi vào trong một cốc nước nóng, hòa cùng một thìa mật ong, cứ sau hai giờ uống một lần cho tới khi tình trạng được cải thiện.

chanh-1.jpg




4. Giảm đau họng
Khi bị viêm họng, cảm giác đau họng thực sự khiến bạn khó chịu và đau đớn, để xoa dịu cơn đau này nhanh chóng.
Cách làm: vắt một trái chanh tươi vào trong 250 ml nước ấm có thêm khoảng 1 thìa muối, khuấy đều và uống.

5. Bình ổn huyết áp cao
Cách làm: nghiền nát 3 nhánh tỏi và 1 củ hành vào trong ¼ cốc sữa đã gạn kem (có thể dùng sữa đậu nành). Đem hỗn hợp này đun nóng trong vòng 5 phút. Sau đó bắc xuống và gạn lấy nước để nguội. Khi dung dịch đã nguội, cho thêm 3 thìa nước cốt chanh vào khuấy đều, uống hàng ngày sẽ nhanh chóng thấy dấu hiệu tích cực.

6. Trị côn trùng cắn
Da bạn sẽ bị mẩn đỏ, sưng phồng và có cảm giác ngứa sau khi bị côn trùng đốt.
Cách làm: Dùng1-2 giọt tinh dầu chanh trộn lẫn với 1 thìa mật ong và thoa lên da thường xuyên. Đặc biệt có thể dùng khoảng 20 giọt tinh dầu chanh trộn với 1 cốc nước, rồi xịt dung dịch này lên tường để xua đuổi xua đuổi côn trùng trong nhà bạn
---------------
Trong dân gian có nhiều bài thuốc có thể áp dụng trong các trường hợp ngộ độc rượu mức độ nhẹ (say rượu), một trong số đó là dùng thực phẩm.

- Lòng trắng trứng gà: Lòng trắng giàu protein khiến chất cồn bị kết tủa lại, từ đó giảm bớt hấp thu vào máu, mặt khác còn tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.

ngo-doc-ruou-3.jpg



- Dấm: Dấm ăn 60 gr, đường đỏ 15 gr, gừng ba lát, giã nát. Hòa lẫn cả ba thứ với nhau rồi cho bệnh nhân uống.

dam.jpg



- Rau cải trắng: Lấy một vài búp rau cải trắng rửa sạch, thái sợi, rồi bóp với đường và giấm để ăn. Có thể dùng món này khi đang uống rượu để giảm bớt tác hại của chất cồn.


rau%20cai%20trang.jpg


- Củ cải trắng: Giã nát một ít củ cải trắng, sau đó vắt lấy nước cốt, thêm chút đường đỏ rồi cho người say uống làm nhiều lần.

ngo-doc-ruou-2.jpg




- Rau cần: Rau cần một nắm rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt cho người say uống từ từ.

ngo-doc-ruou-4.jpg




- Nước cơm: Sau khi uống rượu, nếu uống một bát nước cơm sẽ không bị say nữa, vì cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó làm giảm lượng cồn hấp thu vào máu.

- Củ sắn dây: 25 - 50 gr nấu nước uống, hoặc pha một cốc bột sắn dây với một chút nước chanh rồi cho người say uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại.

ngo-doc-ruou-1.jpg




- Mía đỏ: Cho người say uống một cốc nước mía đỏ có pha thêm một chút nước chanh hoặc nước quất, sau 10 phút sẽ thấy tỉnh táo trở lại.

Ngoài ra, ăn các loại quả chua như cam, quýt hoặc dâu tây... cũng giúp giải rượu rất tốt.
 
Last edited by a moderator:
Bạn có thể nói rỏ hơn về cách xông này, có thể dùng vỏ bưởi khô được không ?




.

Cũng giống như mình xông lá vậy thôi bạn ơi . Nhưng khi nước sôi đừng để sôi lâu , tinh dầu bay mất ... Mở cũng phải từ từ , coi chừng ngộp , cái này xông mũi cũng hay lắm .
Vỏ khô cũng được , nhưng coi chừng có nấm mốc nhe bạn .
---------------
Bài viết về chanh của Bác maquemau rất thiết thực . Chanh giúp hạ sốt rất nhanh . Các bạn cũng biết , trẻ nhỏ khi sốt nhiệt độ rất cao , nếu sốt cao quá có thể dẫn đến hiện tượng co giật , hậu quả không thể lường hết được ....
Trong nhà có trẻ nhỏ nên có vài trái chanh sẵn trong nhà , nhất là phòng khi ban đêm không thể mua thuốc . Dùng chanh pha uống đã đành nhưng cái hay của chanh là : Vắt nước chanh vào một gáo nước , lấy khăn nhúng nước chanh đó lau toàn thân cho trẻ , nếu là sốt thông thường không quá 30 phút sốt sẽ hạ , khi nào sốt lại ta lại lau tiếp , tránh tình trạng để trẻ sốt quá cao .
 
Last edited by a moderator:
Chà, mới hơn tháng mở "Chuyên mục cây thuốc Nam" mà bà con có thêm nhiều bài thuốc hay đó nghe! Bà con nào cần sưu tầm thêm thì vào http://vietbao.vn chuyên trang Sức khỏe cũng được giới thiệu nhiều bài thuốc hay nữa, thấy bài nào hay thì giới thiệu lên chuyên mục cho bà con khác cùng biết nhé.
 
Đúng là trang http://vietbao.vn có mục thuốc và sức khỏe, nhưng bà con cần phải hết sức cẩn thận khi tiếp nhận thông tin

Tôi lấy ví dụ như đoạn báo dưới đây:

" Nước muối
Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa nghẹt mũi cho bé. Bạn có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc bạn tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà. Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, bạn chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được. "


Xin thưa như mọi người đều biết nồng độ nước muối sinh lý là 9 phần nghìn,chứ không thể nhắm chừng như vậy được.
Lợi bất cập hại nếu pha không đúng nồng độ.




Nguồn : http://vietbao.vn/Suc-khoe/Khac-phuc-nghet-mui-cho-be-tai-nha/1735245485/249/


.
 


Back
Top