Chuyện này là thật hay nổ vậy?

  • Thread starter nguyenminhhai
  • Ngày gửi
Bài này được đăng trên vnexpress 2,4ha cà phê + trại nuôi chồn hương đầu tư 42tỉ tin nổi không??? 1kg cà phê giá 20triệu?. Tôi từng mua cà phê chồn do một doanh nghiệp cà phê daklak sản xuất nhân lễ hội cà phê năm 2011 giá 100gr= 100đồng

Trang trại cà phê chồn 42 tỷ đồng

Là người am hiểu và đam mê cà phê, luật sư Nguyễn Quốc Minh ở TP HCM đã khăn gói lên Đà Lạt mở trang trại cà phê chồn với chi phí đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng.

Tự nhận mình là "dân ghiền" nên đi tới bất kỳ địa danh nào, ông Nguyễn Quốc Minh cũng tranh thủ dừng chân nhâm nhi tách cà phê nóng hổi. Hương vị đặc trưng, quyến rũ của cà phê chồn khiến ông nhớ nhất và ý tưởng kinh doanh theo mô hình khép kín đã xuất phát từ đó.

Bảy năm trước, ông Minh lên Đà Lạt mua một rẫy cà phê giống moca đang cho thu hoạch rộng 2,4 hecta ở khu Trại Hầm. Quyết định này vấp phải sự phản đối của gia đình vì nông nghiệp có vẻ không phù hợp với sở trường của một vị luật sư vốn chỉ quen tiếp xúc với các khiếu kiện và chẳng có kinh nghiệm kinh doanh.

Vượt qua mọi trở ngại, ông xúc tiến nghiên cứu, tìm hiểu và tìm vốn cho dự án trang trại cà phê chồn của mình bởi thị trường ngách này còn nhiều tiềm năng phát triển. "Tôi muốn mang đến ly cà phê chồn có chất lượng, kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn nguyên liệu tới chế biến thành phẩm và bất cứ ai cũng có thể tận mắt thấy thức uống đặc biệt này hình thành như thế nào", ông nói.



Một trong những mắt xích quan trọng nhất của khâu chế biến là nguồn nguyên liệu phải sạch. Do đó, rẫy cà phê rộng 2,4 hecta được chuyển đổi quy trình, phương thức chăm sóc, không dùng đến những loại phân bón hóa học.

Tiếp đến, ông thử nghiệm nuôi các giống chồn để chọn loại mang lại hiệu quả cao nhất. Ban đầu ông nhập từ Indonesia 14 con chồn hương, nhưng do khí hậu Đà Lạt lạnh không thích hợp nên chỉ trong thời gian ngắn, chúng chết một nửa. Dò hỏi khắp nơi, ông quyết định mua chồn hương từ Đắk Lắk về nuôi thử nghiệm, kết quả, loại này thích nghi với khí hậu Đà Lạt và hiện tại trang trại đã có 120 con.

Theo ông Minh, giống chồn hương sinh sản khá nhanh, trung bình một chồn mẹ mỗi năm cho ra đời 4-5 chồn con nên hiện nay ông có thể cung cấp giống cho những người có nhu cầu. Chồn là cách gọi dân dã, tên chính thức của nó là cầy vòi hương, vật nuôi rất dễ tính, có thể thuần hóa như mèo nhà hoặc nuôi thả tự do trong vườn như môi trường tự nhiên của chúng. Trang trại hiện nuôi nhốt chồn để đảm bảo làm ra sản phẩm sạch và hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi.

Hàng năm, đến mùa cà phê chín (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau), nhân công sẽ chọn những trái to, chín mọng đem về cho chồn ăn. Mỗi con chồn ăn khoảng 200 gram trái cà phê một ngày. Sau khi phần vỏ tươi được tiêu hóa thì nhân cà phê được chồn thải nguyên vẹn theo phân ra ngoài. "Sở dĩ cà phê chồn có hương vị đặc biệt là nhờ trong quá trình tiêu hóa, dịch vị trong dạ dày chồn bao ngấm hạt cà phê tạo sự lên men của enzyme khiến mùi vị biến đổi, tạo ra hương vị đậm đà, hơi lẫn mùi mốc, vừa bùi bùi, dìu dịu rất đặc trưng", ông Minh cho biết thêm.

Theo quy trình khép kín, khi hạt cà phê được chồn thải ra, nhân công sẽ gom tất cả những hạt nhân cà phê này đem rửa sạch, phơi khô, sau đó đến công đoạn ủ 6 tháng để cà phê thêm dậy mùi. Khách thưởng thức cà phê chồn tại chỗ có thể quan sát từ khâu rang hạt cho đến pha chế, hoàn toàn không sử dụng bất cứ một loại hương liệu nào.

Ông Nguyễn Quốc Minh chia sẻ, hiện trang trại cung ứng khiêm tốn 200-250 kg một năm, chỉ đủ cho khách thưởng thức tại chỗ và một số đơn đặt hàng trong nước. Cũng có một số khách nước ngoài tìm đến như Thái Lan, Nhật nhưng do nguồn cung hạn chế nên hai bên chỉ dừng lại ở bản ghi nhớ.

Vị luật sư nhìn nhận, cả quá trình đầu tư từ chọn nguyên liệu cho tới lúc làm nên ly cà phê chồn hấp dẫn thực khách thì chi phí mua rẫy là nhiều nhất. Để có sản phẩm ngon, giống cà phê rất quan trọng. Cà phê chồn ở đây được chế biến từ giống cà phê moca, loại này chỉ Đà Lạt mới thích hợp trồng, mà một hecta đất ở Đà Lạt sẽ cao hơn nhiều lần so với đất ở các vùng sâu vùng xa của các tỉnh Tây Nguyên.

Ông cũng tính tới phương án liên kết với nông dân và các chủ trang trại khác bằng cách yêu cầu họ chăm sóc cà phê theo đúng quy trình và sẽ đưa bầy chồn đến đây hợp tác. Sản phẩm hạt cà phê chồn sẽ được bao tiêu theo thỏa thuận của hai bên, khi đó nguồn nguyên liệu sẽ dồi dào hơn.

Hiện nay để đảm bảo cho cây cà phê phát triển khỏe mạnh mà không dùng tới các loại phân bón hóa học, ông Minh gầy giống ngỗng và gà tây vì hai vật nuôi này ăn cỏ rất mạnh, giúp làm sạch cỏ cho vườn cà phê đồng thời nguồn phân của nó thải ra cung cấp dinh dưỡng cho vườn một cánh trực tiếp và tự nhiên. Các vật nuôi để làm ra sản phẩm đều được hợp đồng với cơ quan chuyên môn theo dõi, tiêm phòng cận thận theo định kỳ.

Ngay tại trang trại còn có một quầy bán hàng giới thiệu sản phẩm được những người sành điệu cà phê tìm đến thưởng thức. Đó chủ yếu là các doanh nghiệp, đại lý trong tỉnh đến dùng thử hoặc những người có thu nhập cao muốn nếm hương vị cà phê chồn đặc trưng. Dụng cụ pha chế tại đây được nhập từ Nhật. Cà phê cho vào hai ngăn của máy, nước sẽ được đun sôi bằng cồn, khi đủ nóng máy tự pha và lọc, sau đó chuyển những giọt cà phê đã pha về ngăn nước ban đầu. Mỗi lần máy pha được khoảng 130-150 ml, đủ cho 3-4 người dùng và một phin như thế tại quầy giới thiệu sản phẩm là 200.000 đồng.

Theo ông Nguyễn Quốc Minh, mỗi kg cà phê chồn ông bán cho khách hàng là 20 triệu đồng, khá đắt hàng và hầu như ngày nào cũng có khách từ TP HCM và các tỉnh lân cận tới đây mua. Dự kiến khoảng vài năm nữa ông mới lấy lại số vốn đã bỏ ra ban đầu.

Quốc Dũng
 


Em không uống được cafe

nói như vậy thì việt nam ta giàu quá các bác ạ. trên thế giới họ phải bái phục mình nhiều nhiều:huh:
 


đầu tư khoảng 4,2 tỉ thằng nhà báo nghe nhầm viết 42 tỉ đó mà
 
Với 42 tỉ thì có thể làm như sau:
- Xây tường rào bao quanh rẫy cà phê, bằng gạch chất lượng cao.
- Xây nhà với hình thức như biệt thự
- Đường vào trang trại lát nhựa, hay đá quý.
- Khung cảnh cho người ở nên thơ, có hòn non bộ, cây cảnh, cầu, hồ ao ...
-Khu chồn ở có hang động bằng đá quý. có núi non suối nứơc chảy nhân tạo....
- Rẫy cà phê có đường xe chạy vào đổ bê tông , nhựa hay đá....quanh trang trại và rẫy cà phê.
- Có camera theo dõi mọi hoạt đông của chồn.
- Gắn định vị cho chồn v v và v v
- Thế thì 42 tỉ chưa ăn nhằm vào đâu ?
 
Nhà báo không bẻ cây, không đánh vật nuôi...Nhưng có vài nhà báo viết tin thiếu căn cứ, không đúng thực tế, phóng đại hiệu quả kinh tế của 1 vài cá nhân lân hàng trăm lần nhằm trục lợi.
Như vậy nhà báo làm lợi cho cá nhân mình, cho cá nhân được PR, rồi người nông dân sẽ ra sao khi tin theo mấy cai tin tào lao đó.
Tán gia bại sản, vợ con ra đường ở thì ác hay ko ác?
"Ngu thì đừng tỏ ra nguy hiểm"

Bạn chưa từng biết tôi, tôi cũng chưa biết bạn, nhưng tôi không bao giờ dám phát biểu một cách ác ý như bạn. Tôi cũng đã U 50, biết chắc chắn mình không nhỏ tuổi hơn bạn. Bài viết trên diễn đàn thể hiện ý kiến mỗi người. Có không hiếm những bài báo tác giả khi viết nhầm lẫn về con số. Nhưng cái ta cần là thông tin chính, đọc để biết có chuyện như vậy, còn vào chi tiết thì mình còn năng lực xem xét nữa. Có thể có những nhà báo viết chuyện nghe có vẻ trời ơi (hoặc trời ơi thật), nhưng nếu bạn không tin nó thì bạn xem nó như một sản phẩm giải trí không đáng quan tâm thôi. Nếu cho rằng người nông dân luôn nghe và làm theo tin báo đài thì bạn quá khinh thường người nông dân.

Còn coi thường cả người đồng hành trên cùng diễn đàn mà chính mình muốn tham gia vào để có thêm bạn bè thì có lẽ bạn đã đi sai con đường, hoặc bạn còn quá bốc đồng rồi.

Thân chào và chúc bạn khỏe.
 
Last edited by a moderator:
Cà phê chồn (CFC) là có thật, từ hồi Pháp kia. Lúc ấy, CFC chỉ là người chủ vườn mới có,
và cũng chỉ đồn thổi, nửa thật nừa đùa. Bây giờ thì là thật rồi.

Có điều, không phải ai cũng thích CFC. Chúng ta ai cũng biết trong cùng một nhà, mà
ông, bà, Cô, Dì, Bố, Mẹ, Các Con, không ai ăn cơm cùng một số lượng rau, thịt cá,
mắm như nhau. Thức uống cũng vậy. Đến một chợ Mỹ, có mấy trăm loại nước uống
khác nhau. Mấy chục loại nước uống tôi đưa vào miệng liền khạc ra ngay, chẳng hiểu
làm sao có người bỏ tiền ra mua? Còn CF Mỹ thì không biết bao nhiêu loại. Có loại
nhìn thấy hạt. Có loại xay ra rồi. Có loại chỉ việc bỏ vào nước, không cần lọc. Khỏi
phải nói, chẳng loại nào có mùi vị giống loại nào.

Vậy thì kết luận: CFC không phải cà phê ngon nhất, bán chạy nhất.
Đã không phải ngon nhất, không nghiền như á phiện, bạch phiến, thì có thể bán giá
gấp nhiều lần để bù những vốn đất ở: đất đắt, giống đắt, phân đắt, nhiều công, chồn
đắt, hạt CF đắt (vì bỏ nhiều hạt không đủ tiêu chuẩn)? Ngoài ra, ta có thể biết người
mua CFC của ta có tin rằng từng hạt đã qua đủ các bước như quảng cáo không, hay
là treo đầu 1 con dê, bán 1 trăm con chó?
n
 

các bác không biết đấy thôi cái ông khách mua 20tr/kg caffe cứt chồn mà thằng nhà báo này nhìn thấy là.....thàng em trai của chủ trang trại đấy còn 20tr kia + khách uống caffe 200ng/1ly là kịch bản đã dưng từ trước rồi, em đoán vây có đúng không các bác:botay:
 
Luật sư Minh bán cứt chồn thì ít mà chủ yếu PR để bán giống chồn thì nhiều đó các bác ạ.
 
Giá cà phê hạt rang rồi chưa xay ở Mỹ là 30 đô 1 ký
có nghĩa là 3 đôla 1 lạng, là 634 Ngàn đồng 1 ký.

Ngày xưa, từ hồi Pháp, cũng đã có chuyện cà phê cứt
chồn. Lớn lên, tôi hỏi thằng bạn nhà có trồng cà phê,
thì nó nói, quả nhiên có cà phê cứt chồn. Chồn nó ỉa
ra một khuôn, chỉ những hạt cà phê thôi, chứ cứt thì
bị mưa gió rửa đi rồi. Tôi hỏi, mày có rang lên uống
thử, thấy thế nào. Nó nói, không, không dám uống cà phê
cứt chồn. Chỉ nghe thôi.
 
Hiện tại giá cà phê cứt chồn trên Đà Lạt tăng cao chóng mặt, do số lượng chồn không đủ để sản xuất.
Các chủ hãng cà phê đã thuê sinh viên đại học Đà Lạt đóng giả chồn để sản xuất cà phê cho du khách mua uống. Các sinh viên này được trả lương theo sản lượng, thường ăn quả cà phê kèm rau bắp cải, su hào luộc, giúp nhuận tràng và dễ tiêu hóa. Các sinh viên đại học Đà Lạt chia sẻ với nhau đây là một công việc nhàn hạ, dễ kiếm tiền, tốt cho sức khỏe, mỗi tội hơi đau đít.
 


Back
Top