“Có bằng tiến sĩ chỉ là xóa mù chữ thôi”!

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
- Đó là tuyên bố của một vị tiến sĩ “xịn” 101%. Nói là tiến sĩ “xịn” bởi anh được đào tạo bài bản, chính qui, tại một trường đại học lớn của Mỹ, không phải dạng chuyên tu, tại chức hay đào tạo từ xa của một trường đại học vô danh nào đó…

mh_hailua(1)-678f3.jpg

(Minh họa: Ngọc Diệp)


Tức là không phải loại mà ngày xưa cụ Nguyễn Khuyến gọi là “tiến sĩ giấy” còn giờ đây thì dân gian gọi là “tiến sĩ tiền”.

Nguyên văn lời nói của TS Trần Hữu Lộc được đăng tải trên báo Vietnam Net ngày 3/3 vừa qua như sau: “Khi trình độ phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật ở Việt Nam còn bước chậm và chập chững, mong mọi người đừng nghĩ tiến sĩ nghĩa là “biết tất cả”. Ở một góc độ nào đó trong giới khoa học, có bằng tiến sĩ chỉ là xóa mù chữ thôi”.

Quá đúng từ cả hai phía. Về phía mà TS Lộc gọi là “mọi người” đúng là không nên nghĩ tiến sĩ nghĩa là “biết tất cả” bởi khoa học là mênh mông, mỗi người chỉ biết trong lĩnh vực mình, trong chuyên ngành mình…

Nói hình ảnh, là chỉ như những “con ếch” ngày ngày ngửa mặt nhìn lên cái vòm trời khoa học bằng cái bàn tay của mình mới là chính xác. Chẳng ai biết cả “vòm trời” và những thành quả khoa học hiện nay thường không chỉ của một người mà của nhóm người dựa trên sự kế thừa, tiếp nối của những nhà khoa học đi trước. Thời mà “gi gỉ gì gi, cái gì cũng biết” của cụ Lê Quí Đôn với “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn” đã qua rồi.

Về phía “tiến sĩ”, có lẽ cũng nên xác định rõ cái bằng tiến sĩ chỉ là… “xóa mù chữ” thôi như lời tiến sĩ Lộc. Đừng tự nghĩ rằng cái gì cũng biết nên “Gi gỉ gì gi, cái gì cũng… phán”. Rồi cho rằng thiên hại toàn loại “vô tri” nên ai làm gì cũng chê, làm không như mình nghĩ thì cho là họ ngu, họ dốt…

Cũng theo bài báo trên, vị tiến sĩ 31 tuổi, giảng viên của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM đã từng nhận cùng lúc 3 suất học bổng tiến sĩ toàn phần của Mỹ, đồng thời là người phát hiện ra bệnh EMS/AHPNS, giúp người nông dân khống chế được dịch bệnh này trên tôm còn tâm sự:

“Mỗi khi nghe người ta nói “Việt Nam có hàng chục ngàn tiến sĩ”, tôi thấy tội nghiệp cho giới anh em trí thức khi luôn bị so sánh là không làm được chuyện gì, còn những nghiên cứu phát minh đều do nông dân làm ra”.

Đúng là khó có thể dùng từ nào hay hơn từ “tội nghiệp”. Quá tội nghiệp nếu như “không làm được chuyện gì”!

Và có lẽ để không “tội nghiệp”, TS Lộc không nề hà khi tìm đến để học hỏi người nông dân.

“Nghề nghiệp của tôi đòi hỏi phải đi tận nơi, tìm hiểu vấn đề đúng sai chỗ nào để chỉ mọi người làm việc cho đúng. Tôi học được nhiều cái từ người nông dân của mình, họ rất siêng năng, chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu, động não, tìm tòi, xông xáo”. TS Lộc chia sẻ.

Coi việc có bằng tiến sĩ chỉ là “xóa mù chữ”, day dứt bởi tâm thế “tội nghiệp” và không nề hà để “học được nhiều cái từ người nông dân” chính là tâm thế và cách hành xử của những nhà khoa học đích thực.

Còn những ai “tất cả những gì ta nói đều đúng, tất cả những gì người khác làm đều sai”, thấy việc gì cũng phán, người khác làm việc gì cũng chê thực chất chỉ là loại trí thức giả danh hoặc là “chưa thoát mù chữ”, phải không các bạn?


Bùi Hoàng Tám
http://dantri.com.vn/blog/co-bang-tien-si-chi-la-xoa-mu-chu-thoi-1040264.htm
 


“Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không ‘làm’ một cái?”


BS. Đỗ Hồng Ngọc


“PGS-TS-BS” – đó là viết tắt của “Phó giáo sư – Tiến sĩ’ – Bác sĩ”. Nó là biểu hiện của căn bệnh mới phát sinh trong ngành y. Đó là bệnh hám danh, đang làm tan nát hệ thống y khoa và đang biến hóa thành một đại dịch nguy hiểm cho người bệnh.
Ngày nay, cái bằng tiến sĩ như là một cái bùa hộ mệnh. Nó cũng là cái vé xe cho những chuyến xe đò thăng quan tiến chức. Nó là cái boarding pass để leo lên vị tri trưởng khoa, làm hiệu trưởng trường y.
Tuần rồi đi dự một hội thảo chuyên đề và gặp một anh bạn đồng môn trên bàn cà phê. “Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không làm một cái” ? Anh bạn tôi hỏi.


1_efgt.jpg


Họ có thể chi ra vài trăm triệu hôm nay, nhưng nay mai thì sẽ được chức quyền. Ảnh: nguồn internet
Tôi ngạc nhiên về chuyện “làm một cái”. Tiến sĩ là một cái gì như đồ chơi. Tôi lắc đầu. “Mình đã già. Mình không có khả năng làm nghiên cứu. Cũng chẳng có thầy đỡ đầu”.
Anh bạn tôi cười lớn nói: “Ông mà già gì, đâu cần khả năng làm nghiên cứu, cũng không cần thầy hướng dẫn, chỉ cần bỏ tiền ra mua thôi”.
Tôi cám ơn tấm lòng của bạn cũ và vẫn thấy mình vui với việc giúp người mà không có những râu ria trước tên mình. Bạn cũ tôi bây giờ là một PGS-TS-BS.
TS-BS bây giờ nhan nhản trong các bệnh viện. Thử dạo một vòng các phòng trong bệnh viện ngoài Hà Nội, sẽ thấy trước cửa phòng ai cũng có danh xưng TS-BS in ngay chính giữa cửa phòng. Bảng hiệu đó cho chúng ta biết người đang ngự trị hoặc chiếm lĩnh căn phòng là một bác sĩ và có bằng tiến sĩ.
Bằng tiến sĩ là học vị cao nhất trong thế giới khoa bảng. Tôi không có con số thống kê để nói, nhưng tôi cảm thấy số bác sĩ có danh hiệu TS-BS nhiều hơn bác sĩ trong các bệnh viện Hà Nội. Sài Gòn đang đuổi theo Hà Nội, sắp đến đích nay mai. Với đà này, một ngày không xa bệnh nhân sẽ không còn gặp bác sĩ nữa, họ chỉ gặp TS-BS.
Danh và thực lúc nào cũng là hai khía cạnh nhức nhối trong y giới. Bao nhiêu tiến sĩ của nước ta là do thực tài, bao nhiêu là giả, dỏm. Không ai biết được, nhưng xã hội biết. Xã hội đã từ lâu phong danh tước “tiến sĩ giấy” cho những kẻ bất tài, hám danh, mua quan bán tước. Cụm từ “Tiến sĩ giấy” ngày càng xuất hiện nhiều trên báo chí, trong những câu chuyện thường ngày. Tức là xã hội biết rằng ngày nay chúng ta có nhiều tiến sĩ dỏm hơn là tiến sĩ thực.


20140820093546-ts1_obbr.jpg


“Dỏm” có nghĩa là những bằng cấp được mua bán, tiền trao cháo múc
Anh bạn tôi vừa đề cập trên đây không ngần ngại nói rằng để có cái bằng tiến sĩ, anh phải chi ra nhiều tiền. Hỏi bao nhiêu, anh chỉ cười. Nhưng xã hội biết. Những cái giá 5.000 USD, 10.000 USD, 20.000 USD đã được đề cập đến. 100 triệu đồng. 200 trăm triệu đồng. 400 triệu đồng. Có khi 500 triệu.
Đó là những con số chóng mặt cho bệnh nhân nghèo. Ai trả tiền? Xin thưa không phải bác sĩ, mà là bệnh nhân. Họ sẽ ăn tiền các hãng dược. Hãng dược nâng giá thuốc. Bệnh nhân là người cuối cùng trong vòng tròn này. Bệnh nhân lãnh đủ.
Vì thế, mua bán bằng cấp là một trong những yếu tố làm cho giá thuốc cao đến mức “cắt cổ” như ở nước ta. Những kẻ hám danh và bất tài xem chuyện mua bằng tiến sĩ là một đầu tư. Họ có thể chi ra vài trăm triệu hôm nay, nhưng nay mai thì sẽ được chức quyền.
Một khi đã ngồi vào vị trí quyền lực, họ ra sức vơ vét tiền của người dân để trả lại chi phí mua bằng, mua chức vụ. Người dân cũng chính là đối tượng sau cùng trong đường dây này. Đừng trách tại sao dân mình nghèo vẫn hoàn nghèo. Cái cơ chế này làm cho họ nghèo. Đã nghèo thì thường chịu phận hèn.

BS. Đỗ Hồng Ngọc
 
Học đường hoàng có bằng cấp ngon lành chưa chắc có việc làm ngon đâu????????????
 
Last edited by a moderator:
ngành giáo dục nước nhà đang trong thời kỳ hỗn mang không biết đi về đâu các bác ạ.
 
Mình thấy giờ đi học nhiều mà về cũng đi làm công ty à :(. không bằng đứa học hết cấp 2 nhưng mà được cái có bằng cũng oai hơn, biết rộng hơn
 
Oai cái con khỉ gì... Có bằng gì đi nữa cũng không bằng cái Bằng Lòng và bằng tiền . Ở chỗ tôi mấy đứa bạn của con tôi tất cả thi rớt đại học. Giờ đều làm ở cơ quan huyện, và số ít đang làm ở xã.
 

Oai cái con khỉ gì... Có bằng gì đi nữa cũng không bằng cái Bằng Lòng và bằng tiền . Ở chỗ tôi mấy đứa bạn của con tôi tất cả thi rớt đại học. Giờ đều làm ở cơ quan huyện, và số ít đang làm ở xã.
Đó là thực trạng của tất cả các xã huyện trên cả nước chứ đâu riêng gì ở chỗ bác Vũ đâu.Người có tài thì thất nghiệp,người bất tài thì lại tràn lan những cơ sơ công quyền.
Những người có học,có tài,có đầu óc dân chủ họ thà thất nghiệp chứ thèm vãi vào ngồi chung với lũ thấp hèn về văn hóa,ngu dốt bảo thủ theo bè phái.
Nguyên nhân các du học sinh Việt không muốn về nước công hiến là vậy đấy.
 
Bằng cấp chỉ là để đi xin việc.
Có việc làm tốt, thì cần gì phải lấy
bằng nữa? Cụ thể, các vị trí lãnh đạo
cao cấp, có ai đi học đâu?
 
Mình thấy giờ đi học nhiều mà về cũng đi làm công ty à :(. không bằng đứa học hết cấp 2 nhưng mà được cái có bằng cũng oai hơn, biết rộng hơn
Oai haha! Cái tờ giấy đó oai lắm hả kê chuột lâu còn rách ( với những người lê lết phí hoài tuổi trẻ trong đại học - học đại ) . Bỏ giùm cái tư tưởng đó đi ai không tiến nghĩa là đang lùi đấy :da:
 
Bằng cấp chỉ là để đi xin việc.
Có việc làm tốt, thì cần gì phải lấy
bằng nữa? Cụ thể, các vị trí lãnh đạo
cao cấp, có ai đi học đâu?
Bằng cấp trong cơ quan nhà nước, để đối phó với địa vị của người đó. Chứ không phải để làm gì cả.
Ví dụ : Nuôi heo phải có bằng hốt phân heo.
- Trồng mía phải có bằng cấp đốn mía ... Vậy mà
 


Back
Top