có câu hỏi kỳ quặc: Trồng xen cây gì với cao su 5 tuổi

  • Thread starter Nguyễn Thị MInh Tâm
  • Ngày gửi
tôi muốn hỏi là mình có thể trồng xen 1 loại hoa ngắn ngày nào đó vào lô cao su ko .và được thì nên trồng hoa gi là thích hợp nhất đối với đất đỏ ở Bình Phước ,pải là hoa cho thu nhập chứ không phải hoa,,,mười giờ
 


Bạn cho thêm vài thông tin nữa. cao su trồng được năm thứ mấy rồi, khoảng cách giữa 2 hàng cao su có còn ánh sáng chiếu vào hay không? để các lão tiền bói tư vấn cho bạn
chào bạn!
 
Bạn cho thêm vài thông tin nữa. cao su trồng được năm thứ mấy rồi, khoảng cách giữa 2 hàng cao su có còn ánh sáng chiếu vào hay không? để các lão tiền bói tư vấn cho bạn
chào bạn!
cao su mình trồng được 5 năm rồi,khoảng cách giữa hai hàng là 5m chắc là cũng hơi thiếu ánh sáng ,rất mong chờ tư vấn của các bạn
 
Cao su trồng được 5 năm thì xách dao ra cạo ngày kiếm ít tiền lo cơm gạo, phần còn lại mua vàng đeo chơi đảm bảo thế nào cũng xuất hiện Hoa Tai cần gì nghiên cứu trồng hoa gì cho mệt hả Bác?
Đùa với Bác chút cho vui chứ nếu đất cao su của Bác nhiều thì tập trun glo khai thác là mệt rồi nhưng nếu ít thì theo ngu kiến của Em Bác có thể trồng những loại cây ưa bóng như: Một số loại hoa lan (trồng giàn treo), Lan ý, Trầu Bà, Vạn niên thanh... (trồng chậu hoặc trực tiếp dưới đất)... Mấy giống cây này Bác có thể liên hệ mua cây phôi về trồng. Vừa có thêm thu nhập từ những cây này vừa được thưởng thức lại tiện việc tưới tiêu chăm bón cao su...
Chúc Bác sớm có vườn cây như ý!
Thân!
 
Cao su trồng được 5 năm thì xách dao ra cạo ngày kiếm ít tiền lo cơm gạo, phần còn lại mua vàng đeo chơi đảm bảo thế nào cũng xuất hiện Hoa Tai cần gì nghiên cứu trồng hoa gì cho mệt hả Bác?
Đùa với Bác chút cho vui chứ nếu đất cao su của Bác nhiều thì tập trun glo khai thác là mệt rồi nhưng nếu ít thì theo ngu kiến của Em Bác có thể trồng những loại cây ưa bóng như: Một số loại hoa lan (trồng giàn treo), Lan ý, Trầu Bà, Vạn niên thanh... (trồng chậu hoặc trực tiếp dưới đất)... Mấy giống cây này Bác có thể liên hệ mua cây phôi về trồng. Vừa có thêm thu nhập từ những cây này vừa được thưởng thức lại tiện việc tưới tiêu chăm bón cao su...
Chúc Bác sớm có vườn cây như ý!
Thân!
bác levuong vui tính quá ,cũng xin tỏ thật với các bác là nhà tâm nhiều khẩu lắm nên cũng muốn bon chen thêm kiém thêm thu nhập trang trải .luôn tiện bác chỉ dùm em địa chỉ mua giống ở bình phước dk .t mới tap tành kàm nông nên kiến thức chưa có j .mấy bác nhiệt tình giúp nhé!
 
Các Bác nào hiện nay có giống thì tranh thủ bán cho Bác T kìa.
levuong có giống tốt đạt tiêu chuẩn tranh thủ đầu tư cho Tam đi, không giống lại bị quá lứa thì bỏ chứ có làm được gì.
 

trồng vạn thọ thái thu nhập rất cao
dưới lô cao su lớn thì ko trồng được gí cả
 
Dưới tán cao su, cỏ mọc còn không nổi. Trong tầm nhìn hạn hẹp của tôi, chưa thấy ai trồng xen thứ gì giữa luồng cao su 5 năm tuổi. Người ta rất sợ làm đứt rễ cao su khi cày xới.
Với giá trị của cây cao su lúc này, bạn không cần phải tận dụng tới mức như vậy đâu, ( và tôi nghĩ rằng không thể!) ACE nào có cao kiến xin chỉ giáo.
 
Dưới tán cao su, cỏ mọc còn không nổi. Trong tầm nhìn hạn hẹp của tôi, chưa thấy ai trồng xen thứ gì giữa luồng cao su 5 năm tuổi. Người ta rất sợ làm đứt rễ cao su khi cày xới.
Với giá trị của cây cao su lúc này, bạn không cần phải tận dụng tới mức như vậy đâu, ( và tôi nghĩ rằng không thể!) ACE nào có cao kiến xin chỉ giáo.
Cái vụ cao su sợ đứt rễ khi cày xới E ko đồng ý với Bác!
Cây trồng hấp thụ dinh dưỡng qua hệ thống rễ chủ yếu nhờ vào rễ non, đầu rễ.
Với cây cao su đặc điểm của rễ là tái sinh rất mạnh (khi bị đứt 1 rễ thì ngay tại đó sẽ sinh ra rất nhiều rễ mới) các rễ tái sinh nay sẽ tăng cường hấp thụ dinh dưỡng cho cây.
Với vườn cao su 5 tuổi tuy đã giao tán nhưng không có nghĩa là ko trồng được gì. Và tại sao lại cứ phải nghĩ trồng cây xen vào đó phải cày cuốc lên mới trồng được?
Chúng ta có thể làm giàn, trồng trong chậu,...
Cao su có hơn 2 tháng để thay lá và cũng vào mùa nắng, trong trường hợp trồng cây ko đủ ánh nắng ta có thể dùng đèn để cung cấp (Thanh Long ở Bình Thuận được chong đèn hết đêm này đến đêm khác để kích thích ra hoa trái vụ).
Điều quan trọng là chúng ta chọn đối tượng nào có tính kinh tế!
Thân!
 
Tôi cũng có nghe xài ánh sáng điện để tăng sản ở Việtnam .
Tôi cứ băn khoăn làm ra một ký thanh long, thì cần bao nhiêu kilowatt giờ ?
và giá 1 kilowatt giờ ở VN là bao nhiêu tiền?
Theo tính toán của tôi, 1 bóng đèn kỹ thuật cao, chiếu ra ánh sáng mặt trời,
thì tỷ lệ hao hụt phải trên 90% . Trong 10% chiếu vào lá cây Thanh Long, thì
bao nhiêu phần trăm được hấp thụ, và vân vân, không thể tính được.
Tóm lại là nông nghiệp Mỹ chỉ dám xài ánh sáng điện cho ương hạt nảy mầm ra
cây nhỏ thôi, chứ sau đó phải xài ánh nắng mặt trời, thì mới không lỗ vốn .
Thực tế ở Mỹ và Canada, có nhiều người trồng ma tuý trong nhà đóng cửa để
giữ bí mật, trồng nhiều tầng, mỗi tầng, mỗi cây có 1 bóng điện chiếu rất
sát vào nó (để đỡ nhạt nắng). Chỉ có ma tuý mới có giá bán khỏi bị lỗ .
 
Tiết kiệm 75% điện năng xông cây thanh long nhờ sử dụng đèn compact

Tôi cũng có nghe xài ánh sáng điện để tăng sản ở Việtnam .
Tôi cứ băn khoăn làm ra một ký thanh long, thì cần bao nhiêu kilowatt giờ ?
và giá 1 kilowatt giờ ở VN là bao nhiêu tiền?
Theo tính toán của tôi, 1 bóng đèn kỹ thuật cao, chiếu ra ánh sáng mặt trời,
thì tỷ lệ hao hụt phải trên 90% . Trong 10% chiếu vào lá cây Thanh Long, thì
bao nhiêu phần trăm được hấp thụ, và vân vân, không thể tính được.
Tóm lại là nông nghiệp Mỹ chỉ dám xài ánh sáng điện cho ương hạt nảy mầm ra
cây nhỏ thôi, chứ sau đó phải xài ánh nắng mặt trời, thì mới không lỗ vốn .
Thực tế ở Mỹ và Canada, có nhiều người trồng ma tuý trong nhà đóng cửa để
giữ bí mật, trồng nhiều tầng, mỗi tầng, mỗi cây có 1 bóng điện chiếu rất
sát vào nó (để đỡ nhạt nắng). Chỉ có ma tuý mới có giá bán khỏi bị lỗ .
Bác xem thử thông tin đây bác ơi:
Tiết kiệm 75% điện năng xông cây thanh long nhờ sử dụng đèn compact 21/05/2010
Sử dụng bóng đèn Compact tiết kiệm năng lượng thay thế bóng đèn sợi đốt truyền thống chong thanh long kích thích cây cho hoa trái vụ là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, đang được áp dụng rộng rãi tại các nhà vườn có diện tích trồng thanh long lớn.
Thanh long ra hoa vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Sau khi nở 2-3 ngày thì hoa tàn và kết trái, khoảng 1 tháng sau thì bắt đầu thu hoạch. Tuy nhiên vào chính vụ giá bán thanh long rẻ, nên bà con nông dân ít quan tâm chăm sóc mà chủ yếu tập trung chăm sóc vào mùa trái vụ bằng cách chong đèn. Với cách chong truyền thống bà con thường sử dụng bóng đèn sợi đốt 60 – 70W khiến chi phí điện năng rất tốn kém.


thanh%20long.jpg
Vườn thanh long được xông bằng đèn compact tại huyện Chợ Gạo - Tỉnh Tiền Giang
Trước thực trạng trên, mới đây, Trung tâm tiết kiệm năng lượng Tiền Giang phối hợp với Công ty Cổ phần Bóng đèn Rạng Đông thử nghiệm thành công mô hình “Dùng đèn compact thay thế đèn sợi đốt để chong thanh long ra hoa trái vụ”. Theo đánh giá từ phía Trung tâm TKNL Tiền Giang, các làm này có thể giúp nhà vườn tiết kiệm 75% điện tiêu thụ, tỷ lệ thanh long cho hoa đạt từ 70% đến 90%.
Với diện tích trồng thanh long hơn 2.000 ha, sản lượng gần 30.000 tấn/năm, huyện Chợ Gạo– Tiền Giang là địa phương có diện tích trồng thanh long lớn nhất đồng bằng Sông Cửu Long. Theo phương thức sản xuất truyền thống, đa phần nhà vườn đều sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng kích thích thanh long ra hoa 2 vụ/ năm. Tuy nhiên, cách làm này rất lãng phí bởi phần lớn điện năng tiêu tốn cho đèn sợi đốt đều sinh ra nhiệt.
Sử dụng đèn Compact giúp tiết kiệm 75% điện năng tiêu thụ, tuổi thọ bóng đèn dài hơn đáng kể. Theo đánh giá của nhà vườn, bóng đèn sợi đốt do tỏa nhiệt lớn rất hại cho cây, sử dụng đèn Compact giúp thời gian phục hồi cây ngắn, khi thu hoạch trái to và đều hơn. Khi chong thanh long bằng đèn sợi đốt cây sẽ ra nhiều nụ trên một bẹ nên nhà vườn phải tốn công tỉa bớt để đảm bảo chất lượng nông sản đồng thời không ảnh hưởng đến cây vụ sau.
Ông Bùi Đức Hạo, Giám đốc Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông cho biết: “Tuy giá bóng đèn Compact cao nhưng độ bền của nó là khoảng 5.000 giờ cao gấp 5 lần bóng đèn tròn dây tóc. Dùng đèn Compact chong thanh long còn hạn chế được trình trạng quá tải điện cho khu vực và nhà vườn”.
Với thành công từ mô hình thử nghiệm, Trung tâm TKNL Tiền Giang đã triển khai áp dụng rộng rãi phương pháp trên đối với diện tích trồng thanh long toàn tỉnh.


thanhlong%202.jpg
Từ hiệu quả của mô hình thử nghiệm, rất nhiều nhà vườn tại Tiền Giang và Bình Thuận đã tự nguyện thay đổi cách làm truyền thống thay thế bóng đèn Compact đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tại Bình Thuận, mô hình sử dụng đèn Compact chong thanh long cũng nhanh chóng được áp dụng. Kết quả ban đầu cho thấy loại đèn này sẽ giúp cho những nông dân yên tâm hơn về giá bán ra của thanh long khi đã tiết kiệm được một lượng lớn điện năng trong sản xuất.
Anh Nguyễn Văn Chín, ở xã Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam bắt đầu trồng thanh long từ năm 1990, hiện vườn nhà anh đang có diện tích 1 ha với 1.000 trụ. Để kích thích cây cho hoa trái vụ, anh sử dụng phương pháp chong đèn từ năm 1996. Lúc đầu anh dùng máy nổ để chong, sau đó dùng điện bình hạ thế. Hàng đêm anh sử dụng các loại bóng tròn có công suất từ 60- 75W, mỗi tháng anh phải chong liên tục từ 15 đến 20 đêm. Dùng máy nổ thì bất tiện, điện lưới thì thường xuyên quá tải. Chuyển sang dùng bóng Compact, hiệu quả cây cho hoa không chênh lệch là bao nhiêu mà hiệu quả tiết kiệm điện trông thấy rõ rệt.
Anh Chín tính toán “Tại thời điểm thanh long có giá 7.500 đồng/kg và giá điện kinh doanh là 1.000 đồng/kwh, chong đèn Compact cho năng suất 8,2kg/trụ, tiền bán được 61.500đồng, tiền điện chỉ tốn 2.880 đồng nên thu nhập còn lại được 58.620đồng. Với những trụ được chong bóng đèn tròn năng suất có nhỉnh hơn là 8,3 kg/trụ, doanh số bán được 62.250 đồng, tiền điện hết 8.640 đồng nên chỉ còn lại 53.610 đồng mỗi trụ”. Như vậy, nếu một trang trại chong đèn khoảng 5000 trụ thì rõ ràng số tiền chênh lệch sẽ rất lớn (trên 22 triệu đồng).
Từ hiệu quả của mô hình thử nghiệm, rất nhiều nhà vườn tại Tiền Giang và Bình Thuận đã tự nguyện thay đổi cách làm truyền thống thay thế bóng đèn Compact đem lại hiệu quả kinh tế cao. Có nhiều hộ mua trên 2.000 bóng về sử dụng trên diện tích trồng 2.000 trụ thanh long.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Trung tâm TKNL Tiền Giang, đèn Compact thích hợp chong thanh long trong cả mùa nghịch, riêng những tháng gần tết do thời tiết lạnh nên nông dân cần chong xen kẽ đèn compact với đèn sợi đốt với tỷ lệ 1:1 hoặc 2:1. Đối với những vườn thanh long trồng bằng trụ xi măng, có độ tuổi từ 3 đến 5 năm và khoảng cách giữa các trụ là 2,7- 3 m thì chong bằng đèn Compact đạt được hiệu quả cao nhất.
Theo Tietkiemnangluong.com
 
Qua điều tra của tôi, Điện thắp sáng cho Thanh Long không phải dài hạn,
mà chỉ ở thời gian kích thích Thanh Long nở bông trái vụ thôi. Nếu thắp
sáng cho Thanh Long quá nhiều thời gian, thì sẽ lỗ .
*
Qua thống kê, thời gian chiếu sáng lâu dài nhất cho Thanh Long có thể
đến 20 ngày liền, mỗi ngày 10 giờ, mới có tác dụng, nhưng nếu áp dụng
vào tháng Hai, thì số ngày liên tục chỉ cần nhiều nhất là 15 ngày, và
số giờ nhiều nhất là 8 giờ mỗi ngày, nhằm kéo dài ngày chiếu sáng cho
Thanh Long. Như vậy, thời gian tổng cộng để kích thích Thanh Long ra
trái không đúng vụ là không quá 120 giờ vào tháng Hai là kinh tế nhất.
*
Có thể tổng kết ở đây rằng xài điện thay ánh sáng mặt trời, ngoài tác
dụng kích thích ra trái không đúng mùa ra, thì lỗ vào thu nhập.
*
 
Vườn cây Cao su 5 năm tuổi, muốn trồng xen để tăng thu nhập chỉ có 2 loại.

- Lan Mokara
- Cây măng cụt

Ngoài 2 thứ này ra, thì không trồng được loại naò hết. Giải thích như sau:

- Lan Mokara : Xây luống giữa luồng, cây vẫn cho ra hoa bình thường. Nhưng phải chọn giống, vì một số giống Mokara không ra hoa dưới điều kiện bóng râm. Những giống thích hợp : Vàng nến, đồng, Banana, đỏ lá quặp, ...

- Cây măng cụt :
* So sánh kinh tế giữa cây cao su ( khai thác 10 năm đầu) và cây măng cụt:

- 1 hecta cao su thu nhập ( tính giá thời điểm bây giờ - 900đ/độ - cạo D2) :
Bình quân 20tr/tháng x 9 tháng = 180tr/năm

- 1 hecta măng cụt - 200 cây( thu hoạch năm thứ 3 trở đi )
1 cây cho khoảng 100kg x 20k/kg = 2 tr/cây x 200 cây = 400tr/năm

- Ưu điểm của cây măng cụt :
* Ưa bóng mát cho những năm đầu ( 5 năm)
* Vừa thu hoạch măng cụt + vừa cạo mủ cao su
* Tưới và bón phân cho măng cụt => cây cao su có lợi
* Bóng râm không ảnh hưởng đến kết quả đậu trái của măng cụt

- Nhược điểm Măng cụt :
* Không ưa nắng ( phải che suốt)
* Nắng nhiều sẽ kết trái ít - cây phát triển chậm.

- Ưu điểm xen canh 2 cây cao su và măng cụt:
* Khai thác cả 2 loại trên cùng 1 diện tích
* Bóng mát cho măng cụt - Tưới nước, bón phân thường xuyên cho cao su.

PS: Mô hình này tôi đã và đang làm. Xung quanh tôi còn có những nguời khác cùng làm

Chúc bạn thành công ... chóng giàu ..:lol:
 
Tuyệt quá ...... những thông tin mà KTD chưa bao giờ được nghe đến. Thật được mở mang trí tuệ.
Xin cảm ơn bác thật nhiều !
 
Tôi còn 1 điều hơi băn khoăn: Khi cao su bị đứt rễ, mầm bệnh sẽ thâm nhập dễ dàng. Những dòng cao su phổ biến hiện nay cực kì nhạy cảm với nấm bệnh. Và khi nhiễm bệnh rồi, phải giảm hoặc ngưng hoàn toàn việc cạo mủ. Nấm trên lá, trên thân trị còn dễ. Một khi rễ cây bị bệnh, thì nguy hại vô cùng.
Đó mới chính là lí do mà người trồng cao su sợ rễ cây bị tổn thương ( chứ không phải lo cây mất rễ)
Tôi cũng có trồng 1 ít cao su. Rất mong học hỏi thêm kinh nghiệm từ các bạn.
 
Tôi còn 1 điều hơi băn khoăn: Khi cao su bị đứt rễ, mầm bệnh sẽ thâm nhập dễ dàng. Những dòng cao su phổ biến hiện nay cực kì nhạy cảm với nấm bệnh. Và khi nhiễm bệnh rồi, phải giảm hoặc ngưng hoàn toàn việc cạo mủ. Nấm trên lá, trên thân trị còn dễ. Một khi rễ cây bị bệnh, thì nguy hại vô cùng.
Đó mới chính là lí do mà người trồng cao su sợ rễ cây bị tổn thương ( chứ không phải lo cây mất rễ)
Tôi cũng có trồng 1 ít cao su. Rất mong học hỏi thêm kinh nghiệm từ các bạn.

CHào bạn Fatima !

Cây cao su bị đứt rễ hoàn toàn không bị gì ảnh hưởng đến sản lượng cũng như các loại mầm bệnh.

Nếu cây đang khai thác mủ, một số nhà vườn cho cả máy cày vào để cày lấp phân ( chỉ cày nông, không sâu). Sau 2 ngày thì sản lượng tăng lên từ 10% đến 20% ( Nếu bón phân hóa học).

Và khi nhiễm bệnh rồi, phải giảm hoặc ngưng hoàn toàn việc cạo mủ. Nấm trên lá, trên thân trị còn dễ. Một khi rễ cây bị bệnh, thì nguy hại vô cùng.

Việc ngưng cạo mủ đối với cây bệnh cũng tùy vào loại bệnh nào. Ví dụ như : Khô miệng cạo ( chết miệng cạo), nứt vỏ , ... thì ta chỉ cần lấy phân Kali, bón xung quanh gốc cây bệnh - 1kg/cây. Sau 20 ngày sẽ cạo lại bình thường. Không cần bôi bất cứ loại thuốc nào. Bạn cứ cho Kali - 1 kg/cây, không chết đâu mà sợ. Cái này là do vô tình phát hiện chứ không có ai chỉ dẫn hết.

Trong 1 lần đi bón phân, nhìn thấy những cây khô miệng cạo và nứt vỏ. Nhìn thấy ghét, nên lấy Kali bỏ xung quanh gốc khoảng hơn 1kg. Mục đích là cho nó chết, vậy mà nó không chết mà lại hết bệnh ... hehe ... thế là cứ thế mà áp dụng cho cả vườn ...
 
Muốn trồng lan mokara luống xen dưới tán rừng cao su cần cân nhắc kỹ:
- Vấn đề đầu tiên là lo bảo vệ tránh mất cắp. VN ta thì: "huynh đệ chi binh, để kín thì rình, để hở thì rinh", mà các vườn cao su thì hầu như ít có xây dựng hàng rào. Nếu khoảng cách hàng cây cao su 6 mét thì cứ 6 mét mới có một luống lan, như vậy làm hàng rào bao quanh chi phí sẽ cao. Nếu tưới bằng thủ công thì mất nhiều công di chuyển.
- Cần chọn những giống siêng hoa, chịu ánh sáng yếu.
- Nguồn nước tưới phải phù hợp và đảm bảo tưới quanh năm nhất là vào mùa khô.
- Vấn đề nấm bệnh cần quan tâm hơn vì phải chịu tác động thêm từ cây trồng phía trên.
 
Vườn cây Cao su 5 năm tuổi, muốn trồng xen để tăng thu nhập chỉ có 2 loại.

- Lan Mokara
- Cây măng cụt

Ngoài 2 thứ này ra, thì không trồng được loại naò hết. Giải thích như sau:

- Lan Mokara : Xây luống giữa luồng, cây vẫn cho ra hoa bình thường. Nhưng phải chọn giống, vì một số giống Mokara không ra hoa dưới điều kiện bóng râm. Những giống thích hợp : Vàng nến, đồng, Banana, đỏ lá quặp, ...

- Cây măng cụt :
* So sánh kinh tế giữa cây cao su ( khai thác 10 năm đầu) và cây măng cụt:

- 1 hecta cao su thu nhập ( tính giá thời điểm bây giờ - 900đ/độ - cạo D2) :
Bình quân 20tr/tháng x 9 tháng = 180tr/năm

- 1 hecta măng cụt - 200 cây( thu hoạch năm thứ 3 trở đi )
1 cây cho khoảng 100kg x 20k/kg = 2 tr/cây x 200 cây = 400tr/năm

- Ưu điểm của cây măng cụt :
* Ưa bóng mát cho những năm đầu ( 5 năm)
* Vừa thu hoạch măng cụt + vừa cạo mủ cao su
* Tưới và bón phân cho măng cụt => cây cao su có lợi
* Bóng râm không ảnh hưởng đến kết quả đậu trái của măng cụt

- Nhược điểm Măng cụt :
* Không ưa nắng ( phải che suốt)
* Nắng nhiều sẽ kết trái ít - cây phát triển chậm.

- Ưu điểm xen canh 2 cây cao su và măng cụt:
* Khai thác cả 2 loại trên cùng 1 diện tích
* Bóng mát cho măng cụt - Tưới nước, bón phân thường xuyên cho cao su.

PS: Mô hình này tôi đã và đang làm. Xung quanh tôi còn có những nguời khác cùng làm

Chúc bạn thành công ... chóng giàu ..:lol:
Bác có thể nói chính xác là bác đang làm một trong hai mô hình trên hay bác làm cả hai mô hình trên.cây măng cụt mà bác kêu là từ năm 3 trở đi là cho thu hoặch được 100kg thông tin bác đưa có chính xác không vây?chứ măng cụt dưới mình trồng phải từ 5 năm trở lên thì may ra
 
Last edited by a moderator:


Back
Top