Cơ chế về kháng nguyên - kháng thể & cách chủng ngừa

Phần 1 Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể.
Thưa các bạn đồng nghiệp cùng ACE trên diễn đàn Agriviet.com.
Theo sự yêu cầu của một số bạn, tôi xin viết bài : " Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể & Cách chủng ngừaVaccine đạt hiệu quả".
* Trước tiên ta cần nắm rõ về 1 số cơ chế chung để dễ hiểu hơn: (tôi viết tóm tắt dễ hiểu, không dùng nhiều thuật ngữ về chuyên ngành).
+ Kháng nguyên: là 1 chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể, có thể là (Protein, hóa chất, chất lạ, mầm bệnh...) gây mẫn cảm hay gây bịnh cho cơ thể đó là Kháng nguyên... mà cái ta cần nói đến là Vaccine (trong việc chủng ngừa). Vậy Vaccine cũng là một dạng thuộc về Kháng nguyên.
Nên ta xem Vaccine là một dạng... Kháng nguyên
+ Kháng thể: Là chất mà cơ thể sản sinh ra chống lại một vật lạ, khi vật lạ đó xâm nhập vào cơ thể. Ta gọi chất đó là Kháng thể.
- Kháng thể sinh ra để tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể, trong đó có Vaccine.
Trong cơ thể đã có kháng thể bảo hộ của 1 loại vaccine nào đó rồi, mà tiếp tục tiêm loại vaccin đó vào nữa là bị tiêu diệt ngay, phản tác dụng.
* Cơ chế giữa Kháng nguyên và Kháng thể là đối lập nhau hoàn toàn, nếu có cái này thì không có cái kia hoặc là không có cả hai.(Không có cả 2, ý là cơ thể không có Kháng thể bảo hộ cho một loại Kháng nguyên nào đó).
* Kháng thể bảo hộ của loại nào thì tiêu diệt được Kháng nguyên của loại đó .
- Kháng thể bảo hộ là gì: là chất mà cơ thể sinh ra cao nhất (độ bảo hộ) để đáp ứng miễn dịch về 1 bịnh nào đó.
- Muốn có Kháng thể bảo hộ một bệnh nào đó, thì ta dùng Vaccine (Kháng nguyên) chủng vào cơ thể để sản sinh ra Kháng thể có độ bảo hộ của bịnh đó.
- Thời gian để sản sinh ra Kháng thể bảo hộ là 3 tuần đến không quá 4 tuần.
*Khi cơ thể đã có Kháng thể bảo hộ (độ bảo hộ) của một bịnh nào đó thì sẽ đáp ứng miễn dịch của bịnh đó, thời gian không quá 6 tháng, 1 năm hay lâu hơn nữa, là do Kháng thể đặc trưng của từng loại.
* Ứng dụng cơ chế KN-KT:
- Kiểm tra trong huyết thanh để xác định việc chủng ngừa có tạo được Kháng thể bảo hộ của 1 loại Vaccin nào đó đã chủng.
- Kiểm tra huyết thanh để nhận biết con vật chứa mầm bịnh nào ( chứa Kháng nguyên gây bịnh), trong việc chẩn đoán bịnh để lập Kháng sinh đồ.
- Đưa kháng nguyên (Vaccine) vào cơ thể để xác định cơ thể động vật có mắc bịnh đó không (chỉ cần 5 đến 10 cá thể để chẩn đoán toàn đàn... mắc bịnh gì.)
** NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC BẠN BỊ NHẦM:
+ Thời gian Kháng thể còn độ bảo hộ của 1 bịnh nào đó vẫn còn, mà các bạn chủng tiếp Vaccin của bịnh đó nữa là vô ích mà tai hại vô cùng là cơ chế bị triệt tiêu giữa cơ chế KN & KT nên cơ thể không sản sinh ra kháng thể bảo hộ...!
Ví dụ: chủng ngừa Vaccine dịch tả gà lần 1 cách lần 2 là 40 ngày, 2 tháng, 3 tháng 4 tháng..! Chúng triệt tiêu nhau.
Tôi nghe rất nhiều bạn nói rằng ta chủng nhắc nhở liên tục như vậy để nâng cao sức đề kháng (Kháng thể) là sự nhầm lẫm tai hại vô cùng..!
- Nếu muốn chủng 1 Vaccine nào đó theo cách nhắc nhở để nâng cao độ bảo hộ cho kháng thể nào đó, thì giữa 2 lần không nên quá 21 ngày, nếu muộn nhất không quá 30 ngày.Tốt nhất là 18 đến 21 ngày.
+ Vì kháng thể sản sinh ra cao nhất là ở ngày 21 đến dưới 30 ngày. Nếu sau 30 ngày còn tái chủng cùng 1 loại Vaccin là cơ chế chúng diệt nhau...!
* Do vậy hiện nay ở gà có KTG (kháng thể gà) để trung hòa và tiêu diệt 2 Virus không có thuốc chữa đó là Newcastle và Gumboro.
Nếu ACE nào thấy gà có biểu hiện 2 bịnh trên thì ta nên dùng KTG để trung hòa và tiêu diệt mầm bịnh rất hiệu quả.Chỉ có 2 bịnh đó trên gà thôi, còn những bịnh khác thuộc Vi trùng thì dùng Kháng sinh để điều trị, dùng Kháng thể là không có hiệu quả cao
+ Phần 2:
Cách chủng ngừa Vaccin đạt hiệu quả
Khi Kháng nguyên & Kháng thể có cơ chế đối lập nhau, muốn chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả ta cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chọn mua vaccine phù hợp cho từng động vật muốn phòng bịnh theo từng loài.
Ví dụ: như gà thả vườn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì chọn Vaccin "dịch tả chịu nhiệt" 1 lọ có liều lẻ từ 20 đến 25 con là phù hợp, và cũng phù hợp cho gà thả vườn...tốt hơn dùng loại vaccine của gà công nghiệp loại liều từ 100 con trở lên, vì nó vừa phí cũng như không phù hợp với loài...
- Chọn nhà xản xuất Vaccine có uy tín- Bảo quản Vaccine tốt: từ nơi bán đến lúc chủng ngừa... Khi đem hòa với nước môi trường của vaccine nhớ để nhiệt độ của lọ Vaccin gần bằng với nhiệt độ môi trường là 28 đến 300C tránh ánh sáng chiếu thẳng vào lọ, việc làm này là tránh "sốc" cho vaccin cũng như vật nuôi, vì thân nhiệt của vật nuôi là từ 38 đến 41 độ C.
- Khi hòa xong cho phép chủng ngừa trong 2h, không được để lâu Vaccin sẽ mất tác dụng.
- Dụng cụ chủng ngùa phải vô trùng:
+ Chỉ được phép hấp nhiệt hoặc luộc ở nhiệt độ cao (nước sôi hay nồi áp suất).
+ Không dùng hóa chất hay cồn để sát trùng dụng cụ. (chết Vaccin).
- Nếu chủng bằng đường tiêm chích thì đâm kim 1 góc < 30 độ (dưới da) vì tất cả mao mạch và dây thần kinh ngoại biên tập hợp nhiều ở dưới da... Kim dài 32mm.
- Nếu chủng qua niêm mạc: như cho uống hay nhỏ mắt thì cần phải quan sát kĩ để liều cho vừa đủ từng con (nhiều lúc làm với số lượng lớn không chuẩn).
* Trên đây là những nguyên tắc cơ bản chắc ai cũng nắm rõ.
** Những điều dễ mắc phải sai lầm khi chủng Vaccine không tạo được miễn dịch (tạo được Kháng thể bảo hộ).
Kháng thể bảo hộ:
nó mang 2 ý nghĩa.
- Nó mang tính đặc hiệu: kháng thể nào thì tiêu diệt kháng nguyên ấy (nhận biết "mã" qua thụ thể gắn trên bề mặt kháng nguyên...chìa nào thì khóa ấy).
- Nó mang tính hoạt lực: có độ hoạt lực (độ mạnh) đủ tiêu diệt mầm bịnh.
Nên khi chủng ngùa phải đủ liều, nếu liều thiếu thì không đáp ứng tính hoạt lực.
Ví dụ: nhiều người sợ tiêm đủ liều thì vật nuôi sẽ chậm lớn hoặc gây sinh bịnh là không đúng...!1 lọ có 100 liều nên tiêm từ 96 đến 98 con là chính xác. vì có độ hao hụt khi tiêm chích.Nếu tiêm lên đến 120 con là mất hết ý nghĩa, vì kháng thể không đủ độ hoạt lực...nên vẫn xảy ra bệnh là chuyện bình thường...!
Ta nên nhớ 1 điều là Kháng sinh đối lập với Vaccin, nếu trong cơ thể của động vật còn tồn dư Kháng sinh thì việc chủng ngừa Vaccin xem như là vô nghĩa..! (không có hiệu quả), Vì Vaccin là Vi trùng là Virus nhược độc khi gặp phải Kháng sinh là bị Kháng sinh tiêu diệt hoặc làm yếu vaccine ..!
Nên việc chủng ngừa xem như vô hiệu và phản tác dụng.
- Nên trước 5 ngay và sau 2 tuần khi chủng Vaccine cơ thể của động vật không được dùng 1 loại Kháng sinh nào cả (cơ thể sạch), nhiều bà con chúng ta nhầm chỗ này mà khi chủng Vaccin không tạo được miễm dịch (độ bảo hộ).
Sau khi cơ thể tạo ra được kháng thể (mang tính chất bảo hộ) rồi...ta vẫn sử dụng kháng sinh bình thường để phòng trừ những bịnh khác...!
- Trong tiêm kháng thể ta nên phối hợp với Kháng sinh, điện giải & các vitamin để hổ trợ nhau trong điều trị. (Gum & New) thường là ở gà...!
** Kết luận:
- Thời tiết và nhiệt độ cũng có ảnh hưởng rất lớn trong việc tiêm phòng, nên chon lúc thời tiết tốt, tránh tiêm phòng trong thời tiết khắc nghiệt như mưa bão và lúc nắng gắt có nhiệt độ cao.
- Tốt nhất là buổi sáng từ 7h đến 10h, buổi chiều 15h đến 17h.
- Vacine đã pha hay đen ra khỏi nơi bảo ôn, nên tiêm trong 2h là tốt nhất.
- Trước khi chủng Vaccin cơ thể động vật phải khỏe mạnh (không dùng kháng sinh dạng bột trộn vào thức ăn hay tiêm chích Kháng sinh ít nhất là 3 ngày.
- Sau khi chủng ngừa cơ thể con vật có biểu hiện Stress cũng không nên dùng Kháng sinh để điều trị chỉ dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng, ngoại trừ những con có biểu hiên bịnh thì tách riêng ra để điều trị cá thể, tránh trường hợp trộn Kháng sinh cho cả đàn ăn, Kháng sinh sẽ diệt Vaccine.
- Để tạo ra kháng thể tốt đáp ứng được miễn dịch thì ít nhất trong 2 tuần ta không dùng Kháng sinh.
- Một loại Vaccin nào đó được chủng nhắc nhở thì lần 1 và lần 2 không quá 21 ngày.
- Không được chủng ngừa Vaccin trùng lập của 1 loại khi chưa quá 5 tháng.Nên việc chủng ngừa Vaccin kép là 1 việc nên làm để đỡ tốn thời gian và có độ bảo hộ cao, việc chủng nhắc nhở là đáng nên làm, để tạo ra "kháng thể chồng kháng thể", nhưng giữa 2 lần làm của 1 loại vaccine không quá 24 ngày là tốt nhất.
Mong các đồng nghiệp và các bạn đóng góp cho.
Xin cám ơn.
 


Last edited by a moderator:
Lịch chủng ngừa vaccine Newcastle từ lúc gà mới nở đến lúc đạt 12 tháng tuổi.
Chào bs Nguyễn Ngọc Chí, bs cho em hỏi là em tham khảo một số quy trình chủng ngừa bệnh New ở gà thì thấy họ hướng dẫn là chủng 2 lần bằng vaccine Lasota (phòng New và IB) lúc trước khi gà đạt 21 ngày tuổi. Rồi sau đó lại chủng thêm vacine Newcastle hệ M lúc gà được 2 tháng tuổi ???. Theo như cơ chế kháng nguyên kháng thể bs đã viết thì cơ thể gà tạo kháng thể và được miễn dịch đến 6 tháng. Vậy bs cho em hỏi lịch chủng ngừa như em đưa trên kia có hợp lý hay không. Và nếu em cần 1 lịch chủng ngừa phù hợp cho gà từ lúc mới nở đến lúc 12 tháng tuổi thì nên chủng vào những thời điểm nào.
Cảm ơn bs nhiều!
 


Lịch chủng ngừa vaccine Newcastle từ lúc gà mới nở đến lúc đạt 12 tháng tuổi.
Chào bs Nguyễn Ngọc Chí, bs cho em hỏi là em tham khảo một số quy trình chủng ngừa bệnh New ở gà thì thấy họ hướng dẫn là chủng 2 lần bằng vaccine Lasota (phòng New và IB) lúc trước khi gà đạt 21 ngày tuổi. Rồi sau đó lại chủng thêm vacine Newcastle hệ M lúc gà được 2 tháng tuổi ???. Theo như cơ chế kháng nguyên kháng thể bs đã viết thì cơ thể gà tạo kháng thể và được miễn dịch đến 6 tháng. Vậy bs cho em hỏi lịch chủng ngừa như em đưa trên kia có hợp lý hay không. Và nếu em cần 1 lịch chủng ngừa phù hợp cho gà từ lúc mới nở đến lúc 12 tháng tuổi thì nên chủng vào những thời điểm nào.
Cảm ơn bs nhiều!
Theo tôi là không đúng, chờ đến cuối tháng thứ 5 chủng Newcastle hệ M & hội chứng giảm đẻ (hay là New + IB) là tốt hơn.
Giữa kháng thể & Kháng nguyên luôn đối lập nhau, triệt tiêu nhau.
 
Theo tôi là không đúng, chờ đến cuối tháng thứ 5 chủng Newcastle hệ M & hội chứng giảm đẻ (hay là New + IB) là tốt hơn.
Giữa kháng thể & Kháng nguyên luôn đối lập nhau, triệt tiêu nhau.
Cảm ơn bs nhiều, lay hoay qua lại hóa ra em đọc được cái ý kiến về lịch chủng ngừa cũng trên trang web này. Nó đây, hic. http://agriviet.com/threads/phuong-phap-su-dung-vaccine-lich-vaccine-cho-ga.80373/
 
Chú Chí giúp con 2 câu hỏi này với:
1. Hãy nêu các bước trong công tác chẩn đoán bệnh cho vật nuôi.
2. Nêu rõ cơ chế sinh bệnh ( bằng sơ đồ) khi gia súc bị trúng độc và trúng độc khoai mì.
Đây là câu hỏi thi môn nội chẩn mà bó tay nhờ chú giúp ( 2 câu này trên lớp tự học thầy không có giảng nên các bác đừng ném gạch nha)
 
Chú Chí giúp con 2 câu hỏi này với:
1. Hãy nêu các bước trong công tác chẩn đoán bệnh cho vật nuôi.
2. Nêu rõ cơ chế sinh bệnh ( bằng sơ đồ) khi gia súc bị trúng độc và trúng độc khoai mì.
Đây là câu hỏi thi môn nội chẩn mà bó tay nhờ chú giúp ( 2 câu này trên lớp tự học thầy không có giảng nên các bác đừng ném gạch nha)
Ôi...cháu tự học chứ, sao cháu lại bắt chú học giúp cháu...?
Phải đọc tài liệu thôi...nhiều giáo viên lên lớp (lúc mất cảm tình) vì lí do nào đó khi đang giảng bài, thường hay cho qua...không giảng những bài đó hay (chuyên đề) đó, nhưng trong tài liệu thì có. Tự đọc càng nhiều, càng nhớ lâu...!
_ Ngày trước chú sợ nhất là môn "nhiễm" & "nội kí sinh trùng"...các vòng đời của giun-sán...tên của từng loại...nhờ đó càng đọc nhiều thì càng nhớ...!
2 câu này viết chắc hết 3 tờ giấy A4 _ 2 mặt.
 
A ơi,nhà e mới nuôi 1 đàn gà đông tảo khoảng 2,5 đến 3 tháng tuổi,nhưng do e gom từ nhiều chỗ khác nhau nên e cũng ko biết là đã phòng bệnh gì chưa nữa,nên e ko biết bắt đầu từ đâu,rất mong sự giúp đỡ từ a,thân chào a
 
"+ Kháng thể: Là chất mà cơ thể sản sinh ra chống lại một vật lạ, khi vật lạ đó xâm nhập vào cơ thể. Ta gọi chất đó là Kháng thể
_ Vậy Kháng thể sinh ra để tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể, trong đó có Vaccine."

Bốn từ cuối cùng được in đậm theo em là không ổn. Mong anh chỉnh lại. .

Cảm ơn sự góp ý của bạn, vì tôi viết với nội dung cô đọng, ngắn gọn...nên sinh ra sự hiểu lầm..! vì đó là 1 câu cụt...
Tb: có nghĩa là kháng thể mang tính đặc hiệu nào, thì sẽ tiêu diệt được Kháng nguyên (vaccine) ấy.
Giải thích:
Người chăn nuôi vừa tiêm xong 1 loai vaccine nào đó, sau 30 ngày họ lại tái chủng tiếp vaccin đó lại 1 lần nữa...là bị kháng thể tiêu diệt hoàn toàn...trở về con số 0. Nên có 4 chữ viết trên.
Tôi sẽ sửa lại cho tránh sự hiểu nhầm.
Có viết thêm cho rõ về sự liên quan gữa vaccin-kháng thể & vaccine, bạn nào muốn nắm cho rõ hơn thì nên đọc lại.​
 

Last edited by a moderator:
Chào anh Nguyễn Ngọc Chí

Bài này của a thật tuyệt vời em xin phép là có thể post lại ở các diễn đàn khác được không, tất nhiên em sẽ ghi nguồn và tác giả.

Cám ơn anh.
 
Chào anh Nguyễn Ngọc Chí

Bài này của a thật tuyệt vời em xin phép là có thể post lại ở các diễn đàn khác được không, tất nhiên em sẽ ghi nguồn và tác giả.

Cám ơn anh.
Niềm vui là được chia sẻ cho mọi người Út Miền Đông bạn ah.
Bạn nên làm Và ghi nguồn dẫn cũng như tác giả.
Một bài viết mà tôi đã cố gắng chọn lọc từng câu chữ cũng như từng ý, để ai đọc cũng dễ hiểu...
Cám ơn bạn.
 
Chú Chí:
con có nghe nói là có thuốc kích đẻ cho heo khi tiêm vào 24h sau là nó đẻ mà con không biết thuốc đó tên gì, dược chất trong đó là gì, tìm kiếm trên mạng không có thông tin gì hết, con heo nhà con nó 4 ngày nửa là đẻ mà toàn đẻ ban đêm vậy dùng thuốc gì cho nó đẻ vào ban ngày?
 
tôi thấy thuốc ở việt nam thuốc thường trộn nhiều loại để trị chung bệnh,
tôi muốn hỏi câu này xin anh giúp .
thuốc trộn chung trrong đó .caau thường nằm cuối có ghi câu này.

tá dược vừa đủ .
vậy trông tá dược vừa đủ đó là j.
tá = 12
còn dược là j ?.hay thuốc j ?.
tôi xin cảm ơn/
 
Chú Chí:
con có nghe nói là có thuốc kích đẻ cho heo khi tiêm vào 24h sau là nó đẻ mà con không biết thuốc đó tên gì, dược chất trong đó là gì, tìm kiếm trên mạng không có thông tin gì hết, con heo nhà con nó 4 ngày nửa là đẻ mà toàn đẻ ban đêm vậy dùng thuốc gì cho nó đẻ vào ban ngày?
Thuốc kích đẻ mà bạn hỏi đó là:
Han_ Prost của công ty Hanvet (Hà Nội) cung ứng, toàn bộ những thuốc này đều nhập nguyên liệu của ngoại quốc, ta chỉ có sang chiếc ra lọ hoặc ống để bán. Thời gian có tác dụng từ 24 đến 36 h thì sẽ đẻ. Nó có tác dụng mở xoang chậu và các cơ vòng, dọc của dạ con và tử cung giãn mở từ từ dến lúc co bóp đưa con ra ngoài. Rất an toàn.
_ Thuốc ngoại thì có Lutoly của Mỹ, Suiprost của Pháp.
* Muốn heo đe ban ngày bạn nên tiên vào đêm trước khoảng 8-10h đêm.
tôi thấy thuốc ở việt nam thuốc thường trộn nhiều loại để trị chung bệnh,
tôi muốn hỏi câu này xin anh giúp .
thuốc trộn chung trrong đó .caau thường nằm cuối có ghi câu này.

tá dược vừa đủ .
vậy trông tá dược vừa đủ đó là j.
tá = 12
còn dược là j ?.hay thuốc j ?.
tôi xin cảm ơn/
Bạn ah...
Tá dược vừa đủ...có nghĩa là trong thành phần chính có thêm phần phụ gọi là tá dược (kèm theo) nó chỉ chiếm chưa đầy vài %. Chủ yếu là chất bảo quản, chất dẫn xuất... tránh cho thuốc khỏi bị hư, kéo dài hạn sử dụng, không bị mất chất...và khi dùng thì nó đem lại kết quả hấp thu tốt hơn khi có mặt của những chất này...
Chứ nó không phải là thành phần chính của thuốc.
Còn từ (Tá dược) là từ của chuyên ngành...ý nói là thành phần phụ (nhỏ) kèm theo, chứ không phải tá = 12.
 
Last edited by a moderator:
Anh Nguyễn Ngọc Chí có hỏi dùm em về vấn đề liều lượng tiêm phòng cho bồ câu giống của gà hay bằng 1/2 hả anh.
Anh Nguyễn Ngọc Chí có hỏi dùm em về vấn đề liều lượng tiêm phòng cho bồ câu giống của gà hay bằng 1/2 hả anh.
Tới bây giờ anh cũng chưa có thông tin chính thức bên Thú y dự phòng, nên em cứ dùng 1/2 liều của gà.
Nếu em muốn thử = liều của gà cũng được, nhưng phải chon ra chừng 3 cặp để thử...và thử những con gầy hơi yếu 1 tí, những con này chịu nổi là an toàn cho cả đàn..
 
Phần 1 Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể.
Thưa các bạn đồng nghiệp cùng ACE trên diễn đàn Agriviet.com.
Theo sự yêu cầu của một số bạn, tôi xin viết bài : " Cơ chế Kháng nguyên- Kháng thể & Cách chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả".
* Trước tiên ta cần nắm rõ về 1 số cơ chế chung để dẽ hiểu hơn: (tôi viết tóm tắt dễ hiểu, không dùng nhiều thuật ngữ về chuyên ngành).

+ Kháng nguyên: là 1 chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể, có thể là (Protein, hóa chất, chất lạ, mầm bệnh...) gây mẫn cảm hay gây bịnh cho cơ thể đó là Kháng nguyên... mà cái ta cần nói đến là Vaccine (trong việc chủng ngừa). Vậy Vaccine là một dạng thuộc về Kháng nguyên.
Nên ta xem Vaccine là Kháng nguyên

+ Kháng thể: Là chất mà cơ thể sản sinh ra chống lại một vật lạ, khi vật lạ đó xâm nhập vào cơ thể. Ta gọi chất đó là Kháng thể
_ Vậy Kháng thể sinh ra để tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể, trong đó có Vaccine.
(Trong cơ thể đã có kháng thể bảo hộ của 1 loại vaccine nào đó rồi, mà tiếp tục tiêm loại vaccin đó vào nữa là bị tiêu diệt ngay, phản tác dụng)

* Cơ chế giữa Kháng nguyên và Kháng thể là đối lập nhau hoàn toàn, nếu có cái này thì không có cái kia hoặc là không có cả hai.

(Không có cả 2, ý là cơ thể không có Kháng thể đặc hiệu & Kháng nguyên đặc hiệu).

* Kháng thể đặc hiệu của loại nào thì tiêu diệt được Kháng nguyên của loại đó .
_ Vậy Kháng thể đặc hiệu là gì: là chất mà cơ thể sinh ra cao nhất để đáp ứng miễn dịch về 1 bịnh nào đó.
_ Muốn có Kháng thể đặc hiệu nào đó, thì ta dùng Vaccine (Kháng nguyên) chủng vào cơ thể để sản sinh ra Kháng thể đặc hiệu.
_ Thời gian để sản sinh ra Kháng thể đặc hiệu là 3 tuần đến không quá 4 tuần.

*Khi cơ thể đã có Kháng thể đặc hiệu của một bịnh nào đó thì sẽ đáp ứng miễn dịch của bịnh đó, thời gian không quá 6 tháng.

* Sau 6 tháng thì Kháng thể đặc hiệu không còn đáp ứng miễn dịch nữa...mà tính đặc hiệu cao nhất là tháng đầu tiên đến tháng thư 4 và yếu dần đến tháng thứ 6.

* Ứng dụng cơ chế KN-KT:
_ Kiểm tra trong huyết thanh để xác định việc chủng ngừa có tạo được Kháng thể đặc hiệu của 1 loại Vaccin nào đó đã chủng.
_ Kiểm tra huyết thanh để nhận biết con vật chứa mầm bịnh nào ( chứa Kháng nguyên gây bịnh), trong việc chẩn đoán bịnh để lập Kháng sinh đồ.
_ Đưa kháng nguyên (Vaccine) vào cơ thể để xác định cơ thể động vật có mắc bịnh đó không (chỉ cần 1 vài cá thể để chẩn đoán toàn đàn...)

** NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC BẠN BỊ NHẦM:

+ Thời gian Kháng thể đặc hiệu của 1 bịnh nào đó vẫn còn, mà các bạn chủng tiếp Vaccin của bịnh đó nữa là vô ích mà tai hại vô cùng là cơ chế bị triệt tiêu giữa KN & KT nên cơ thể không sản sinh ra kháng thể đặc hiệu...!

Ví dụ: chủng ngừa Vaccine dịch tả gà lần 1 cách lần 2 là 40 ngày, 2 tháng, 3 tháng 4 tháng..! Chúng triệt tiêu nhau.
Tôi nghe rất nhiều bạn nói rằng ta chủng nhắc nhở liên tục như vậy để nâng cao sức đề kháng (Kháng thể) là sự nhầm lẫm tai hại vô cùng..!
_ Nếu muốn chủng 1 Vaccine nào đó theo cách nhắc nhở để nâng cao Kháng thể thì giữa 2 lần không nên quá 21 ngày, nếu muộn nhất không quá 30 ngày.
+ Vì kháng thể sản sinh ra cao nhất là ở ngày 21 đến dưới 30 ngày. Nếu sau 30 ngày còn tái chủng cùng 1 loại Vaccin là cơ chế chúng diệt nhau...!

* Do vậy hiện nay ở gà có KTG (kháng thể gà) để trung hòa và tiêu diệt 2 Virus không có thuốc chữa đó là Newcastle và Gumboro.
Nếu ACE nào thấy gà có biểu hiện 2 bịnh trên thì ta nên dùng KTG để trung hòa và tiêu diệt mầm bịnh rất hiệu quả.
Chỉ có 2 bịnh đó thôi, còn những bịnh khác thuộc Vi trùng thì dùng Kháng sinh để điều trị, dùng Kháng thể là không có hiệu quả cao.

Phần 2: Cách chủng ngừa Vaccin đạt hiệu quả

Khi Kháng nguyên & Kháng thể có cơ chế đối lập nhau
Muốn chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả ta cần lưu ý những vấn đề sau:
_ Chọn mua vaccine phù hợp cho từng động vật muốn phòng bịnh theo từng loài. Ví dụ: như gà thả vườn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì chọn Vaccin "dịch tả chịu nhiệt" 1 lọ có liều lẻ từ 20 đến 25 con là phù hợp, và cũng phù hợp cho gà thả vườn...tốt hơn dùng loại vaccine của gà công nghiệp loại liều từ 100 con trở lên, vì nó vừa phí cũng như không phù hợp với loài...
_ Chọn nhà xản xuất Vaccine có uy tín
_ Bảo quản Vaccine tốt: từ nơi bán đến lúc chủng ngừa...
_ Khi đem hòa với nước môi trường của vaccine nhớ để nhiệt độ của lọ Vaccin gần bằng với nhiệt độ môi trường là 28 đến 30 độ C tránh ánh sáng chiếu thẳng vào lọ, việc làm này là tránh "sốc" cho vaccin cũng như vật nuôi, vì thân nhiệt của vật nuôi là từ 38 đến 41 độ C.
_ Khi hòa xong cho phép chủng ngừa trông 2h, không được để lâu Vaccin sẽ mất tác dụng.
_ Dụng cụ chủng ngùa phải vô trùng:
+ Chỉ được phép hấp nhiệt hoặc luộc ở nhiệt độ cao (nước sôi hay nồi áp suất)
+ Không dùng hóa chất hay cồn để sát trùng dụng cụ. (chết Vaccin).
_ Nếu chủng bằng đường tiêm chích thì đâm kim 1 góc < 30 độ (dưới da) vì tất cả mao mạch và dây thần kinh ngoại biên tập hợp nhiều ở dưới da...
_ Nếu chủng qua niêm mạc: như cho uống hay nhỏ mắt thì cần phải quan sát kĩ để liều cho vừa đủ từng con (nhiều lúc làm với số lượng lớn không chuẩn).
* Trên đây là những nguyên tắc cơ bản chắc ai cũng nắm rõ.

** Những điều dễ mắc phải sai lầm khi chủng Vaccine không tạo được miễn dịch (tạo được Kháng thể đặc hiệu)
Kháng thể đặc hiệu: nó mang 2 ý nghĩa
_ Nó mang tính đặc hiệu: kháng thể nào thì tiêu diệt kháng nguyên ấy (nhận biết "mã" qua thụ thể gắn trên bề mặt kháng nguyên).

_ Nó mang tính hoạt lực: có độ hoạt lực (độ mạnh) đủ tiêu diệt mầm bịnh.


Nên khi chủng ngùa phải đủ liều, nếu liều thiếu thì không đáp ứng tính hoạt lực.
Ví dụ: nhiều người sợ tiêm đủ liều thì vật nuôi sẽ chậm lớn hoặc gây sinh bịnh là không đúng...!
1 lọ có 100 liều nên tiêm từ 96 đến 98 con là chính xác. vì có độ hao hụt khi tiêm chích.
Nếu tiêm lên đến 120 con là mất hết ý nghĩa, vì kháng thể không đủ độ hoạt lực...nên vẫn xảy ra bệnh là chuyện bình thường...!

Ta nên nhớ 1 điều là Kháng sinh đối lập với Vaccin, nếu trong cơ thể của động vật còn tồn dư Kháng sinh thì việc chủng ngừa Vaccin xem như là vô nghĩa..! (không có hiệu quả), Vì Vaccin là Vi trùng là Virus nhược độc khi gặp phải Kháng sinh là bị Kháng sinh tiêu diệt ngay..! Nên việc chủng ngừa xem như vô hiệu..!
_ Nên trước 5 ngay và sau 2 tuần khi chủng Vaccine cơ thể của động vật không được dùng 1 loại Kháng sinh nào cả (cơ thể sạch), nhiều bà con chúng ta nhầm chỗ này mà khi chủng Vaccin không tạo được miễm dịch.
Sau khi cơ thể tạo ra được kháng thể (mang tính chất đặc hiệu) rồi. Ta vẫn sử dụng kháng sinh bình thường để phòng trừ những bịnh khác...!
_ Trong tiêm kháng thể ta nên phối hợp với Kháng sinh, điện giải & các vitamin để hổ trợ nhau trong điều trị. (Gum & New) thường là ở gà...!

** Kết luận:
_ Trước khi chủng Vaccin cơ thể động vật phải khỏe mạnh (không dùng kháng sinh dạng bột trộn vào thức ăn hay tiêm chích Kháng sinh ít nhất là 3 ngày.

_ Sau khi chủng ngừa cơ thể con vật có biểu hiện Stress cũng không nên dùng Kháng sinh để điều trị chỉ dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng, ngoại trừ những con có biểu hiên bịnh thì tách riêng ra để điều trị cá thể, tránh trường hợp trộn Kháng sinh cho cả đàn ăn, Kháng sinh sẽ diệt Vaccine.
_ Để tạo ra kháng thể tốt đáp ứng được miễn dịch thì ít nhất trong 2 tuần ta không dùng Kháng sinh.
_ Một loại Vaccin nào đó được chủng nhắc nhở thì lần 1 và lần 2 không quá 21 ngày.
_ Không được chủng ngừa Vaccin trùng lập của 1 loại khi chưa quá 5 tháng.

Nên việc chủng ngừa Vaccin kép là 1 việc nên làm để đỡ tốn thời gian và có độ bảo hộ cao, việc chủng nhắc nhở là đáng nên làm, để tạo ra "kháng thể chồng kháng thể", nhưng giữa 2 lần làm của 1 loại vaccine không quá 24 ngày là tốt nhất.

Mong các đồng nghiệp và các bạn đóng góp cho.
Xin cám ơn.
Chào a
E nghe nói là bác nghỉ làm ở dự án nuôi Bò bên Đông Anh rồi uh, tiếc qua có 1 lần hẹn uống caffe với bác nhưng chắc là bây giờ ko có cơ hội rồi.
Ở đó họ chuyển sang nhập bò Úc về thịt và nuôi nên bác nghỉ uh, họ vừa nhập hơn 1000 con về bác ạ. Ở trong Nam thì việc nhập bò Úc đã rất phổ biến nhưng ở ngoài Bắc thì đây là trang trại thứ 2 đó bác ạ, hy vọng là thịt bò sẽ ngày càng rẻ để đến tay ng tiêu dùng dc nhiều hơn.
Cảm ơn bác về những chia sẻ kỹ thuật trên diễn đàm, chúc bác mọi điều tốt đẹp.
 
Chào a
E nghe nói là bác nghỉ làm ở dự án nuôi Bò bên Đông Anh rồi uh, tiếc qua có 1 lần hẹn uống caffe với bác nhưng chắc là bây giờ ko có cơ hội rồi.
Ở đó họ chuyển sang nhập bò Úc về thịt và nuôi nên bác nghỉ uh, họ vừa nhập hơn 1000 con về bác ạ. Ở trong Nam thì việc nhập bò Úc đã rất phổ biến nhưng ở ngoài Bắc thì đây là trang trại thứ 2 đó bác ạ, hy vọng là thịt bò sẽ ngày càng rẻ để đến tay ng tiêu dùng dc nhiều hơn.
Cảm ơn bác về những chia sẻ kỹ thuật trên diễn đàm, chúc bác mọi điều tốt đẹp.
Có ngày mình sẽ quay lại Đông Anh-Hà Nội...sẽ gặp bạn.
Vì nơi đó có nhiều kỉ niệm đối với tôi, cũng như tôi đã có 1 ít ý tưởng xây nên nó...tại Đông Anh...! Giờ thì chưa nói ra được.
 
Thưa bác Chí em xin có đôi dòng muốn gửi đến bác. Qua các bài viết của bác em biết bác là một bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết tuy nhiên bài viết về kháng nguyên, kháng thể này của bác em nghĩ có vài điểm không hợp lý.
Thứ nhất: Kháng sinh có thể tiêu diệt Vaccin làm Vaccin mất tác dụng. Điều này ko thể đúng trong trường hợp vaccin có bản chất là virus vì trong các cơ chế tiêu diệt kháng nguyên của kháng sinh em ko hề thấy có cơ chế nào tác động được tới virus làm vaccin cả. Cụ thể như sau:
+ ức chế chuyển hóa acid folic. cơ chế này thực chất là ức chế tổng hợp acid nucleic của mầm bệnh làm mầm bệnh ko thể nhân lên trong cơ thể. Điều này ko làm ảnh hưởng gì tới vaccin vì virus làm vaccin là virus bất hoạt hay làm yếu đi khi đi vào cơ thể bản thân nó cũng đã mất khả năng sinh sôi nảy nở rồi.
+ức chế tổng hợp acid nucleic. cơ chế này giống cơ chế ở trên.
+tổn thương màng tế bào. Virus có màng tế bào đâu mà làm tổn thương.
+ức chế tổng hợp thành tế bào. Virus ko có cấu tạo tế bào nên ko cần tổng hợp thành tế bào.
+ức chế tổng hợp protein. virus bất hoạt thì làm gì còn tổng hợp đc protein mà ức chế.
Thứ hai: là khái niệm về "kháng thể đặc hiệu" thực ra thì ko có khái niệm khác thể đặc hiệu chắc là bác đang muốn nói tới "miễn dịch đặc hiệu". Miễn dịch đặc hiệu là ghi nhớ kháng nguyên, tạo kháng thể tiêu diệt đúng kháng nguyên. mong muốn. Bác nói "Còn chủng ngừa mà Kháng nguyên bị yếu đi (Vaccine bị yếu đi) thì cơ thể tạo ra Kháng thể đủ để gọi là Đặc hiệu hay không...?" em không hiểu yếu với mạnh ở đây là nghĩa làm sao. khi tiêm vaccin vào cơ thể người ta chỉ quan tâm tới việc vaccin đó có yếu tố kháng nguyên mong muốn để các tế bào lympho dựa vào đó mà nhận biết đó là kháng nguyên cần tiêu diệt. yếu tố kháng nguyên là dấu hiệu đặc trưng để nhận diện kháng nguyên giống như kiểu dấu vân tay ở người vây. virus gây bệnh cúm H5N1 có nhiều yếu tố kháng nguyên nhưng trong đó có 2 yếu tố kháng nguyên đặc trưng để nhận diên là H5 và N1 khi cần nhận diện virus gây bệnh cúm H5N1 cơ thể chỉ cần dựa vào sự có mặt của 2 yếu tố kháng nguyên này. chính cơ chế này tạo ra sự đặc hiệu.

Gần đây mình có tìm hiểu về vấn đề chích ngừa cho gà. Thắc mắc làm sao mà kháng sinh lại diệt được các chủng virus nhược độc từ vắc-xin? Đọc đến trang 8 mới thấy bài viết này, hóa ra kháng sinh chẳng thể tác động đến virus nói chung, kể cả virus nhược độc (bởi vậy bị cúm là chịu chết, chỉ uống nước chanh mà thôi). Đương nhiên kháng sinh cũng chẳng thể tác động đến các loại vắc-xin bất hoạt (vì nó có phải "con gì" đâu mà diệt). Cám ơn bạn pham.ngocchinh!
 
Ví dụ: chủng ngừa Vaccine dịch tả gà lần 1 cách lần 2 là 40 ngày, 2 tháng, 3 tháng 4 tháng..! Chúng triệt tiêu nhau.
Tôi nghe rất nhiều bạn nói rằng ta chủng nhắc nhở liên tục như vậy để nâng cao sức đề kháng (Kháng thể) là sự nhầm lẫm tai hại vô cùng..!

-----------------------------------------------------------------------------------------------
Một số vắc xin cần được tiêm nhắc lại do có trường hợp dùng lần đầu cho nên kháng thể tạo ra chưa nhiều và bị giảm đi rất nhanh hoặc trường hợp sau khi tiêm một thời gian thì kháng thể được tạo thường suy giảm đến mức hết hiệu lực.. cho nên cần tiêm lần 2 cách lần thứ nhất là 3 – 4 tuần.
Như vậy đợt tiêm đầu tiên cho động vật nên gồm 2 mũi tiêm cách nhau 3 – 4 tuần (thường gọi là đợt tiêm sơ chủng), sau đó để duy trì đáp ứng miễn dịch và nâng cao sức kháng bệnh cần thực hiện tiêm nhắc sau 4 – 12 tháng (tùy theo vắc xin, tùy theo động vật và tình hình dịch tễ).
Một số vắc xin cần được tiêm nhắc lại do có trường hợp dùng lần đầu cho nên kháng thể tạo ra chưa nhiều và bị giảm đi rất nhanh hoặc trường hợp sau khi tiêm một thời gian thì kháng thể được tạo thường suy giảm đến mức hết hiệu lực.. cho nên cần tiêm lần 2 cách lần thứ nhất là 3 – 4 tuần.
Như vậy đợt tiêm đầu tiên cho động vật nên gồm 2 mũi tiêm cách nhau 3 – 4 tuần (thường gọi là đợt tiêm sơ chủng), sau đó để duy trì đáp ứng miễn dịch và nâng cao sức kháng bệnh cần thực hiện tiêm nhắc sau 4 – 12 tháng (tùy theo vắc xin, tùy theo động vật và tình hình dịch tễ).


-----------------------------------------------------------------------------------------------------
em vô tình đọc trên mạng tìm hiểu về vaccin, BS cho em hỏi nếu theo ý sau có gì sai không khi tiêm nhac81 lại sau 3-4 tuần hay là cơ chế triệt tiêu kháng nguyên ?
 
xin Bác sĩ cho ý kiến!
kính thưa bà con, thưa Bác sĩ.

kháng thể và kháng sinh trị bệnh nào thì có thể diệt được kháng nguyên bênh đó, có phải vậy không!
vì việc kết hợp hoàn hảo giữa kháng sinh, kháng nguyên, kháng thể không phải dễ.
câu hỏi đặt ra là trong thời gian chờ cơ thể tạo ra miễn dịch của các bệnh chúng ta làm vacxin, còn các bệnh khác chúng ta xử lý ra sao? thưa Bác sĩ!

giả thuyết là cơ chế về kháng nguyên, kháng thể của Bác sĩ nói là đúng,

trong 21 ngày đầu hầu như không thể sử dụng kháng sinh phổ rộng, do lịch phòng bằng vacxin đã kín nếu sử dụng sẽ vi phạm nguyên tắc sử dụng vacxin ngay, tuy nhiên các bệnh do Salmonella, ecoli,.... thông thường tấn công vào cơ thể vật chủ (con gà thịt) tương đối cao vào thời gian này. và các kháng sinh trị bệnh trên thông thường là kháng sinh phổ rộng (có thể tiêu diệt kháng nguyên chủ động đưa vào cơ thể). vậy chúng ta làm thế nào đây. trong khi chờ cơ thể vật chủ có kháng thể thì các bệnh khác đã phát triển mạnh rồi (mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng như virut, nhưng cũng làm cho đàn gà hao hụt, sơ xác, hiệu quả kinh tế sẽ giảm).
còn bệnh cầu trùng cũng là bệnh thường xuyên xảy ra, nhưng lịch phòng ngừa hầu như không đề cập đến.

trong quy trình chăn nuôi gà, các bệnh nào gây chết nhiều, trở tay không kịp thì ta dùng vacxin phòng ngừa, còn các bệnh khác thông thường ta dùng kháng sinh mới hiệu quả, chứ đâu phải bệnh nào cũng làm vacxin phong bệnh đâu.

như vậy, việc kết hợp như thế nào về thời gian sử dụng vacxin và kháng sinh tối ưu trong thời gian đầu ở gà thịt (mô hình bán chăn thả) đã được nhiều bạn đọc quan tâm.
Xin Bác sĩ cho ý kiến về vận đề này.

Thay mặt các bà con, tôi xin chân thành cám ơn!!
 


Back
Top