Cơ chế về kháng nguyên - kháng thể & cách chủng ngừa

Phần 1 Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể.
Thưa các bạn đồng nghiệp cùng ACE trên diễn đàn Agriviet.com.
Theo sự yêu cầu của một số bạn, tôi xin viết bài : " Cơ chế Kháng nguyên-Kháng thể & Cách chủng ngừaVaccine đạt hiệu quả".
* Trước tiên ta cần nắm rõ về 1 số cơ chế chung để dễ hiểu hơn: (tôi viết tóm tắt dễ hiểu, không dùng nhiều thuật ngữ về chuyên ngành).
+ Kháng nguyên: là 1 chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể, có thể là (Protein, hóa chất, chất lạ, mầm bệnh...) gây mẫn cảm hay gây bịnh cho cơ thể đó là Kháng nguyên... mà cái ta cần nói đến là Vaccine (trong việc chủng ngừa). Vậy Vaccine cũng là một dạng thuộc về Kháng nguyên.
Nên ta xem Vaccine là một dạng... Kháng nguyên
+ Kháng thể: Là chất mà cơ thể sản sinh ra chống lại một vật lạ, khi vật lạ đó xâm nhập vào cơ thể. Ta gọi chất đó là Kháng thể.
- Kháng thể sinh ra để tiêu diệt vật lạ xâm nhập vào cơ thể, trong đó có Vaccine.
Trong cơ thể đã có kháng thể bảo hộ của 1 loại vaccine nào đó rồi, mà tiếp tục tiêm loại vaccin đó vào nữa là bị tiêu diệt ngay, phản tác dụng.
* Cơ chế giữa Kháng nguyên và Kháng thể là đối lập nhau hoàn toàn, nếu có cái này thì không có cái kia hoặc là không có cả hai.(Không có cả 2, ý là cơ thể không có Kháng thể bảo hộ cho một loại Kháng nguyên nào đó).
* Kháng thể bảo hộ của loại nào thì tiêu diệt được Kháng nguyên của loại đó .
- Kháng thể bảo hộ là gì: là chất mà cơ thể sinh ra cao nhất (độ bảo hộ) để đáp ứng miễn dịch về 1 bịnh nào đó.
- Muốn có Kháng thể bảo hộ một bệnh nào đó, thì ta dùng Vaccine (Kháng nguyên) chủng vào cơ thể để sản sinh ra Kháng thể có độ bảo hộ của bịnh đó.
- Thời gian để sản sinh ra Kháng thể bảo hộ là 3 tuần đến không quá 4 tuần.
*Khi cơ thể đã có Kháng thể bảo hộ (độ bảo hộ) của một bịnh nào đó thì sẽ đáp ứng miễn dịch của bịnh đó, thời gian không quá 6 tháng, 1 năm hay lâu hơn nữa, là do Kháng thể đặc trưng của từng loại.
* Ứng dụng cơ chế KN-KT:
- Kiểm tra trong huyết thanh để xác định việc chủng ngừa có tạo được Kháng thể bảo hộ của 1 loại Vaccin nào đó đã chủng.
- Kiểm tra huyết thanh để nhận biết con vật chứa mầm bịnh nào ( chứa Kháng nguyên gây bịnh), trong việc chẩn đoán bịnh để lập Kháng sinh đồ.
- Đưa kháng nguyên (Vaccine) vào cơ thể để xác định cơ thể động vật có mắc bịnh đó không (chỉ cần 5 đến 10 cá thể để chẩn đoán toàn đàn... mắc bịnh gì.)
** NHỮNG VẤN ĐỀ CÁC BẠN BỊ NHẦM:
+ Thời gian Kháng thể còn độ bảo hộ của 1 bịnh nào đó vẫn còn, mà các bạn chủng tiếp Vaccin của bịnh đó nữa là vô ích mà tai hại vô cùng là cơ chế bị triệt tiêu giữa cơ chế KN & KT nên cơ thể không sản sinh ra kháng thể bảo hộ...!
Ví dụ: chủng ngừa Vaccine dịch tả gà lần 1 cách lần 2 là 40 ngày, 2 tháng, 3 tháng 4 tháng..! Chúng triệt tiêu nhau.
Tôi nghe rất nhiều bạn nói rằng ta chủng nhắc nhở liên tục như vậy để nâng cao sức đề kháng (Kháng thể) là sự nhầm lẫm tai hại vô cùng..!
- Nếu muốn chủng 1 Vaccine nào đó theo cách nhắc nhở để nâng cao độ bảo hộ cho kháng thể nào đó, thì giữa 2 lần không nên quá 21 ngày, nếu muộn nhất không quá 30 ngày.Tốt nhất là 18 đến 21 ngày.
+ Vì kháng thể sản sinh ra cao nhất là ở ngày 21 đến dưới 30 ngày. Nếu sau 30 ngày còn tái chủng cùng 1 loại Vaccin là cơ chế chúng diệt nhau...!
* Do vậy hiện nay ở gà có KTG (kháng thể gà) để trung hòa và tiêu diệt 2 Virus không có thuốc chữa đó là Newcastle và Gumboro.
Nếu ACE nào thấy gà có biểu hiện 2 bịnh trên thì ta nên dùng KTG để trung hòa và tiêu diệt mầm bịnh rất hiệu quả.Chỉ có 2 bịnh đó trên gà thôi, còn những bịnh khác thuộc Vi trùng thì dùng Kháng sinh để điều trị, dùng Kháng thể là không có hiệu quả cao
+ Phần 2:
Cách chủng ngừa Vaccin đạt hiệu quả
Khi Kháng nguyên & Kháng thể có cơ chế đối lập nhau, muốn chủng ngừa Vaccine đạt hiệu quả ta cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chọn mua vaccine phù hợp cho từng động vật muốn phòng bịnh theo từng loài.
Ví dụ: như gà thả vườn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì chọn Vaccin "dịch tả chịu nhiệt" 1 lọ có liều lẻ từ 20 đến 25 con là phù hợp, và cũng phù hợp cho gà thả vườn...tốt hơn dùng loại vaccine của gà công nghiệp loại liều từ 100 con trở lên, vì nó vừa phí cũng như không phù hợp với loài...
- Chọn nhà xản xuất Vaccine có uy tín- Bảo quản Vaccine tốt: từ nơi bán đến lúc chủng ngừa... Khi đem hòa với nước môi trường của vaccine nhớ để nhiệt độ của lọ Vaccin gần bằng với nhiệt độ môi trường là 28 đến 300C tránh ánh sáng chiếu thẳng vào lọ, việc làm này là tránh "sốc" cho vaccin cũng như vật nuôi, vì thân nhiệt của vật nuôi là từ 38 đến 41 độ C.
- Khi hòa xong cho phép chủng ngừa trong 2h, không được để lâu Vaccin sẽ mất tác dụng.
- Dụng cụ chủng ngùa phải vô trùng:
+ Chỉ được phép hấp nhiệt hoặc luộc ở nhiệt độ cao (nước sôi hay nồi áp suất).
+ Không dùng hóa chất hay cồn để sát trùng dụng cụ. (chết Vaccin).
- Nếu chủng bằng đường tiêm chích thì đâm kim 1 góc < 30 độ (dưới da) vì tất cả mao mạch và dây thần kinh ngoại biên tập hợp nhiều ở dưới da... Kim dài 32mm.
- Nếu chủng qua niêm mạc: như cho uống hay nhỏ mắt thì cần phải quan sát kĩ để liều cho vừa đủ từng con (nhiều lúc làm với số lượng lớn không chuẩn).
* Trên đây là những nguyên tắc cơ bản chắc ai cũng nắm rõ.
** Những điều dễ mắc phải sai lầm khi chủng Vaccine không tạo được miễn dịch (tạo được Kháng thể bảo hộ).
Kháng thể bảo hộ:
nó mang 2 ý nghĩa.
- Nó mang tính đặc hiệu: kháng thể nào thì tiêu diệt kháng nguyên ấy (nhận biết "mã" qua thụ thể gắn trên bề mặt kháng nguyên...chìa nào thì khóa ấy).
- Nó mang tính hoạt lực: có độ hoạt lực (độ mạnh) đủ tiêu diệt mầm bịnh.
Nên khi chủng ngùa phải đủ liều, nếu liều thiếu thì không đáp ứng tính hoạt lực.
Ví dụ: nhiều người sợ tiêm đủ liều thì vật nuôi sẽ chậm lớn hoặc gây sinh bịnh là không đúng...!1 lọ có 100 liều nên tiêm từ 96 đến 98 con là chính xác. vì có độ hao hụt khi tiêm chích.Nếu tiêm lên đến 120 con là mất hết ý nghĩa, vì kháng thể không đủ độ hoạt lực...nên vẫn xảy ra bệnh là chuyện bình thường...!
Ta nên nhớ 1 điều là Kháng sinh đối lập với Vaccin, nếu trong cơ thể của động vật còn tồn dư Kháng sinh thì việc chủng ngừa Vaccin xem như là vô nghĩa..! (không có hiệu quả), Vì Vaccin là Vi trùng là Virus nhược độc khi gặp phải Kháng sinh là bị Kháng sinh tiêu diệt hoặc làm yếu vaccine ..!
Nên việc chủng ngừa xem như vô hiệu và phản tác dụng.
- Nên trước 5 ngay và sau 2 tuần khi chủng Vaccine cơ thể của động vật không được dùng 1 loại Kháng sinh nào cả (cơ thể sạch), nhiều bà con chúng ta nhầm chỗ này mà khi chủng Vaccin không tạo được miễm dịch (độ bảo hộ).
Sau khi cơ thể tạo ra được kháng thể (mang tính chất bảo hộ) rồi...ta vẫn sử dụng kháng sinh bình thường để phòng trừ những bịnh khác...!
- Trong tiêm kháng thể ta nên phối hợp với Kháng sinh, điện giải & các vitamin để hổ trợ nhau trong điều trị. (Gum & New) thường là ở gà...!
** Kết luận:
- Thời tiết và nhiệt độ cũng có ảnh hưởng rất lớn trong việc tiêm phòng, nên chon lúc thời tiết tốt, tránh tiêm phòng trong thời tiết khắc nghiệt như mưa bão và lúc nắng gắt có nhiệt độ cao.
- Tốt nhất là buổi sáng từ 7h đến 10h, buổi chiều 15h đến 17h.
- Vacine đã pha hay đen ra khỏi nơi bảo ôn, nên tiêm trong 2h là tốt nhất.
- Trước khi chủng Vaccin cơ thể động vật phải khỏe mạnh (không dùng kháng sinh dạng bột trộn vào thức ăn hay tiêm chích Kháng sinh ít nhất là 3 ngày.
- Sau khi chủng ngừa cơ thể con vật có biểu hiện Stress cũng không nên dùng Kháng sinh để điều trị chỉ dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng, ngoại trừ những con có biểu hiên bịnh thì tách riêng ra để điều trị cá thể, tránh trường hợp trộn Kháng sinh cho cả đàn ăn, Kháng sinh sẽ diệt Vaccine.
- Để tạo ra kháng thể tốt đáp ứng được miễn dịch thì ít nhất trong 2 tuần ta không dùng Kháng sinh.
- Một loại Vaccin nào đó được chủng nhắc nhở thì lần 1 và lần 2 không quá 21 ngày.
- Không được chủng ngừa Vaccin trùng lập của 1 loại khi chưa quá 5 tháng.Nên việc chủng ngừa Vaccin kép là 1 việc nên làm để đỡ tốn thời gian và có độ bảo hộ cao, việc chủng nhắc nhở là đáng nên làm, để tạo ra "kháng thể chồng kháng thể", nhưng giữa 2 lần làm của 1 loại vaccine không quá 24 ngày là tốt nhất.
Mong các đồng nghiệp và các bạn đóng góp cho.
Xin cám ơn.
 


Last edited by a moderator:
Chào Bác Nguyễn Ngọc Chí, Em có vài điều cần Bác tư vấn được không ạ !
Hiện tại em nuôi khoảng 50 cặp bồ câu tơ, em cũng cho bồ câu uống vacxin đầy đủ gồm Vaccine Newcastle chịu nhiệt 2 lần và Vaccine Gumboro 2 lần, Vaccine đậu 1 lần (giai đoạn 1).
Vậy đến giai đoạn 2 tức là em muốn nuôi để giống thì em cho uống Vacxin như giai đoạn 1 cách nhau 4,5 tháng.
Nhưng điều em cần hỏi là ở giai đoạn 2 này mình cho uống 1 lần các loại Vaccin phía trên hay 2 lần giống giai đoạn 1 ( trừ đậu gà) thưa Bác.
 
Last edited:
Chào Bác Nguyễn Ngọc Chí, Em có vài điều cần Bác tư vấn được không ạ !
Hiện tại em nuôi khoảng 50 cặp bồ câu tơ, em cũng cho bồ câu uống vacxin đầy đủ gồm Vaccine Newcastle chịu nhiệt 2 lần và Vaccine Gumboro 2 lần, Vaccine đậu 1 lần (giai đoạn 1).
Vậy đến giai đoạn 2 tức là em muốn nuôi để giống thì em cho uống Vacxin như giai đoạn 1 cách nhau 4,5 tháng.
Nhưng điều em cần hỏi là ở giai đoạn 2 này mình cho uống 1 lần các loại Vaccin phía trên hay 2 lần giống giai đoạn 1 ( trừ đậu gà) thưa Bác.

Riêng đậu mùa 1 năm làm 1 lần là đủ.
Đến tháng thứ 5 em làm thêm vaccin Tụ huyết trùng (tiêm) & Newcastle (tiêm) là đủ. Không cần làm vaccine Gumboro nữa, Gum chỉ bị lúc chim còn non dưới 3 tháng tuổi thôi...
Chim mẹ & chim trưởng thành chỉ cần vaccine Đậu, New & Tụ huyết trùng là đủ.
Chào bạn.
 
Dạ, em cám ơn anh nhiều.Em đang ở Lagi - Bình Thuận, vừa làm nhà nước vừa chăn nuôi kiếm thêm thu nhập. Anh có thể cho em địa chỉ mail hay địa chỉ để liên lạc không, có gì nhờ anh tư vấn.
Ban đầu mua chim giống về thì đồng đều ngày tuổi vì trang trại họ lớn, xuất giống số lượng nhiều nên dùng vaccin dễ. Bên em bây giờ bồ câu đã có hàng bán giống nhưng độ tuổi có khi chỉ vài cặp 1 tháng, 2 tháng, có khi 3, 4 tháng không đồng đều nên cũng băn khoăn muốn vaccin đồng loạt để tránh dịch bệnh cho cả đàn giống tương lai này vừa để bán cho bà con có nhu cầu, vừa để nhân thêm đàn. Anh có thể cho em hỏi: Tụ huyết trùng (tiêm) & Newcastle (tiêm) mình dùng cho cả đàn giống không đồng đều này lớn có nhỏ có ( đàn này vẫn chưa dùng vaccin) được không anh? như vậy đã chặt chẽ về tiêm chủng chưa. Tụ huyết trùng (tiêm) & Newcastle (tiêm) cho bồ câu bằng 1/2 liều của gà hay như gà anh và mình tiêm vào đâu là thích hợp nhất
 
Last edited:
Dạ, em cám ơn anh nhiều.Em đang ở Lagi - Bình Thuận, vừa làm nhà nước vừa chăn nuôi kiếm thêm thu nhập. Anh có thể cho em địa chỉ mail hay địa chỉ để liên lạc không, có gì nhờ anh tư vấn.
Ban đầu mua chim giống về thì đồng đều ngày tuổi vì trang trại họ lớn, xuất giống số lượng nhiều nên dùng vaccin dễ. Bên em bây giờ bồ câu đã có hàng bán giống nhưng độ tuổi có khi chỉ vài cặp 1 tháng, 2 tháng, có khi 3, 4 tháng không đồng đều nên cũng băn khoăn muốn vaccin đồng loạt để tránh dịch bệnh cho cả đàn giống tương lai này vừa để bán cho bà con có nhu cầu, vừa để nhân thêm đàn. Anh có thể cho em hỏi: Tụ huyết trùng (tiêm) & Newcastle (tiêm) mình dùng cho cả đàn giống không đồng đều này lớn có nhỏ có ( đàn này vẫn chưa dùng vaccin) được không anh? như vậy đã chặt chẽ về tiêm chủng chưa. Tụ huyết trùng (tiêm) & Newcastle (tiêm) cho bồ câu bằng 1/2 liều của gà hay như gà anh và mình tiêm vào đâu là thích hợp nhất
Bạn nên phân đàn bồ câu của mình ra theo từng lô, dễ cho việc làm vaccin.
* Dưới 3 tháng tuổi:
_ Gum, đậu, Lo-xo-ta (dịch tả). Riêng Gum làm 2 lần
* Trên 3 tháng tuổi đến trưởng thành;
_ Đậu, Newcastle (tiêm), Tụ huyết trùng (tiêm), Đậu (1 lần)
Chúc bạn thành công.
 
Lasota thay bằng Newcastle chịu nhiệt được không anh !
_ Được, vaccine chịu nhiệt hay dùng cho gà ta có nhiều lọ chia ra nhiều liều (20,25,50...100) rất dễ sử dụng. Áp dụng cho gà từ 20 ngày tuổi trở lên. Cho nên số ượng rất phù hợp cho những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
 

Tụ huyết trùng (tiêm) & Newcastle (tiêm) cho bồ câu bằng 1/2 liều của gà hay như gà anh và mình tiêm vào đâu là thích hợp nhất
Vì em nuôi bồ câu không biết liều lượng như thế nào nhờ anh tư vấn để tiêm chủng vaccin, vì em thấy có vài người tiêm cho bồ câu xong bị bại chân hoặc xệ cánh nên em hơi lo.
 
Vì em nuôi bồ câu không biết liều lượng như thế nào nhờ anh tư vấn để tiêm chủng vaccin, vì em thấy có vài người tiêm cho bồ câu xong bị bại chân hoặc xệ cánh nên em hơi lo.
Về liều lượng lâu nay thường áp dụng = 1/2 của gà trưởng thành. Nhưng tôi chưa chắc khẳng định lắm...vì cần có một dịch tể chính xác.
Vì bồ câu cũng tạm gọi là gia cầm, nhưng nó là loài chim (điểu cầm), có thể liều tương đương với gia cầm...chúng ta thấy bồ câu có trọng lượng nhỏ hơn gà, mà dùng liều < hơn gà là sai.
Về vấn đề này tôi đang liên hệ với bộ phận chuyên về "dự phòng" xem họ trả lời như thế nào về liều lượng..!
_ Nếu ta tiêm phòng không đủ hoạt lực (độ mạnh của vaccine) là không thể tạo thành kháng thể mang tính đặc hiệu được.
_ Về vấn đề bạn tiêm xong bị bại chân hoặc bị xệ cánh là do bạn chọn vị trí tiêm sai.
_ Đối với bồ câu bạn nên tiêm ở phần thịt ức (xương mỏ kiếm, lưỡi hái...lườn), gọi là tiêm dưới da, nhưng phải nghiên mũi kim 1 góc 30 độ, hơi xuyên vào thịt...nếu ở ngoài quá thuốc không hấp thu được.
 
Vì bồ câu cũng tạm gọi là gia cầm, nhưng nó là loài chim (điểu cầm), có thể liều tương đương với gia cầm...chúng ta thấy bồ câu có trọng lượng nhỏ hơn gà, mà dùng liều < hơn gà là sai.
Về vấn đề này tôi đang liên hệ với bộ phận chuyên về "dự phòng" xem họ trả lời như thế nào về liều lượng..!
_ Nếu ta tiêm phòng không đủ hoạt lực (độ mạnh của vaccine) là không thể tạo thành kháng thể mang tính đặc hiệu được.
_ Về vấn đề bạn tiêm xong bị bại chân hoặc bị xệ cánh là do bạn chọn vị trí tiêm sai.
_ Đối với bồ câu bạn nên tiêm ở phần thịt ức (xương mỏ kiếm, lưỡi hái...lườn), gọi là tiêm dưới da, nhưng phải nghiên mũi kim 1 góc 30 độ, hơi xuyên vào thịt...nếu ở ngoài quá thuốc không hấp thu được
Cảm ơn anh rất nhiều về bài viết, nhờ vậy em cũng có những nhận định rõ hơn về cách tiêm chủng vaccin cho bồ câu. Vì có rất nhiều bài nói tiêm vào đùi, gáy, và tiêm thịt ức.... Chỉ còn liều lượng tiêm vaccin cho bồ câu em chưa nắm rõ nữa thôi, chắc tạm thời em cứ tiêm như của gà vậy. Đợi anh cập nhật cách tiêm chủng cho loại điểu cầm này.
 
Cảm ơn anh rất nhiều về bài viết, nhờ vậy em cũng có những nhận định rõ hơn về cách tiêm chủng vaccin cho bồ câu. Vì có rất nhiều bài nói tiêm vào đùi, gáy, và tiêm thịt ức.... Chỉ còn liều lượng tiêm vaccin cho bồ câu em chưa nắm rõ nữa thôi, chắc tạm thời em cứ tiêm như của gà vậy. Đợi anh cập nhật cách tiêm chủng cho loại điểu cầm này.
Bạn nên làm thử chừng 10 con theo liều của gà đi nhé, tiêm phòng mà không đủ liều chẳng khác nào rước giặc vào nhà, chính điều này mà người nuôi luôn bị thất bại...! Chẳng thà không tiêm còn hơn...
Con Ngang (vịt xiêm), con Ngỗng có liều gấp 2 lần con gà, vì chúng là thủy cầm...! Nếu tiêm liều theo gà là hỏng bét...!
 
Cám ơn sự chia sẻ của bạn.
Cơ thể sống của người & động vật có 2 cơ chế miễn dịch;
- Miễn dịch dịch thể (miễn dịch tự nhiên)
- Miễn dịch qua trung gian tế bào (do kháng nguyên giúp kháng thể tạo nên).
* Bản chất của Virus là tấn công vào nhân của tế bào, nên toàn bộ kháng sinh (thuốc) không đi vào nhân của tế bào, nên Ks ko có thể diệt được virus...điều đó là hiển nhiên..!
- Nếu thuốc có đi vào được nhân của tế bào, nhưng không có nhà dược học nào, bào chế ra dược chất để diệt Virus ở trong nhân tế bào, nếu diệt được Virus ẩn nấp trong tế bào chẳng khác nào chúng ta phá hủy hàng loạt tế bào...làm sao cơ thể còn sống được...!
_ Thuốc đi vào nhân của tế bào làm gây ngộ độc nhân...& còn nhiều yếu tố khác như gây ra đột biến gen...gây ra các tế bào lạ (tế bào Ung thư) vì các mã của ADN & ARN bị ngộ độc gây ra rối loạn, mất, lặp, đảo đoạn...nguy hiểm vô vùng...!
_ Chính cái khôn ngoan & tàn độc của Virus là chui vào nhân, ăn nhân của tế bào sinh sản ồ ạt trong nhân của tế bào, phá vỡ tế bào chui ra ngoài...thành 1 đội quân hùng mạnh để gây bệnh...!
_ Lớp lớp ở ngoài bào tương..lớp lớp ở trong ở trong nhân sinh sản...Không có kháng sinh nào tiêu diệt cho hết...! (pó tay).
**** Virus & Vi trùng đều có nhân:
_ Vi trùng có cấu trúc hoàn hảo hơn, chúng có cả ADN & ARN
_ Riêng Virus chỉ có 1 đoạn ARN mà không có ADN
+ Nếu không có nhân chúng sinh sản bằng cách nào...hả bạn..? Tái sinh chồi sao..? Vậy đợi đến lúc nào mới đủ số lượng để gây bệnh...?
****
Riêng vấn đề bào chế Vaccin hiện đại hiện nay đối với Virus, người ta lấy 1 đoạn mã của ARN sao chép đoạn mã đó để điều chế cho nhanh, không lấy nguyên con, nên không có nhân...và làm yếu đi không gây bệnh được, còn nếu có chui cào nhân của tế bào, thì chúng cũng không sinh sản được...!
_ Lúc đầu Virus xâm nhập vào cơ thể vẫn còn ở ngoài Bào tương, Kháng sinh có thể tiêu diệt chúng 1 cách hoàn toàn, nhưng lúc đó Virus có số lượng ít, chưa đủ làm cho cơ thể gây bệnh...đến khi chúng đến giai đoạn sinh sản thì chui vào nhân của tế bào...nhân lên hàng loạt, đến khi số lượng Virus đủ để gây bệnh, thì thuốc chỉ đủ diệt được Viruts ở ngoài bào tương...chứ còn số lượng Virus vào trong nhân tế bào để sinh sản làm sao Ks tiêu diệt được....?
* Cũng chính vì lẽ đó mà Kháng huyết thanh ra đời để cứu sống được 1 số bệnh như:
_ Bệnh Dại (chó) ở người.
_ Bệnh Gum ở gà
_ Bệnh Newcastle (dịch tả) ở gà, riêng bệnh dịch tả heo thì chưa điều chế được hay là nhiều lí do về vấn đề về kinh tế hay là lí do về dịch tể...nhiều nguyên nhân sâu xa mà viện Hàn lâm không cho phép. Chủ yếu là mạng sống của con người là quý giá nhất.
* Riêng đối với ADS (Sida) là vấn đề nan giải...con Virus này rất thông minh, chúng đổi mã gen ARN liên tục...nên có điều chế thuốc hoặc Kháng huyết thanh đưa vào cơ thể ...cả 2 cũng không nhận ra mã của chúng để tiêu diệt..!
Vì khi ADS nhận diện có điều bất lợi cho mình thì liền đổi mã, nên thuốc & Kháng huyết thanh cũng đành bó tay. Việc nhận diện mà bạn nói giống như nhận diện vân tay, chính là mã gắn lên Thụ thể trên bề mặt Kháng nguyên.
***
Kết luận ngắn gọn là lâu nay chúng ta thường nói là đối Với Virus là không có thuốc chữa...là vậy..!
_ Nhưng ko phải vậy, kháng sinh tiêu diệt được, nhưng đến khi phát bệnh mà trúng phải Virus là cả bên trong tế bào & ngoài huyết tương đầy Virus...diệt bên ngoài bào tương thì còn bên trong nhân tế bào...! Cơ thể sống không còn đủ để duy trì sự sống.!

" Phòng bệnh hơn chữa bệnh"

* Muốn có kháng thể mang tính chất đặc hiệu cần phải có Kháng nguyên đủ đáp ứng về số lượng cũng như về thời gian.
* Vậy cơ thể khi tiếp nhận 1 Kn lạ, thì lập tức các bạch cầu bao vây tiêu diệt, tế bào Lympho B làm nhiệm vụ chính, từ đó cơ thể tạo ra được cơ chế miễn dịch.
* Còn tính đặc hiệu là: đủ độ mạnh (giống như 1 mầm bệnh ở ngoài thực tế) & và nhận diện đúng mầm bệnh.
Ví dụ:
_ Tiêm vaccine dịch tả, thì tạo ra kháng thể dịch tả, còn độ hoạt lực gây bệnh thì giống như con virus dịch tả sống tự do ở ngoài môi trường.
Nên khi tạo ra được kháng thể có độ mạnh đủ chống lại mầm bệnh thật. Vậy tính Đặc hiệu ở đây là độ hoạt lực & nhận diện đúng mầm bệnh. Cái chủ yếu là hoạt lực.
Nếu
một kháng nguyên bị yếu đi thì cơ thể có tạo được kháng thể có đủ độ hoạt lực (độ mạnh) không.? Đây chính là vấn đề thứ 1.
Còn vấn đề thứ 2:
* Bản chất của Kháng sinh là tìm diệt & bao vây.
_ Khi cơ thể bị tổn thương ở tế bào hay 1 vật lạ xâm nhập, thì lập tức Ks di chuyển & tập trung đến nơi đó nhiều nhất để làm nhiệm vụ.
_Vậy tiêm Vaccine vào cơ thể, chính là vât lạ đã xâm nhập cơ thể, mà trong cơ thể có mặt của Kháng sinh, sẽ bị Ks tiêu diệt & bao vây làm cho độ hoạt lực (độ mạnh) Virus yếu đi là do nhũng nguyên nhân:
+ Về mặt thời gian: Thời gian của virus có hạn định nhất định, khi khu trú vào cơ thể...sẽ bị cơ thể đào thải. Vậy không đủ thời gian để cơ thể tạo ra kháng thể, vì có mặt Ks bao vây & diệt đi...mà khi bị bao vây thì Vaccin bị nhốt ở bên trong còn Bạch cầu thì ở bên ngoài...vậy chúng có yếu đi không..?
_Nếu trong cơ thể có Ks liên tục, thì thời gian lưu trú của Vaccin ngắn lại & bị đào thải.
_ Cái cơ chế: sưng, nóng, đỏ đau....biểu hiện ra bên ngoài & cơ thể nhiệt tăng lên (phát sốt) bên trong...là biểu hiện tốt độ hoạt lực của Vaccin. (Vì bạch cầu chúng đang tấn công virus). Biểu hiện này không hoặc xảy ra yếu đi vì có mặt của Kháng sinh đang bao vây....thì độ hoạt lực của Vaccine không đủ đáp ứng, cũng chính vì lẽ đó mà tạo ra Kháng thể không mang tính Đặc hiệu.
* Tôi đã nhắc nhỏ là Sunfamicd & Dexa....
tồn tại rất lâu.
Hãy thực tế đi, khi chúng ta học thì phải biết xâu chuỗi lại....mới thấy hết được cái hay bí ẩn bên trong, còn lí thuyết chưa xâu chuỗi lại được...dễ hỏng...!
* Chính vì thiếu hiểu biết mà khi chủng Vaccine đã vô tình làm yếu đi độ hoạt lực (độ mạnh) và thời gian của Vaccin ngắn lại, nên cơ thể không tạo ra được Kháng thể mang tính Đặc hiệu.
******
Ở thực tế, nhiều bà mẹ đem em bé đi tiêm phòng Vaccin, về nhà thấy em bé ho, sốt, chảy nước mũi thì đi mua vài liều thuốc cảm uống vô để con mình khỏe trở lại....là điều tai hại vô cùng...! Đúng ra ta phải làm hạ sốt giảm đau bằng cách tăng sức đề kháng như: chườm đá là hạ sốt thân thể, cho uống nước chanh, phòng ở mát mẻ là được...tăng chế độ dinh dưỡng...
Em nghĩ cứ tranh luận thế này ko biết đến bao giờ mới giải quyết đc vấn đề. Nếu có thể bác cho em xin một cuộc hẹn online để việc tranh luận đi vào trọng tâm và tránh việc phải nói đến những vấn đề ko cần thiết. em cảm ơn bác nhiều.
 
Em nghĩ cứ tranh luận thế này ko biết đến bao giờ mới giải quyết đc vấn đề. Nếu có thể bác cho em xin một cuộc hẹn online để việc tranh luận đi vào trọng tâm và tránh việc phải nói đến những vấn đề ko cần thiết. em cảm ơn bác nhiều.
Bạn còn gì thắc mắc có thể viết ra, theo tôi nghĩ bạn nên gọi điện thoại trực tiếp cho tôi theo số 0933 525 939 để trao đổi thì hay hơn, tôi nghĩ bạn có thể hiểu nhầm ở 2 điểm:
_ Tính đặc hiệu của Kháng thể.
_ Tại sao Kháng sinh tiêu diệt được & không được Virus ...đúng ko...?
***
Nếu bạn đã học ở ĐH mà học 1 cách sơ sài thì bạn rất mơ hồ, bạn nên tìm bên nhân y, Cao học dược, Huyết thanh học bên truyền máu, dịch tể học, đơn giản hơn là hỏi mấy ông bác sỹ (thứ thật) thì sẽ rõ.
Ở VN bằng cấp còn nhiều hơn lá tre...là chuyện thường...!
 
bác sỹ cho tôi hỏi về liều dùng thuốc cho các con vật to lớn như heo nái, trâu bò.
vd: tôi có con bò 1200 ký, tôi tẩy giun cho nó bằng BIVERMECTIN 1%®
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG:
Heo: 1 ml / 30-32 kg thể trọng .
Trâu, bò, ngựa: 1 ml / 40-50 kg thể trọng
Như vậy thì tôi phải tiêm 24cc cho con bò 1200 ký à, hay có giới hạn ở 1 mức nào không? hay vật nuôi bao nhiêu ký thì tiêm bấy nhiêu thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất?
 
bác sỹ cho tôi hỏi về liều dùng thuốc cho các con vật to lớn như heo nái, trâu bò.
vd: tôi có con bò 1200 ký, tôi tẩy giun cho nó bằng BIVERMECTIN 1%®
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG:
Heo: 1 ml / 30-32 kg thể trọng .
Trâu, bò, ngựa: 1 ml / 40-50 kg thể trọng
Như vậy thì tôi phải tiêm 24cc cho con bò 1200 ký à, hay có giới hạn ở 1 mức nào không? hay vật nuôi bao nhiêu ký thì tiêm bấy nhiêu thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất?
Chào bạn, tất cả các loại thuốc đều có toa hướng dẫn cụ thể, thường đưa ra liều trung bình ở động vật 50kg, cho lượng chất tan có trong dung dịch ( nồng độ của thuốc chứa trong 100ml dung dịch) có thể đó là g, mg hoặc là ml...), nên khi Bs Thú y hoặc trung cấp thu y khi hành nghề lâu năm họ đã rút ra được 1 liều lượng thực tế., áp dụng cho thực tiễn cùng loài , khác loài...
Ví dụ như thuốc nội ngoại kí sinh trùng mà bạn nói là Bivermectin có hàm lượng 1%.
_ Đối với heo từ 30 kg đến 100kg thì áp dụng như trên.
_ Đối với heo dưới 30 > 10 kg thì áp dụng liều được tính trọng lượng giảm xuống 1/3 thuốc tăng lên 3/2...liều lượng là 20 ml/kg/TT (TT là thể trọng). Vậy heo 30 kg tiêm được 1,5 ml.
Nên liều lượng họ đưa ra thấp nhất (Min) là 1ml cho heo 20kg, cao nhât là (Max) là 6-7 ml, dù cho heo nái có thể lên đến 300kg cũng chỉ chích đến 7ml, chứ không hơn được nữa...
* Căn cứ theo đó bạn tính cho bò & trâu...
_ Vậy con bò có liều cao nhất không vượt quá 20 ml, khi có liều vượt quá 15 ml nên chia làm 2 lần tiêm...để tránh gây ap-xe. Nếu con bò là 1 tấn 2 có liều là 20 ml.
Cũng như con người trên 16 tuổi cân nặng từ 50kg trở lên thì tính theo liều người lớn...có cân nặng lên đến 80 hay 90 kg vẫn dùng liều ở 50 kg. (tính theo thể tích máu của người trưởng thành).
 
Last edited by a moderator:
Anh Chí đã hỏi bên chuyên môn "Dự phòng" về liều lượng tiêm Vaccine đối với bồ câu dùm em chưa a. Vì e cần liều lượng chính xác để tiêm vaccine mà tạo ra được Kháng thể đặc hiệu !
 
Chú Chí giúp với:
Cách đổi g hoặc mg thành ml
VD: Bệnh giun đũa ở bê nghé, con đọc trong sách thì họ ghi là dùng Ivermectin (HANMECTIN) dùng liều 0,2mg/1kg TT vậy 0,2mg = bao nhiêu ml
 
Chú Chí giúp với:
Cách đổi g hoặc mg thành ml
VD: Bệnh giun đũa ở bê nghé, con đọc trong sách thì họ ghi là dùng Ivermectin (HANMECTIN) dùng liều 0,2mg/1kg TT vậy 0,2mg = bao nhiêu ml
Trong 1 lọ thuốc thường có ghi thành phần của thuốc (nồng độ).
1 lọ thuốc lớn 100ml có nghĩa là 100 cc (vì 1ml =1cc).
Trong lọ thuốc đó có nêu rõ là số gam chất tan (nồng độ) chứa trong 100 ml dung dịch.
Bạn phải tìm đúng lọ thuốc đó quy đổi theo quy tắc tam suất thì ra ngay thôi...
Chứ bạn hỏi 1 cách mơ hồ không cho biết lọ đó có chứa chất tan trong dung dịch là bao nhiêu , thì tôi làm sao trả lời được...???
_ Đối với ngành dược họ đã dùng thử nghiệm thực hành thành công (GMP) rồi thì mới đem ra công bố liều dùng kèm theo toa.
Bạn cứ theo toa mà dùng, vậy bạn dùng theo liều 0,2mg/kg TT cho bê nghé là được rồi...!
**** Nhưng cơ bản bạn phải biết 0,2mg đó được tính là bao nhiêu ml (cc) thôi...
Tôi nghĩ bạn nên xem theo toa thuốc chứ ko theo sách "hướng dẫn Phòng trị bệnh của Thú Y..."
Chỉ có nhà sản xuất thuốc họ mới chịu trách nhiệm về thuốc mà họ đã công bố...!
Chứ hàm lượng(nồng độ) chứa trong dung dịch của từng nhà bào chế là khác nhau.
Ví dụ: lọ thuốc nội ngoại kí sinh trùng có tên thương mại là Vimectin của công ty Vemedim có ghi thành phần là:
Ivemectin.........300mg
Exp.sp.............100ml
Ta hiểu là cứ 1ml (hay 1cc) có chứa 3mg Ivemectin.
Nhưng lọ thuốc này có hướng dẫn rõ cách xử dụng là:
_Trâu,bò, dê, cừu: 1ml cho 14 đến 16kg thể trọng....đây là liều cho đại gia súc (liều này được ứng dụng cho động vật từ 50kg đến 500kg (vì với 2 mốc, 14 & 16 có ý nghĩa là đối với con có thể trọng lớn thì dùng liều mốc 16, con có thể trọng nhỏ thì dùng mốc 14).
.........
 


Back
Top