CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT - NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐANG PHÁ SẢN?

Tại thượng nguồn sông Cửu Long, Trung Quốc đã làm nhiều con Đập, Đê ngăn dòng nước làm cho Miền Tây bị hạn hán.
25500046420_cf04361db7_o.jpg

Hạn hán, xâm nhập mặn đang hoành hành Nguồn: Internet
Miền Tây Việt Nam nằm ở hạ nguồn và Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Châu Thành (Hậu Giang), Sóc Trăng trước khi đổ ra biển.

Sông Tiền Giang có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long đến Cai Lậy (Tiền Giang).

Một khi dòng nước thượng nguồn bị ngưng hoặc không đủ lưu lượng để đổ ra biển nữa thì nước biển sẽ chảy ngược dòng vào ruộng đồng, gây nên nạn ngập muối.

Muối dư thừa trong đất tạo ra một hiệu ứng gọi là osmotion, tích tụ của natri trong thực vật gây ra mức độ độc hại, làm giảm độ tăng trưởng của lúa, gây còi cọc cho thực vật và sự phát triển tế bào thực vật sẽ bị ngưng trệ. Đây là nguyên nhân mất mùa.

Một số tin báo chí nhà nước trong mấy ngày qua đưa tin là Việt Nam yêu cầu Trung Quốc xả đập để cứu giúp hạ nguồn sông Cửu Long, trong thực tế thì khi muối đã ngấm vào đất thì dòng chảy cần phải liên tục trong một thời gian dài mới có thể đẩy muối ra khỏi ruộng được.

Trung Quốc có xả đập một hay hai lần cũng không thể giúp ít gì nhiều hơn nữa.

Điều mà Việt Nam cần làm lúc nầy là làm đập ngăn nước biển tràn vào tại một số khu vực như cửa Định An, cửa Ba Thắc (Bassac), cửa Trần Đề ở Hậu Giang và cửa Tiểu ở Tiền Giang.

Làm đập ngăn nước biển tràn vào ruộng không phải dễ vì nó đòi hỏi tốn kém và kỹ thuật cao, tuy nhiên dù sao chăng nữa thì đây cũng là chuyện cấp bách lâu dài để cứu nền nông nghiệp Việt Nam thay vì phải gửi thư cầu xin Trung Quốc xả đập.

Nếu Trung Quốc không chịu xả đập thì không lẽ Việt Nam ngồi chờ chết hay sao?

Nguyễn Thùy Trang
 


Biến đổi khí hậu miền nào cũng hứng em ợ.
Nhưng miền nam mới là nơi hứng chịu nhiều nhất và đầu tiên . Miền trung cũng lãnh một phần nhưng ít lắm .
Nước sông ở miền trung bây giờ còn đầy và độ mặn vẫn chưa ảnh hưởng gì nhiều như miền nam .
 
Nhưng miền nam mới là nơi hứng chịu nhiều nhất và đầu tiên . Miền trung cũng lãnh một phần nhưng ít lắm .
Nước sông ở miền trung bây giờ còn đầy và độ mặn vẫn chưa ảnh hưởng gì nhiều như miền nam .
Ơ hơ .. nói thế họ cười chết. Miền trung khí hậu khác với miền nam nên ảnh hưởng khác nhau em ợ. Năm nay miền trung hạn nặng đó em.
 
Thưa,
Quê tôi ở Bến-Tre, là nơi bị ảnh-hưởng nhiều nhứt!
Thủy-canh.


Vũ khí nước của Trung Quốc và việc giải lời nguyền sông MeKong


FB Lãng 2016-03-14
Tháng 3/2016 trong lúc tình hình ngày một nóng trên biển Đông thì tình trạng khô hạn tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long khiến người Việt Nam choáng váng. Vùng đất trù phú và là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, đóng góp chủ yếu vào thành tích xuất khẩu gạo từ 7 - 8 tr tấn một năm này đang trong tình trạng khô hạn và nhiễm mặn nặng do thiếu nước ngọt. Nguyên nhân trực tiếp do sự suy giảm dòng chảy trên sông MeKong.
12803038_10204442903952701_4740773457935405097_n.jpg

Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15.000 m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ m3 tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

12795400_10204442900872624_5632885090141991783_n.jpg

Là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất của bất cứ thay đổi dòng chảy nào trên sông MeKong, Việt Nam còn đồng thời chịu tác động kép của tình trạng môi sinh toàn cầu, cụ thể là tình trạng nóng lên của trái đất và nước biển dâng. Điều đó khiến toàn bộ vùng hạ lưu sông Mekong ở Việt Nam sẽ có những biến động thay đổi tuyệt đối về môi sinh trong khoảng một thập kỷ tới. Tình trạng chung là thiếu nước trên lưu vực sông, tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán sẽ ngày càng gia tăng và đó là một xu thế không thể đảo ngược.

Ủy hội sông Mekong (tiền thân là Ủy ban sông Mekong 1957) đã được thành lập từ năm 1995 với sự tham gia của 4 nước tại lưu vực sông, gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia. Dù là nước kiểm soát dòng chảy trực tiếp tại phần thượng nguồn sông Mekong, nhưng Trung Quốc từ chối tham gia hiệp hội. Trung Quốc cũng là nước xây dựng những đập thủy điện lớn đầu tiên trên dòng chính của sông Mekong, cũng là nước đang lên kế hoạch và đầu tư xây nhiều đập thủy điện nhất để kiểm soát con sông này. Tính đến nay TQ đã hoàn thành ít nhất 8 đập chính trên sông Lan Thương (dòng chính tại thượng nguồn sông Mekong) và đang xây tối thiểu thêm 4 đập nữa. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư chủ yếu đứng sau xây dựng các đập thủy điện tại dòng chính hạ lưu sông Mekong ở Lào và Campuchia (Việt Nam và Thái Lan cũng đóng góp vào quá trình xây dựng các đập này). Ủy hội sông Mekong đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu khoa học và đưa ra nhiều cảnh báo để hạn chế và tạm dừng quá trình xây các đập trên sông Mekong để đảm bảo sự phát triển bền vững của tất cả các nước mà con sông chảy qua. Theo tính toán của Ủy hội này, lợi ích thu được từ việc phát triển thủy điện nhỏ hơn rất nhiều so với các tổn thất mà nó gây ra, cụ thể về biến đổi môi trường, thiệt hại nghề cá, thiệt hại nông nghiệp, sự tuyệt chủng của nhiều loại động thực vật... Tuy nhiên, sự cảnh báo và các kiến nghị của Ủy hội sông Mekong bị vô hiệu hóa hoàn toàn với lập luận của Trung Quốc: “Trung Quốc có toàn quyền xây dựng bất cứ thứ gì trên sông Mekong ở phần lãnh thổ của nước mình”. Thái độ vô trách nhiệm hoàn toàn này của TQ đã vô hiệu hóa hoàn toàn các nỗ lực bảo vệ việc khai thác bền vững dòng sông quốc tế. Bị thúc đẩy và nêu gương bởi lối tư duy ích kỷ của TQ, tất cả các nước tại hạ lưu sông Mekong gồm Lào, Thái Lan và Campuchia đều lên kế hoạch xây dựng những đập thủy điện cực lớn trên dòng chính con sông. Và Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình này với vai trò là nhà đầu tư cung cấp vốn chính yếu.

12814607_10204443008355311_455387410589069118_n.jpg


Phân bố các dự án thủy điện trên sông Mekong
Các đập thủy điện sẽ biến khoảng 55% độ dài sông ở hạ lưu thành những hồ chứa nước và làm biến đổi dòng chảy, từ đó thay đổi bản chất tự nhiên cũng như môi trường sinh thái của dòng sông. Vấn đề đáng nói ở đây là trong 12 thủy điện trên dòng chính sông Mekong (không tính dòng nhánh) sắp được xây dựng thì lại không có thủy điện nào ở Việt Nam, trong khi tổn thất mà quốc gia nằm cuối hạ nguồn như Việt Nam phải gánh chịu là lớn nhất. Có thể nói bằng chính sách và các hành động trên thực tế của mình, Trung Quốc đã rất thành công trong việc loại bỏ hoàn toàn vai trò của Ủy hội sông Mekong và biến việc kiểm soát nguồn nước tại con sông quốc tế này thành một thứ vũ khí rất lợi hại. Tất nhiên, đích nhắm chủ yếu của nó là quốc gia nằm ở hạ nguồn, nơi con sông chảy ra biển, chịu thiệt hại lớn nhất, và đó chính là Việt Nam.

Không phải đến bây giờ Việt Nam mới nhận thức được tính nguy cấp của tình hình. Việt Nam từng nỗ lực nhiều lần để trì hoãn tiến độ xây đập Xayaburi tại Lào và khuyến cáo các nước Thái Lan, Campuchia cùng phối hợp để khai thác dòng sông bền vững. Tuy nhiên bài toán kinh tế được mất của các quốc gia này không giống Việt Nam. Và họ không thể ngồi yên hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để duy trì tính bền vững của con sông khi Trung Quốc đã phá hoại nó có hệ thống trên thượng nguồn. Trong mọi tình huống, Việt Nam phải chấp nhận thực tế rằng nguồn nước chảy về Việt Nam trên lưu vực sông Mekong sẽ ngày càng giảm trong mùa khô hạn.

12795431_10204443038636068_5510819005220297333_n.jpg


Dữ liệu thủy văn năm 2010, lượng nước chảy qua Châu Đốc thấp nhất trong 85 năm qua
Nguồn nước suy giảm trên sông Mekong, tình trạng xâm nhập mặn tăng nhanh và nguy cơ nước biển dâng đang là những đe dọa sống còn đến vùng đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, thực sự đây đã là một lời nguyền sông Mekong đối với vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Và ngày 10/03/2016, trước tình trạng khô hạn trên diện rộng ở miền Tây, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng buộc phải gửi công hàm cho Trung Quốc để đề nghị TQ xả đập thượng nguồn giúp cải thiện tình hình. Trái với thái độ hung hăng tại biển Đông, TQ hỷ hả nhận lời. Liệu có phải TQ tự nhiên tốt đột xuất với Việt Nam như vậy chăng? Hoàn toàn không, Trung Quốc đang rất vui và muốn công bố với thế giới và người Việt Nam rằng, vũ khí nguồn nước sông Mekong của Trung Quốc với Việt Nam đã thành hiện thực trên thực tế.

Nó giống như một lời nguyền ám ảnh dai dẳng. Vậy đâu là lời giải cho lời nguyền không thể tránh khỏi này???

Nhiều chuyên gia của Hà Lan khi sang nghiên cứu tình trạng ngập mặn tăng nhanh và tính toán ảnh hưởng của nước biển dâng, đã đưa ra dự toán cần tới trên dưới 50 tỷ USD và nhiều thập niên để Việt Nam xây dựng các con đập tại các cửa sông nếu muốn kiểm soát tình trạng xâm nhập mặn do dòng chảy suy thoái và tình trạng nóng lên của trái đất (Hà Lan, nước có phần lớn lãnh thổ nằm dưới mực nước biển là nước có kinh nghiệm nhất trong việc xây dựng các con đê lấn biển và đập kiểm soát dòng chảy tại cửa biển). Rõ ràng điều này là không tưởng, vì Việt Nam không đào đâu ra ngần ấy tiền và phương án xây dựng các đập kiểm soát dòng chảy cửa sông với một địa hình phức tạp như Việt Nam hiện không có lời giải trên thực tế. Cũng không thể trông đợi gì vào việc Trung Quốc tự nhiên bột phát thiện tâm, dỡ bỏ các đập thượng nguồn và tự nguyện tham gia Ủy hội Sông Mekong để phát triển môi trường bền vững.

Cần có một tư duy khác trong việc phát triển và khai thác đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. Việt Nam trước hết phải xây dựng các chiến lược và kế hoạch dựa vào chính mình, chứ không thể để lệ thuộc vào các nước khác. Trong những ngày khô hạn kỷ lục ở miền Tây, có một bức thư rất gây chú ý của Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp gắn bó nhiều năm với hạ lưu sông Mekong, nguyên văn:

“Xin đừng quá bi quan trước hiện tượng lúa bị chết mặn như báo chí đã loan tin. Họ không loan tin về các nông dân nhờ có nước mặn mà nuôi tôm rất thành công (giá trị gấp 3-4 lần lúa), và họ không hề lên tiến dùm những nông dân nuôi tôm bị chết vì thiếu nước mặn do địa phương ngăn mặn để cứu lúa, nhưng lúa không đủ nước ngọt nên lúa cũng thiệt hại theo tôm.

Đây là lỗi của Bộ Nông nghiệp và chánh quyền các tỉnh có bờ biển tiếp giáp, chỉ biết trồng lúa-lúa-lúa bất chấp thiên nhiên không cho phép, họ tốn hàng chục ngàn tỉ đồng để làm ngọt hóa bán đảo Cà Mau, nhưng kết quả là nước ngọt vẫn không đủ cho ngọt hóa. Chỉ mấy ông làm thủy lợi mới hưởng lợi vì có ximăng, sắt thép, bê tông để xơi.

Chúng ta đều thấy rằng thời kỳ cả nước ai ai cũng lo cho an ninh lương thực đã qua rồi vì nay ta sản xuất dư thừa để xuất khẩu 7-8 triệu tấn/năm với giá bèo như vậy. Nông dân trồng lúa của ta đã 40 năm rồi mà vẫn là những người nghèo, họ bị hô hào phải trồng lúa thật nhiều (để cho người ta được thăng quan tiến chức). Đã đến lúc cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương và các phương tiện truyền thông do Ban Tuyên Giáo chỉ đạo phải đổi mới tư duy làm kinh tế, chọn lựa hướng sản xuất và tìm đầu ra cho các hướng đó thế nào để có giá trị cao hơn mà không tiêu xài quá nhiều nước ngọt - tài nguyên thiên nhiên không tái tạo. Tư duy về nước mặn là kẻ thù, phải ngăn mặn, không còn hợp thời này nữa. Phải coi nước mặn là bạn, giúp nông dân ven biển làm giàu với tôm, cua... một cách bền vững hài hòa thiên nhiên. Những vùng theo hệ thống lúa-tôm của Sóc Trăng hiện nay được giàu có nhờ trồng lúa rất thành công trong mùa mưa và sau khi dứt mưa thì cũng vừa gặt lúa xong, liền cho nước mặn vào nuôi tôm. Đến mùa mưa tới, nông dân trở lại trồng lúa.

Chúng ta hãy thay đổi tư duy, không buộc nông dân trồng lúa quá nhiều để cho quan lên chức và nuôi dân các nước khác có ăn để họ làm giàu nhờ sản xuất các sản phẩm giá trị hơn lúa.

GS.TS Võ Tòng Xuân gửi trực tiếp qua e-mail Sài Gòn 8/3/2016

Prof. Dr. Vo-Tong Xuan Rector Emeritus, An Giang University Rector, Nam Can Tho University”

Ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân rất gây chú ý, và có lẽ là một gợi mở tốt cho vấn đề. Nếu việc suy giảm dòng chảy trên sông Mekong là không thể thay đổi được, nếu tình trạng xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long là không thể chặn lại được, cũng giống như Việt Nam không thể làm gì để thay đổi thực trạng nước biển dâng trong tương lai, thì thay vì việc chặn dòng xâm nhập mặn, hãy tìm cách khai thông và sống chung với nó.

Dự tính sẽ có tới 10 tỉnh ở Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng do tác động chung của vấn đề, tương đương với 29.827 km2 (lưu ý rằng diện tích này gần xấp xỉ 10% diện tích lãnh thổ toàn Việt Nam), trong đó 38% diện tích đất sẽ bị ngập hoàn toàn. Mức tác động do đó vô cùng lớn. Và để thích ứng với tình hình, cần có những chiến lược quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn khác.

12795400_10204443095637493_9121931378776046009_n.jpg


Thống kê các tỉnh chịu ảnh hưởng do biến động của tình hình
Có 3 giải pháp Việt Nam cần thực hiện ngay lập tức để đối phó với tình hình:

1. Dành ngay một ngân khoản ngay lập tức cho việc nghiên cứu thống kê các vùng đất chịu tác động trực tiếp của xâm nhập mặn, không còn thích hợp với trồng lúa, đặc biệt là các vùng có khả năng ngập trong tương lai do nước biển dâng, để xây dựng lại quy hoạch về phân vùng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Giữ lại những khu vực cho năng xuất cao đối với sản xuất lúa gạo, và phát triển đồng bộ các vùng này với các giống lúa có chất lương cao để tạo tương hiệu và nâng cao chuỗi giá trị cho người dân. Với các vùng ngập mặn, quy hoạch lại định hướng phát triển nông nghiệp để chuyển sang thủy hải sản.

2. Nghiên cứu chi tiết các kế hoạch khai thông dòng chảy để dẫn nguồn nước biển vào sâu các vùng ngập mặn phục vụ cho quy hoạch nuôi tôm. Đồng thời nghiên cứu và xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt dẫn tới các vùng này thay thế cho nguồn nước mặt và nước ngầm, để đảm bảo duy trì đời sống của con người. Chắc chắn chi phí cho những dự án này sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với những dự án thủy lợi tốn kém nhiều chục nghìn tỷ từ trước đến nay ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

3. Phối hợp việc xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản mới với sự phát triển của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy hải sản. Nghiên cứu kỹ yếu tố thị trường và làm tốt công tác dự báo, tránh việc chuyển đổi ồ ạt sang nuôi trồng thủy sản khiến nguồn cung tăng đột biến và không tháo gỡ được đầu ra. Chính phủ phải làm tốt vai trò của mình trong việc hỗ trợ và đào tạo kiến thức nuôi trồng cho người dân, bao gồm cả việc nghiên cứu và kiểm soát con giống, thức ăn, cảnh báo thị trường... để đảm bảo quá trình chuyển đổi là phù hợp và mang lại lợi ích bền vững cho người dân thay vì việc để họ bơ vơ tự bươn chải.

Kết luận:

Vũ khí nước của Trung Quốc đã thành hình và lời nguyền sông Mekong đối với Việt Nam cũng đã thành hiện thực. Không thể giao phó số mệnh quốc gia cho lòng thương hại của đối phương, Việt Nam cần và hoàn toàn có thể ứng phó được với thực trạng này bằng chính các giải pháp từ bên trong của chính mình. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn nằm trong các nỗ lực của chính quyền vì không người dân nào có thể tự phát làm quy hoạch. Các kế hoạch đầu tư khai thông dòng chảy dẫn nước biển và hệ thống cấp nước sinh hoat cho các vùng ngập mặn cũng chỉ có thể được thực hiện với vai trò nhà nước. Nếu nỗ lực tốt, Việt Nam hoàn toàn có thể đối mặt với tình hình và biến thách thức thành cơ hội:

- Giá trị kinh tế của nuôi trồng thủy hải sản cao hơn nhiều so với nông nghiệp truyền thống;

- Việc suy giảm diện tích trồng lúa khiến giá trị các sản phẩm trên vùng trồng lúa còn lại sẽ cao hơn theo quy luật thị trường. Và chính việc suy giảm này sẽ làm tăng ý thức giúp người dân có ý thức khai thác các giống lúa có giá trị cao hơn, để sử dụng hiệu quả hơn phần diện tích lúa còn lại.

Tất cả những điều này sẽ giúp Việt Nam thích ứng bền vững với tình hình. Và điều quan trọng nhất là vẫn kiểm soát được vận mệnh quốc gia trong chính bàn tay mình chứ không phải đặt nó vào tay người khác.

Nguồn tham khảo:

https://www.internationalrivers.org/...

http://www.cepf.net/SiteCollectionD...

http://www.husc.edu.vn/khoadia/view...

http://www.vncold.vn/Web/Content.as...

http://baodatviet.vn/khoa-hoc/quan-...

P/S Có một số comment giống nhau nêu sự băn khoăn về cùng một câu hỏi, đại loại chuyện gì xảy ra nếu Việt Nam quy hoạch nuôi thủy sản mà TQ xả nước ồ ạt tại các đập? Và một số băn khoăn khác về an ninh lương thực, về vấn đề loại tôm nuôi trồng liệu có sống được khi độ mặn tăng cao? Các câu hỏi này đã được trả lời nhưng vẫn tiếp tục có thêm những câu hỏi giống thế của những bạn đọc sau. Xin cập nhật phần trả lời lên đây để các bạn dễ theo dõi:

Việc TQ xả nước ồ ạt tại các đập do nó quản lý để phá vỡ quy hoạch nếu có của Việt Nam là điều nằm ngoài tầm với của TQ, vì toàn hệ thống sông Mekong hiện có tới 94 đập trên các dòng chính và dòng nhánh chảy qua nhiều nước khác nhau. TQ không thể thao túng hết được vì mỗi quốc gia đều sẽ sử dụng và điều hành đập phục vụ cho lợi ích của chính họ. Mỗi hệ thống đập có chu trình tích nước khác biệt phụ thuộc đặc điểm lưu vực và hồ chứa riêng, không thể có tình huống phối hợp xả đồng loạt trên toàn hệ thống đập. Có thể lấy ví dụ ngay từ hệ thống đập thủy điện Sơn La và Hòa Bình của Việt Nam. Ngay cả với hai hệ thống nằm cùng lưu vực và thuộc hoàn toàn sự điều phối của Việt Nam, cũng khó có thể xảy ra tình huống đồng thời xả đập ồ ạt. Ngoài ra, tình trạng nước biển dâng sẽ là không thể đảo ngược, việc này sẽ làm biến đổi tình hình bất kể tình trạng dòng chảy sông Mekong. Giải pháp bền vững nhất của Việt Nam quy hoạch cho vùng thủy hải sản, là xây dựng hệ thống kênh dẫn nước biển vào sâu các vùng quy hoạch. Điều đó sẽ giúp bảo đảm nguồn nước nuôi tôm. Tất nhiên, việc nghiên cứu và đánh giá tác động trong mùa lũ luôn phải xem xét kỹ. Và đó là việc của các nhà chuyên môn.

Với những lo ngại rất có lý về an ninh lương thực và về giống loại thủy sản nuôi trồng phù hợp khi độ mặn tăng cao. Những băn khoăn này là một bổ sung tốt để xem xét vấn đề kỹ càng hơn. Hãy xem bản đồ dưới đây về các vùng bị xâm nhập mặn và sẽ bị ngập nước mặn:

12795390_10204444445551240_6182564517528162645_n.jpg


Diện tích đất bị xâm thực mặn và chịu ảnh hưởng ngập khi nước biển dâng


Với gần 30 nghìn km2 chịu ảnh hưởng, sẽ làm thay đổi rất nhiều tình hình chung tại đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên phần diện tích đất lúa còn lại vẫn rất lớn và đủ đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống. Diện tích làm nông nghiệp lúa ít đi đồng nghĩa với lượng nước ngọt cần trong thủy lợi sẽ giảm đi đáng kể. Việt Nam có thể chủ động xây dựng các đập chứa để tự chủ nguồn tưới cho phần còn lại này trong mùa hạn, hoàn toàn bằng nguồn lực của mình. Đất lúa ít đi khiến nó quý hơn, người dân do đó cũng sẽ căn cơ để trồng loại nào mang lại giá trị cao hơn. Điều đó tốt cho họ và cũng tốt cho chuỗi giá trị và thương hiệu nông nghiệp Việt nam. Về vấn đề vùng nuôi trồng thủy hải sản nước mặn, nếu lo ngại của các bạn rằng một số loại tôm sẽ chết ở độ mặn cao, vậy thì hãy để các nhà chuyên môn nghiên cứu xem loại con giống nào nuôi thích hợp nhất ở vùng đó, ví dụ tôm biển, cua, các loại cá nước mặn có giá trị xuất khẩu... Ngoài ra vẫn có thể trồng một số loại lúa chịu mặn xen kẽ với các chu kỳ nuôi hải sản trong năm, điều đó mang lại tính cân đối về mọi phương diện. Nói chung việc thích ứng với tình hình một cách chủ động là không thể trì hoãn. Còn việc đấu tranh với TQ qua các diễn đàn quốc tế, cứ làm thôi nhưng chắc rằng hiệu quả sẽ chẳng hơn gì những lời phản đối suông trên biển đông là mấy.
Vấn đề là chúng ta chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho phù hợp và hiệu quả. Trông chờ thì chẳng nhận được gì tốt cả đâu, thằng TQ nó thừa cái đểu, chả đc cái gì
Nuôi tôm ko được thì nuôi cá nuôi cua nuôi sò ốc hến... có đến cơ man là các loài thủy hải sản nước mặn lợ...
Trồng tràm bán giấy trồng đước bán than... cũng là cơ man loài cây.
Thú thật cái đất miền Cửu Long này ko lỗ nào mà tui chưa đặt chân tới, tui nhận thấy một điều là người dân vùng nước mặn, nước lợ có đời sống khấm khá hơn nhiều nơi làm lúa 3 vụ.
Giữ chi cái hư danh là vựa lúa lớn mà dân thì toàn ăn gạo thái lan.
Hết gạo rồi thì ăn lúa mì, sống như tây chứ có sao!!!:p:p:p
Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp mới là sống còn, ngày xưa trồng lúa chưa nhiều như bây giờ thì dân ta cũng đầy rẫy cái ăn ra. Quanh năm trồng lúa, trồng cả đời vẫn nghèo
 
Vấn đề là chúng ta chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho phù hợp và hiệu quả. Trông chờ thì chẳng nhận được gì tốt cả đâu, thằng TQ nó thừa cái đểu, chả đc cái gì
Việt Nam chỉ còn mỗi TQ là đảng anh em cùng nhau đối phó với đế quốc Mỹ. Nên nhất định TQ sẽ giúp VN nhé. Cơ cấu nông nghiệp VN dưới sự lãnh đạp của đảng rất tốt rồi nhé! Chuyển đổi cái j nữa chứ
 

Việt Nam chỉ còn mỗi TQ là đảng anh em cùng nhau đối phó với đế quốc Mỹ. Nên nhất định TQ sẽ giúp VN nhé. Cơ cấu nông nghiệp VN dưới sự lãnh đạp của đảng rất tốt rồi nhé! Chuyển đổi cái j nữa chứ
Vâng! TQ nói thì thường là không làm. Còn với thế giới hiện nay thì vốn không có kẻ thù nhiều đến vậy để chống thằng này chống thằng kia như vậy. Chỉ có những thằng mượn gió bẻ măng thôi.
Người có học, chưa chắc là người có giáo-dục!

tc mi còn phải lẩm nhẩm câu này tới lúc tắt thở..để tự giáo dục lại chính mình
Bro nói chuyện nghe cứ như là ngậm cứt phun rau ấy!
Người có học, chưa chắc là người có giáo-dục!

tc mi còn phải lẩm nhẩm câu này tới lúc tắt thở..để tự giáo dục lại chính mình
 
Chị Loan Nguyen giật tiêu đề to tát quá, thêm mấy bài của bác Thuy Canh quăng vào làm em đọc rối tung hết cả lên, lại còn chễm chệ ngay trang chủ Agriviet nên chắc nhiều người vào đọc. Em nói thật nhé các tiền bối làm người đọc rối như canh hẹ.
Diện tích đất bị xâm thực mặn và chịu ảnh hưởng ngập khi nước biển dâng

Với gần 30 nghìn km2 chịu ảnh hưởng, sẽ làm thay đổi rất nhiều tình hình chung tại đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên phần diện tích đất lúa còn lại vẫn rất lớn và đủ đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống. Diện tích làm nông nghiệp lúa ít đi đồng nghĩa với lượng nước ngọt cần trong thủy lợi sẽ giảm đi đáng kể. Việt Nam có thể chủ động xây dựng các đập chứa để tự chủ nguồn tưới cho phần còn lại này trong mùa hạn, hoàn toàn bằng nguồn lực của mình. Đất lúa ít đi khiến nó quý hơn, người dân do đó cũng sẽ căn cơ để trồng loại nào mang lại giá trị cao hơn. Điều đó tốt cho họ và cũng tốt cho chuỗi giá trị và thương hiệu nông nghiệp Việt nam. Về vấn đề vùng nuôi trồng thủy hải sản nước mặn, nếu lo ngại của các bạn rằng một số loại tôm sẽ chết ở độ mặn cao, vậy thì hãy để các nhà chuyên môn nghiên cứu xem loại con giống nào nuôi thích hợp nhất ở vùng đó, ví dụ tôm biển, cua, các loại cá nước mặn có giá trị xuất khẩu... Ngoài ra vẫn có thể trồng một số loại lúa chịu mặn xen kẽ với các chu kỳ nuôi hải sản trong năm, điều đó mang lại tính cân đối về mọi phương diện.
Cái nước biển dâng này mới là nguyên nhân chính này, bác Thuy canh copy lại bài viết đó mà không chọn lọc thành ra ...loạn xà ngầu làm người đọc phân tâm. Dẫn chứng cụ thể của em xin copy lại nguyên văn bản tin của Khí tượng thủy văn trung ương các bác sẽ thây mực nước thực đo sông Tiền tại Tân Châu là tương đương với trung bình nhiều năm còn sông Hậu tại Châu Đốc là lớn hơn trung bình nhiều năm nhé! (http://www.nchmf.gov.vn/web/vi-VN/71/61/28348/Default.aspx ). Thế nên đừng lôi Trung Quốc vào kẻo lại mất hòa khí. Việc TQ xây đập làm thủy điện cũng là cực chẳng đã thôi, các bác Google về đập Tam Hiệp thấy gây ra bao nhiêu hệ lụy sẽ rõ. Năm nay do còn ảnh hưởng của El Nino (mạnh nhất - do biến đổi khí hậu) nên nhìn chung lượng mưa ít, qua năm La Nina kéo tới lại lụt lội ngay thôi, các bác đừng nên dựa vào hiện tượng thời tiết cực đoan mà suy diễn sang cả vấn đề chính trị...

BẢN TIN DỰ BÁO THUỶ VĂN HẠN VỪA
CÁC SÔNG TRUNG, NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
(Từ ngày 11 đến 21/3/2016)


1. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH THỦY VĂN TỪ NGÀY 01-10/03/2016
1.1. Trung Bộ và Tây Nguyên:
Trong tuần, mực nước trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm; trên một số sông, mực nước xuống thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc cùng kỳ như sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 2,02m (13h/07/03), sông Trà Khúc tại Trà Khúc: 0,16m (19h/09/03), sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng: 3,13m (07h/10/03); riêng sông ĐăkBla tại KonTum: 514,84m (7h/07/03) mực nước xuống mức thấp nhất lịch sử. Lượng dòng chảy trung bình tuần trên phần lớn các sông chính ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên đều thiếu hụt so với TBNN từ 13-84%. (Chi tiết bảng số liệu)
Hồ chứa thủy lợi: Dung tích phần lớn các hồ chứa thủy lợi các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên trung bình đạt từ 70-90% DTTK; các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên đạt trung bình 30-50% DTTK, một số hồ như Tà Ranh (Ninh Thuận), Sông Phan (Bình Thuận) đã bắt đầu cạn nước.
Hồ thủy điện: Mực nước hầu hết các hồ thủy điện ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thấp hơn mực nước dâng bình thường (MNDBT) từ 5-10m; riêng hồ ĐaMi, Buôn Kuôp thấp hơn từ 1-3m. Một số hồ thấp hơn MNDBT nhiều như Kanak: 12,88m; Đại Ninh: 13,71m; Ialy:16,16m.

Tình trạng khô hạn thiếu nước đã xảy ra tại một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và Khu vực Tây Nguyên như: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, KonTum, Gia Lai và ĐắkLắc.

1.2. Nam Bộ:
Mực nước sông Cửu Long biến đổi theo triều và đạt mức cao nhất tuần vào ngày 01/03, trên sông Tiền tại Tân Châu: 1,17m ( cao hơn TBNN: 0,11m), trên sông Hậu tại Châu Đốc: 1,32m (cao hơn TBNN: 0,26m). Xâm nhập mặn trên các sông ở Nam Bộ tăng dần vào những ngày cuối tuần, với độ mặn lớn nhất tuần cao hơn tuần trước và cao hơn cùng kỳ năm 2015.

Mực nước sông Đồng Nai tại Tà Lài có dao động nhỏ vào những ngày cuối tuần. Mực nước cao nhất tuần 110,0m (ngày 10/03).

2. DỰ BÁO TỪ NGÀY 11-20/03/2016

2.1. Trung Bộ và Tây Nguyên
Trong tuần tới, mực nước các sông ở Bắc Trung Bộ có dao động, các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm; trên sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng, sông ĐakBla tại KonTum có khả năng xuống mức thấp nhất lịch sử. Dòng chảy trung bình tuần trên phần lớn các sông chính ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên ở mức thấp và thiếu hụt so với TBNN từ 12-91%. Tình trạng khô hạn thiếu nước tiếp tục diễn ra tại một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và Khu vực Tây Nguyên như: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, KonTum, Gia Lai và ĐắkLắc.

2.2. Nam Bộ
Trong tuần tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi theo triều và đạt giá trị cao nhất vào đầu tuần. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu ở mức: 1,30m, cao hơn TBNN cùng kỳ: 0,28m, tại Châu Đốc ở mức: 1,40m, cao hơn TBNN cùng kỳ: 0,37m. Độ mặn lớn nhất trên các sông Nam Bộ có khả năng xảy ra vào những ngày đầu tuần. Độ mặn lớn nhất ở hầu hết các trạm đều lớn hơn tuần qua và lớn hơn cùng kỳ năm 2015.

Trong tuần tới, mực nước sông Đồng Nai biến đổi chậm.
III.BẢNG 1: SỐ LIỆU MỰC NƯỚC VÀ LƯU LƯỢNG TRÊN CÁC SÔNG CHÍNH Ở TRUNG, NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Sông Trạm Yếu tố đo Thực đo tuần So sánh TBNN Dự báo So sánh với TBNN
Mã Lý Nhân H 242 <148cm 255 <137cm
Cả Yên Thượng Q 39 <78.2% 45 <76%
Tả Trạch Thượng Nhật Q 3.59 <24% 3.65 <10%
Thu Bồn Nông Sơn Q 97.3 >13% 100 ~TBNN
Trà Khúc Trà Khúc H 37 <121cm 34 <117cm
Kôn Bình Tường Q
Ba Củng Sơn Q 50.2 >18% 55 <12%
Cái N.T Đồng Trăng Q 3.6 <84% 2.2 <91%
ĐăkBla KonTum Q 20.1 <47% 19.4 <45%
Srêpôk Bản Đôn Q 43.9 <43% 39.5 <46%
Tiền Tân Châu Hmax 108 ~TBNN 130 >28cm
Hmin
Hậu Châu Đốc Hmax 121 >15cm 140 >37cm
Hmin



Ghi chú: Yếu tố đo: H: mực nước (cm), Q: Lưu lượng ( m3/s)
Hmax: mực nước cao nhất tuần

Hmin: mực nước thấp nhất tuần
 
Last edited:
Chị Loan Nguyen giật tiêu đề to tát quá, thêm mấy bài của bác Thuy Canh quăng vào làm em đọc rối tung hết cả lên, lại còn chễm chệ ngay trang chủ Agriviet nên chắc nhiều người vào đọc. Em nói thật nhé các tiền bối làm người đọc rối như canh hẹ.
Anh dùng từ cũng không phải dạng vừa. :D:D:D
Em tôn trọng tác giả để nguyên văn tiêu đề chứ bộ.
Thật ra trên MXH người ta còn đăng thêm cái hình bên dưới nữa nè!

25778434721_1c1c5a5d11_o.jpg


Hihi cái đập Yusufeli bên tận Thổ Nhĩ Kỳ ko hiểu sao nhiều người vẫn tin nó là đập Tam Hiệp:Dapdau::Dapdau::Dapdau:
Còn phần bên dưới em miễn bình luận :Dapdau::Dapdau::Dapdau:
 
Chị Loan Nguyen giật tiêu đề to tát quá, thêm mấy bài của bác Thuy Canh quăng vào làm em đọc rối tung hết cả lên, lại còn chễm chệ ngay trang chủ Agriviet nên chắc nhiều người vào đọc. Em nói thật nhé các tiền bối làm người đọc rối như canh hẹ.

Cái nước biển dâng này mới là nguyên nhân chính này, bác Thuy canh copy lại bài viết đó mà không chọn lọc thành ra ...loạn xà ngầu làm người đọc phân tâm. Dẫn chứng cụ thể của em xin copy lại nguyên văn bản tin của Khí tượng thủy văn trung ương các bác sẽ thây mực nước thực đo sông Tiền tại Tân Châu là tương đương với trung bình nhiều năm còn sông Hậu tại Châu Đốc là lớn hơn trung bình nhiều năm nhé! (http://www.nchmf.gov.vn/web/vi-VN/71/61/28348/Default.aspx ). Thế nên đừng lôi Trung Quốc vào kẻo lại mất hòa khí. Việc TQ xây đập làm thủy điện cũng là cực chẳng đã thôi, các bác Google về đập Tam Hiệp thấy gây ra bao nhiêu hệ lụy sẽ rõ. Năm nay do còn ảnh hưởng của El Nino (mạnh nhất - do biến đổi khí hậu) nên nhìn chung lượng mưa ít, qua năm La Nina kéo tới lại lụt lội ngay thôi, các bác đừng nên dựa vào hiện tượng thời tiết cực đoan mà suy diễn sang cả vấn đề chính trị...

BẢN TIN DỰ BÁO THUỶ VĂN HẠN VỪA
CÁC SÔNG TRUNG, NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
(Từ ngày 11 đến 21/3/2016)


1. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH THỦY VĂN TỪ NGÀY 01-10/03/2016
1.1. Trung Bộ và Tây Nguyên:
Trong tuần, mực nước trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm; trên một số sông, mực nước xuống thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc cùng kỳ như sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 2,02m (13h/07/03), sông Trà Khúc tại Trà Khúc: 0,16m (19h/09/03), sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng: 3,13m (07h/10/03); riêng sông ĐăkBla tại KonTum: 514,84m (7h/07/03) mực nước xuống mức thấp nhất lịch sử. Lượng dòng chảy trung bình tuần trên phần lớn các sông chính ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên đều thiếu hụt so với TBNN từ 13-84%. (Chi tiết bảng số liệu)
Hồ chứa thủy lợi: Dung tích phần lớn các hồ chứa thủy lợi các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên trung bình đạt từ 70-90% DTTK; các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên đạt trung bình 30-50% DTTK, một số hồ như Tà Ranh (Ninh Thuận), Sông Phan (Bình Thuận) đã bắt đầu cạn nước.
Hồ thủy điện: Mực nước hầu hết các hồ thủy điện ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thấp hơn mực nước dâng bình thường (MNDBT) từ 5-10m; riêng hồ ĐaMi, Buôn Kuôp thấp hơn từ 1-3m. Một số hồ thấp hơn MNDBT nhiều như Kanak: 12,88m; Đại Ninh: 13,71m; Ialy:16,16m.

Tình trạng khô hạn thiếu nước đã xảy ra tại một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và Khu vực Tây Nguyên như: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, KonTum, Gia Lai và ĐắkLắc.

1.2. Nam Bộ:
Mực nước sông Cửu Long biến đổi theo triều và đạt mức cao nhất tuần vào ngày 01/03, trên sông Tiền tại Tân Châu: 1,17m ( cao hơn TBNN: 0,11m), trên sông Hậu tại Châu Đốc: 1,32m (cao hơn TBNN: 0,26m). Xâm nhập mặn trên các sông ở Nam Bộ tăng dần vào những ngày cuối tuần, với độ mặn lớn nhất tuần cao hơn tuần trước và cao hơn cùng kỳ năm 2015.

Mực nước sông Đồng Nai tại Tà Lài có dao động nhỏ vào những ngày cuối tuần. Mực nước cao nhất tuần 110,0m (ngày 10/03).

2. DỰ BÁO TỪ NGÀY 11-20/03/2016

2.1. Trung Bộ và Tây Nguyên
Trong tuần tới, mực nước các sông ở Bắc Trung Bộ có dao động, các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm; trên sông Cái Nha Trang tại Đồng Trăng, sông ĐakBla tại KonTum có khả năng xuống mức thấp nhất lịch sử. Dòng chảy trung bình tuần trên phần lớn các sông chính ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên ở mức thấp và thiếu hụt so với TBNN từ 12-91%. Tình trạng khô hạn thiếu nước tiếp tục diễn ra tại một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và Khu vực Tây Nguyên như: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, KonTum, Gia Lai và ĐắkLắc.

2.2. Nam Bộ
Trong tuần tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi theo triều và đạt giá trị cao nhất vào đầu tuần. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu ở mức: 1,30m, cao hơn TBNN cùng kỳ: 0,28m, tại Châu Đốc ở mức: 1,40m, cao hơn TBNN cùng kỳ: 0,37m. Độ mặn lớn nhất trên các sông Nam Bộ có khả năng xảy ra vào những ngày đầu tuần. Độ mặn lớn nhất ở hầu hết các trạm đều lớn hơn tuần qua và lớn hơn cùng kỳ năm 2015.

Trong tuần tới, mực nước sông Đồng Nai biến đổi chậm.
III.BẢNG 1: SỐ LIỆU MỰC NƯỚC VÀ LƯU LƯỢNG TRÊN CÁC SÔNG CHÍNH Ở TRUNG, NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Sông Trạm Yếu tố đo Thực đo tuần So sánh TBNN Dự báo So sánh với TBNN
Mã Lý Nhân H 242 <148cm 255 <137cm
Cả Yên Thượng Q 39 <78.2% 45 <76%
Tả Trạch Thượng Nhật Q 3.59 <24% 3.65 <10%
Thu Bồn Nông Sơn Q 97.3 >13% 100 ~TBNN
Trà Khúc Trà Khúc H 37 <121cm 34 <117cm
Kôn Bình Tường Q
Ba Củng Sơn Q 50.2 >18% 55 <12%
Cái N.T Đồng Trăng Q 3.6 <84% 2.2 <91%
ĐăkBla KonTum Q 20.1 <47% 19.4 <45%
Srêpôk Bản Đôn Q 43.9 <43% 39.5 <46%
Tiền Tân Châu Hmax 108 ~TBNN 130 >28cm
Hmin
Hậu Châu Đốc Hmax 121 >15cm 140 >37cm
Hmin



Ghi chú: Yếu tố đo: H: mực nước (cm), Q: Lưu lượng ( m3/s)
Hmax: mực nước cao nhất tuần

Hmin: mực nước thấp nhất tuần
Thế VN yêu cầu TQ xả nước hỗ trợ là hơi kỳ phải không? Dựa vào tài liệu của bạn TQ từ chối cho lẹ nhỉ!
http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-t...quoc-dieu-tiet-nuoc-thuong-nguon-me-kong.html.
 
Tui mới nói chuyện với thằng em Út của tui. Nó ở Ba-Tri, tỉnh Bến-Tre.
Nó nói nhiều nhà nông đã định không làm mùa tới, bởi sẽ không thu-hoạch được gì! Nước uống thì phải mua 8ngàn/20lít.
Thân.
 
Thế VN yêu cầu TQ xả nước hỗ trợ là hơi kỳ phải không? Dựa vào tài liệu của bạn TQ từ chối cho lẹ nhỉ!
http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-t...quoc-dieu-tiet-nuoc-thuong-nguon-me-kong.html.
Sao bác trẻ trâu thế? Tài liệu của tôi là tài liệu chính thống của Khí tượng thủy văn Quốc Gia, có nguồn gốc số liệu đo đạc rõ ràng và trong đó còn cả thời tiết nông vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đó nghe bác @hoangson121vx. Tôi đưa ra là để chứng minh việc biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất nông nghiệp tại vựa lúa ĐBSCL chứ không phải do đập thủy điênj TQ. Với thời tiết cả vài tháng nay không mưa, có khi chúng ta phải cám ơn mấy cái đập đó của người TQ đã xây dựng để trữ nước nên bây giờ mới có nước để mà nói sẽ xả cứu VN (mà có trời biết là có xả thực hay không và nếu mà xả như ...bò đái thì có còn giọt nào về tới VN hay không?) và người xưa đã nói: Nước xa không cứu được lửa gần .. thực tế lên một chút đi
Hạn hán liên quan gì đến dòng cửu long

----------------- thành quả của tri thức VN ------------------------

Nếu ai xem mê kong ký sự điều biết rằng - dòng mê kong xuất phát từ cao nguyên tây tạng quanh năm tuyết phủ - băng tuyết nhỏ giọt này tạo ra dòng lan thương êm đềm thơ mộng - thì lượng nước của nó được bao nhiêu - lượng nước nhiều vào mùa mưa là do tích tụ nước mưa từ 6 quốc gia mà nó đi qua - TQ có ngăn luôn thượng nguồn thì dòng mê kong vẩn chảy - TQ có ngăn nước thì nước chảy đi đâu ??? bốc hơi à - kha kha !!!
Đấy đọc đoạn trích trên của bác @lecongtuananh thì sẽ rõ. Bổ sung cho bác thêm ít thông tin từ nguồn này nhé
http://cafef.vn/thoi-su/pgs-ts-le-a...la-viec-loi-bat-cap-hai-20160316134532591.chn

Đây là việc “lợi bất cập hại”. Bởi nếu Trung Quốc xả nước, chắc chắn là họ xả cầm chừng, cho có lệ, vì họ cũng cần nước để phát điện cho các tháng mùa khô kế tiếp, trong quãng đường hơn 4.000 km xuống ĐBSCL, chẳng lẽ Thái Lan, Lào, Campuchia không “phỏng tay trên” trước lượng nước chảy qua lãnh thổ của họ trước khi đến vùng ven biển ĐBSCL?
Bên cạnh đó, các vùng trũng, dòng nhánh, khu wetlands dọc lưu vực sẽ tiếp tục gom các nước còn thừa, dòng chảy đến ĐBSCL còn được bao nhiêu? Hầu hết các vùng canh tác lúa và màu hiện nay ở ven biển đã bị thiệt hại gần hết rồi, đưa nước vào chẳng cứu được bao nhiêu và không còn ý nghĩa nữa. Campuchia dịp này cũng có thể sẽ yêu cầu thủy điện Yaly xả nước xuống cho vùng Đông Bắc của họ. Vậy, ta lại “lấy đá ghè vào chân mình”.
Theo ông Tuấn, Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa con số yêu cầu Trung Quốc xả nước từ đập Cảnh Hồng là 2.300 m3/s, xả liên tục 7 ngày liên tiếp từ đợt 1 từ 7.3 đến 21.3; đợt 2 từ 5.4 - 20.4 (15 ngày). Không rõ ai đề xuất con số này, tuy nhiên, hồ chứa thuỷ điện Cảnh Hồng (Jinghon) có dung tích hoạt động tối đa là 249 triệu m3 nước, nếu xả theo yêu cầu của Việt Nam là tối thiểu 2.300 m3/s thì chỉ sau 30 giờ là cạn hồ. Như vậy, chỉ sau hơn 1 ngày là hồ hết nước, lấy đâu ra mà xả tiếp mấy ngày sau? Lưu lượng đến hồ Cảnh Hồng hiện nay rất ít. Vả lại, đập thủy điện Cảnh Hồng là đập điều tiết theo mùa nên không thể vận hành theo ngày được.


Việc yêu cầu xả nước và việc xả nước có thể liên quan tới vấn đề ... chính trị mà quy định của diễn đàn nên tôi không bình luận thêm nữa sợ bác KTD xóa bài uổng công viết. Tôi bổ sung thêm cho bác là vào giữa năm 2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI của Đảng cộng sản đã nhất trí thông qua Nghị quyết về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” tức là vấn đề ứng phó với BĐKH đã có nghị quyết hẳn hoi rồi nhé, mong các bac bớt chém gió...
Nếu Trung Quốc không chịu xả đập thì không lẽ Việt Nam ngồi chờ chết hay sao?
Chỉ sợ khi đập Nọa Trác Độ (Nuozhadu) và đập Tiểu Loan (Xiaowan) hoàn thành và xả nước vào mùa lũ thì khi đó ĐBSCL mới chết vì ngập vì mấy cái đập nhỏ của Lào và Thái trên dòng Mekong bị vỡ...hy vọng điều này không xảy ra...
Tui mới nói chuyện với thằng em Út của tui. Nó ở Ba-Tri, tỉnh Bến-Tre.
Nó nói nhiều nhà nông đã định không làm mùa tới, bởi sẽ không thu-hoạch được gì! Nước uống thì phải mua 8ngàn/20lít.
Thân.
Hôm qua ngài Nguyễn Phú Trọng đã thị sát thực tế tình hình xâm nhập mặn tại Bến Tre bác ạ, cùng đi còn có lãnh đạo VP Trung ương Đảng, các Bộ, Ban, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nên hy vọng người nông dân sẽ bớt khổ... hy vọng thế.
Anh dùng từ cũng không phải dạng vừa. :D:D:D
Em tôn trọng tác giả để nguyên văn tiêu đề chứ bộ.
Sory @Loan Nguyen nhé. Hihihi. Sáng nay ngồi chém gió ở quán cafe với bạn hữu tự nhiên lại nói về hạn hán ở ĐBSCL nên đang hừng hực khí thế làm cho ngôn từ hơi quá tý ...nhưng nội dung thì thấy như ý...
Giờ này đang chuẩn bị ghé quán Chín Mẫn (đường Xuân Diệu, QN) tưởng là nơi ở của Con gái Đất Võ.. té ra không phải vì click vào member's account thấy em ở SG và ... cũng còn nhỏ tuổi...có gì bỏ qua nhé vì tính tôi không muốn mất lòng phụ nữ.
 
Last edited:
Sao bác trẻ trâu thế? Tài liệu của tôi là tài liệu chính thống của Khí tượng thủy văn Quốc Gia, có nguồn gốc số liệu đo đạc rõ ràng và trong đó còn cả thời tiết nông vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đó nghe bác @hoangson121vx. Tôi đưa ra là để chứng minh việc biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất nông nghiệp tại vựa lúa ĐBSCL chứ không phải do đập thủy điênj TQ. Với thời tiết cả vài tháng nay không mưa, có khi chúng ta phải cám ơn mấy cái đập đó của người TQ đã xây dựng để trữ nước nên bây giờ mới có nước để mà nói sẽ xả cứu VN (mà có trời biết là có xả thực hay không và nếu mà xả như ...bò đái thì có còn giọt nào về tới VN hay không?) và người xưa đã nói: Nước xa không cứu được lửa gần .. thực tế lên một chút đi

Đấy đọc đoạn trích trên của bác @lecongtuananh thì sẽ rõ. Bổ sung cho bác thêm ít thông tin từ nguồn này nhé
http://cafef.vn/thoi-su/pgs-ts-le-a...la-viec-loi-bat-cap-hai-20160316134532591.chn

Đây là việc “lợi bất cập hại”. Bởi nếu Trung Quốc xả nước, chắc chắn là họ xả cầm chừng, cho có lệ, vì họ cũng cần nước để phát điện cho các tháng mùa khô kế tiếp, trong quãng đường hơn 4.000 km xuống ĐBSCL, chẳng lẽ Thái Lan, Lào, Campuchia không “phỏng tay trên” trước lượng nước chảy qua lãnh thổ của họ trước khi đến vùng ven biển ĐBSCL?
Bên cạnh đó, các vùng trũng, dòng nhánh, khu wetlands dọc lưu vực sẽ tiếp tục gom các nước còn thừa, dòng chảy đến ĐBSCL còn được bao nhiêu? Hầu hết các vùng canh tác lúa và màu hiện nay ở ven biển đã bị thiệt hại gần hết rồi, đưa nước vào chẳng cứu được bao nhiêu và không còn ý nghĩa nữa. Campuchia dịp này cũng có thể sẽ yêu cầu thủy điện Yaly xả nước xuống cho vùng Đông Bắc của họ. Vậy, ta lại “lấy đá ghè vào chân mình”.
Theo ông Tuấn, Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa con số yêu cầu Trung Quốc xả nước từ đập Cảnh Hồng là 2.300 m3/s, xả liên tục 7 ngày liên tiếp từ đợt 1 từ 7.3 đến 21.3; đợt 2 từ 5.4 - 20.4 (15 ngày). Không rõ ai đề xuất con số này, tuy nhiên, hồ chứa thuỷ điện Cảnh Hồng (Jinghon) có dung tích hoạt động tối đa là 249 triệu m3 nước, nếu xả theo yêu cầu của Việt Nam là tối thiểu 2.300 m3/s thì chỉ sau 30 giờ là cạn hồ. Như vậy, chỉ sau hơn 1 ngày là hồ hết nước, lấy đâu ra mà xả tiếp mấy ngày sau? Lưu lượng đến hồ Cảnh Hồng hiện nay rất ít. Vả lại, đập thủy điện Cảnh Hồng là đập điều tiết theo mùa nên không thể vận hành theo ngày được.


Việc yêu cầu xả nước và việc xả nước có thể liên quan tới vấn đề ... chính trị mà quy định của diễn đàn nên tôi không bình luận thêm nữa sợ bác KTD xóa bài uổng công viết. Tôi bổ sung thêm cho bác là vào giữa năm 2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI của Đảng cộng sản đã nhất trí thông qua Nghị quyết về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” tức là vấn đề ứng phó với BĐKH đã có nghị quyết hẳn hoi rồi nhé, mong các bac bớt chém gió...

Chỉ sợ khi đập Nọa Trác Độ (Nuozhadu) và đập Tiểu Loan (Xiaowan) hoàn thành và xả nước vào mùa lũ thì khi đó ĐBSCL mới chết vì ngập vì mấy cái đập nhỏ của Lào và Thái trên dòng Mekong bị vỡ...hy vọng điều này không xảy ra...

Hôm qua ngài Nguyễn Phú Trọng đã thị sát thực tế tình hình xâm nhập mặn tại Bến Tre bác ạ, cùng đi còn có lãnh đạo VP Trung ương Đảng, các Bộ, Ban, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nên hy vọng người nông dân sẽ bớt khổ... hy vọng thế.

Sory @Loan Nguyen nhé. Hihihi. Sáng nay ngồi chém gió ở quán cafe với bạn hữu tự nhiên lại nói về hạn hán ở ĐBSCL nên đang hừng hực khí thế làm cho ngôn từ hơi quá tý ...nhưng nội dung thì thấy như ý...
Thế nên theo tài liệu của bạn thì VN không nên yêu cầu TQ xả nước làm gì .. Trong trương hợp này TQ nó xả có lẽ là vì thấy thương tình ..chứ không phải nó thấy vì nó mà VN thiếu nước .. Còn nghị quyết của đảng cơm sườn thì có lắm cái nghị quyết lắm.
 
Thế nên theo tài liệu của bạn thì VN không nên yêu cầu TQ xả nước làm gì .. Trong trương hợp này TQ nó xả có lẽ là vì thấy thương tình ..chứ không phải nó thấy vì nó mà VN thiếu nước .. Còn nghị quyết của đảng cơm sườn thì có lắm cái nghị quyết lắm.
.adslot_1 { width: 300px; height: 250px; } @media (min-width:400px) { .adslot_1 { width: 336px; height: 280px; } }
Đọc cho kỹ bài viết của anh đi rồi ... chịu khó tiêu tốn thêm ít nơ ron thần kinh để suy ngẫm.. rồi hãy viết bài nhé em.
 
Đọc cho kỹ bài viết của anh đi rồi ... chịu khó tiêu tốn thêm ít nơ ron thần kinh để suy ngẫm.. rồi hãy viết bài nhé em.
Bài viết của thím chả có gì lạ để mà đọc kỹ cả .. lúc thì bảo chả liên quan đến TQ .. lúc lại bảo chuyện xả nước có thể liên quan chuyện chính trị ... eo ôi. Anh với ả
 
Bài viết của thím chả có gì lạ để mà đọc kỹ cả .. lúc thì bảo chả liên quan đến TQ .. lúc lại bảo chuyện xả nước có thể liên quan chuyện chính trị ... eo ôi. Anh với ả
Có câu này của Benjamin Franklin tặng em nhé: "Ngu dốt không đáng thẹn bằng thiếu ý chí học hỏi"
Thôi để anh ra biển làm mấy cốc bia với lẩu sưa Quy nhơn cho mát, viết bài mà gặp cách comment như chú em thì chán hết cả bia rượu...
 
Last edited:
Anh dùng từ cũng không phải dạng vừa. :D:D:D
Em tôn trọng tác giả để nguyên văn tiêu đề chứ bộ.
Thật ra trên MXH người ta còn đăng thêm cái hình bên dưới nữa nè!

25778434721_1c1c5a5d11_o.jpg


Hihi cái đập Yusufeli bên tận Thổ Nhĩ Kỳ ko hiểu sao nhiều người vẫn tin nó là đập Tam Hiệp:Dapdau::Dapdau::Dapdau:
Còn phần bên dưới em miễn bình luận :Dapdau::Dapdau::Dapdau:
Cám ơn Loan, nhắc tui nhớ đến quê tui đang trong cơn khổ nạn. Và vì tui đang ở rất xa, tui nhìn thấy gì, dĩ-nhiên là theo cái nhìn mạo-muội của tui thôi! Tui nhìn thấy gì:
1- Đồng bằng sông Cửu-long đang bị các đập thủy-điện thượng-nguồn hút hết nước.
2- Trung-quốc sẽ xả nước cứu-hạn? Ôi!
"Đời nào bánh đúc có xương?
Đời nào tụi Chệc có thương dân mình?"

3- Tui rất:
- Cám ơn bà con thương-cảm dân đồng bằng sông Cửu-long,
- Cám ơn bà con máu chảy ruột mềm ngư-dân biển Đông!
Thân.
 
Bác Thủy Canh à ! Em mới tham gia diễn đàn của Bà con Nông dân ta được một vài tháng nhưng cũng đã từng đọc qua gần hết các nội dung mà các Bác có tâm huyết trình bày, chia sẻ. Quả thật em rất ngưỡng mộ các Bác, những người lớn tuổi, nhiều kinh nghiệm khoa học, xã hội và tiêu chí cao nhất là Văn Hóa. Em đồng ý với Bác: Người có học chưa chắc đã là người có Văn hóa. Điều này đã được xã hội chứng minh và hơn nữa nó còn được thể hiện tại các Văn bản chính thống, cụ thể: Nếu để ý, Bác sẽ thấy người ta đã thay thế Trình độ Văn hóa bằng Trình độ học vấn (hay đại loại một dạng tương tự); Theo đó, một số ít trong xã hội chưa theo kịp cũng là lẽ thường, mong Bác bình tâm, tiếp tục phối kết hợp cùng mọi người thảo luận, bổ sung kiến thức cho nhau. Em nghĩ câu này phù hợp với Văn cảnh hiện tại: Trong vườn hoa, có chen loài cỏ dại; Trên đường đời, cỏ dại có chen hoa. Một vài dòng tâm tình mong Bác và tất cả diễn đàn chấp nhận như lời chào gặp mặt, tham gia.
Chào Loan Nguyen ! Hôm trước có gọi hỏi Bạn về thông tin về địa điểm bán cây Chè khổng lồ (Chè đại); Mình đã mua tạm được 100 hom của Mai Minh Hải ở Đăklăk rồi. Đã ươm được gần 02 tuần, bắt đầu nảy mầm. Khi nào cây có thể thu hoạch được giống sẽ đăng ký với gian hàng của Agriviet, nhờ Loan Nguyen giới thiệu giùm với các bạn ở ngoài Bắc khi có người hỏi thông tin (mình sẽ cung cấp miễn phí với mong muốn nhân rộng và cùng nhau phát triển). Cảm ơn trước nhé !
 


Back
Top