Con rắn và điều cần lưu ý

  • Thread starter Xuan Vu
  • Ngày gửi
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Trong chăn nuôi rắn, nhất là rắn long thừa là đối tượng hiện nay được nuôi nhiều nhất. Trong chăn nuôi có rất nhiều điều cần lưu ý, và cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Để nuôi được thành công theo ý muốn, phải vược qua mấy khâu này : bệnh, thức ăn, lớn nhanh

A- Bệnh: Trong nuôi rắn thường xảy ra nhiều bệnh làm cho rắn chết, hay chậm phát triển, mà hiện nay chưa có ai chuẩn đoán đúng 100%. Chỉ đoán dựa theo triệu chứng của nhưng con vật khác dùng thuốc của con người và thuốc thú thôi. Bệnh thường gặp nhất của rắn là bệnh đường ruột, tiêu chảy , viêm lở ruột, táo bón, bệnh phổi , bệnh sưng hàm, bệnh sên sán, bệnh lở da, khô da, bệnh đột quỵ…

B- Bệnh là khâu mà người mới nuôi rất sợ, nhưng những người đã nuôi lâu lắm rồi lại sợ nhất là THỨC ĂN . Nếu nuôi rắn mà thức ăn thiếu hay không đều độ thì cả 1 vấn đề khó khăn. Ví dụ như tôi mấy năm về trứơc ở địa phương tôi thu 1 ngày có thể đến 100kg mồi giá rất rẽ, nhưng hiện nay con số đó chỉ có trong sổ ghi mấy năm về trước, vì hiện nay có rất nhiều người nuôi.

C- Mau lớn cũng là vấn đề quan trọng . Phải để chuồng rắn nơi khí hậu mát mẻ, không nóng quá và cũng không lạnh quá, nói 1 cách khác là địa phương đó phù hợp với con vật mình nuôi.
A- bệnh
a- Bệnh đường ruột; Gây ra tiêu chảy, viêm lở xuất huyết ruột. Bệnh nầy do những nguyên nhân sau; rắn bị đói lâu , thức ăn khó tiêu, thức ăn có độc,ăn quá nhiều 1 lần, nước uống bẩn… Triệu chứng của bệnh đường ruột là rắn bỏ ăn, ỉa phân lỏng màu trắng, sau đó có màu hồng vón từng cục nhỏ, có mùi hôi tanh là đến lúc rắn bệnh nhiều. Cho uống Phosphatugen+Brobio ( thuốc của người), 2 gói hòa chung với nhau bơm thẳng vào ruột của rắn, với liều 2 gói cho 3 kg rắn, cho uống ngày 1 lần trong 3 đến 4 ngày. Nếu nặng quá ta mới nghỉ đến dùng kháng sinh và thuốc đặc trị tiêu chảy ( của thú y). Con rắn rất mẩn cảm với kháng sinh, nếu dùng nên cẩn thận .

b- Táo bón là do cho ăn 1 loại thức ăn lâu ngày, nhiệt độ chuồng cao, thiếu nước ... Bổ sung thêm nước uống, đổi thức ăn, nếu phân khô không ra được mới dùng thuốc bơm vào hậu môn rắn, loại thuốc bơm hậu môn cho trẻ em .
c- Bệnh phổi vào lúc giao mùa giữa nắng qua mưa và mưa qua nắng, là thường gặp nhất. Rắn ít ăn rồi bỏ ăn hẳn, gầy dần, mũi và miệng chảy nước nhớt khó thở, hơi thở bị gián đoạn. Nhìn kỷ sẽ thấy ngay tại ¼ trên cơ thể rắn về phần đầu, chỗ ngay lá phổi, khi rắn thở chổ này gồ lên và có khi co thắc lại, lắng tai nghe có tiếng khò khè khi thở . Bệnh này cũng giống như bệnh viêm hàm , nhưng bệnh viêm hàm chỉ chảy nước nhờn ở miệng và sưng hàm thôi. Bệnh trị bằng Kanamycin tiêm vào phần gốc đuôi dưới lỗ hậu , và cũng có thể trị các loại kháng sinh khác. Bệnh viêm phổi có khi chuyển sang mãn tính và cũng có khi tự khỏi. Thay đổi chổ ở, tạo môi trường mát mẻ cũng có thể làm cho rắn khỏi bệnh

d- Bệnh sưng hàm thường gặp ở những con hoang dã mới đem về nuôi, do cắn nhau, xây xát bị rụng răng rồi dẩn đến viêm nhiễm . Mật ong+ cỏ mực ( cỏ lọ nồi) thoa vào miệng rắn 2 -3 lần là khỏi. Có thể trị kháng sinh loại viêm nhiễm cũng được

e- Bệnh sên sán tuy không quá nghiệm trọng nhưng rất khó trị, có khi tự khỏi . Bệnh gây cho rắn chậm lớn, gầy dần, và có thể chết. Sên sán có 3 loại 1 là ngoài da thì dùng mủi kim lễ bắt sên ra, 2 là trong đường ruột cho uống thuốc xổ lãi của.người, còn loại nằm trong thịt loại nầy khó trị nhất nhưng không làm cho rắn chết, ta dùng loại thuốc tiêm trị
f- Bệnh lở da do xây xát cắn nhau, thuốc tím, tretracylin1%, hay trangala bôi lên
g- Khô da, da củ bó vào rắn không lột được. Do thiếu nước, nhiệt độ quá cao, thức ăn thiếu dinh dưỡng. Tắm cho rắn và ngâm khoảng 5 phúc lấy tay lột nhẹ lớp da ra giúp rắn thay da mới, thây đổi thức ăn

h- Bệnh đột quỵ là do đoán mơ hồ thôi, vì nó rất giống triệu chứng đột quỵ của người. Chỉ xảy ra với rắn mập béo phì, khỏe mạnh , tự nhiên ngã lăn ra chết, không có triệu chứng gì cả, có khi gọi là bệnh đứt mạch máu. Rắn chết thấy hàm sưng và tụ máu bầm tím , nên gọi là đứt mạch máu. Bệnh này hiện nay tôi potay . Nhưng có thể trị với những dược liệu sau: củ sã+ củ nghệ+ hành+ tiêu+ ớt+ bột ngọt+ khoai củ,đậu, gạo… làm 1 nồi cháo NHẬU thế là xong


B- Thức ăn ; đối với những nơi có ít người nuôi thì thức ăn ngoài thiên nhiên rất nhiều, cũng là loại mồi tốt nhất, không có loại mồi nào thay thế được cho rắn hiện nay . Những nơi đã nuôi nhiều rồi thì mồi là 1 vấn đề khó khăn. Tại địa phương tôi mấy năm về trước thức ăn của rắn rất nhiều và rất rẻ, nhưng hiện nay có tiền mà mua không được mồi. Vì có rất nhiều người nuôi, mồi ngoài thiên nhiên càng ngày càng cạn kiệt. Bắt được mồi cho rắn nhà ăn hoặc bán cho anh hàng xóm rồi, có đâu mà mang ra đến chợ như mấy năm về trước. Chỉ là mùa nắng thôi chứ mùa mưa thì vẩn có nhiều

_ Thế thì ta dùng biện pháp nuôi ếch nhái , cóc, chuột … Thật tình mà nói chuyện nầy rất khó khăn. Con ếch cóc nuôi trong ao vèo chỉ đẻ tốt vào mùa mưa, còn mùa nắng thì rất khó đẻ, ngay cả người nuôi lâu năm còn phải ái ngại , huống chi là nguời mới nuôi. Nếu mùa nắng không nuôi được mồi, thì mùa mưa ta có cần đâu, vì ngoài chợ bán đầy. Nuôi ếch cho rắn ăn chỉ thuận lợi với người đang nuôi ếch, vì họ tận dụng được khâu ếch dạt, ếch thẩy, chuyển qua làm mồi cho rắn. Đây khó khăn về mồi khâu này ta hãy tìm cách giải quyết sau. Với người mới vào nghề chăn nuôi, con ếch nuôi chưa biết có sống được không, chứ đừng nói đến làm mồi cho rắn.

C-Mau lớn: nuôi con rắn mau lớn, đây cũng câu hỏi của rất nhiều bạn hỏi tôi. Nói theo vu vi thì người ta nói nuôi mát tay, có tay nuôi… Nhưng thật ra con vật nào cũng thế, muốn mau lớn thì phải có nhưng khâu như: Phòng trị bệnh, thức ăn nước uống tốt và đầy đủ, môi trường phù hợp, chăm sóc , vệ sinh, am hiểu và lòng đam mê …. Có thể dùng vitamine để tăng sức đề kháng và giúp rắn lớn nhanh. Thuốc tiêm cho rắn đặc biệt không dùng loại có dầu, vì máu rắn không lưu dẩn và hòa tan được dầu, khi tiêm vào sẽ bị áp xe và không có tác dụng thuốc .
Tôi xin nói những gì tôi biết, và gởi đến các bạn cần nghe, cũng là câu trả lời cho 1 số anh chị em đã hỏi tôi.
Thân ái chào
 


Last edited by a moderator:
Bác Xuân Vũ đúng là vua Rắn rồi, kinh nghiệm bác chia sẻ thật là quý báo. Cám ơn Bác Rất nhiều
 
Ở trên em thấy Bác Xuân vủ nói nuôi nhái cóc và êch' Vậy bác có nuôi được nhai' chua vậy? bơi' em thấy nêu' nuôi nhai' cung' rât' khả thi đó Hinh' như nó đe' quanh năm thì phải tại em thay' quanh nam luc' nao' cung' co' nhái
Nếu bác đã nuôi dc nhai' thì chi' cho em voi' dc ko boi' vi' em da' thi' nghiem roi' toan' la' chet' cả.........
 
Last edited by a moderator:
Mình nghĩ ếch cũng như nhái thôi, chỉ sinh sản vào mùa mưa. Mùa khô cũng có nhưng số lượng rat ít. Mình thì mình ủng hộ việc nuôi ếch hơn. Hiện nay cho ếch sinh sản vào mùa khô cũng không còn khó khăn như trước nữa.
 
Đúng là kinh nghiệm mới có được! Chứ em đọc xong em cũng chưa thể áp dụng: phòng trị bệnh sao cho hiệu quả được nữa? Ông bà mình có câu 'Trăm hay không bằng tay quen '. Cứ làm rồi từ từ sẽ giỏi?@
 
rắn chết đột ngột

chau1 mới tập nuồi rắn. mua về nuoi mà nó chết đột ngột lắm. chết 3 con rồi. các bác giúp với. dt 0987 919 775
 

bạn nói sơ lược về cách nuôi , triệu chứng bệnh của rắn . ace mới biết cách khắc phục mà góp ý, chứ bạn nói sơ quá ai biết đường đâu mà giúp
 
Cám ơn bác 1 lần nữa! Rắn em miệng đang chảy nhớt, mới đầu em nghĩ và Viêm phổi, nhưng không thấy khò khè,. nên bây giờ em đoán là Viêm hàm nên đang trị theo cách của bác! Không biết sao đây nữa, do mới mua nên rắn hơi dữ vì lạ người nên em nghĩ là cắn trúng cây và lưới nên gãy răng.
 
Con rắn vẩn ăn , nhưng ăn ít lại , không thấy phát hiện có chịu chứng bệnh gì
màu da chuyển sang vàng lợt , mà nhìn lường bụng màu bình thường (trắng sữa)
vậy là rắn bị bệnh gì ? Có Anh Em nào biết không ?
 
Last edited by a moderator:
• Con rắn vẩn ăn , nhưng ăn ít lại , không thấy phát hiện có chịu chứng bệnh gì
• Màu da chuyển sang vàng lợt , mà nhìn lường bụng màu bình thường (trắng sữa)
• Vậy là rắn bị bệnh gì ? Có Anh Em nào biết không ?

Vảy rắn có bị hở ko bác ?
 
Nhái cũng như Cóc, Ếch, Chão Chàng, Ễnh Ương lúc nào
cũng có quanh năm, nhưng Nhái con tí xíu thì chỉ thấy
vào cuối Xuân, đầu Hè thôi. Có lẽ rải rác suốt Hè cũng
có nhưng tôi không biết. Nòng nọc của nó ở những vũng
nước nhỏ, nông, và lẫn trong cỏ, chứ không ở nơi rộng
rãi như ao hồ. Có lẽ ở nơi rộng rãi, nòng nọc Cóc và
Ếch ăn chúng. Cuối Xuân dầu Hè thì không khí ẩm ướt
và nhiệt độ không cao lắm, nên Nhái con tí xíu không bị
chết khô, và dễ tìm sâu bọ tí xíu trong đám cỏ mà ăn.
*
Lúc này các em nhỏ người Tày, Nùng, Thái bắt nhái con
đã lớn bằng hạt bưởi, bắt hàng ký, bỏ vào rổ và chà xát
mạnh cho bục bụng ra, rồi đãi hết ruột đi, mang về nấu
măng hay xào măng ăn rất ngon. Ở miền xuôi tôi chưa hề
thấy có nhiều nhái con như thế.
*Chịu khó tìm hiểu Nhái: giống, nơi ăn, nơi đẻ, mùa, thì
có thể nuôi Nhái có lời, để làm thức ăn nuôi rắn con.
*
 
Nhái thì Vùng An Giang còn rất nhiều
Còn nuôi nhái thì chưa thấy ai nuôi
Chỉ có người nuôi cóc và ếch thôi Bác à
 
Last edited by a moderator:


Back
Top