[công nghệ 10] thử sức nhé ! - lĩnh vực chăn nuôi

  • Thread starter luong_phat_tai
  • Ngày gửi
Mình có một số câu hỏi về chăn nuôi đại cương, mọi người cùng thử sức nhé! (Giúp mình trả lời với vì cần gấp lắm, cảm ơn nhiều).
1/ vai trò của sự sinh trưởng và sự phát dụch trong quá trình phát triển của vật nuôi có gì khác nhau?
2/ vì sao cần nắm được quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều?
3/ để vật nuôi sinh trưởng và phát dục tốt, cần tác động vào các yếu tố nào: thức ăn, chăm sóc-quản lí, môi trường sống?
4/ vì sao cần phải nắm được các quy luật sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi?
5/ về mùa đông, mùa khô, thức ăn xanh cho trâu, bò thường rất thiếu, vậy phải làm thế nào để có nhiều thức ăn cho trâu, bò vào những mùa này?
6/ Làm thế nào để có nhiều thức ăn tinh, thức ăn xanh và thức ăn thô cho vật nuôi?
7/ Có thể sử dụng kháng sinh với liều lượng thấp để phòng bệnh cho vật nuôi được không? Vì sao? Vậy thì kháng sinh đơợc sử dụng trong những trường hợp nào? Khi sử dụng kháng sinh cần chú ý những đặc điểm gì?
-
 


Cái chắc bác làm tiểu luận nộp cô giáo hả ?Tôi nông dân it chữ trả lời nhanh gọn thôi


5/ về mùa đông, mùa khô, thức ăn xanh cho trâu, bò thường rất thiếu, vậy phải làm thế nào để có nhiều thức ăn cho trâu, bò vào những mùa này?
Dự trữ các loại thức ăn giữ lâu như cỏ khô,rơm khô ,thức ăn chua
6/ Làm thế nào để có nhiều thức ăn tinh, thức ăn xanh và thức ăn thô cho vật nuôi?
Đi mua-Đi trồng
7/ Có thể sử dụng kháng sinh với liều lượng thấp để phòng bệnh cho vật nuôi được không?
Cái này cũng quan tâm các bác vô bày tỏ cho tui tham khảo tí nha ! Theo tôi biết kháng sinh có thể dùng để phòng bệnh cho gia súc/gia cầm bằng cách chích hay trộn thức ăn hàng loạt. Liều lượng thường là liều ngừa = 1/2 liều chữa
Vì sao?
Bao bì nó hướng dẫn thế ! Cô giáo ko tin bạn đem nguyên cái bao bì thuốc kháng sinh làm bằng chứng là gọn nhứt ^_^
Vậy thì kháng sinh được sử dụng trong những trường hợp nào? Khi sử dụng kháng sinh cần chú ý những đặc điểm gì?
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
.
:lol::eek::lol:
 
Uh, chắc là ông bạn này đang làm tiểu luận đây. Có mấy câu hỏi thuộc dạng lý thuyết trong chương Sinh trưởng và phát triển, sách Sinh sản đều nói rất rõ ràng. muốn làm tốt thì nên đọc trong đó thôi.
 
Mình cũng có thêm một số ý kiến:
7. Hiện việc dùng kháng sinh với liều lượng cho phép để phòng bệnh cho vật nuôi rất phổ biến, nhất là ở trên heo, gà...
Nguyên nhân: Môi trường chăn nuôi luôn tồn tại mầm bệnh, vật nuôi thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh, lúc bình thường sức đề kháng của vật nuôi tốt thì mầm bệnh chưa đủ số lượng, độc lực để gây bệnh. Nhưng khi có các yếu tố bất lợi làm cho sức đề kháng của vật nuôi giảm xuống, thì mầm bệnh trong vật nuôi được nhân lên một cách nhanh chóng làm vật nuôi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Do đó, khi ta bổ sung kháng sinh vào cho vật nuôi sẽ tiêu diệt các mầm bệnh có hại cho vật nuôi, làm cho sức đề kháng luôn tốt giúp con vật phòng tránh được bệnh tật.
Kháng sinh được sử dụng đối với những bệnh do vi khuẩn gây ra là chủ yếu, bởi hầu hết các bệnh do virus gây ra hiện nay chưa có kháng sinh phòng và điều trị. Việc sử dụng kháng sinh phòng tốt nhất là theo từng chu kỳ của bệnh nguyên gây ra con vật, khi có các điều kiện thời tiết bất lợi, khi có các yếu tố stress ... VD: Bệnh cầu trùng trên gà thường xảy ra chủ yếu vào giai đoạn 40-90 ngày tuổi, vậy chúng ta cần trộn kháng sinh phòng bệnh cầu trùng trước đó. Hay vào thời kỳ mùa xuân do thời tiết nồm, mưa nhiều, không khí ẩm, lạnh... gà thường bị lạnh chân dễ bị tiêu chảy do E.coli, Samonella, Newcasle ... lúc này chúng ta lại dùng kháng sinh phòng trước. Hoặc ở trên lợn con sau cai sữa: Đây là giai đoạn lợn dễ mắc rất nhiều bệnh vì giai đoạn này lượng kháng thể mẹ truyền đã hết, các cơ quan phát triển chưa hoàn thiện nên lợn dễ mắc bệnh, do vậy chúng ta cũng rất nên trộn kháng sinh.
Khi sử dụng kháng sinh cần chú ý:
Mỗi loại kháng sinh với từng liều lượng nhất định chỉ có tác động đến một loại vi khuẩn nhất định, nói chung khi sử dụng kháng sinh nên theo 5 đúng sau:
1. Đúng thuốc
2. Đúng thời điểm
3. Đúng liều
4. Đúng lượng
5. Đúng liệu trình
:D Tui cũng chỉ xin mạn phép múa rùi qua máy chém tý mong các bác góp ý thêm nha!
 
Uh, qua đây cho phép tui được thắc mắc một chút xíu không hiểu tai sao người ta lại nói rằng liều phòng = 1/2 liều điều trị. Bởi vì muốn tiêu diệt mầm bệnh thì phải dùng một liều nhất định là X, nhưng khi phòng thì dùng liều 1/2 X vậy làm sao mà tiêu diệt được mầm bệnh chứ, nếu không muốn nói là làm cho mầm bệnh nhờn thuốc luôn. Vậy đâu là ý kiến đúng đây hả các bác.
Ngửa cổ chờ chém ngóng mắt chờ tin
#:-S
 
Em xin cảm ơn các anh chị rất nhiều! Đây là các câu hỏi em học trong SGK, không rõ nên đưa lên nhờ các anh chị giải đáp. Theo em, việc sử dụng kháng sinh cũng có hạn chế. Vì kháng sinh dễ phá hủy tế bào để tiêu diệt vi-rút, do đó nên dùng với liều lượng thấp mà thôi.
 

7/ kháng sinh liều thấp được biết như là một cách để kích thích sự tăng trọng của heo, lâu rồi tôi không nhớ rõ là cơ chế của nó như thế nào. Một số kháng sinh trộn cám là kháng sinh thế hệ mới nên không gây nhờn thuốc trong một thời gian.
5/ Có mấy cách :
-Dự trữ khi thức ăn còn nhiều, bạn nhớ chuyện ngụ ngôn ve và kién không??? Dự trữ bằng cách:
+Phơi khô
+Ủ chua
...
-Nhập khẩu nguồn thức ăn khô từ nơi khác về: Trong nước, Ngoài nước...
-Tìm kiếm những loại phế phụ phẩm có sẵn tại địa phương: các loại cây thô xanh có thể sinh trưởng tốt trong mùa đông, phụ phẩm như bã bia, hèm, lá sắn....
-Có kế hoặch vỗ béo đàn trong mùa thức ăn dồi dào và nuôi duy trì trong mùa thức ăn khan hiếm.
6/ Phải đi kiếm thôi
 
Thật ra nói kháng sinh chỉ là ngôn ngữ chung chung để chỉ các chất nhằm tiêu diệt vi khuẩn, vi rus mà thôi. tùy theo từng loại kháng sinh mà có các cơ chế khác nhau. Mình nghĩ nếu là câu hỏi trong sách giáo khoa thì câu trả lời chắc chắn nằm trong đó luôn thôi.
 
Các bác thấy chưa ? Người ta ham học ,đọc câu hỏi trong sách giáo khoa thấm thắc mắc nên đưa lên hỏi trao đổi kiến thức .Thật là quý lắm thay . Cũng nhờ ông bạn hỏi mêm tui cũng đọc ké đc mấy câu trả lời ,biết thêm 1 đc 1 chút :lol: . Mà SGK PTTH giờ cũng học những vấn đề này à ? ĐH,TC,CĐ hình như ko có SGK BGD ban hành.Ít ra thời tui đi học là vậy
 
kháng sinh

Uh, qua đây cho phép tui được thắc mắc một chút xíu không hiểu tai sao người ta lại nói rằng liều phòng = 1/2 liều điều trị. Bởi vì muốn tiêu diệt mầm bệnh thì phải dùng một liều nhất định là X, nhưng khi phòng thì dùng liều 1/2 X vậy làm sao mà tiêu diệt được mầm bệnh chứ, nếu không muốn nói là làm cho mầm bệnh nhờn thuốc luôn. Vậy đâu là ý kiến đúng đây hả các bác.
Ngửa cổ chờ chém ngóng mắt chờ tin
#:-S
chào bạn! câu trả lời của bạn rất hay
xin có chút trau đổi thêm cùng bạn: khi chúng ta dùng kháng sinh phòng ngừa có nghĩa là lúc đó mầm bệnh chưa có hoặc chỉ mới xâm nhập lúc này cơ thể của vật nuôi vẫn có cơ chế tự kháng nếu lúc này chúng ta dùng nhiều kháng sinh bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn khi hết vi khuẩn thì kháng sinh sẽ tiêu diệt cái gì có lẽ là kháng thể hay bạch cầu của bạn vì kháng sinh là ko đặc hiệu mà, hơn nữa việc dư thừa liều lượng kháng sinh sẽ ảnh hướng đến sự tăng trưởng của vật nuôi thường làm vật nuôi bị còi cọc đi ảnh hưởng năng suất và thời gian nuôi
 
chào bạn Phat Tai!
xin chút ý kiến về câu hỏi số 4 của bạn: chăn nuôi ai cũng muốn vật nuôi của mình mau lớn(nếu bán thịt), và đẻ nhiều (nếu thu trứng) vậy bạn phải nghiên cứu về sinh trưởng để xác định các yếu tố tác động và tìm ra giải pháp như có thể rút ngắn thời gian nuôi, tăng trọng nhanh...=> tăng hiệu quả kinh tế
Về sinh sản: xác định được chu kỳ động dục để phối giống hiệu quả, có biện pháp cho ăn, chăm sóc, quản lý bệnh ví dụ như bạn phải biết ch kỳ động dục của heo để phối giống đúng thời điểm nếu trề hoặc sớm hơn 12h lúc thời điểm có dấu hiệu động dục thì heo sẽ ko đậu thai vậy làm sau nó đẻ được bạn ;-)
 


Back
Top