CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT CÁ CHĂN NUÔI QUY MÔ NHỎ TỪ HỖN HỢP NHIỀU LOẠi CÁ TẠP

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
Bột cá là thành phần quan trọng không thể thiếu trong thức ăn chăn nuôi gia súc và nuôi thủy sản. Lượng thức ăn cho chăn nuôi gia súc và nuôi thủy sản ở nước ta cần khoảng 300.000 tấn/năm, trong đó bột cá sản xuất công nghiệp chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu, do vậy phải nhập khẩu. Trên thực tế, người nuôi sử dụng bột cá tự chế là chủ yếu, nhưng việc sản xuất và chế biến bột cá tự chế còn nhiều bất lợi, thậm chí gây ô nhiễm môi trường. Ðể khắc phục nhược điểm này, kỹ sư Ðặng Thị Tuyết Loan thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã có công trình nghiên cứu sản xuất bột cá có chất lượng cao theo quy mô nhỏ nhằm tận dụng nguyên liệu cá tạp phân tán, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu bột cá công nghiệp, giảm nhập khẩu. Thông tin KHCN và Kinh tế Thuỷ sản xin giới thiệu tóm tắt công nghệ này.

Nguyên liệu
Nguyên liệu cho sản xuất bột cá là sử dụng các loại cá tạp như: cá đù, cá hồng, cá phèn, cá mối, cá mó, cá dìa, cá trích, cá chỉ vàng, cá bò gai, cá nục. Bảo quản bằng nước đá + muối. Bảo quản bằng hỗn hợp nước đá + muối 5% có thể giữ tươi được 16 ngày, hỗn hợp nước đá + muối 15% có thể giữ tươi được 30 ngày. Không bảo quản bằng hỗn hợp muối quá 15%, vì khi chế biến phải tiến hành nhả muối lâu khiến nguyên liệu bị mất nhiều protein, vitamin... làm giảm chất lượng bột cá. Thiết bị cần thiết cho sản xuất bột cá gồm: thiết bị gia nhiệt nước, năng suất 50kg/mẻ; Máy ép trục vít bằng tay 5kg/mẻ; Máy ly tâm 16 kg/mẻ; Máy đánh tơi 50 kg/mẻ; Máy sấy có thể điều chỉnh từ 60 - 1200C, năng suất 100 kg/mẻ; Máy nghiền sàng 100 kg/giờ.  
Phương pháp sản xuất  
Có hai phương pháp sản xuất là:  
Quy trình công nghệ sản xuất bột cá chăn nuôi quy mô nhỏ từ hỗn hợp nhiều loại cá tạp theo phương pháp ly tâm
Sơ đồ quy trình công nghệ:
Nguyên liệu ---> Xử lý ---> Nấu chính ---> Ly tâm 
---> Bã ly tâm---> Làm tơi ---> Sấy (phơi khô)  --->Nghiền, sàng ---> Bao gói ./.
---> Dịch ly tâm   ---> Dùng trực tiếp cho chăn nuôi./.
1. Công nghệ tách nước theo phương pháp ép.
2. Công nghệ tách nước theo phương pháp ly tâm.
Sau khi thử nghiệm và so sánh kết quả giữa 2 công nghệ, nhóm nghiên cứu thấy nên chọn công nghệ ly tâm để sản xuất bột cá chăn nuôi quy mô nhỏ 1-2 tấn nguyên liệu/ngày vì công nghệ đơn giản hơn và hiệu suất cao hơn. Hiệu suất của phương pháp ly tâm cao hơn 3% và chất lượng bột cá cũng cao hơn so với phương pháp ép, đặc biệt là hàm lượng protein có giá trị cao.
Sử dụng 11 loại cá tạp còn tươi, hàm lượng NH3 < 60mg/kg, được bảo quản bằng muối và phải xả muối trong nước sạch đến khi hàm lượng muối trong cá ưư< 1%. Hầu hết nguyên liệu là cá nhỏ (<20cm), để nguyên con; nếu cá to đem cắt nhỏ với chiều dày lát cắt 3 - 5cm. Xử lý sạch tạp chất trước khi cho vào nồi nấu chín. Dùng nồi nấu dung tích 400 l có gắn ròng rọc để điều khiển cần xé cá vào nồi nấu. Sau khi xử lý, cho nguyên liệu vào cần xé, 50kg/mẻ, dùng ròng rọc thả vào nồi nước đang sôi. Tỷ lệ nước nấu/ nguyên liệu = 5/1. Thời gian nấu 2 - 3 phút đến khi có mùi thơm của cá chín. Sử dụng máy ly tâm 200 vòng/phút. Sau khi nấu chín, cho cá vào bao vải bố, đặt vào rô-to của máy ly tâm, tãi đều. Ly tâm 2-3 phút đến khi không còn nước chảy ra từ vòi thoát nước của máy. Dùng máy trộn bã thu được sau khi ly tâm 8-10 phút cho tới khi bã rời ra thành từng mảnh nhỏ. Bã ép lấy ra từ máy trộn tãi ra khay lưới, cho vào tủ sấy 80 - 85 độ C trong 7 - 8 giờ. Trước khi nghiền, nguyên liệu được tách kim loại nhờ nam châm gắn trên máy nghiền tại vị trí nhập nguyên liệu. Trong máy nghiền có gắn lưới đường kính lỗ 3mm. Phần trên lưới có thể bỏ đi vì phần lớn là xương, vẩy... (chiếm không quá 1%). Sản phẩm ra khỏi máy nghiền được làm nguội bằng thông gió tự nhiên đến nhiệt độ không khí bình thường trước khi bao gói. Khi bao gói, sử dụng các loại bao như bao giấy 2 lớp hoặc 2 lớp bao. Khối lượng 20kg bột cá/bao. Sau khi bao gói, bảo quản bột cá ở nơi khô thoáng, có lưới chắn, không chất đống quá cao đề phòng bột cá tự phát nhiệt và hư hỏng.  
Chất lượng bột cá  
Kết quả cho thấy, sản xuất bột cá theo công nghệ trên có định mức nguyên liệu là 4,5/1, nghĩa là cứ sản xuất 100kg nguyên liệu cá thu được 22 kg sản phẩm bột cá và 27 kg dịch ly tâm và sản phẩm có chất lượng khá cao, bột cá tơi, không vón cục, không mốc, có mùi thơm đặc trưng của bột cá, vị ngọt của đạm, có màu vàng nâu nhạt. Trong quá trình sản xuất thử nghiệm, có sử dụng chất chống ôxy hoá BHT với hàm lượng 0,01 và 0,02 so với sản phẩm trộn vào trong công đoạn đánh tơi bã ly tâm. Kết quả cho thấy mức độ ôxy hóa của bột cá trong trường hợp không sử dụng BHT cao hơn trong trường hợp có sử dụng, nhưng vẫn ở dưới mức cho phép. Vì vậy, trong công nghệ sản xuất quy mô nhỏ đã nghiên cứu không cần sử dụng chất chống ôxy hóa. 
Thời gian qua, tổ nghiên cứu đã sản xuất được 2 tấn bột cá chăn nuôi theo quy trình công nghệ trên tại xưởng sản xuất thực nghiệm thức ăn chăn nuôi của Trung tâm Công nghệ và Sinh học Thủy sản, và xưởng sản xuất thức ăn tôm nuôi ở sông Cầu (Phú Yên). 
Sản phẩm bột cá thu được đạt và vượt mức chỉ tiêu đối với bột cá chăn nuôi gia súc loại 1 (TCVN 1644-75), cụ thể: hàm lượng prôtêin >60%, lipit <8%, khoáng >20%, muối <1,2%, ẩm < 10%. Ðã sử dụng số bột cá này sản xuất thức ăn nuôi tôm ở 2 xưởng chế biến nói trên. Giá thành sản phẩm bột cá sản xuất theo quy trình công nghệ này là 6.200 đ/kg, có thể chấp nhận được.
Theo tài liệu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
 


Last edited:


Back
Top