Công nghệ tưới nhỏ giọt – giải pháp tưới tự động tối ưu trong nông nghiệp

  • Thread starter letuan91
  • Ngày gửi
Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất tốn nhiều công sức mà hiệu quả kinh tế thường không cao. Đó là suy nghĩ từ nhiều thế hệ từ trước đến nay nên nhiều người đã bỏ ruộng vườn để đi tìm kiếm những công việc khác.

tuoi-nho-giot-1-1.jpg

Công nghệ tưới nhỏ giọt – giải pháp tưới tự động tối ưu trong nông nghiệp – 1

Bài toán hóc búa của ngành trồng trọt là làm thế nào để tăng sản lượng nhưng giảm được chi phí đầu vào và tiết kiệm được lượng nước tưới tiêu, đặc biệt là ở những vùng khan hiếm nguồn nước. Xong ngày nay, với sự phát triển của xã hội, với sự tư duy bứt phá, nhiều người đã tự tìm giải pháp và trả lời cho câu hỏi hóc búa này. Đó chính là công nghệ tưới nhỏ giọt. Đây là một phương pháp tưới tự động hữu hiệu giúp người trồng trọt tiết kiệm được nguồn nước, thời gian, cũng như công sức lao động mà lại đem lại hiệu quả cao cho nhà vườn.

Công nghệ tưới nhỏ giọt giúp người làm vườn tiết kiệm tối đa lượng nước mà vẫn đảm bảo độ ẩm cho cây. Hơn thế nữa, ở một số quốc gia vỗn dĩ tài nguyên đất đai chỉ là hoang mạc, họ đã ứng dụng công nghệ này để cải tạo đất và trở thành một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển như ở đất nước Israel.

Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra đều đều từ công cụ hay thiết bị tạo giọt đặt tại một số điểm trên mặt đất gần gốc cây. Tưới nhỏ giọt đã có từ thời kỳ cổ đại với các bình đất sét được đục lỗ cho nước thấm qua hay hệ thống ống dẫn đục lỗ tại Đức (năm 1920) nhưng phải đến năm 1959, nhờ công sức của hai cha con Simcha Blass và Yeshayahu người Israel, phương pháp này mới được hoàn thiện.

Hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản bao gồm bồn chứa nước, hệ thống ống dẫn và đầu tưới nhỏ giọt hay dây nhỏ giọt. Phần điều khiển tự động bao gồm van điện điều khiển khu vực tưới, bộ lọc, bộ điều khiển số lần và thời gian tưới trong ngày. Hệ thống tưới nhỏ giọt có thể kết hợp với bộ châm phân tự động, cung cấp phân bón khi tưới tiêu, cách này được gọi là tưới bón.

tuoi-nho-giot-DD-1.jpg

Công nghệ tưới nhỏ giọt – giải pháp tưới tự động tối ưu trong nông nghiệp – 2

Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm đến 30-60% lượng nước sử dụng so với phương pháp tưới truyền thống. Nông dân có thể mang nước, phân bón đến đúng địa chỉ với liều lượng vừa đủ dùng thông qua hệ thống van, đường ống, máy bơm và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát. Đặc biệt hơn, còn có thêm đầu cảm ứng cắm vào đất và lắp đặt chung với hệ thống tưới nhỏ giọt. Đầu này có thể cảm ứng được độ ẩm của đất và điều khiển quá trình tưới dựa trên nguyên tắc thông minh của con người “đất khô thì tưới, đất ẩm thì ngưng”.

Tưới nhỏ giọt được áp dụng nhiều trong các nông trang, nhà kính và vườn gia đình cũng như thích hợp nhất với các loại cây như dừa, nho, chuối, cam quýt, dâu tây, mía, bông, ngô, cà chua và một số cây công nghiệp khác.

Áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt vào trồng trọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho rất nhiều hộ gia đình và đã kéo người nông dân trở về với ruộng vườn nhiều hơn. Tấc đất tấc vàng. Hãy để công nghệ tưới nhỏ giọt giúp bạn phát triển kinh tế trồng trọt để đất canh tác không còn trở nên hoang phí.
 


KHông đúng đâu.

Nó chỉ đúng với nơi mưa không nhiều, và rau trái ở đó đắt.

Những nơi mưa gió thuận hòa, rau trái rẻ, thì hệ thống tưới nhỏ giọt chỉ có chết vì lỗ. Có nhiều vườn trái, vườn Chè (trà) ở ngoài bắc VN, quanh năm không hề tưới một giọt, mà năng suất và chất lượng cũng rất cao, gần mức lý tưởng. Ví dụ mức lý tưởng là 100, thì không tưới cũng được 90. Vậy, đầu tư một hệ thống tưới tự động chỉ được thêm 10, đến bao giờ mới trả được hết tiền lãi, hay là tiền lãi mẹ lại đẻ thêm lãi con, lãi cháu?

Có những nơi tưới bằng thủy triều, đã cung cấp nước rất tốt hàng trăm năm nay, hoàn toàn không cần hệ thống tưới nào khác, như huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, từ thuở ông Nguyễn Công Trứ.

Nhiều người cứ nhìn Israel mà bắt chước. Sao không nhìn Mỹ và Canada mà bắt chước, nơi mà một thửa ruộng rộng hàng trăm hecta không bao giờ tưới nhỏ giọt vẫn thừa đủ cho cả nước Israel ăn không hết.
 
KHông đúng đâu.

Nó chỉ đúng với nơi mưa không nhiều, và rau trái ở đó đắt.

Những nơi mưa gió thuận hòa, rau trái rẻ, thì hệ thống tưới nhỏ giọt chỉ có chết vì lỗ. Có nhiều vườn trái, vườn Chè (trà) ở ngoài bắc VN, quanh năm không hề tưới một giọt, mà năng suất và chất lượng cũng rất cao, gần mức lý tưởng. Ví dụ mức lý tưởng là 100, thì không tưới cũng được 90. Vậy, đầu tư một hệ thống tưới tự động chỉ được thêm 10, đến bao giờ mới trả được hết tiền lãi, hay là tiền lãi mẹ lại đẻ thêm lãi con, lãi cháu?

Có những nơi tưới bằng thủy triều, đã cung cấp nước rất tốt hàng trăm năm nay, hoàn toàn không cần hệ thống tưới nào khác, như huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, từ thuở ông Nguyễn Công Trứ.

Nhiều người cứ nhìn Israel mà bắt chước. Sao không nhìn Mỹ và Canada mà bắt chước, nơi mà một thửa ruộng rộng hàng trăm hecta không bao giờ tưới nhỏ giọt vẫn thừa đủ cho cả nước Israel ăn không hết.

Thì đương nhiên rồi bạn anhmytran, chỉ tưới cho từng loại cây phù hợp, từng điều kiện cần thiết tưới tự động thì mới tưới thôi. Ví dụ, cũng chả ai tưới nhỏ giọt cho cây lúa...
Nhưng những cây ăn quả họ trồng trên sườn đồi hoặc cả trang trại vài chục héc ta thì họ sẽ phải cân nhắc sử dụng tưới tự động hay tưới thủ công.
Người nông dân họ thông minh lắm bạn ahf, và như bạn nói ở những nơi mưa thuận gió hòa, đương nhiên họ sẽ không cần phải tưới. Giống như khi bạn ở sa mạc thì bạn không cần mặc áo rét vậy đấy bạn.
 
Mình đang trồng dưa lưới muốn đầu tư hệ thống nhỏ giọt nhưng chưa biết cách pha chế và hòa phân vào nước như thế nào! nếu có thông tin chia sẻ giúp mình. xin cảm ơn
 


Back
Top