cua đồng đang sốt giá, bà con có ai nuôi cua đồng không ?

- Hoan-hô latrinh!
- Còn cô Hello nói bác Kuadong nhìn con cua biết cua đực cua cái thì có gì là lạ! Bác ấy là chúa-tể loài cua mà! Đúng không? Còn tui, con ruồi, tui biết con đực con cái. Ai có tài được như tui hôn? Cô Hello thua rùi!
 


Kinh nghiệm nuôi cua đồng
Cua đồng ngày càng khan hiếm, giá tăng chóng mặt. Những người bán thức ăn chế biến ở TP HCM phải mua cua đồng với giá từ 50.000 - 80.000 đ/kg, còn tại các chợ ĐBSCL, giá` cua đồng cũng không bao giờ dưới 25.000 đ/kg. Cua đồng có giá, ở ĐBSCL hình thành những đội quân săn cua chuyên nghiệp. Chiều chiều, cua được đóng bao, ém chặt chở bằng xe tải đi các chợ tỉnh, lên TP HCM. Nuôi cua vì vậy không chỉ là sáng kiến độc đáo mà còn là bài toán kinh tế đem lại lợi nhuện cao. Phong trào xuất phát ở Đồng Tháp, từ huyện Cao Lãnh vào năm 2008-2009, đến nay đã lan ra một số nơi khác. Điều đặc biệt là ngành nông nghiệp Đồng Tháp rất tâm đắc với đề tài này đi sâu nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm giúp những hộ muốn nuôi cua; ngành ngân hàng cũng tham gia cho bà con vay vốn.
Với diện tích ao khoảng 5.000 m2, trước khi thả giống phải vét bùn đáy ao, tu sửa bờ bao, dùng 300 kg vôi diệt khuẩn. Cua có thói quen hay bò đi và cắn phá cũng "ác liệt" nên phải mua lưới rào xung quanh ao. Trong ao đặc chà cây, bơm nước vào rồi trồng các loài cây thủy sinh như rau dừa, rau muống, thả lục bình... tạo môi trường gần với thiên nhiên và có bóng mát cho cua trú ẩn. Có thể tận dụng mặt nước trồng rau nhút, làm giàn bầu, mướp cặp mé bờ cho thu nhập phụ. Thời tiết mấy năm nay cực nóng, do đó mực nước ao nuôi phải sâu gần 1 mét. Trong ao có thể thả thêm ốc, cá tạp để làm nguồn thức ăn dặm cho cua.
Cua ăn ốc, cá, tép, hến, cho ăn bổ sung tấm cám, khoai mì. Mỗi ngày cho cua ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Kiểm tra lượng thức ăn không để dư thừa. Trong quá trình nuôi cua phải thường xuyên kiểm tra nguồn nước và định kỳ bón vôi để ổn định môi trường.
Mùa thả giống là mùa cua sinh sản ngoài tự nhiên, đặt hàng dân săn cua ốc, tép. Sau 5 tháng nuôi thì thu hoạch. Với 5.000 m2 mặt nước ch thu hoạch 2,5 tấn cua thương phẩm. Giá cua đồng lúc rộ bán 18.000 - 20.000 đ/kg, thu nhập khoảng 45 - 50 triệu đồng, trừ chi phí có thể lời 17 - 20 triệu đồng.
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Đại học Cần Thơ) đã cho cua biển sinh sản nhân tạo thành công và chuyển giao kỹ thuật cho các trại giống ươm đại trà bán thương phẩm, rất mong các nhà khoa học tại đây nghiên cứu cho cua đồng sinh sản nhân tạo để đáp ứng nhu cầu cho bà con. Hiện những điểm nuôi cua đồng ở Đồng Tháp có rất nhiều người đến tham quan và muốn tổ chức nuôi.
(Theo báo KHPT số 21/10 (1396) ngày 4/6/2010)
 
cua đồng

có ai biết ở Cần Thơ có chổ nào mua cua đồng không, chỉ mình với, để về quê kêu người dân bắt bán để kiếm thêm thu nhập, cho mình địa chỉ liên hệ với.
 
Các bạn ơi, con cua đồng rất dể nuôi với mật độ rất thưa, còn mật độ dày thì nó xử nhau đó, đây là 1 điều khó trong việc nuôi cua đồng. Nếu khắc phục được yếu điểm này thì nuôi cua có thể thành công đây. Bài hát con cua nè
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=12BZK_UFVB
 
Bài này em lấy từ Sở NN&PTNT Đồng Tháp; ở ĐT giờ nuôi cũng nhiều; gần nhà bạn em có ông lái cua đồng: mỗi ngày ổng vận chuyển cỡ 2 tấn cua đã phân loại rồi (thấy ghê chưa)...



KỸ THUẬT NUÔI CUA ĐỒNG<o:p></o:p>

(Somanniathelphusa sinensis)<o:p></o:p>

<o:p> </o:p>​
Cua đồng thuộc lớp giáp xác, bộ 10 chân (Decapoda). Ở nước ta cua đồng thường gặp ở các thuỷ vực nước ngọt: ao, hồ, ruộng, sông, suối vùng đồng bằng, trung du và miền núi.<o:p></o:p>
Ở Lào, Campuchia và Hoa <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> (Trung Quốc) cũng gặp loài cua đồng. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
I.Đặc điểm sinh học:<o:p></o:p>
Tập tính sống<o:p></o:p>
Cua đồng sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm ở sông, rạch, đồng ruộng,... Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa.<o:p></o:p>
Tính ăn <o:p></o:p>
Cua đồng ăn tạp như tấm cám, lúa, rong, giáp xác, ốc, cá hay ngay cả xác chết động vật. <o:p></o:p>
Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10 -15 ngày. <o:p></o:p>
Cảm giác, vận động và tự vệ <o:p></o:p>
Cua có đôi mắt kép rất phát triển có khả năng phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn phía và có khả năng hoạt động mạnh về đêm. Khứu giác cũng rất phát triển giúp chúng phát hiện mồi từ xa. Cua di chuyển theo lối bò ngang. Khi phát hiện kẻ thù, cua lẩn trốn vào hang hay tự vệ bằng đôi càng to và khỏe. <o:p></o:p>
Lột xác và tái sinh<o:p></o:p>
Quá trình phát triển cua trãi qua nhiều lần lột xác để lớn lên. Đặc biệt, trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân, càng...Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương thường có khuynh hướng lột xác sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc điểm này vào trong kỹ thuật nuôi cua lột. <o:p></o:p>
Sinh trưởng của cua <o:p></o:p>
Tuổi thọ trung bình của cua từ 1 - 2 năm qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình 20-50%.<o:p></o:p>
Cua đực khác cua cái ở hình thái của phần bụng (thường gọi là yếm). Trứng cua nằm ở dưới yếm và nở thành cua con.<o:p></o:p>
Cua cái có 4 đôi chân bụng, cua đực có 2 đôi chân bụng biến thành chân giao cấu.<o:p></o:p>
Theo ước lượng sơ bộ thì sản lượng cua đồng ở Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> có khoảng hàng vạn tấn. Do hiện nay kỹ thuật canh tác mới, đã xây dựng thuỷ lợi, sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất lúa... đã làm giảm nguồn lợi cua đồng ở nhiều địa phương. <o:p></o:p>
II.Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm:<o:p></o:p>
2.1. Nuôi Ao<o:p></o:p>
<v:shapetype id="_x0000_t75" stroked="f" filled="f" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" o:preferrelative="t" o:spt="75" coordsize="21600,21600"><v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:connecttype="rect" gradientshapeok="t" o:extrusionok="f"></v:path><o:lock aspectratio="t" v:ext="edit"></o:lock></v:shapetype><v:shape id="_x0000_s1026" style="margin-top: 0.6pt; z-index: 1; left: 0px; margin-left: 0px; width: 186pt; position: absolute; height: 154pt; text-align: left;" type="#_x0000_t75"><v:imagedata o:title="Ảnh001" src="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CTuyen%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_image001.jpg"></v:imagedata><w:wrap type="square"></w:wrap></v:shape>Có thể nuôi cua con thành thịt trong các dạng ao hồ riêng biệt hay nuôi kết hợp trong ruộng lúa với hình dạng và kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, một ao nuôi cua tốt nên có các đặc điểm như: gần sông, có nguồn nước dồi dào và dễ cấp thoát nước; nền đáy ao, hồ nên là loại đất thịt pha sét hay cát, không quá nhiều bùn nhão (lớp bùn không quá 20cm); đất và nước ít bị nhiễm phèn, pH nước từ 6.5-8.5 và nhiệt độ từ 28-32<sup>0</sup>C. <o:p></o:p>
Ao nuôi nên có diện tích từ 300-1.000m<sup>2</sup>, độ sâu 0.8-1.2 m với bờ bao có chiều rộng đáy 3m, mặt 1-1.5m và cao 1-1.5m và cao hơn đỉnh lũ ít nhất 0.5m. Xung quanh bờ phải rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước...và đặt hơi nghiêng vào ao sao cho cua không thoát ra được. Ao có cống cấp và thoát để thuận tiện cấp thoát nước cho ao, trước cống nên có 2 lớp đăng tre hay lưới chắn cẩn thận, lớp ngoài nên đăng theo hình chữ V. <o:p></o:p>
Trong ao nên chất chà làm nơi trú ngụ cho cua khi lột xác tránh hao hụt do chúng ăn lẫn nhau. <o:p></o:p>
2.2. Nuôi trong ruộng lúa.<o:p></o:p>
Chọn ruộng có diện tích khoảng 0.5-1 ha, địa thế bằng phẳng. Cách rào chắn giống như nuôi cua trong ao. Tuy nhiên, nên đào nhiều mương dọc ngang trong ruộng để cua trú ẩn. Mương nuôi nên rộng từ 1.5-2m và sâu 0.8-1m. Diện tích mương bao chiếm khoảng 15 - 20% diện tích ruộng. <o:p></o:p>
Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng đăng tre hoặc lưới thích hợp, nền cống phải đầm chặt<o:p></o:p>
Trong ruộng nên chất chà làm nơi trú ngụ cho cua khi lột xác tránh hao hụt do chúng ăn lẫn nhau<o:p></o:p>
Hoặc nuôi đăng quầng trên ruộng theo địa hình cụ thể từng nơi, có thể theo hình vuông hay hình chữ nhật. Diện tích 0,5-1ha, mức nước sâu lúc cao triều từ 0,8-1m, lúc triều cạn phải bảo đảm tối thiểu một nửa diện tích vùng có mức nước sâu 20-30cm. Mép trên của lưới có tấm nilon cao 50cm để cua không bò trốn. Chân lưới cắm sâu xuống bùn 50-70cm. Mức nước sâu nên duy trì 0,8-1m. <o:p></o:p>
2.3. Cải tạo ao, ruộng nuôi:<o:p></o:p>
Trước khi nuôi 1-2 tuần, tiến hành chuẩn bị ruộng nuôi: tát cạn nước để diệt các địch hại của cua, bón vôi 7 – 10/100m<sup>3 </sup>. Nếu không tháo cạn được thì dùng dễ cây thuốc cá 1kg/100m<sup>3</sup> nước để diệt các địch hại của cua. Sau đó lấy nước sạch vào ao, ruộng nuôi. <o:p></o:p>
Ruộng nuôi cua nên sử dụng lúa cấy để tạo những khoảng trống cho cua di chuyển và tìm thức ăn được thuận lợi, trồng lúa kháng bệnh, thân lá cứng, không bị đổ ngã.<o:p></o:p>
2.4. Thả giống và chăm sóc<o:p></o:p>
Mùa vụ nuôi cua con thành cua thịt có thể quanh năm nhưng phổ biến nhất vào khoảng tháng 4-8 dl. Lúc này nguồn giống phong phú điều kiện môi trường nước tương đối thuận lợi cho nuôi cua. Những tháng mùa khô cũng có thể nuôi cua nhưng sự biến động lớn về nhiệt độ, môi trường nước ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cua. <o:p></o:p>
Hiện nay, nguồn giống nuôi chủ yếu là nguồn giống tự nhiên và do khai thác đánh bắt bằng nhiều hình thức khác nhau nên con giống thường hao hụt nhiều. Phương pháp vận chuyển chưa phù hợp cách tốt nhất là sử dụng bao bằng lưới cước và để cua đầy bao rồi buộc chặc để cua không cử động được tránh tình trạng chúng cắn lẫn nhau làm hao hụt nhiều.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
<table class="MsoTableGrid" style="border: medium none; margin: auto 6.75pt; border-collapse: collapse;" align="left" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"><tbody><tr style=""><td style="border: 1pt solid windowtext; padding: 0cm 5.4pt; width: 315pt; background-color: transparent;" colspan="3" valign="top" width="420">
Mật độ thả nuôi<o:p></o:p>
</td></tr><tr style=""><td style="padding: 0cm 5.4pt; border-width: medium 1pt 1pt; border-style: none solid solid; border-color: rgb(236, 233, 216) windowtext windowtext; width: 97.2pt; background-color: transparent;" valign="top" width="130">Ao (con/m<sup>2</sup>)<o:p></o:p>
</td><td style="padding: 0cm 5.4pt; border-width: medium 1pt 1pt medium; border-style: none solid solid none; border-color: rgb(236, 233, 216) windowtext windowtext rgb(236, 233, 216); width: 109.8pt; background-color: transparent;" valign="top" width="146">Ruộng (con/m<sup>2</sup>)<o:p></o:p>
</td><td style="padding: 0cm 5.4pt; border-width: medium 1pt 1pt medium; border-style: none solid solid none; border-color: rgb(236, 233, 216) windowtext windowtext rgb(236, 233, 216); width: 108pt; background-color: transparent;" valign="top" width="144">Thời gian nuôi<o:p></o:p>
</td></tr><tr style=""><td style="padding: 0cm 5.4pt; border-width: medium 1pt 1pt; border-style: none solid solid; border-color: rgb(236, 233, 216) windowtext windowtext; width: 97.2pt; background-color: transparent;" valign="top" width="130">
10 - 15<o:p></o:p>​
</td><td style="padding: 0cm 5.4pt; border-width: medium 1pt 1pt medium; border-style: none solid solid none; border-color: rgb(236, 233, 216) windowtext windowtext rgb(236, 233, 216); width: 109.8pt; background-color: transparent;" valign="top" width="146">
5 - 7<o:p></o:p>​
</td><td style="padding: 0cm 5.4pt; border-width: medium 1pt 1pt medium; border-style: none solid solid none; border-color: rgb(236, 233, 216) windowtext windowtext rgb(236, 233, 216); width: 108pt; background-color: transparent;" valign="top" width="144">
5 -6 tháng<o:p></o:p>​
</td></tr></tbody></table>
<o:p></o:p>
* Chọn giống:<o:p></o:p>
Nên chọn những con giống khoẻ mạnh còn đầy đủ càng và chân, màu sắc tươi sáng, không bị đóng rong, có thể chọn những con cua đực nuôi để tăng năng suất và giá trị thương phẩm<o:p></o:p>
Khi nuôi cua trong ruộng lúa, có thể nuôi theo dạng luân canh vào mùa nước nổi hoặc nuôi xen canh <o:p></o:p>
Nuôi xen canh cần thả giống vào mương bao nuôi tạm trước khi lúa đã tốt thì tăng nước lên ruộng để cua lên ruộng tìm thức ăn. <o:p></o:p>
Nên thả cua khi nhiệt độ, độ phèn ... nằm trong khoảng thích hợp, tiến hành thả cua lúc trời mát và nên thả trên mé bờ để cua tự bò xuống nước.<o:p></o:p>
* Chăm sóc:<o:p></o:p>
Cua đồng là lòai ăn tạp thiên về động vật. Về cơ cấu thành phần thức ăn nuôi cua nên thực hiện nguyên tắc vừa thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng của cua vừa phải giảm giá thành, tìm nhiều cách giải quyết thức ăn nuôi cua. <o:p></o:p>
Thức ăn cho cua thịt rất đa dạng bao gồm: cá tạp, tôm còng, ốc, rau, khoai lang, khoai mì,...Nên dùng loại thức ăn chế biến, loại đã chế biến thành hạt vừa có chất lượng dinh dưỡng cao, vừa không gây ô nhiễm môi trường. <o:p></o:p>
Tỷ lệ cho ăn khoảng 5-8% trọng lượng cua và được chia làm hai lần trong ngày, sáng sớm 20 40% và chiều mát cho ăn 60 – 80% tổng lượng thức ăn hàng ngày, thích hợp nhất là cho cua ăn lúc nước lớn. Thức ăn phải còn tươi tốt, không sử dụng thức ăn đã bị mốc hoặc ôi thiu.<o:p></o:p>
Cần cố định điểm cho ăn, cứ 1.00m<sup>2</sup> ruộng có từ 5 – 7 chổ cố định để kiểm tra. Thức ăn được rải đều trên ruộng nuôi.<o:p></o:p>
Cần căn cứ vào thời tiết, nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày một cách linh hoạt.<o:p></o:p>
Tiến hành thay nước hàng ngày khoảng 30-50% để giữ môi trường trong sạch. Hạn chế sử dụng nông dược khi nuôi cua trong ruộng lúa. Điều chỉnh lượng nước trong ruộng thường xuyên cao từ 15 – 20 cm.<o:p></o:p>
Có thể bổ sung thêm cỏ, rau muống, bèo,...vào ruộng để làm nơi trú ẩn, làm thức ăn bổ sung cho cua và hạ nhiệt.<o:p></o:p>
Thường xuyên kiểm tra đề phòng chỗ rách của lưới để kịp thời khắc phục tránh thất thoát do cua bò ra ngoài. Điều chỉnh các yếu tố ôxy hòa tan, nhiệt độ, độ pH khi môi trường nước thay đổi. <o:p></o:p>
III. Thu hoạch<o:p></o:p>
Khi cua đạt kích thước thương phẩm hoặc giá cao có thể thu hoạch. <o:p></o:p>
Thu tỉa bằng cách đặt lờ, lợp, chà mùn và tát cạn bắt bằng tay nếu thu toàn bộ. <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Phạm Hoàng Dũng
 



Back
Top