Cùng các Đại sứ đến vùng đặc sản “quả to, vỏ đỏ, hạt nhỏ, cùi dày”

  • Thread starter hathu-yeunongnghiep
  • Ngày gửi
Ngày 25/6, Đại sứ Phạm Sanh Châu – Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại UNESCO đã dẫn đầu đoàn các nhà ngoại giao đến tỉnh Bắc Giang để tham quan và tìm hiểu về vùng trồng đặc sản vải xuất khẩu Lục Ngạn.

Cùng đi với Đại sứ Phạm Sanh Châu có các Đại sứ Peru, Liên bang Nga, Rumani, Australia và đại diện của các Đại sứ quán Morocco, Mỹ, Thụy Điển và Ấn Độ.
26_lucngan_Dai%20su%20tham%20vai%20thieu%20cover.JPG


Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái và Giám đốc Sở Ngoại vụ Đỗ Quốc Tuấn đã lần lượt giới thiệu về điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang.

Theo ông Đỗ Quốc Tuấn, Bắc Giang là vùng sản xuất vải thiều lớn nhất cả nước với hơn 32.000ha với năng suất đạt trên 150.000 tấn/năm. Đặc sản vải thiều Lục Ngạn của Bắc Giang có đặc trưng “quả to, vỏ đỏ, hạt nhỏ, cùi dày”. Sản phẩm này của tỉnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa năm 2005 và cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2008. Hiện tại, vải thiều Lục Ngạn đã được bảo hộ nhãn hiệu tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia và Đài Loan (Trung Quốc).

Trong mùa Hè năm nay, vải thiều tươi Lục Ngạn đã bắt đầu được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Anh và Australia. Chia sẻ về sự kiện lô hàng vải tươi đầu tiên của Việt Nam (ba tấn) đã đến Australia vào hôm 12/6 vừa qua, Đại sứ Australia tại Việt Nam Hugh Borrowman chia sẻ: “Thật tuyệt vời khi người tiêu dùng Australia đã có cơ hội nếm thứ quả ngon này ngay trong mùa vải 2015. Tôi chắc chắn họ sẽ đón nhận sản phẩm chất lượng cao và đầy hương vị này giống như người Việt đang được nếm các loại hoa quả tươi của Australia như nho, cam và cherry. Việc hoàn tất các điều kiện và thủ tục nhập khẩu trái vải tươi vào Australia là tập hợp của rất nhiều nỗ lực đáng ghi nhận của Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam, ngành trồng vải Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Australlia”.


26_lucngan_Dai%20su%20tham%20vai%20thieu%201a.jpg

Đại sứ Phạm Sanh Châu phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Bắc Giang.
Đại sứ Phạm Sanh Châu khẳng định việc trái vải tươi Việt Nam được thị trường tiềm năng Australia chấp nhận là một thành công lớn. Hai nước nằm ở hai bán cầu, trái ngược mùa với nhau. Vì thế, người dân Australia có nhu cầu tiêu thụ thu hoa quả tươi rất cao vào mùa Đông. Đại sứ Sanh Châu cũng gửi lời cảm ơn Đại sứ Hugh Borrowman vì đã quảng bá cho thương hiệu vải Việt Nam thông qua mạng xã hội Facebook.

Chiều cùng ngày, Đoàn đã đến thăm vườn vải của các hộ gia đình tại huyện Lục Ngạn. Các Đại sứ tỏ ra rất thích thú khi lần đầu tiên được nhìn thấy những trái vải thiều đỏ thắm, căng mọng trên cây và xem người nông dân nơi đây thu hoạch vải. Không chỉ mời khách thưởng thức những trái vải tươi ngon, chủ vườn còn hào phóng tặng Đoàn những chùm vải chín mọng để mang về làm quà cho các nhân viên ở Đại sứ quán.

Đại sứ Rumani tại Việt Nam Valeriu Arteni cho biết: “Vải Lục Ngạn là một giống vải đặc biệt ở Việt Nam. Dù được nghe rất nhiều lời khen ngợi về đặc sản này, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được đến thăm một vườn vải như thế này. Vải Việt Nam đã được nhập khẩu vào Rumani từ rất nhiều năm trước nhưng là vải đóng hộp. Tôi nghĩ vải tươi Việt Nam có nhiều triển vọng xâm nhập được vào thị trường các nước EU, trong đó có thị trường Rumani. Trái vải Việt Nam rất ngọt và thơm. Tôi thấy nó là một phần không thể thiếu được trong những món cocktail hoa quả”.

Trước đó, đoàn ngoại giao đã đến thăm chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, Yên Dũng, Bắc Giang). Tại đây, các Đại sứ đã được mục sở thị mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - Di sản Tư liệu ký ức thế giới và được nghe những truyền thuyết về Phật Hoàng Trần Nhân Tông khi ngài sáng lập phái Thiền tông của Phật giáo Việt Nam.

Dưới đây là một số hình ảnh về chuyến đi:

26_lucngan_1.JPG


Đại sứ Phạm Sanh Châu đã gây ấn tượng mạnh với những người bạn nước ngoài khi làm hướng dẫn viên tại chùa Vĩnh Nghiêm.

26_lucngan_2.JPG


Các Đại sứ được tận mắt nhìn thấy mộc bản kinh Phật của chùa Vĩnh Nghiêm.

26_lucngan_3.JPG


Đại sứ Australia tại Việt Nam Hugh Borrowman tặng quà cho một gia đình trồng vải ở Lục Ngạn, Bắc Giang.

26_lucngan_4.JPG


Các vị Đại sứ vô cùng thích thú khi được trực tiếp thưởng thức những trái vải tươi ngay tại vườn.

26_lucngan_5.JPG


Phu nhân Đại sứ Rumani cũng tham gia thu hoạch vải thiều cùng người nông dân.

26_lucngan_6.JPG


Các Đại sứ được tặng vải thiều Lục Ngạn về làm quà cho gia đình và các thành viên trong Đại sứ quán.

Hoàng Quân

[Nguồn:http://www.tgvn.com.vn/]
 


Last edited by a moderator:
Hy vọng là trong tương lai gần, quả vải của Việt Nam sẽ được xuất khẩu lượng lớn đến những thị trường như Châu Âu, Mỹ, Nhật... Để không còn cảnh từng đoàn xe nối đuôi nhau đến của khẩu phía Bắc rồi xếp hàng đổ đi. Mong cho đời sống bà con sớm đc cải thiện và có thu nhập cao.
 
Hy vọng là trong tương lai gần, quả vải của Việt Nam sẽ được xuất khẩu lượng lớn đến những thị trường như Châu Âu, Mỹ, Nhật... Để không còn cảnh từng đoàn xe nối đuôi nhau đến của khẩu phía Bắc rồi xếp hàng đổ đi. Mong cho đời sống bà con sớm đc cải thiện và có thu nhập cao.
bà con phía bắc ko như phía nam bác ạ ...

Lái Trung phải vào tận nơi lập điểm thu mua tranh giành nhau vườn quả ngon . Chứ họ ko tập kết cửa khẩu chờ xuất

Dưa hấu miền nam và Trung do thương lái tham quả đậm ... đánh hàng lên đó ko xuất được ...

Bọn khựa suốt ngày hỏi em cái này cái kia ... và mua số lượng lớn .. nhưng em chả làm ... mệt với bọn đấy lắm
 
Tôi cũng thích ăn quả Vải. Hay ăn phải quả sâu.
Bà con có ai gặp trường hợp như tôi không nhỉ ?
Xuất bán cho nước ngoài đừng để tình trạng sâu như vậy, coi chừng mất khách đấy !
 
Tôi cũng thích ăn quả Vải. Hay ăn phải quả sâu.
Bà con có ai gặp trường hợp như tôi không nhỉ ?
Xuất bán cho nước ngoài đừng để tình trạng sâu như vậy, coi chừng mất khách đấy !
Em cũng thường hay ăn phải quả sâu. Hôm trước ra Hải Dương để xúc tiến thương mại cho công ty Việt xuất ớt sang Đức, chị GD công ty đãi "gỏi sâu". Nghe mà giật mình, em cứ tưởng sẽ được 1 đĩa sâu lổm ngổm, ai ngờ là 1 đĩa vải :). Nhưng mà hình như là chuyện thường, các anh chị ngoài ấy cũng ăn thoải mái, và tự hào là đặc sản địa phương, chị bảo đấy là vải mùa ngon nhất rồi không có hàng ngon hơn để đãi khách.
 


Back
Top