Cùng thảo luận về những cây trồng đã đang "hot" trong thời gian qua.

Thời gian qua ngành nông nghiệp nước ta đã và đang có khá nhiều các đối tượng cây trồng, vật nuôi "hot" nổi lên như cồn nhưng thực hư của những cây trồng, vật nuôi ấy như thế nào vẫn là một dấu hỏi lớn cho ngành nông nghiệp nước ta. Người dân thì thực hư không biết cây nào tốt, con nào hiệu quả chỉ nghe nói và thông qua vài thông tin là bắt tay vào làm mà chẳng biết kết quả sẽ đi về đâu??? Từ những lý do đó, hôm nay ngaytrove mạo mụi mở topic này mong sẽ cùng thảo luận về những đối tượng cây trồng đã và đang "nổi lên như cồn" hiện nay.
Cũng không biết nên sắp xếp cây nào là đầu tiên nữa. Thôi thì biết cây nào thảo luận cây ấy.
Đầu năm 2010 cây măng tây xanh nổi lên và hứa hẹn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên thực tế cây trồng này mang lại hiệu quả thế nào thì chỉ có những người bán giống là hiểu rõ nhất!!! Khi người dân trồng một phần vì không đạt do điều kiện sản xuất (đất) không đảm bảo. Trong khi để bán được giống người ta sẳn sàng cho rằng đất nào trồng cũng được và hứa hẹn rất nhiều nào là hỗ trợ kỹ thuật, thu hồi sản phẩm,... nhưng khi người dân làm ra được thì giá rẻ như bèo tây!!!!:7^:
Tiếp đến là maccadamia với những thông tin "nóng hổi" làm điêu đứng biết bao cánh rừng đất tây nguyên mà tới nay chưa rõ kết quả!
Rồi đến những vườn cây sưa ở Khánh Hoà trong loạt bài "giấc mơ từ cây sưa" (http://agriviet.com/home/threads/155504-Gia-c-mo-tu-cay-sua-huy-nh-da-n#post504210)
Gần đây là gió bầu và gần nhất là mì Đài Loan.
Có rất nhiều cây trồng mà đến tại thời điểm này người trồng chưa biết là mình làm đúng hay sai. Cụ thể như cây chùm ngây (moringa) hay Giảo cổ lam. Thông tin trên internet về 2 loại cây này phải nói là hết sức đặt biệt. Nó gần như thách thức những người tri thức muốn ôm mộng làm giàu từ nghề nông!!! Nhưng giá trị thực của nó thì gần như chỉ có bản thân những cây đó biết.
Dưới đây là bảng phân tích thành phần trong cây chùm ngây (thông tin từ internet)
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG:

Bảng phân tích hàm lượng dinh dưỡng của quả, lá tươi và bột khô của lá cây Chùm Ngây theo báo cáo ngày 17/7/1998 của Campden and Chorleywood Food Research Association in Conjunction.​
<center class="style9">
BẢNG PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG CỦA MORINGA
STT
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG/100gr
TRÁI TƯƠI
LÁ TƯƠI
BỘT LÁ KHÔ
01
Water ( nước ) %
86,9 %​
75,0 %​
7,5 %​
02
calories
26​
92​
205​
03
Protein ( g )
2,5​
6,7​
27,1​
04
Fat ( g ) ( chất béo )
0,1​
1,7​
2,3​
05
Carbohydrate ( g )
3,7​
13,4​
38,2​
06
Fiber ( g ) ( chất xơ )
4,8​
0,9​
19,2​
07
Minerals ( g ) ( chất khoáng )
2,0​
2,3​
_​
08
Ca ( mg )
30​
440​
2003​
09
Mg ( mg )
24​
25​
368​
10
P ( mg )
110​
70​
204​
11
K ( mg )
259​
259​
1324​
12
Cu ( mg )
3,1​
1,1​
0,054​
13
Fe ( mg )
5,3​
7,0​
28,2​
14
S ( g )
137​
137​
870​
15
Oxalic acid ( mg )
10​
101​
1,6​
16
Vitamin A - Beta Carotene ( mg )
0,11​
6,8​
1,6​
17
Vitamin B - choline ( mg )
423​
423​
-​
18
Vitamin B1 - thiamin ( mg )
0,05​
0,21​
2,64​
19
Vitamin B2 - Riboflavin ( mg )
0,07​
0,05​
20,5​
20
Vitamin B3 - nicotinic acid ( mg )
0,2​
0,8​
8,2​
21
Vitamin C - ascorbic acid ( mg )
120​
220​
17,3​
22
Vitamin E - tocopherol acetate
-​
-​
113​
23
Arginine ( g/16gN )
3,66​
6,0​
1,33 %​
24
Histidine ( g/16gN )
1,1​
2,1​
0,61%​
25
Lysine ( g/16gN )
1,5​
4,3​
1,32%​
26
Tryptophan ( g/16gN )
0,8​
1,9​
0,43%​
27
Phenylanaline ( g/16gN )
4,3​
6,4​
1,39 %​
28
Methionine ( g/16gN )
1,4​
2,0​
0,35%​
29
Threonine ( g/16gN )
3,9​
4,9​
1,19 %​
30
Leucine ( g/16gN )
6,5​
9,3​
1,95%​
31
Isoleucine ( g/16gN )
4,4​
6,3​
0,83%​
32
Valine ( g/16gN )
5,4​
7,1​
1,06%​

<tbody> </tbody>
http://www.moringatree.co.za/analysis.html
SO SÁNH HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG:

BẢNG SO SÁNH CHẤT DINH DƯỠNG TRONG MỖI 100GR LÁ CHÙM NGÂY TƯƠI & KHÔ : (nguồn : http://www.moringatree.co.za/analysis.html)
grid.jpg
BẢNG SO SÁNH CHẤT DINH DƯỠNG
(Theo tư liệu tổng hợp mới nhất về cây Chùm Ngây của ZijaMoringaHealth.Com )
Cây Chùm Ngây (Moringa oleifera) chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp. Những chất dinh dưỡng cần thiết để gìn giữ sức khỏe con người , chống giảm nguy cơ từ những chứng bệnh suy thoái, chữa trị bách bệnh thông thường. Những hình ảnh minh họa dưới đây là bảng so sánh từ các nghiên cứu của các nhà khoa học giữa hàm lượng dinh dưỡng ưu việt của lá cây Chùm Ngây và những thực phẩm , những trái cây tiêu biểu thường dùng như Cam, Cà-rốt, Sữa, Cải Bó xôi, Yaourt, và chuối nếu so sánh trên cùng trọng lượng:

1.jpg
  • Vitamin C 7 lần nhiều hơn trái Cam
    2.jpg
Vitamin C tăng cường hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể và chữa trị những chứng bệnh lây lan như cảm cúm.

  • Vitamin A 4 lần nhiều hơn Cà-rốt
    3.jpg
Vitamin A hoạt động như một tấm khiên chống lại những chứng bệnh về mắt , da và tim , đồng thời ngăn ngừa tiêu chảy và những chứng bệnh thông thường khác..

  • Calcium 4 lần nhiều hơn sữa
    4.jpg
Calcium bồi bổ cho xương và răng, giúp ngăn ngừa chứng loãng xương..

  • Chất sắt 3 lần so với cải bó xôi
    5.jpg
Chất Sắt là một chất cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dẫn Oxy trong máu đến tất cả bộ phận trong cơ thể..


  • Chất đạm (protein) 2 lần nhiều hơn Ya-ua
    6.jpg
Chất Đạm là những chất xây dựng tế bào cho cơ thể, nó được làm ra từ at-xit A-min, thông thường at-xit A-min chỉ có những sản phẩm từ động vật như thịt trứng, sữa… kỳ lạ thay lá Chùm Ngây có chứa những At-xít Amin cần thiết đó.

  • Potassium 3 lần nhiều hơn trái chuối
    7.jpg
Potassium là chất cần thiết cho óc và hệ thần kinh .
BẢNG SO SÁNH CHẤT DINH DƯỠNG ( nguồn khác):
index_index_clip_image047.jpg

moringa_clip_image002_0000.jpg
và đây là thong tin về cây Giảo cổ lam

[h=2]Giảo Cổ Lam thuốc hay thần dược?[/h]Giảo cổ lam hay còn gọi là dây lõa hùng, trường sinh thảo hoặc thất diệp đảm, ngũ diệp sâm với danh pháp khoa học là Gynostemma pentaphyllum thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae).
Nó là một loài cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt. Lá đơn xẻ chân vịt rất sâu trông như lá kép chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen. Cây mọc ở độ cao 200 - 2.000 m, trong các rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước Châu Á khác.
Thành phần hóa học chính của thất diệp đảm là flavonoit và saponin. Số sapoin của thất diệp đảm nhiều gấp 3 - 4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hoá học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (ginsenozit). Ngoài ra thất diệp đảm còn chứa các vitamin và các chất khoáng như selen, kẽm, sắt, mangan, photpho,....

Giảo Cổ Lam mọc tự nhiên trên núi
Thất diệp đảm là cây thuốc đã được dùng theo y học cổ truyền Trung Quốc. Người Trung Quốc từ lâu xem cây này như thuốc trường sinh, bởi lẽ người dân ở tỉnh Quý Châuống trà thất diệp đảm thường xuyên thì sống rất thọ. Cây này còn được gọi là nhân sâm phương Nam hay nhân sâm 5 lá, mặc dù thực tế loài này không có họ hàng gì với nhân sâm đích thực. Cây này cũng được dùng ở Nhật Bản với tên amachazuru, ở Hàn Quốc với tên gọi dungkulcha và nhiều nước khác.
Ở Việt Nam, vào năm 1997 giáo sư Phạm Thanh Kỳ (Đại học Dược Hà nội) đã phát hiện cây thất diệp đảm trên núi Phan Xi Păng và được giáo sư Vũ Văn Chuyên (Đại học Dược Hà nội) xác định đúng là loại Gynostemma pentaphyllum. Ngoài ra, thất diệp đảm còn được tìm thấy ở một số địa phương thuộc vùng đồi núi phía Bắc.



Giảo cổ lam có thể gọi là một loại thần dược, tuy nhiên nó cũng là thuốc nên khi sử dụng cần có liều lượng và sự chỉ dẫn đúng của thầy thuốc thì việc dùng mới an toàn và có lợi cho sức khỏe.




Sự thật khoa học đã nghiên cứu và thừa nhận rằng, trong giảo cổ lam chất Saponin rất giống nhân sâm và có tới hơn 80 loại (nhân sâm chỉ có hơn 20 loại). Giảo cổ lam có những tác dụng chính như giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não. Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc. Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp.

Giảo Cổ Lam được trồng để làm thuốc
Ngoài ra giảo cổ lam giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực. Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu. Chữa các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.




Từ thực tế sử dụng qua hàng triệu người cho thấy, giảo cổ lam Việt Nam có thể giúp hạ huyết áp tốt (có trường hợp huyết áp tâm thu hạ từ 180 xuống còn 120), hạ đường huyết từ trên 12mml/l xuống còn 6mml/l hoặc có thể giảm được 5 – 6kg với những người béo phì. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, các saponin trong giảo cổ lam tăng sức mạnh và độ bền vững trong hoạt động của cơ thể...
Tuy vậy, không thể sử dụng tùy tiện vị thuốc này mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu khoa học thực nghiệm nào chứng minh những vấn đề cần lưu ý dưới đây.
- Như kết quả khoa học cho thấy, thành phần hóa học chính của nó là flavonoid và saponin. Số saponin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm. Vậy nên khi lạm dụng liệu có thể xảy ra ngộ độc như nhân sâm, nhất là đối với những người lạm dụng liều dùng mà khả năng tự điều tiết bị suy giảm kết hợp cơ địa dễ bị kích ứng?
- Đối với đường huyết kết quả thử tác dụng dược lý cho thấy: Giảo cổ lam có tác dụng hạ và bình ổn đường huyết thông qua cơ chế làm tăng tiết insulin của giảo cổ lam và cơ chế làm tăng nhạy cảm của mô đích với insulin. Bởi lẽ đó, nếu như những người sử dụng với khả năng tự điều tiết của cơ thể bị suy giảm, kết hợp lạm dụng khiến cho tăng tiết insulin làm cho sự tiêu hủy đường quá mức cho phép dễ dẫn tới tình trạng hạ đường huyết đột ngột gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Đối với huyết áp, tim mạch và cholesterol: Làm hạ mỡ máu (đã nghiên cứu cả dược lý thực nghiệm và thử lâm sàng), nhất là đối với cholesterol toàn phần. Điều trị cho kết quả tốt, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não.
Các thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện cho thấy, giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và huyết áp, hạ đường huyết, rất tốt cho tim mạch... Nhưng vì việc sử dụng quá liều không được sự chỉ định của thầy thuốc rất có thể làm hạ hàm lượng cholesterol toàn phần dẫn đến thiếu hụt cholesterol.
- Còn việc giảo cổ lam sử dụng trong trị liệu ung thư chỉ mang khả năng hỗ trợ chứ không như một số người nhầm tưởng là thuốc trị bệnh ung thư.
Thực hư những thông tin này là thế nào vẫn còn là những dấu chấm hỏi. Vậy nên kính mong cả nhà cùng thảo luận về những cây trồng đang "hot" này nhé.




</center>
 


Họ nói thật đó nhưng chưa kĩ lắm thôi.
Ví dụ như Chùm ngây vitamin A = 4 lần cà rốt, Nhưng vitamin B,C,D,E... =1/10 cà rốt. Mỗi loại thực Phẩm hàng trăm chất, một vài chất hơn không nói lên điều gì cả @@. Ngoài ra còn các chất x,y,z gì đó độc gấp mấy lần trong cà rốt cũng lên @@
Trong cây A có chất B giúp hạ huyết áp, Chống ưng thư..... Họ chỉ chưa nói "để có đủ lượng chất B cần thiết mỗi ngày bạn phải ăn 1 tấn cây B" :ph34r:

Với mấy ngàn năm lịch sử của đông y, và kĩ thuật tiên tiến của tây y. cây gì có giá trị và giá trị thế nào họ tìm ra hết rồi. Giảo Cổ Lam đông y đã biết từ lâu vậy tại sao họ không trồng nhiều mà lại trồng nhân sâm nhiều ?

Nhưng mà vẫn có các loài cây địa phương, trong các bài thuốc bí truyền có thể người ta chưa biết hết giá trị của nó. Hay với công nghệ chiết suất 1 tấn/ngày đã trở lên đơn giản... Vẫn còn cơ hội làm giàu từ các cây lạ, chúc các bạn may mắn.:2cat:
 
Vấn đề là ai biết và ai tin tưởng những ý kiến đó. Thông tin ngày một tràng lang mà không có một cơ sở hay sự ràng buộc trách nhiệm. Những người "tiên phong" là những người "dễ giàu" nhất!!! Có thể thành công nhờ bán giống nhưng cũng có thể phá sản vì làm theo phong trào.
Nếu không làm thì sợ bị "tụt hậu" mà làm thì sợ thành "chuột bạch"!!!
 
sâm ngọc linh trồng ở núi ngọc linh còn ko chịu lớn cho,
mang chỗ khác trồng đc mới lạ nè :unsure:
 

Đã ai trồng được sâm Ngọc Linh chưa? 32tr/kg đó. Sâm Ngọc Linh trên thị trường hiện nay 90% là đồ giả. Loại sâm này giờ nhân giống bằng nuôi cấy mô cũng khó lắm nha
 
Đã ai trồng được sâm Ngọc Linh chưa? 32tr/kg đó. Sâm Ngọc Linh trên thị trường hiện nay 90% là đồ giả. Loại sâm này giờ nhân giống bằng nuôi cấy mô cũng khó lắm nha

đâu ra giá 32 tr / kg đó :unsure:
rẻ thế ai chả mua được, ông sếp cùi bắp của Boi thôi, lợi nhuận nữa năm của ổng mua được cả Tạ sâm à :unsure:
 
Chắt chắn là thiếu rồi vì có rất nhiều cây trồng được cho là "hot" khi người ta thổi phồng giá trị thực của nó lên. Ở đây mình chỉ nêu tên một vài vây mà bản thân mình đã biết (đã trồng còn hậu quả thế nào thì chưa biết)
Mong muốn của mình khi lập topic này là để cho những bạn đã và đang theo giấc mộng làm giàu từ những cây này có thể nhìn thấy vấn đề nằm ở đâu và cũng mong hạn chế bớt người vỡ mộng vì nó.
Sâm Ngọc Linh thì chỉ tại đỉnh núi Ngọc Linh (Quảng Nam - Kom Tum) mới thật sự có giá trị còn cây ở những vùng khác thì hầu như giảm đi nhiều lắm. Thêm nữa,chuyện nuôi cấy mô với cây sâm Ngọc Linh hay sâm Hàn Quốc chủ yếu thực hiện bằng bioreactor nên nó không bằng cây trồng ngoài tự nhiên. Đó là thông tin từ thời còn cấp sách đến trường thầy giáo dạy vậy.
 


Back
Top