Cuộc tìm kiếm Rắn có chân

“Thật mà!” – trong một buổi chuyện phiếm, anh bạn thợ rừng tên An đoan quyết như thế về con vật mà anh nhìn thấy trong chuyến đi núi Dinh gần đây. Anh khẳng định con này không phải rắn mối hay bất cứ loài thằn lằn nào mà thợ rừng thỉnh thoảng vẫn gặp: “Nó vừa giống rắn lại vừa giống thằn lằn, và tôi không dám bắt vì sợ đây là loài có nọc độc. Chưa bao giờ tôi bắt gặp con vật lạ lùng đến thế!”
Trong danh mục các loài thằn lằn ở Việt Nam, cũng có hai loài thằn lằn rất giống rắn và một trong hai loài đó chính là thằn lằn bóng Lygosoma angeli. Nhưng đó là chuyện cách đây hơn 90 năm, với mẫu vật đầu tiên được người Pháp thu thập ở Trảng Bom – Đồng Nai. Từ đó không ai nhìn thấy chúng nữa. Người ta tin rằng loài bò sát hiếm hoi này đã tuyệt chủng. Chẳng lẽ… tôi khấp khởi mừng thầm.

Cuộc tìm kiếm cuối cùng

“Con rắn có chân” của An trở thành mục tiêu trong những chuyến đi rừng liên tiếp của chúng tôi. Thế nhưng, ròng rã hàng chục chuyến đi trong nhiều năm mà chúng tôi vẫn chưa một lần nhìn thấy nó. Mùa mưa lại sắp hết (loài thằn lằn này thường chỉ xuất hiện vào cuối mùa mưa)...

Một chiều đầu tháng 9, cơn mưa cuối mùa ào ạt đổ xuống dãy núi Dinh hùng vĩ. Dòng nước mưa đục ngầu như muốn cuốn trôi tất cả vật cản trên đường đi của nó. Trên vách đá thẳng đứng còn sót lại mấy đám rêu. Ít hôm nữa thôi sẽ bắt đầu giai đoạn rất khó khăn cho chúng. Rêu sẽ phải ngủ khô trong khô khát, mòn mỏi chờ đợi những cơn mưa của mùa sau. Lũ thằn lằn Lygosoma sp. này cũng vậy, hết mùa mưa, bọn chúng lại biến mất và ngủ khô suốt nhiều tháng trong các kẽ nứt của những tảng đá mẹ. Vì vậy, đây có lẽ là cuộc tìm kiếm cuối cùng trong năm.
ranchan1.jpg



Đêm xuống, đen kịt. Đội đèn trên đầu, bước thấp bước cao, ba chúng tôi lặng lẽ leo lên lưng chừng núi, nơi thích hợp với đời sống của thằn lằn và là nơi An đã nhìn thấy nó. Mọi người dừng lại để chuẩn bị dụng cụ đào bẩy đá. Từng hốc đá đều được soi kỹ, những đám lá mục chất đống trong hốc cũng được lật tung. Hàng đống đá tảng lớn san sát xếp chồng lên nhau, cả ba phải gồng sức, hợp lực mới lật nổi.

Trời vẫn mưa nhưng mồ hôi túa ra nóng ran. Rừng im vắng. Đâu đó thảng thốt tiếng con chim ăn đêm. Đồng hồ chỉ hai giờ sáng. Bãi đá và đám lá khô đã bị lật tung một vùng vài chục mét. Ai cũng mệt mỏi. Tuy vậy, chúng tôi vẫn căng mắt soi, cố lật đá cho nhanh, chạy đua trước khi trời sáng. Bởi lẽ, nếu đêm nay mà cũng không có kết quả, chúng tôi phải đợi đến cuối mùa mưa năm sau.


Mừng đó rồi lo đó

ranchan.jpg

Bất chợt An reo lên. Anh phát hiện một con thằn lằn trong kẹt đá đầy lá cây mục nát. Chúng tôi chạy đến. Tảng đá lớn với nhiều kẽ nứt. Khe nứt quá nhỏ không thể luồn kẹp gắp vào được. Hai người cố gắng nạy rộng kẽ đá từng li một, vừa đủ để chú thằn lằn không có cơ hội trốn thoát. Khe nứt ra, con thằn lằn còn non bóng nhẫy trình diện trước ánh sáng đèn. Tôi nhanh tay kẹp lấy nó với bàn tay run rẩy không phải vì cái lạnh của cơn mưa rừng, mà vì cảm giác sung sướng lâng lâng.

Thành quả đầu tiên này còn quá nhỏ. Vì vậy, thật khó để đo đếm và so sánh các kết quả với những mẫu chuẩn có sẵn ở bảo tàng Paris và London. Tuy nhiên, ngay từ phút đầu tiên thấy nó, với kinh nghiệm của bản thân và qua các tài liệu đã đọc, tôi tin chắc vẫn còn tồn tại loài thằn lằn bóng Lygosoma angeli ở Việt Nam, với vùng phân bố mới là núi Dinh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Các đồng nghiệp của tôi cũng sẽ rất vui khi biết loài này đã được tìm thấy sau nhiều năm biệt tích.


Chúng tôi hy vọng năm sau có thể tìm thấy những cá thể trưởng thành. Việc tìm kiếm này phục vụ cho mục đích nghiên cứu và ghi nhận vùng phân bố mới của chúng.

Trên đường trở về, bình minh ửng hồng trên đỉnh núi Dinh. Chỉ vài tuần nữa thôi, sau khi đo đếm, phân tích mẫu vật, núi Dinh sẽ được ghi nhận là vùng phân bố mới của loài thằn lằn bóng quý hiếm Lygosoma angeli. Thế nhưng, núi Dinh bây giờ đã đầy những mảng trọc, sườn núi trơ trọi chỉ còn vài cây gỗ nhỏ và đám bụi thấp lè tè. Tim tôi thắt lại khi nghĩ đến cuộc tìm kiếm của mùa sau. Biết đâu đây là lần gặp cuối cùng với loài bò sát được các nhà khoa học gọi là thiên thần (angeli) này, trước khi chúng tuyệt chủng hoàn toàn trong tự nhiên do môi trường sống bị tàn phá.
BÀI VÀ ẢNH: PHÙNG MỸ TRUNG (Sài Gòn Tiếp Thị)
 


ngoài tự nhiên nếu lỡ nhìn thấy em này thì chắc cứ tưởng là rắn thật....
 
với rắn có chân thì mình nghe 1 người bạn làm chung với minh nói we bạn có rắn này nè, nó bò lên máy nhà và rớt xuống thấy có chân rỏ ràng.
mình chỉ biết vây thôi, we mình ko có
 
Con bò sát này năm nào tôi cũng gặp. Lần đầu gặp nó khi đang dọn dẹp vệ sinh giảng đường sau một trận lụt lớn. Tự đó trở đi, năm nào cũng thấy, hễ cứ lụt mà khi đi qua các thân cây, chú ý một chút là sẽ thấy nó bám ở trên đó.
 
Con này thì tôi thấy nhiều lần rồi.
Nó ở trong đất, ở Hưng Yên.
Nó dài chừng 1 ngón tay, nhỏ bằng đầu đũa.
Cũng có người sợ nó cắn chết vì có nọc độc,
nhưng tôi bỏ vào lòng bàn tay cho nó chuyền
từ tay nọ sang tay kia.
Màu nó đúng như trong hình, nhưng bóng láng,
và hơi óng ánh xà cừ nữa kia.
Đưa hình này cho bà con đồng bằng miên bác thì nhiêu người biết lắm.
 
mình giống như a anhmytran. Con này mình thấy nhiều rồi. con này khng có độc. nhỏ con
 



Back
Top