Cười chút chơi

Chào bác NguSa,
Nhân đây, xin lại một lần nữa xin lỗi bác về tánh nóng-nảy của tui vừa qua. Mong bác nhận tấm lòng của tui.

Ở đây, chúng ta giỡn cho vui, bác nhé!
Tui biết anh chồng trên, Thủy-canh chứ còn ai trồng khoai đất nầy? Nhưng thấy vậy mà không phải vậy, mời bác với Lão Tà coi nè:

Một bà sồn-sồn đùng-đùng bước vào phòng Hộ-tịch, đóng sầm cánh cửa lại sau lưng:
- Ông là người trước đây làm giấy hôn-thú cho tui cưới Thủy-canh, phải vậy không?
Ông Hộ-tịch giật bắn người:
- Bà chờ tui chút.
Sau một hồi giở sổ ra, cúi đầu tra-kíu, ông ngẩng lên:
- Thưa phải. Có gì không ạ?
- Lão trốn mất rồi!
Rồi bà xốc tới nắm áo ông Hộ-tịch:
- Vậy bây giờ ông tính sao đây?

Theo bác NguSa với Lão Tà, ông Hộ-tịch nên tính sao? Và hai Lão thấy nên tính sao?
Thân.

--------

Gởi tặng riêng bác NguSa:
Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện...
Giá một nụ cười rẻ hơn giá tiền điện, thế nhưng nụ cười lại tỏa sáng nhiều hơn hàng trǎm bóng đèn điện. Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười của người khác.
3638329365_07ee58bf10.jpg

Một nụ cười - vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta sẽ còn mãi mãi ghi nhớ. Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười. Nụ cười tạo được hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của nhân ái. Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu. Nụ cười đem lại sự can đảm cho người nản chí, hoang mang.


Nếu có một lúc nào đó trong đời, bạn gặp một ai đó không cho bạn được một nụ cười như bạn đáng được nhận, thì bạn hãy quảng đại mà nở một nụ cười với người đó. Bởi vì không ai cần đến nụ cười cho bằng người không bao giờ biết cười.


1106120584_7686c792f6.jpg



Có một câu chuyện kể rằng: Saint Exupery từng là phi công tham gia chống phát xít trong Đệ nhị Thế chiến. Chính từ những nǎm tháng này ông đã viết ra tác phẩm "Nụ cười".. Không biết đây là một tự truyện hay một truyện hư cấu, nhưng tôi tin rằng nó có thật.

Trong truyện, Saint Exupery là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông biết nay mai có thể bị xử bắn như nhiều người khác. Ông viết: "Tôi trở nên quẫn trí. Bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua hàng chấn song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù. Tôi gọi: "Xin lỗi, anh có lửa không?"... Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm, tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại vì sao lại làm thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó, người ta dễ dàng nở một nụ cười. Lúc này dường như có một đốm lửa bùng cháy nhanh qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, giữa hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta phải mỉm cười đáp lại.

Anh ta bật que diêm, đến gần tôi hơn, nhìn thẳng vào mắt tôi và miệng vẫn cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là viên cai ngục phát xít mà chỉ là một con người. Anh ta hỏi tôi: "Anh có con chứ?". Tôi đáp: "Có" và lôi từ trong ví ra tấm hình nhỏ của gia đình mình. Anh ta cũng vội rút trong túi áo ra hình những đứa con và bắt đầu kể lể về những kỳ vọng của anh đối với chúng.

Đôi mắt tôi nhoà lệ. Tôi biết mình sắp chết và sẽ chẳng bao giờ gặp lại được người thân. Anh ta cũng bật khóc. Đột nhiên, không nói một lời, anh ta mở khoá và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả tôi tự do rồi quay trở về. Thế đó, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi chỉ nhờ một nụ cười. ''

Từ khi đọc được câu chuyện này tôi nghiệm ra được nhiều điều. Tôi biết rằng bên dưới mọi thứ vỏ bọc chúng ta dùng để thủ thế, để bảo vệ phẩm giá và địa vị, vẫn còn đó một điều thật quý giá mà tôi gọi là tâm hồn.

Tôi tin rằng: nếu tâm hồn bạn và tâm hồn tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng còn gì phải sợ hãi hay cǎm thù oán ghét nhau. Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó với đồng loại qua sức mạnh của nụ cười, thì tôi tin rằng bạn cũng đồng ý với tôi, đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà chúng ta có thể dành cho nhau.

3484132693_a4f9f1a212.jpg



Một nữ tu ở Calcutta đã cảm nhận được điều này trong cuộc sống, và bà đưa ra lời khuyên chân thành: "Hãy mỉm cười với nhau, mỉm cười với vợ, với chồng, với con cái bạn và với mọi người dù đó là ai đi nữa, vì điều này sẽ giúp bạn lớn lên trong tình yêu của nhau . . . ''
4021496023_c9a833f1f9.jpg


<tbody>
</tbody>


<tbody>
</tbody>









<tbody> </tbody>














 


Last edited:
Ôi lão ma đầu! Lão có làm gì Ngu mỗ đâu mà phải xin lỗi. Lão không có ác ý khi viết, Ngu mỗ lại có tật hay quên, đọc xong quên tuốt thì lão bận tâm làm gì cho nhọc thân già. Lão xin lỗi làm Ngu mỗ thấy hổ thẹn.

Ngu mỗ cám ơn món quà tặng rất ý nghĩa của lão ma đầu. Tấm hình thứ 2 gây cho Ngu mỗ 1 cảm xúc tràn ngập tình yêu thương. Nụ cười của những cháu bé rất hồn nhiên và rất thật. Ngu mỗ cũng có 1 nụ cười tương tự như vậy tặng lại lão ma đầu:

document1page5.jpg


Đôi lúc chính những nụ cười như thế này làm cho ta có động lực để sống và vượt khó.
 
Otofun.net--Bom-Unicef.jpg

Bọn con trai thì lúc nào cũng thích "chơi súng nước", bác Ngusa há!
Thân.

--------

Tặng Lão NguSa, bài hay!


Cuộc đối thoại giữa Sư Ông chủ trì và cô gái mặc váy ngắn, ao' hở hang ...


Đầu xuân, chùa làng nghi ngút hương trầm, thiện nam tín nữ chen chúc nhau vào chánh điện dâng hương bái Phật.
abic6u0myjot

Hình minh họa

Người ra kẻ vào ngược xuôi như bất tận, mặt ai nấy đều vui tươi phấn chấn, y rằng cuộc đời này không hề có đau khổ lo toan.

Nhưng rồi, mọi người phải cau mày nhíu mặt khi trông thấy một cô gái lạ lùng đang lảng vảng ngoài sân chùa, hệt hư người từ hành tinh xa lạ mới xuống thăm trái đất.
abic6u0myjot
Hình minh họa

Cô gái lạ lùng vì nổi bật giữa đám đông do có một sắc đẹp mê hồn, phải công nhận là tuyệt thế giai nhân. Dáng cao hơn một thước bảy.

Tóc đen óng ả phủ dài xuống lưng.
Những vòng đo lý tưởng.
Đầy đặn và trắng trẻo.
Gương mặt khả ái, sáng sủa.
Nếu không là hoa hậu hoa khôi, thì cũng là người mẫu tầm cỡ ngôi sao.
Không ai có thể nhăn mặt bực mình trước cái Đẹp bao giờ.
Có điều, chỉ vì cô gái đã tự chọn cho mình bộ trang phục quá độc đáo, quá quái gở. Chiếc váy ngắn cũn cỡn, tưởng như không còn kiểu nào ngắn hơn, khoe cặp giò dài khêu gợi.
Chiếc áo thun bó sát ôm lấy thân trên bốc lửa, thân áo trước và thân áo sau được liền lạc với nhau chỉ bằng hai sợi dây mỏng mảnh vắt
qua hai bên bờ vai tròn trịa và đầy đặn.
Đẹp không chê vào đâu được, nhưng nếu cô ta đang đứng trên sàn diễn,
hoặc đi trên phố cờ hoa rực rỡ ngoài kia.
Đằng này, cô ta lại xuất hiện ngay chốn già lam tôn nghiêm thanh tịnh mới gây nên những nỗi bất bình từ những người chung quanh.
Sự phẩn nộ, ghê sợ hiện rõ trên gương mặt
những ai nhìn thấy cô gái, nhưng chưa ai lên tiếng thẳng thắn góp ý với con người lạ lùng, chỉ mới nghe những lời chê trách đàm tiếu nho nhỏ phía sau lưng người đẹp.

abic6u0myjot
Hình minh họa

Một anh huynh trưởng gia đình Phật tử bước lại bên cô gái bằng sự nổ lực phi thường, can đảm tột bực, đưa cho cô ta một chiếc áo tràng màu lam, giọng nhã nhặn:
- Chào chị, chị vui lòng mặc chiếc áo này vào, nếu cần thì chị có thể mặc luôn về nhà, tôi rất lấy làm hân hạnh khi được tặng chị nhân ngày đầu năm mới!
Cô gái tròn xoe đôi mắt, nhìn anh huynh trưởng, rồi nhìn chiếc áo tràng với vẻ kinh ngạc, thản nhiên lắc đầu.

Anh huynh trưởng bực bội, giứ chiếc áo tràng tới, nói:
- Chị làm ơn mặc vào giùm cho. Đừng để mọi người khó chịu, và đừng để chư tăng nhìn thấy được mà tổn đức đó!
Cô gái nhíu cặp chân mày lá liễu, hỏi cộc lốc:
- Vì sao?
Anh huynh trưởng không còn tự chủ được, cáu gắt:
- Chị còn chưa hiểu vì sao ư? Nơi đây là chốn tôn nghiêm, không phải chỗ chợ búa hay sân khấu kịch trường, cho nên trang phục trên người chị không phù hợp chút nào, rất chướng mắt mọi người.

Chị thật tình không biết, hay giả bộ không biết?
Cô gái phì cười, một nụ cười tươi tắn tuyệt đẹp, lắc đầu:
- Biết làm gì để vướng? Ai thấy chướng thì đừng nhìn.

Mấy người đi chùa lễ Phật bái tăng, hay là đến đây để nhìn ngắm nhau? Ai tu nấy chứng, hãy để cho tôi yên!
Anh huynh trưởng cứng họng, không biết phải xử sao, trong lúc nhất thời đành đứng đực ra đó với chiếc áo tràng trên tay.

Thời may, có một vị sư trẻ bước lại đứng trước cô gái,
xá dài một cái, cất giọng từ tốn:
-A Di Đà Phật! Cửa Từ Bi luôn rộng mở để phổ độ chúng sanh, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, trẻ già nữ nam…

Nhưng, đừng vì vậy mà xem thường chốn thanh tịnh, tạo nên phiền toái. Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, chị ăn mặc như vậy mà vào chùa, có khác nào báng bổ đạo giáo, xúc phạm Tam Bảo ?
Mong chị hoan hỷ mặc áo tràng vào cho…

abic6u0myjot
Hình minh họa

Cô gái cười duyên dáng, hỏi:
- Thầy thấy tôi ăn mặc thế nào?
Vị tăng trẻ lúng túng:
- Ờ… thì… rất hở hang … không nghiêm túc kín đáo…và…
Cô gái đưa tay vuốt mái tóc, ưỡn bộ ngực đầy sức sống, thản nhiên nói:
- Thầy tu hành mà còn chấp quá! Tâm của thầy còn động lắm.

Lục căn của thầy chưa được tinh tấn, vẫn còn vướng điều phàm tục.
Tốt hơn hết, thầy nên đóng cửa nhập thất để khỏi nhìn thấy những điều bất thanh bất tịnh ở phụ nữ đàn bà!
Vị tăng trẻ xanh mặt, cúi đầu, mắt nhìn chăm chăm xuống đất,

bước đi lẫn vào đám đông Phật tử ngược xuôi ngoài sân…
Cô gái cười nửa miệng, quay sang hỏi anh huynh trưởng:
- Anh có vui lòng chỉ cho tôi tịnh thất của sư trụ trì không ?

Tôi đang rất muốn được vào vấn an ngài, và thỉnh giáo đôi điều…
Anh huynh trưởng nhíu mày nghĩ ngợi, tặt lưỡi:
- Dẫn chị vào tịnh thất của thầy trụ trì thì thật là không nên chút nào.

Nhưng, có lẽ phải làm điều dại dột này, vì chắc tình huống oái oăm khó xử như bây giờ, chỉ có thầy mới đủ đạo lực khai tâm điểm đạo cho chị thấy được phải trái !

Nói rồi, anh ta mời cô gái đi theo mình, băng qua đám đông, vào phía dãy nhà sau chánh điện. Anh ta dừng lại trước cửa một căn phòng, quay sang nói với cô gái:
- Chị vui lòng đứng chờ ở đây một lát, để tôi vào cáo bạch với thầy trước, khi nào thầy đồng ý tiếp khách, tôi sẽ ra mời chị vào. Được chứ?
- Ô-kê!
Anh huynh trưởng nhún vai ngán ngẫm, đưa tay gõ cửa ba cái.

Bên trong có tiếng vọng ra: "Ai ? Cần gì ?".
Anh huynh trưởng cao giọng:
- Bạch thầy, con là Tâm Tịnh, huynh trưởng gia đình Phật tử, có việc rất hệ trọng cần cáo bạch với thầy ạ !


abic6u0myjot
Hình minh họa

Bên trong phòng vang lên giọng sang sảng:
-Tâm Tịnh đó ư? Vào đi, cửa không khoá !
Anh huynh trưởng mở cửa, bước nhanh vào trong và đóng lẹ cánh cửa lại.

Cô gái đứng tủm tỉm cười, chờ đợi với vẻ háo hức.
Chừng mười phút sau, cửa mở, anh huynh trưởng bước ra, nói:
- Chị được phép vào. Nhớ giữ ý giữ tứ một chút nhé !
Cô gái cười khẩy, bước vào phòng.

Một vị tăng tuổi độ lục tuần đang ngồi trên chiếc phản mun đen bóng trong tư thế kiết già, ánh mắt sáng rực rọi chiếu thẳng vào mặt vị khách mới vào.
Cô gái chấp tay xá ba cái, thưa:
- Bạch thầy, con có thắc mắc xin thầy điểm giáo…
- Cứ hỏi. Đây nghe.
- Bạch thầy, con ăn mặc như thế này, vào chùa lễ Phật bái tăng,

lại bị mọi người chê trách chỉ trích,
bị tăng phê bình bắt lỗi, xin hỏi thầy ai đúng ai sai ?
- Ai cũng đúng. Ai cũng sai.
- Bạch thầy, người phàm cố chấp đã đành, nhưng người đã xuất gia tu hành mà vướng mắc những chuyện lễ nghi giáo điều để đi bắt bẻ con,

xin hỏi thầy là đúng hay sai?
- Vừa sai, vừa đúng!
- Sao là sai? Sao là đúng?
- Sai, vì tu hành mà chấp nhặt những điều nhỏ nhặt.

Đúng, vì giữ gìn thanh tịnh cho chốn già lam tôn nghiêm,
đó là bổn phận, là nhiệm vụ phụng sự Tam Bảo, hoằng dương Chánh Pháp !
- Con từng nghe rằng, ngọn cờ phấp phới bay, thật ra cờ không bay mà gió bay, nhưng thật ra gió chẳng động mà do Tâm của con người đang động.

Phải vậy chăng?
- Thật hay! Thật hay!
- Vậy, theo thầy thì con ăn mặc ra sao?
- Bình thường.
- Đáng trách hay đáng khen ạ?
- Hợp thời trang. Hiện đại. Gọn gàng. Tiết kiệm.

Nếu người mặc không hề thấy ngượng nghịu, không chút gượng gạo,
không phải âu lo, thong dong khứ đáo xuất nhập như rồng đạp mây,
thì thật là đáng khen ngợi.
Nếu mặc vào mà luôn thấy bị gò bó, thấy như bị mang của nợ, mang xích xiềng, không thoải mái đi đứng nằm ngồi thì thật là đáng thương, tội nghiệp, chứ không đáng trách!
Cô gái cười khanh khách ra điều thích thú.

Sư trụ trì bật cười ha hả, tiếng cười tự tại vang động như đã rung chuyển cả giàn ngói rong rêu của tịnh thất. Rồi im lặng như tờ. Cô gái cất tiếng:
- Thầy thật cao thâm, vững như bàn thạch !
- Có phải đó là mục đích chính của cô khi ghé thăm bổn tự ?
- Im lặng, tức đã thú nhận.


abic6u0myjot

- Cô mang một chút am hiểu giáo lý nhà Phật, một chút kiến thức cơ bản về sự Tĩnh Động, cố tâm cố ý vào chùa để thử thách cái Tâm Đạo của tăng ni giáo đồ.

Sự cố ý làm cho người khác chao đảo tâm ý chính là ác tâm, chính là động rồi đó!
- Bạch thầy, quả đúng là con động.

Nhưng đâu phải thấy người động mà mình phải động theo, phải vậy không thầy?
- Phải nhớ quanh cô đều là những chúng sanh đang tu, còn tu, chứ chưa có ai đắc đạo, chưa ai giải thoát được mình!
- Chỉ có thầy là tĩnh thôi sao?
- Vì đây là tịnh thất. Tâm người phải tĩnh, phải tịnh.
- Thầy không trách con về chuyện ăn mặc này thật sao ?
- Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…
- Và thân thể con người cũng chỉ là giả tạm…

- Chỉ là đất, nước, gió, lửa hội tụ tạo nên. Thân xác này còn là thứ bên ngoài, huống chi là quần với áo, xiêm với y?

abic6u0myjot
Hình minh họa

- Chỉ cái Tâm bên trong mới là quan trọng ?
- Tính động đều từ nơi ấy. Cho nên, nếu cô đã có gan ăn mặc hở hang thiếu thốn vải vóc để vào cửa thiền, thì hãy phát huy thêm bản lĩnh mà trút bỏ hết xiêm y giả tạm ra khỏi tấm thân giả tạm ngay nơi đây đi !
- …
- Trút bỏ hết đi !
Sư trụ trì quát lên. Cô gái giật bắn mình, vội quỳ mọp xuống, đầu dập đất mấy cái. Sư lại quát:
- Trút hết. Rồi đi ra ngoài, dạo một vòng vãn cảnh mau đi!
- Bạch thầy… con không dám. Con không dám .

Con xin dập đầu tạ tội.
Đội ơn thầy đã khai tâm điểm đạo !

… Anh huynh trưởng đứng chờ ngoài hành lang với ruột nóng gan sôi, cứ như đang đứng trên tổ kiến bồ nhọt.

Và rồi, cánh cửa tịnh thất đã mở toang.
Cô gái lạ lùng đã bước ra ngoài với vẻ mặt rạng rỡ tươi vui.
Lạ lùng hơn, trên người cô ta đang mặc một chiếc áo nhật bình của tăng chúng.
Cô gái cười chào anh huynh trưởng, bước thoăn thot hướng v phía chánh đin. Anh huynh trưởng lè lưỡi, bước nhón chân li khép cánh ca tnh tht tht nh nhàng. Ri anh chp tay xa ba cái v phía bên trong cánh ca vô tri, nói :
- Qu đúng là ch có thy mi tr được qu s ma vương !

abic6u0myjot

Anh ta th
phào nh nhõm. Đu năm vui tht. Tht là vui.









 
Last edited:
Chủ nhật, 9/12/2012, 19:36 GMT+7
email.gif

print.gif





[h=1]Nghi án giết người, kéo xác ra đường[/h] [h=2]5h sáng 9/12, một phụ nữ dọn hàng ra lề đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh (TP HCM) đã phát hiện thi thể người đàn ông đang nằm bất động trên vỉa hè, trước quán cà phê sân vườn.[/h]
thi_the.jpg
Công an khám nghiệm hiện trường. Ảnh: An Nhơn

<tbody>
</tbody>

Nạn nhân là ông Nguyễn Văn Nê (61 tuổi, huyện Bình Chánh). Khám nghiệm hiện trường, nhà chức trách nhận định, hung thủ dựng hiện trường giả vì người đàn ông này có thể bị sát hại nơi khác rồi bị vứt xác tại đây. Tại điểm chờ xe buýt cách đó 300 m, cảnh sát phát hiện nhiều vũng máu và dấu hiệu của một cuộc giằng co.
Trưa trưa cùng ngày, việc khám nghiệm hiện trường kết thúc, xác nạn nhân được đưa đi giải phẫu pháp y để điều tra làm rõ.
An Nhơn

*



--------

Thật là may!
... đã phát hiện thi thể người đàn ông đang nằm bất động trên vỉa hè....



"thi thể" mà không chịu "nằm bất động" thì ... má ơi!
 
Last edited:
"Vợ Giả"
[h=2]Đàn ông có nhiều kiểu khổ vì vợ. Có người khổ vì vợ dữ, có người khổ vì vợ ghen, có người khổ vì vợ xấu. Vợ đẹp quá cũng khổ (vì suốt ngày lo ghen). Nhưng không biết có ông nào khổ cái kiểu kỳ cục giống tôi không: Khổ vì “vợ giả”![/h] Nghe đến đây, chắc nhiều ông nghĩ: “Chắc bà vợ cha này sống giả tạo lắm?”. Không hề, tính vợ tôi rất thật thà, dễ thương. Tôi nói “vợ giả” nghĩa là trên người vợ tôi, đồ… giả nhiều hơn đồ thật!

Cách đây 10 năm, lúc mới lấy nhau, vợ tôi là một phụ nữ bình thường, không đẹp cũng không xấu. Một ngày đẹp trời, chẳng hiểu nghe lời ai xúi dại, cô ấy đi sửa mũi với cái lý do hết sức dễ thương: “Em đẹp thì anh hưởng chứ ai hưởng”. Tôi không chịu thì cô ấy nhăn nhó, giận hờn đủ kiểu. Cuối cùng, tôi cũng phải xuôi.

Ai ngờ, sửa một lần rồi cô ấy đâm ra nghiện luôn. Từ đó, vợ tôi trở thành khách quen của nhiều thẩm mỹ viện trong thành phố. Có cái mũi mà cô ấy sửa đi sửa lại mấy lần. Hết mũi thì tới bơm môi, căng da mặt, độn cằm, hút mỡ bụng… Mà mỗi lần cô ấy sửa đâu có rẻ, bèo bèo cũng mất mười mấy triệu, còn mắc thì phải vài ngàn đô. Nếu giờ mà đếm đồ trên người cô ấy để tính tiền, chắc đủ để hai vợ chồng tôi xây căn nhà mới.

Tốn tiền thật ra cũng không quan trọng lắm, nỗi đau khổ của tôi là càng ngày càng nhìn không ra vợ mình. Cứ chiều chiều đi làm về, tôi nhìn ngơ ngẩn người phụ nữ đang tồn tại trong nhà, đang nấu cơm cho mình ăn mà chẳng biết đấy là ai. Nhiều lúc nửa khuya thức giấc, mở mắt thấy cô ấy ngủ quay mặt vào tôi, tôi giật mình, tưởng mình… ngủ lộn nhà.

Nỗi khổ lớn nhất của tôi là vợ tôi giờ đây như dán lên người một cái nhãn tổ bố: “Hàng dễ vỡ, xin nhẹ tay!”. Vui vui nhéo mũi cô ấy, cô ấy la: “Trời, sụp bây giờ”. Hôn môi, cô ấy đẩy ra: “Đừng anh, em mới bơm”. Tôi nhớ hồi xưa có đọc đâu đó câu chuyện thần thoại, đại khái có ông vua bị thần thánh phạt, đụng tay vô cái gì cũng thành vàng, kể cả đồ ăn thức uống. Tôi giờ cũng vậy, nhìn được mà “ăn”… hổng được.

Còn nữa, tôi nghe nói mấy cái vụ sửa sang như thế dễ xuống cấp lắm. Tôi coi trên mạng, thấy mấy tấm hình chụp các bà dạng “hồi trẻ sửa phà phà, về già bị xuống cấp”, tôi giật mình thon thót. Nghĩ tới cảnh tương lai vợ mình như vậy, tôi lo quá. Không biết có ông chồng nào cùng cảnh khổ giống tôi không?








" º°¨(¯`'.¸(¯`'. ::¸Hoa Trinh Nu ::¸.'´¯)¸.'´¯)¨°º"
 
Góp vui một vài hình ảnh sưu tầm về giá trị của đồ giả:
1/ Ca sĩ Hồ Qùynh Hương
Untitled-1_copy.jpg


2/ Siêu mẫu Võ Hòang Yến
Untitled-2.jpg


3/ Người mẫu Ngọc Quyên
Untitled-3.jpg


4/ Người đẹp Bình Dương- Minh tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng
vnm_2012_481852_copy.jpg


5/ Trước khi bơm ngực, Katie Price có vẻ đẹp rạng rỡ, săn chắc và tươi xinh
3_12_1345719011_54_1345713927-5-my-nhan-bi-dap-nat-vi-dao-keo--7-.jpg


6/ Khi còn "nguyên bản" NTK tài ba người Ý Donatella Versace chưa bao giờ bị chê kém sắc
3_12_1345719012_19_1345713927-5-my-nhan-bi-dap-nat-vi-dao-keo--2-.jpg


và sau khi phẫu thuật...
3_12_1345719012_34_1345713927-5-my-nhan-bi-dap-nat-vi-dao-keo--3-.jpg


7/ Heidi Montag được mệnh danh là "nữ hoàng dao kéo Hollywood" vì hàng chục cuộc giải phẫu lớn nhỏ mà cô đã từng trải qua
3_12_1345719013_12_1345713927-5-my-nhan-bi-dap-nat-vi-dao-keo--13-.jpg


8/ Megan Fox bị ví là bông hoa dập nát
3_12_1345719013_8_1345713927-5-my-nhan-bi-dap-nat-vi-dao-keo--5-.jpg
 
BÀI VĂN GÂY KINH HOÀNG TRÊN NET

<tbody>
</tbody>
Bài văn có ý tưởng độc đáo, đáng chú ý và suy nghĩ về vấn đề xã hội, tâm lý và giáo dục
Bài văn của một nữ học sinh trung học phổ thông với đề bài: "phân tích truyện Thánh Gióng" vừa được phát tán trên mạng, được xem như “bài văn lạ, mới", gây xôn xao cộng đồng mạng.
Nguyên văn bài viết như sau (xin đăng nguyên văn, kể cả một số từ tạm gọi là “lỗi từ vựng” của thế hệ 9X):
GetInline.aspx

Photo courtesy: Giao Duc Viet Nam

“Truyền thuyết kể lại thật ấn tượng khi Thánh Gióng ba tuổi chưa biết nói cười nhưng khi giặc Ân đến thì thoắt cái vươn vai để trở thành người lớn trong phút chốc, ngay sau đó thì đã dùng gậy sắt, cưỡi ngựa sắt uýnh tan giặc. Wow, thậm chí ông còn dùng cả bụi tre làm vũ khí! Xong xuôi thì thay vì ở lại để nhận huân chương Anh hùng, ông lại vội vã bay ngay lên trời, để lại một loạt fan và người hâm mộ ngơ ngác. Chắc là ông tuy thành người lớn nhưng tuổi vẫn trẻ con nên dễ ngượng trước đám đông, hoặc có thể ông ấy khiêm tốn và không mắc bệnh thành tích như người lớn bây giờ! Em hâm mộ ông, à… anh ấy lắm (mà sao trẻ thế họ lại cứ bắt gọi là ông nhỉ?)! Nếu anh ấy mà không bay mất chắc khối người hâm mộ sẽ chết mê chết mệt. Ôi, anh Gióng thật manly, thật cool - thần tượng của em!
Nhưng em không chỉ hâm mộ mà còn thương anh ấy lắm, mới ba tuổi ranh, chưa biết gì mà đã buộc phải thành người lớn, phải làm chuyện người lớn trong khi chưa kịp hưởng tuổi thơ, tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ, tuổi ômai như tụi em…Thật buồn, thật ghét chiến tranh đã cướp đi mất tuổi thơ của anh ấy!
Em thì ngược lại, em có tuổi thơ và thời con trẻ đầy đủ đến phát chán.Thực sự thì em chỉ mong cái tuổi thơ này kết thúc nhanh nhanh và thành người lớn cùng thần tượng của em sớm nhất có thể vì quá tuổi thơ của chúng em quá nhiều lý do để bực bội.
Này nhé: Tuổi thơ lúc nào cũng phải đi học, điểm kém thì bị chửi mắng, thậm chí dính chưởng của phụ huynh, muốn học giỏi thì lại phải quay cóp khi đi thi, em thì lại vụng nên quay toàn bị lộ. Lớp em tụi nó quay siêu lắm, có đứa còn được nhà trang bị điện thoại xịn để nhắn đầu bài, đứa thì móc với giám thị quăng phao cho. Em không biết dùng phao, chết đuối phải roài, hic hic…
Tuổi thơ lúc nào cũng bắt đi sở thú. Đi riết chán ốm vì chẳng có gì để xem. Có mấy con thú ốm nhom cứ đứng vậy hoài. Mà nghe nói một con voi mới tự nhiên lăn đùng ra chết, người ta bảo nó bị bệnh hiểm nghèo, em nghĩ là nó đói thôi. Ba em dạo này làm ăn chứng khoán hay đất đai gì đó mà về quặu nhà hoài, kêu làm ăn thế này thì có mà chết đói cả lũ! Đấy, người còn chết đói nữa là voi… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ chán chết vì muốn đi chơi chẳng biết đi đâu và đi bằng gì. Xe công cộng thì vừa bẩn vừa hôi, lại chen chúc và luôn chậm giờ, chẳng nhẽ lúc nào cũng bắt gia đình cho quá giang. Em thích đi chơi ngoài thiên nhiên lắm mà không có chỗ nào đi, lại dơ và nguy hiểm nên mẹ không cho. Mà sao cứ đi xa là người lớn lại sợ trẻ con làm chuyện bậy bạ nhỉ? Sao họ cứ suy bụng ta ra bụng người thế? Đi gần thì có mỗi chỗ duy nhất là siêu thị. Dạo này kinh tế khó khăn nên chẳng ai mua gì, cứ đi vào chơi cho mát. Chỗ khu game thì lúc nào cũng phải xếp hàng, tiếng động ẩm ĩ nhức hết cả đầu, haizzz… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ thật chán vì không có gì để xem. Ca nhạc thì nhảm, lại chẳng có bài vui cho lứa tuổi tụi em. Cứ suốt ngày yêu nhau, bỏ nhau nhảm pà cố! Mà trong mấy cuộc thi Talent trên Ti vi thì tụi trẻ con cũng toàn bắt chước người lớn mới được giải cao đấy thôi, ai mà coi trọng con nít! Phim Việt thì vừa chán vừa toàn chuyện người lớn, mấy cái phim Mỹ hành động thì hay, vậy mà cái hay nhất chuẩn bị chiếu thì lại bị cấm mất vì nghe nói quá bạo lực. Mấy đứa bạn nhà giàu nó còn được bay qua Thái, qua Sin xem chứ em thì potay. Mà lạ thật, trẻ con bên ấy giàu hơn nhưng lại thích bạo lực hơn ở nhà mình nhỉ? Ôi, ước gì em được như Phù Đổng, ước gì em nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ thì lúc nào cũng bắt đọc sách. Em cũng thích đọc lắm, nhất là mấy cuốn Manga vẽ tranh đẹp cực! Đọc lời và chữ nhiều đang chán, đọc truyện tranh đang thích thì mẹ lại cấm vì bảo trong đó toàn cảnh phản cảm của con nít làm chuyện người lớn…huhu. Nếu mà thế gọi là làm chuyện người lớn thì em cũng thích làm người lớn. Thích thế nhưng mà rất khó, mấy đứa con trai cùng lớp thỉnh thoảng cứ hay rủ đi chơi xa, vào nhà nghỉ làm chuyện người lớn. Thích đấy nhưng mà quá nguy hiểm, nhỏ L. lớp kế bên đi chơi riết rồi tự nhiên có em bé đó, kỳ lắm. Nhưng ở nhà cũng ghê thấy mồ à, mấy cha hàng xóm mắc dịch và biến thái cứ hay gạ qua nhà làm chuyện người lớn rồi cho tiền, cho kẹo... Sao làm trẻ con khổ thế!? Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Mà làm người lớn cũng dễ ợt chứ có gì đâu. Em nghe nói nhỏ kia chưa đến 18 đã khai man để có bạn trai sớm. Mà vừa mấy bữa trước thấy nó còn ốm nhom trên ti vi, nghe dì Năm nói nó giải phẫu thẩm mĩ vòng 1 siêu khủng, nâng mũi dọc dừa, mất mấy ngàn đô lận, thế rồi thành hotgirl, được người ta rủ đi chơi mà trả tới hai chục ngàn đô lận. Cho nên chắc em sẽ phấn đấu thành hotgirl trước, rồi sau đó sẽ đăng ký vô mấy cuộc thi Miss sìtyn để kiếm vận may. Làm người lớn vừa có giá, vừa tự do chẳng ai quản lý. Mẹ cấm đoán em chắc chỉ vì thiếu tiền, chứ em mà kiếm được mấy cha đại gia thì sẽ bao cả nhà ăn chơi nhòe luôn.
Đấy, sao cứ phải thời chiến mới trở thành người lớn lẹ được? Mà nói rồi mới nhớ và tiếc thần tượng của em. Giá anh Gióng mà không bay về trời thì ở lại thành đại gia là chắc. Đẹp trai, tiền thưởng nhiều như thế thì thiếu gì hotgirl xin chết?
Vậy xét cho cùng thì đâu ai cần tuổi thơ nhỉ? Em chỉ muốn làm một việc gì có ý nghĩa, em muốn học tập Thánh Gióng nhanh để trở thành người lớn, em chỉ muốn có nhiều tiền, nhưng làm thế nào nhỉ?


Nhận xét của giáo viên: "Bài không những lạc đề mà tư tưởng có vấn đề! Đề nghị gia đình chú ý giáo dục! 0 điểm”.

<tbody>
</tbody>













 

TÔI CÓ VÔ DUYÊN KHÔNG? :)) Bạn bè bảo tôi là thằng vô duyên vì tôi không có bạn gái. Nhưng tôi cũng đã từng có người đàn bà thề cùng tôi sống chết có nhau: "Mày mà dụ dỗ con gái của bà, bà thề sống chết với mày". Cũng từng có người con gái cùng tôi hẹn ước đến kiếp sau: "Muốn cua tôi hả? Đợi kiếp sau đi cưng". Và từng có người con gái cam lòng tự nguyện vì tôi mà chết: "Cái gì? Tôi mà làm bạn gái ông ư? Tui thà chết còn hơn" .... Nghĩ lại tôi thấy mình cũng đào hoa quá !!!
 

Được cô bạn cùng lớp tỏ tình, chưa kịp 'sướng' đã phải ngớ người vì... hớ.


Tôi đang ngồi học thì con bé ngồi bàn bên quăng qua cho mẩu giấy. Mở ra xem thì thấy “Mình thích bạn, mình hẹn hò nha”.

Ôi trời!!! Khỏi phải nói, tâm trạng lâng lâng, tôi thích con bé từ đầu năm học cơ, mình quay sang cười mỉm với con bé một cái thật tình cảm.

Con bé e thẹn nói khẽ:

- Anh đưa cho anh ngồi bên cạnh giùm em.

Khỏi phải nói tôi ức chế thế nào, vò nát mảnh giấy, quăng thẳng vô mặt thằng điên ngồi kế bên.

Nó ngơ ngác mở ra xem, cũng y như tôi, khoái chí, cười tủm tỉm rồi bảo:

- Thích tôi sao không nói sớm, tôi cũng thích ông lâu rồi, mà ngại....
 
Tui đọc bài nầy trước đây khá lâu. Đọc tới đâu, thấy mình ngốc tới đó!
Giờ đọc lại, tui thấy khác! Thấy mình... ngốc hơn!
Mời quý bạn tóc húi cua, tự đánh giá mình xem!
Cũng nhân đây, mời quý vị tóc dài, tóc kẹp, đánh giá "chàng" của mình.
Thân.
*
[h=2]Đàn ông[/h] Tác Giả: Tll
Đàn ông thông minh và đàn ông ngốc khác nhau thế nào? Quen và kết hôn với một người đàn ông thông minh là mơ ước của mọi cô gái. Thế nhưng rất nhiều cô đã bị lừa, sống chung rồi mới phát hiện ra chàng ta ngốc. Để giúp các thiếu nữ đề phòng thảm họa này, xin thống kê ra vài đặc điểm phân biệt:

1. Đàn ông thông minh thường không chọn phụ nữ thông minh. Vì vậy nếu bạn có bằng cấp cao, bạn phải đề phòng những anh chàng tới chỗ mình.
2. Đàn ông ngốc hay khen bạn đẹp. Đàn ông thông minh hay khen bạn đáng yêu.
3. Đàn ông ngốc dẫn bạn gái về thăm cha mẹ. Đàn ông thông minh dẫn đi chơi.
4. Đi ăn tiệm, đàn ông ngốc hỏi bạn: “Có ngon miệng không?”. Đàn ông thông minh hỏi bạn: “Có vui không?”.

5. Đàn ông ngốc hay kể về thời đi học. Đàn ông thông minh hay kể về những thời bỏ học.
6. Đàn ông ngốc hay khoe những thứ sắp mua. Đàn ông thông minh hay khoe những thứ không mua.
7. Đàn ông ngốc hay hỏi bạn đi với ai. Đàn ông thông minh chỉ hỏi bạn đi đâu.
8. Đàn ông ngốc hứa yêu bạn suốt đời. Đàn ông thông minh hứa lo cho bạn suốt đời.

9. Đàn ông ngốc cái gì cũng biết. Đàn ông thông minh chỉ biết những thứ không liên quan tới mình.
10. Đàn ông ngốc hay nhớ. Đàn ông thông minh hay quên.
11. Xem thi hoa hậu, đàn ông ngốc xem tới cùng. Đàn ông thông minh xem xong phần áo tắm là thôi.
12. Đàn ông ngốc ăn nhiều. Đàn ông thông minh ăn ít. Đàn ông cực kỳ thông minh chả biết mình ăn gì.

13. Đàn ông ngốc thích nhìn bạn làm. Đàn ông thông minh thích nhìn bạn chơi.
12. Đàn ông ngốc dẫn bạn vào hiệu sách. Đàn ông thông minh dẫn bạn vào rừng.
15. Đàn ông ngốc thích phim tình cảm. Đàn ông thông minh thích phim hình sự.
16. Đàn ông ngốc treo bằng cấp trên tường. Đàn ông thông minh để nó dưới gầm giường.

17. Khi bạn ra khỏi nhà, đàn ông ngốc hỏi: “Bao giờ về?”. Đàn ông thông minh hỏi: “Bao giờ em đi nữa?”.
18. Khi bạn có áo mới, đàn ông ngốc hỏi: “Mua bao nhiêu tiền?”. Còn đàn ông thông minh hỏi: “Chọn trong bao nhiêu giờ?”.
19. Thấy một cô gái đẹp đi ngang, đàn ông ngốc nhìn và khen đẹp. Đàn ông thông minh cũng nhìn và không nói gì. Nếu vợ hỏi thì bảo: “Cô ta xấu”.
20. Đàn ông ngốc hay khoe cha mẹ hiền. Đàn ông thông minh khoe cha mẹ cho mình tự do.

21. Đàn ông ngốc hay ăn mặc đẹp. Đàn ông thông minh hay ăn mặc kỳ quái.
22. Đàn ông ngốc hay bán hớ. Đàn ông thông minh hay mua hớ.
23. Đàn ông ngốc tắm nhiều. Đàn ông thông minh gội đầu nhiều.
24. Đàn ông ngốc đến nhanh. Đàn ông thông minh về nhanh.

25. Đàn ông ngốc đọc những gì báo đăng. Đàn ông thông minh đọc những gì báo không đăng.
26. Đàn ông ngốc lái xe hơi. Đàn ông thông minh thuê tài xế.
27. Đàn ông ngốc hay béo. Đàn ông thông minh hay gầy.
28. Đàn ông ngốc hay tập thể thao. Đàn ông thông minh hay cười chuyện đó.

29. Sau khi ly dị, đàn ông ngốc nói xấu vợ. Đàn ông thông minh nói xấu mình.
30. Về nhà vợ, đàn ông ngốc tỏ ra sắc sảo. Đàn ông thông minh tỏ ra hiền lành.
31. Đàn ông ngốc hay uống rượu. Đàn ông thông minh hay ăn kem.
32. Đàn ông ngốc hay nghe nhạc một mình. Đàn ông thông minh chỉ nghe nhạc khi có cô gái ngồi bên cạnh.

33. Đàn ông ngốc sợ vợ đẹp. Đàn ông thông minh sợ vợ ngoan.
34. Đàn ông ngốc nhiều người yêu. Đàn ông thông minh nhiều người ghét.
35. Đàn ông ngốc sợ cô đơn. Đàn ông thông minh sợ chỗ đông người.
36. Đàn ông ngốc hay ăn con gì mình nuôi. Đàn ông thông minh ăn con gì đứa khác nuôi.

37. Đàn ông ngốc gọi vợ là “bà xã”. Đàn ông thông minh gọi là “em”.
38. Đàn ông ngốc yêu nhiều. Đàn ông thông minh ly dị nhiều.
39. Đàn ông ngốc sợ mình già. Đàn ông thông minh sợ đứa khác già.
40. Đàn ông ngốc luôn tỏ ra thông minh. Đàn ông thông minh luôn tỏ ra ngốc.

--
 


Đàn ông tỉnh và say

Đàn ông say bao giờ cũng thấy mình mạnh mẽ.
Đàn ông tỉnh thấy mình lúc mạnh, lúc hèn.

Đàn ông say thấy tất cả con gái đều đẹp.

Đàn ông tỉnh cũng thấy như thế, trừ vợ mình.

Đàn ông say coi trời bằng vung.

Đàn ông tỉnh coi vung bằng trời.

Đàn ông tỉnh sợ chết,
đàn ông say sợ sống.

Cả đàn ông tỉnh và đàn ông say đều thích ở gần các cô gái say.
Không ai muốn bên cạnh mình có các cô gái tỉnh.

Đàn ông tỉnh gặp giám đốc thì cúi chào.

Đàn ông say gặp giám đốc thì khoác vai.

Đàn ông tỉnh thích bạn bè.

Đàn ông say thấy ai cũng là bạn bè.

Đàn ông tỉnh coi thường rượu.

Đàn ông say coi thường nước ngọt.


Gặp cướp, đàn ông tỉnh đưa tiền,
Đàn ông say đưa nụ cười.

Đàn ông tỉnh hay khoe bằng cấp.

Đàn ông say khoe sức lực.

Đàn ông tỉnh gọi vợ là bà xã.
Đàn ông say gọi tất cả các cô như thế.

Cả đàn ông tỉnh và đàn ông say đều ngại về nhà.

Cả đàn ông tỉnh và đàn ông say đều tin là mình không thể say.


Gặp cảnh sát giao thông, đàn ông tỉnh vờ say, đàn ông say vờ tỉnh.

Nghe tin vợ đẻ, cả đàn ông tỉnh và đàn ông say đều thấy trời đất quay cuồng.

Khi hết tiền, đàn ông say tìm bạn bè, đàn ông tỉnh trốn bạn bè.

Khi vào bệnh viện, đàn ông tỉnh nhìn bác sĩ, đàn ông say nhìn cô y tá.

Vào buồng tắm, đàn ông tỉnh đóng cửa, đàn ông say mở cửa nhìn ra.

Gặp bố vợ, đàn ông tỉnh thì chào, đàn ông say thì vẫy.

Trong đám đông, đàn ông tỉnh sợ nói, đàn ông say sợ im lặng.
Khi soi gương, đàn ông say mỉm cười, đàn ông tỉnh thì lo lắng.

Đàn ông tỉnh nghĩ về gia đình thấy lo lắng.
Đàn ông say nghĩ về quán thấy thoải mái.

Đàn ông tỉnh hay nói về quá khứ.
Đàn ông say hay nói về tương lai.


Đàn ông tỉnh luôn thấy mình nghèo.
Đàn ông say luôn thấy bạn bè nghèo.

Đàn ông tỉnh nghe một bài hát hay thì vỗ tay.
Đàn ông say nghe một bài hát hay thì khóc.

Vào nhà ai, đàn ông tỉnh quan tâm bà chủ,
Đàn ông say quan tâm ông chủ.

Xem thi hoa hậu, đàn ông tỉnh ước gì mình là triệu phú,
đàn ông say ước gì mình là giám khảo.

Đàn ông say hay chơi với trẻ con.
Đàn ông tỉnh hay chơi với người già.

Đàn ông tỉnh cố quên, đàn ông say cố nhớ.

Đọc bài này, đàn ông tỉnh bực bội, đàn ông say chả hiểu gì !


Lê Hoàng





















 
Ai Điếc?!
[h=5]Một anh Lão (cỡ hơn sáu bó gì đó – 60+) tỏ vẻ hơi lo ngại về sự lãng tai của bà vợ già.[/h]
Anh Lão định khuyên vợ đi thử “Hearing Aids” nhưng lại sợ vợ mích lòng.
Anh Lão hỏi ý kiến của bác sĩ gia đình về vấn đề này, thì bác sĩ chỉ cho một cách thử “độ điếc” của bà vợ như sau:
“Bác về nhà, khi thấy vợ Bác thì Bác đứng cách xa khoảng 40 ft rồi hỏi vợ môt câu với giọng nói bình thường – nghĩa là không to cũng không nhỏ. Nếu thấy vợ không trả lời thì Bác tiến sát lại ở khoảng cách 30 ft rồi hỏi lại; nếu vợ Bác lại không trả lời thì cứ tiến lại gần chõ 20 ft , rồi 10 ft… Xong Bác cho tôi biết ở khoảng cách bao nhiêu thì vợ Bác trả lời để tôi biết tình trạng lãng tai của vợ Bác trầm trọng như thế nào?”
Anh Lão hí hửng về nhà thấy bà vợ già đang đứng trong bếp rửa chén và sửa soạn cơm chiều. Anh Lão đứng ở khoảng cách 40ft, và như Bác sĩ chỉ dẫn, hỏi bà vợ với giọng bình thường:
“Em ơi! Em cho anh ăn cơm tối cái gì?”
Chẳng nghe thấy bà vợ trả lời gì cả, anh Lão liền tiến tới chỗ 30 ft lập lại câu hỏi:
“Em ơi! Em cho anh ăn cơm tối cái gì?”
Cũng lại không nghe thấy tiếng trả lời trả vốn gì, anh Lão tiến lại chỗ 20ft,… rồi 10 ft và hỏi cùng một câu hỏi và không nghe câu trả lời.
Cuối cùng anh Lão tiến đến sát ngay sau lưng vợ và hỏi:
“Em ơi! Em cho anh ăn cơm tối cái gì?”
Bà vợ quay lưng lại nói:
“Tôi đã nói với Bố nó lần này là lần thứ năm rồi là tối nay nhà mình ăn cơm gà kho mà sao Bố nó cứ hỏi hoài vậy?”
Anh Lão thẫn thờ:
- ?!?!
nu-cuoi-em-be.jpg


 
[COLOR=rgb0,0,153]Câu chuyện Ba bát mì[/COLOR]
[COLOR=rgb153,0,0]Línhthủy, sưu tầm và minh họa.[/COLOR]

[COLOR=rgb153,0,0]
[/COLOR]
Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái.
Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là “Câu chuyện bát mì”.
Chuyện xảy ra cách đây khoảng năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt.
Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới.
Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân.
Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi.
Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời. -
Xin mời ngồi! Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói: - Có thể… cho tôi một… bát mì được không?



ImageProxy.mvcbicild=&ampcanary=XsVlKwZRprJvGnaMX%2bTl%2fkA6bEq16oxFK7vanBewxsg%3d0&ampurl=http%3a%2f%2fnhanghethuat.com%2fuploads%2f%2bCau-chuyen-cuoi-nam-ba-bat-mi%281%29.jpg



Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú. - Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to: - Cho một bát mì.
Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. “Ngon quá” – thằng anh nói. -
Mẹ, mẹ ăn thử đi – thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng.
Ba mẹ con cùng khen: “Thật là ngon ! Cám ơn !” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán. - Cám ơn các vị !
Chúc năm mới vui vẻ – ông bà chủ cùng nói.
Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm.
Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới.
Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn.
Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ.
Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ.
Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái. - Có thể… cho tôi một… bát mì được không? - Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi !
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp: - Cho một bát mì.
Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời: - Vâng, một bát mì! Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng: -
Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không? - Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
ImageProxy.mvcbicild=&ampcanary=XsVlKwZRprJvGnaMX%2bTl%2fkA6bEq16oxFK7vanBewxsg%3d0&ampurl=http%3a%2f%2fnhanghethuat.com%2fuploads%2f%2bCau-chuyen-cuoi-nam-ba-bat-mi%282%29.jpg



Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ :
“Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào ! ”
Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra.
Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận.
Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán. - Thơm quá! - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá! -
Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy! Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình. - Cám ơn các vị !
Chúc năm mới vui vẻ! Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.


Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện.
Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả.
Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về.
Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”.
Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”.


Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến.
Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.
- Mời vào! Mời vào! – bà chủ nhiệt tình chào đón.
Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói: - Làm ơn nấu cho chúng tôi…hai bát mì được không? -
Được chứ, mời ngồi bên này ! Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào trong la to: “Hai bát mì” -
Vâng, hai bát mì.
Có ngay.
Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi.
Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây. -
Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con! -
Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ? -


Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng. - Chuyện đó thì chúng con biết rồi – đứa con lớn trả lời.


Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe. -
Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi! - Hả, mẹ nói thật đấy chứ? - Ừ, mẹ nói thật.
Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi. -


Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé. -
Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên! - Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều! -
Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết.
Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học.
Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc.
Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự. -
Có thật thế không?
Sau đó ra sao? -
Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?”


Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ.
Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng.
Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc”.
Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa.
Lại còn: “Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon.


Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa.
Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn”.


Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên ! Chúc hạnh phúc ! Cám ơn !”


Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài. -
Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời. - Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao? -
Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: “Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần.


Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gia hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính.
Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm.
Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn.
Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.”
Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo: -
Cám ơn! Chúc mừng năm mới !
Lại một năm nữa trôi qua.



ImageProxy.mvcbicild=&ampcanary=XsVlKwZRprJvGnaMX%2bTl%2fkA6bEq16oxFK7vanBewxsg%3d0&ampurl=http%3a%2f%2fnhanghethuat.com%2fuploads%2f%2bCau-chuyen-cuoi-nam-ba-bat-mi%284%29.jpg



Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.
Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi.
Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại.
Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
“Việc này có ý nghĩa như thế nào?”


Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi.
Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe.
Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ.
Bàn số hai “cũ” trở thành “cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.


Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua. Lại một ngày 31/12 đến.


Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì.
Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên.
Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay.
Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống.
Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người.
Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai.
Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới.
Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn…


Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa.
Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ.
Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa.


Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại.
Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.
Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm: -
Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?


Gương mặt bà chủ chợt biến sắc.
Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây.
Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói: - Các vị… các vị là…
Một trong hai thanh niên tiếp lời: -Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống.


Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ.
Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô.
Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng.
Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu.
Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô.
Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.


Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt.
Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói: - Này, ông bà chủ, sao lại thế này?
Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!
Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói: - Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời: - Có ngay. Ba bát mì.


Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng.
Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm.
Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng : chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh,
chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi.
Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong [COLOR=rgb96,0,191]mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. [/COLOR]
[COLOR=rgb51,51,255]Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt , nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.[/COLOR]


Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả.
Có người nhận xét rằng : “Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt.”
Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế.
Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.
 
Nông-dân nước ngoài.
GetInline.aspx

Hình và bài viết copy không hiện lên được là do bác lấy hình từ 1 trang Web phải là thành viên đăng nhập mới xem được
Bác lấy hình về máy sau đó chuyển lên các Địa chỉ sau đây rồi lấy link image cho vào bài viết là xong

http://www.freeimagehosting.net/

http://photobucket.com/
http://uphinh.vn
https://picasaweb.google.com/home
http://imgur.com/
http://agriviet.com/home/threads/515...h-bang-DropBOX
 
Cám ơn bác Mục. Tui dốt mấy vụ nầy quá! Đôi khi tui Copy từ một Mạng nào đó, dán lên được, đôi khi không. Đôi khi tui chuyển lên Photobucket rồì chuyển lại.
Khi nào có thì giờ thì tui cũng cố làm theo bài bản bác chỉ. Nhưng đầu óc đặc-sệt, lại thêm cục lười nặng quá! Thường thì tui... kệ. Bởi những bài của tui không quan-trọng gì.
Như hình trên, tui "kết" cái anh nông-dân ngồi nghe thuyết-trình. Giống y-chang hồi tui đi học cải-tạo.
Lần nữa, cám ơn bác.
Thân.
 
..............
Như hình trên, tui "kết" cái anh nông-dân ngồi nghe thuyết-trình. Giống y-chang hồi tui đi học cải-tạo.
Lần nữa, cám ơn bác.
Thân.


Hik...nge mà thương quá..Bác bị "cải tạo" mấy năm ?
bấy nhiêu năm ngồi nge thuyết giảng mà bác vẫn không thương nổi Marx sao ? hik lại thấy thương cái "cứng cổ" của bác nữa rồi
 
Hì hì, tui thương anh Đoàn Văn Vươn thì có! Thật là một bậc anh-hùng!
Nhờ cải-tạo, đã tạo cho tui một sức mạnh, đủ để làm một chuyền vượt biển hãi-hùng... Bây giờ nhớ lại, mới thấy hồi đó mình gan thiệt!
Nhưng bác có muốn hỏi: "Bây giờ dám đi nữa không?" Hì hì...
Thân.
 
..Thuy-canh
Hì hì, tui thương anh Đoàn Văn Vươn thì có! Thật là một bậc anh-hùng!​
.

Chuyện của bác Đoàn Văn Vươn cho ta thấy 1 chân lí mới đã ra đời : “chống lại 1 cái sai, là sai
Đây chính là nguyên nhân cho sự vô cảm của đa số người đi đường khi thấy trấn lột ức hiếp cướp giựt..V…V đều phải làm ngơ…gọi chung là bịnh… vô cảm
Vì họ đã ngộ ra được 1 điều : “chống lại 1 cái đang sai trước mắt…. là sai

.. Nhờ cải-tạo, đã tạo cho tui một sức mạnh, đủ để làm một chuyền vượt biển hãi-hùng..

Và 1 chân lí nữa đã được chứng minh. có Câu rằng : cái gì làm bạn không chết đi được…thì chính cái đó sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn
 


Back
Top