Đất chua, hậu quả và hướng cải tạo

  • Thread starter Cây Lúa
  • Ngày gửi
Khi nhiều ứng dụng mới ra đời, con người có thể trồng cây trên nhiều giá thể khác nhau. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận rằng đất vẫn là giá thể được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất với nông nghiệp Việt Nam.

Cùng với cuộc chạy đua cho năng suất cây trồng, đất bị biến đổi cả về trạng thái lẫn kết cấu. Với thói quen sử dụng phân bón hóa học không kiểm soát (năm 2014 Việt Nam tiếp tục nhập khẩu trên 80 triệu tấn phân N-P-K), mang tính lạm dụng của người nông dân đã làm cho đất trở nên chua, chai cứng, thoái hóa, … Kéo theo đó là những hậu quả xấu trên cây trồng như nấm bệnh phát sinh trên diện rộng, khó kiểm soát, giảm năng suất, chất lượng nông sản, …và tất yếu giảm thu nhập cho chính người nông dân.
Thực tế không phải người nông dân nào cũng nhận ra sự diễn tiến này, song cũng không ít nông dân muốn hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, trả lại sự cân bằng, ổn định cho đất, mang lại giá trị thương phẩm cho nông sản. Có thể nói đất trồng thanh long là một trong số những môi trường đất cần thay đổi sớm và nhanh bởi giá trị thực của nó. Xin chia sẻ cho bà con một số bước cơ bản trong gói giải pháp mang tên hữu cơ cải tạo đất cho cây thanh long.

Bước 1: Nhận diện chỉ số độ chua đất (pH), đánh giá hiện trạng sinh trưởng, phát triển cây thanh long
Sử dụng máy đo pH hiệu Takemura DM15 đo trên 100 vườn thanh long tại Bình Thuận, có đến 80% số vườn cho chỉ số độ chua (pH) đất ở mức thấp báo động (<4, pH tốt nhất cho thanh long nằm trong giới hạn 6 – 6.5), rễ thanh long cháy đen, không phát triển, 40% số vườn nhiễm bệnh nấm trắng không kiểm soát, giảm năng suất, chất lượng trái rõ rệt.

B%E1%BB%87nh-%E1%BB%9F-c%C3%A2y-thanh-long.jpg

Bước 2: Bón vôi cải thiện độ chua, khử độc cho đất
Xác định loại đất, pH đất để định lượng vôi bón gốc. Thông thường với đất thịt trung bình, pH<4 nên bón khoảng 1 tấn/ha, đất sét tăng lượng, đất cát giảm lượng dao động 300-500kg/ha. Nên chia nhỏ thành nhiều lần bón để có hiệu quả cao, tưới ẩm đất trước và sau bón để nâng cao hiệu quả của vôi.

Bước 3: Sử dụng chế phẩm sinh học hoạt chất Chitosan tưới gốc kết hợp bón phân hữu cơ vi sinh kích ra rễ, bảo vệ rễ khỏi nấm gây bệnh và tuyến trùng (sau bón vôi 10 ngày để bảo vệ hệ vi sinh)
Lưu ý: Sau bón phân HCVS tủ gốc, giữ ẩm thường xuyên để tốc độ ra rễ đạt tối đa


Bước 4: Chủ động giảm lượng phân bón hóa học so với hiện tại 10-15% (không bón phân hóa học ngay sau khi ra rễ tơ, tránh hiện tượng shock phân gây cháy rễ)
Thanh long được tập trung khai thác trái mùa (mùa nghịch, mùa điện) nên gói giải pháp trên nên áp dụng thường xuyên cho mỗi lứa trái để nâng cao hiệu quả cải tạo đất, duy trì sức bền cho cây.

Theo kỹ sư Lan Anh,
Bình Thuận, Tháng 9/ 2014
Nguồn: http://tincay.com/
 


Last edited by a moderator:


Back
Top