Đất rừng có trồng ngô được không?

  • Thread starter hoangdung09x2
  • Ngày gửi
chả là em có 16 ha rừng, các bác cho em hỏi là có phá đi trồng ngô được không ạ? cảm ơn các bác nhiều!
 


Theo mình thấy trước đến giờ, người ta hay trồng xen dưới tán để lấy ngắn nuôi dài, thật phí phạm khi phá rừng để trồng ngô, giải pháp không lâu dài. Nếu bạn tìm thấy cây trồng nào hiệu quả hơn Ngô thì mới nên phá rừng.
 
Theo mình thấy trước đến giờ, người ta hay trồng xen dưới tán để lấy ngắn nuôi dài, thật phí phạm khi phá rừng để trồng ngô, giải pháp không lâu dài. Nếu bạn tìm thấy cây trồng nào hiệu quả hơn Ngô thì mới nên phá rừng.
Nhưng mình thấy rừng để đấy bao nhiêu năm cũng không đẻ ra tiền. chi bằng ta phá đi làm thứ khác còn hơn. Mà em chưa rõ liệu chính quyền có cho mình phá rừng không nhỉ?
 
pha ra ban go xem duoc bao nhjeu, trong lai rung tiep roi xen ngo vao vay moi goi la lay ngan nuoi dai.
 
Ấy là năm 1974, lần đầu tiên tôi ở miền xuôi lên Ngân Sơn
xẻ gỗ. Trong lúc nghỉ ngơi sau bữa ăn tối, chúng tôi nói
chuyện với chủ nhà. Có chuyện bà con phá rừng làm rẫy bị
phạt. Trước kia thì không. Tôi mới hỏi, sao bà con không
làm rẫy những nơi cây nhỏ mọc, mà cứ nhè rừng cây gỗ cao
to tươi tốt mà làm rẫy. Bà con mới nói, nơi nào rừng càng
tốt thì làm rẫy mới tốt. Nơi nào chỉ loe hoe vài cây nhỏ mọc
thì không làm rẫy được. Ngoài ra, trên một trái núi, đỉnh là
đá sạch bóng, không hề có một hạt bụi, thì dưới đó là những
nương ngô, là đất tốt nhất, bán đắt nhất. Dưới nữa là nương
sắn hay những nương bỏ không cho cỏ hoang mọc, để đất tốt màu
trở lại. Dưới nữa, là ruộng nước. Ruộng nước thì đắt nhất.
*
Đó là kinh nghiệm tôi truyền lại cho bạn về các nương rẫy trên
núi. Còn về chuyện trồng cấy, thì trồng Lúa, trồng Ngô là kinh
tế nhất, so với trồng rừng thì lợi gấp nhiều lần, và ít rủi ro
hơn trồng rừng.
*
Ngoài ra, là vấn để trồng xen. Bà con nên hiểu trồng xen gối vụ
là tận dụng khi tán lá cây còn nhỏ, chưa kín đất. Nếu trồng xen
mà bóng rợp cây này đổ lên tán lá cây khác, thì trồng xen thất bại.
Nuơng rẫy đất rừng ngoài bắc thường độ dốc cao. Nơi độ dốc cao quá
45 độ thì không trồng cấy gì được, ngoài việc để kệ cỏ mọc cho trâu
bò thả hoang tự kiếm ăn. Nói tóm lại, ở miền núi, không nên trồng
xen, vì sẽ tốn giống, tốn công, và thất bại.
*
 
16 héc mà trồng ngô thì tốn tiền thuê nhân công lắm á ^_^
chính quyền cũng ko cho phá rừng canh tác đâu (ko người ta phá hết rồi)
nếu bạn chặt hết trồng ngô thì đc 1 mùa đất cũng bạc phơ. sau này trồng trọ kém năng suất. nên trồng xen để giữ độ màu của đất
 

Bạn nên làm theo phương pháp ở dưới:

- Trồng trọt theo luồng Inga (
Inga alley cropping) ám chỉ việc trồng hoa màu giữa những hàng cây Inga. Nó được khởi xướng bởi Mike Hands.- Sử dụng cây Inga để trồng trọt theo luồng được đề xuất như một phương pháp thay thế việc di canh di cư, phá hủy sinh thái. Phương pháp này làm tăng sản lượng thu hoạch. Nó là một hình thức nông nghiệp bền vững vì cho phép một vị trí có thể canh tác mãi mãi, vì thế loại trừ sự cần thiết của việc đốt rừng để có được những vị trí màu mỡ.


Cây Inga
- Cây Inga là một giống bản địa tại nhiều nơi ở Trung và Nam Mỹ. Cây Inga sinh trưởng tốt trên đất có tính axit của rừng mưa nhiệt đới và rừng nguyên sinh. Nó là một loài cây thuộc họ đậu, có khả năng cố định nitơ thành dạng có thể sử dụng được bởi cây cối. Nấm Mycorrhiza cộng sinh trong rễ cây, được phát hiện có khả năng hấp thụ lân dư thừa trong đất, cho phép việc tái sử dụng lại.
- Một lợi ích khác của cây Inga, bao gồm việc sinh trưởng nhanh, và lá dày, khi bỏ lại trên mặt đất sau khi cắt tỉa, tạo thành lớp phủ, bảo vệ đất đai và rễ cây khỏi ánh nắng và mưa to. Nó phân nhánh và tạo thành tán dày, che hết ánh nắng khỏi cỏ dại bên dưới. Có thể chịu cắt tỉa nhiều năm liền.


Phương pháp
- Cây Inga được trồng theo hàng, sát nhau. Với khoảng cách giữa hàng với hàng khoảng 4m. Một lượng phân lân ban đầu, có thể làm hệ thống hoạt động trong nhiều năm.
- Khi cây Inga sinh trưởng, thường trong khoảng 2 năm. Tán cây sẽ khép lại, che hết ánh sáng khỏi cỏ dại bên dưới luồng, làm chúng chết dần
- Cắt tỉa cẩn thận cây Inga, nhánh to dùng làm củi. Nhánh nhỏ cùng với lá được để trên mặt đất giữa luồng. Chúng sẽ bị phân hủy thành lớp mùn màu mỡ. Nếu cỏ dại nào chưa bị chết bởi thiếu sáng, thì lớp mùn này sẽ làm chúng chết dần.
- Sau đó nông dân sẽ đào lỗ trên lớp mùn này, và trồng hoa màu vào các lỗ
- Hoa màu sinh trưởng, được nuôi dưỡng bởi lớp mùn. Hoa màu được cung cấp dinh dưỡng bởi lớp mùn bên dưới, trong khi đó, việc cắt tỉa gần nhất, tạo thành lớp bảo vệ bên trên, che đất và rễ cây khỏi nắng nóng và mưa to. Việc này có thể làm cho rễ của hoa màu và cây Inga chỉ phát triển ở lớp đất trên cùng và lớp mùn. Vì thế tránh khỏi dịch hại và hóa chất độc hại ở lớp đất bên dưới. Việc cắt tỉa cây Inga, làm cho rễ cây của chúng thu gọn lại, vì thế làm giảm sự cạnh tranh của chúng đối với hoa màu.
- Trong quá trình trồng trọt, nếu cây Inga phát triển quá mức, cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng với cây trồng, thì chỉ việc cắt tỉa tiếp.
- Sau khi thu hoạch hoa màu xong, cứ để cây Inga tự do phát triển và tạo tán


Nhận xét (của em)
- Không phải làm cỏ, khi cây Inga khép tán, sẽ làm cỏ dại chết dần
- Không phải làm đất
- Giảm lượng nước tưới, vì có lớp phủ giữ ẩm từ lá cây và mùn
- Không cần (hoặc ít) phải bón phân vì cây Inga có khả năng cố định nitơ trong không khí, ngoài ra một loài nấm cộng sinh trong rễ cây có khả năng lưu giữ lân (P). Nếu cần thì chỉ bón ít phân K và vi lượng
- Giảm dịch hại
- Nhược điểm: Phải cắt tỉa cây


Một vài hình ảnh

Hoa của cây Inga
800px-Inga_Flowers.JPG




Cắt tỉa cây Inga
1-pruning.jpg




Trồng hoa màu
2-first-shoots.jpg




Hoa màu sinh trưởng
alley-cropping.jpg




... và trưởng thành
4-maize-growing1.jpg




Chuẩn bị thu hoạch
5-maize-grown.jpg




Thu hoạch xong
farmer-with-maize1.jpg




 
chả là em có 16 ha rừng, các bác cho em hỏi là có phá đi trồng ngô được không ạ? cảm ơn các bác nhiều!

Bạn không nói đất rừng của bạn thuộc loại rừng nào,nguyên sinh hay đã và đang trồng cây lấy gỗ rồi?
Nếu rừng nguyên sinh mà phá được thì chắc bạn đã cho mấy tên có liên quan ăn no bụng rồi.
Nếu đất hiện đang canh tác cây Bạch đàn thì phá nó đi rồi trồng các loại cây lương thực ngắn ngày là không hiệu quả.
Đất đồi núi mà trồng được 16 ha ngô thì tốn nhiều công sức lắm,đồng bằng thì thu hoạch máy móc được,chứ đồi núi thì tốn nhiều sức người.
Nên suy nghĩ lại,thiếu gì cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao mà phải trồng ngô?
Cái hại nữa là 16 ha đó nếu bạn phá đi rồi sẽ chỉ canh tác tốt được năm đầu.
Vì các năm tiếp theo đất bị nước mưa bào mòn hết chất dinh dưỡng trên bề mặt,lúc đó trồng gì cũng khó lên.
Và hơn hết bạn hãy nên vì cộng đồng,cố giữ lại màu xanh cho con cháu đời sau.
 
trồng ngô được chứ sao ko. Đồng bào dân tộc vùng cao họ vẫn trồng suốt đấy thôi. Mà đất nhà bạn ở đâu vậy?
đất của em ở Bắc Kạn bác ợ, có điều là phải phá rừng
 
Bạn không nói đất rừng của bạn thuộc loại rừng nào,nguyên sinh hay đã và đang trồng cây lấy gỗ rồi?
Nếu rừng nguyên sinh mà phá được thì chắc bạn đã cho mấy tên có liên quan ăn no bụng rồi.
Nếu đất hiện đang canh tác cây Bạch đàn thì phá nó đi rồi trồng các loại cây lương thực ngắn ngày là không hiệu quả.
Đất đồi núi mà trồng được 16 ha ngô thì tốn nhiều công sức lắm,đồng bằng thì thu hoạch máy móc được,chứ đồi núi thì tốn nhiều sức người.
Nên suy nghĩ lại,thiếu gì cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao mà phải trồng ngô?
Cái hại nữa là 16 ha đó nếu bạn phá đi rồi sẽ chỉ canh tác tốt được năm đầu.
Vì các năm tiếp theo đất bị nước mưa bào mòn hết chất dinh dưỡng trên bề mặt,lúc đó trồng gì cũng khó lên.
Và hơn hết bạn hãy nên vì cộng đồng,cố giữ lại màu xanh cho con cháu đời sau.
trồng cây gì cũng phải phá đi mới trồng được bác ạ. Rừng nhà em là rừng nguyên sinh chưa trồng cây gì cả, mà để thế cũng chả thấy mọc ra tiền
 
Last edited by a moderator:
Ấy là năm 1974, lần đầu tiên tôi ở miền xuôi lên Ngân Sơn
xẻ gỗ. Trong lúc nghỉ ngơi sau bữa ăn tối, chúng tôi nói
chuyện với chủ nhà. Có chuyện bà con phá rừng làm rẫy bị
phạt. Trước kia thì không. Tôi mới hỏi, sao bà con không
làm rẫy những nơi cây nhỏ mọc, mà cứ nhè rừng cây gỗ cao
to tươi tốt mà làm rẫy. Bà con mới nói, nơi nào rừng càng
tốt thì làm rẫy mới tốt. Nơi nào chỉ loe hoe vài cây nhỏ mọc
thì không làm rẫy được. Ngoài ra, trên một trái núi, đỉnh là
đá sạch bóng, không hề có một hạt bụi, thì dưới đó là những
nương ngô, là đất tốt nhất, bán đắt nhất. Dưới nữa là nương
sắn hay những nương bỏ không cho cỏ hoang mọc, để đất tốt màu
trở lại. Dưới nữa, là ruộng nước. Ruộng nước thì đắt nhất.
*
Đó là kinh nghiệm tôi truyền lại cho bạn về các nương rẫy trên
núi. Còn về chuyện trồng cấy, thì trồng Lúa, trồng Ngô là kinh
tế nhất, so với trồng rừng thì lợi gấp nhiều lần, và ít rủi ro
hơn trồng rừng.
*
Ngoài ra, là vấn để trồng xen. Bà con nên hiểu trồng xen gối vụ
là tận dụng khi tán lá cây còn nhỏ, chưa kín đất. Nếu trồng xen
mà bóng rợp cây này đổ lên tán lá cây khác, thì trồng xen thất bại.
Nuơng rẫy đất rừng ngoài bắc thường độ dốc cao. Nơi độ dốc cao quá
45 độ thì không trồng cấy gì được, ngoài việc để kệ cỏ mọc cho trâu
bò thả hoang tự kiếm ăn. Nói tóm lại, ở miền núi, không nên trồng
xen, vì sẽ tốn giống, tốn công, và thất bại.
*
Chỉ có điều không biết chính quyền có cho phá rừng để trồng ngô hay không
 
trồng cây gì cũng phải phá đi mới trồng được bác ạ. Rừng nhà em là rừng nguyên sinh chưa trồng cây gì cả, mà để thế cũng chả thấy mọc ra tiền

sao lại ko mọc ra tiền nhỉ. nuôi ít dê, ít bò thả rông trong đó cũng ra tiền.
Tỉa bớt cây bán cho vựa than cũng ra tiền
làm vài ao cá nhỏ nhỏ vài ba sào gần suối, nguồn nước cũng ra tiền :blink:
 
bắc kan tỉa cây làm gỗ chứ làm than bán cho ai ...

bạn thử trồng thảo quả dưới tán rừng tự nhiên xem thế nào

trong 16ha đó . lựa chọn cây nào thuộc nhóm có giá trị đến tuổi khai thác thì chặt. ví dụ như lim . sau chặt vài năm nó mọc lên đầy nấm . lúc đó lại có nấm thu hoạch để bán ... các cây gỗ có giá trị nhưng chưa đủ tuổi khai thác thì dưỡng cho nó đến tuổi

ko nên đốt toàn bộ 16ha để làm ngô ... tôi đi nhiều nơi ... hầu như rừng nguyên sinh chưa bị phá,hoặc khai thác . bên trong cánh rừng đó chứa rất nhiều loại thảo dược quý chỉ cần biết khai thác là ra tiền ngay tức khắc

miền bắc mình tự nhiên nhiều cây thuốc rất phổ biến như SÂM CAU - mỗi cây to cho khối lượng cả trăm kg thuốc . tính ra tiền triệu/cây . có người chả biết chặt phéng làm củi :lol:

hay như các loại thuốc dây leo,nó đang mọc mà chặt đi thì cực phí .... chỉ cần đánh tỉa hàng năm theo định kỳ cũng cho rất nhiều tiền - vd như cây máu chó . rừng nguyên sinh có cây to là chắc chắn có cây này

đấy là chưa kể nguồn lợi lớn từ đánh bắt chim cảnh ... các loại rừng trồng như keo ko có chim cảnh về sống,vì ko có hang,hốc,cành ... 16ha là diện tích quá lớn để đó bẫy chim cảnh bán cũng có tiền nữa ....

tôi rất thích đi rừng ... nhưng cứ thấy rừng keo,gỗ trồng là chán rồi . bởi vì bên trong cánh rừng đó chả có gì thú vị . ko có sự đa dạng,ko có các loại thảo dược,chim muông . thay vì đốt phá bỏ,nên nghiên cứu phát triển các loại cây trồng vật nuôi phù hợp vừa giữ được sự đa dạng,vừa phát triển được kinh tế

như ý kiến của bác nào đó ,nuôi trâu,bò,những loại đại gia súc cũng tốt ... chả phải quan tâm gì nhiều . cứ vứt nó vào khoảng rừng đó cho nó phát triển rồi thu lợi dần ... nuôi một con trâu đẻ 1 năm đẻ một lần nếu đẻ trâu cái thu nhập cũng vài chục triệu ... trồng ngô cho 16 ha đó tiền công,giống,chăm sóc cũng lớn ... nhưng có lẽ ko bền bằng nuôi vài con trâu đẻ . vì 1 ha trồng ở đồng bằng có thể lãi mười mấy triệu ... thì ở vùng núi con số đó ko thể có được ...nhân công,chăm sóc,phân bón,rửa trôi,
 
Rừng của bạn là rừng đã bị chặt gỗ nguyên sinh đi rồi.
Sau đó là gỗ tạp mọc lại, lẫn với dây leo, bụi rậm, vân vân.
*
Rừng nguyên sinh là cây gỗ lớn, bên dưới chỉ lơ thơ dây
leo và bụi rậm thôi. Mạn Bắc Kạn, Ngân Sơn, thì rừng nguyên
sinh là Lát và Nghiến. Cũng có Dổi và Sến nữa. Nói chung gỗ
loại 1-2. Không nuôi thả được, vì rất xa dân cư.
*
Rừng mọc lại thường có Trám, Dẻ, nói chung gỗ loại 5-6,
và gỗ tạp loại 7-8. Cỏ cây các loại mọc um tùm, nuôi thả
trâu bò dê rất tốt. Cũng vì thế, thịt trâu miền núi rẻ bèo.
*
 
chả là em có 16 ha rừng, các bác cho em hỏi là có phá đi trồng ngô được không ạ? cảm ơn các bác nhiều!

Bạn hoangdung09x2 thân, với 16ha rừng (rất rộng lớn) mà bạn muốn phá hết đi để trồng ngô thì mình nghĩ bạn nên trồng cây ăn quả (dài ngày một chút) thì tốt hơn.
Chứ bạn phá ngần ấy đất đi để trồng những cây ngắn ngày là không khả thi đâu.
Đất người ta ít, người ta mới phải chọn những cây ngắn ngày để nhanh thu hoạch chứ đất mình rộng, tội gì...
Còn nếu bạn thích trồng ngô thì hãy phá bỏ rồi thử nghiệm ở 1ha xem thế nào đã. Rồi tính tiếp, mình đi chậm nhưng mà chắc bạn ạ.
Mình chỉ lo bạn phá hết đi nếu không thuận lợi lại hối hận thôi.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top