DDT, thuốc chống kiến của nông dân Việt nam

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
DDT được chế ra lần đầu tiên vào năm 1874. Mãi vào năm 1939 Müller (Ciba Geigy) mới tìm ra khả năng giết côn trùng. DDT tạo ra trong thời gian đó niềm hy vọng lớn lao trong nông nghiệp, dùng chống côn trùng bảo vệ các kho chứa lương thực, chống bịnh dịch. Khắp nơi trên thế giới, DDT được xử dụng để chống sốt rét ( giải Nobel cho y khoa) DDT là một chất độc nhiễm qua ăn uống hoặc xúc tiếp. Chất độc đi thẳng vào trung tâm thần kinh qua những xúc giác nhạy cảm của côn trùng. Cấu trúc của DDT rất bền nên khả năng bị phân hủy trong thiên nhiên rất chậm. Ngày nay người ta tìm thấy DDT khắp nơi trong mọi môi trường . 95% các thử nghiệm của sữa mẹ, chiếu theo tiêu chuẩn thực phẩm thì không được uống nữa !
>
Tác dụng của DDT trên các động vật máu nóng ( như con người) :
DDT theo vào cơ thể con người qua những lương thực như thịt, cá, sữa, gạo bắp.
Sau khi ăn vào, chất độc sẽ theo vào hệ thống tuần hoàn máu. Sau đó sẽ được tồn lại vào trong các tế bào mỡ, óc, gan và các bộ phận khác. Các bộ phận này có thể tàng chứa số lương DDT nhiều hơn số lượng làm chết người đến mấy lần.
Lethal Dose (LD50 300 - 500 mg/kg)

Sự lưu trữ lại trong mỡ là phương pháp giải độc của cơ thể. Quá trình đào thải ra khỏi cơ thể diễn tiến trong nhiều tháng . Nếu lượng mỡ của bị giảm đi quá lẹ (trong trường hợp binh, stress hoặc thai nghén) có thể xảy ra tình trạng trúng độc
DDT làm biến dạng gene và bị nghi ngờ gây ung thư. Cộng chung với một số chất khác DDT có hậu quả đáng ngại hơn.
Mặc dù DDT đã bị cấm ở nhiều nước trên thế giới, số lượng sản xuẩt và thải vào trong môi trường khoảng 60.000 tấn hàng năm. Ðặc biệt số lượng này được xử dụng ở những nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới. Cho dù độc hại, nhưng DDT có khả năng chống muỗi sốt rét rất hiệu quả và sự tốn kém tương đối thấp.
Tổ chức FAO ( Food and Agriculture Organization ) khuyên không nên cấm tuyệt đối sự xử dụng DDT. Người ta phỏng đoán, cho đến ngày nay số lượng DDT trong lòng đất lên đến khoảng 300.000 tấn. Tuy nhiên một khó khăn khác diễn ra là khả năng đề kháng của côn trùng ngày càng tăng.
Trong các loại muỗi anopheles truyền bệnh sốt rét đã có 24 loại có sức đề kháng lại DDT, điều bắt buộc người ta phải xử dụng những thuốc mới.

DDT là một thí dụ điển hình cho sự xử dụng khoa học kỹ thuật mới một cách thiếu suy nghĩ.

 




Back
Top